Welcome Home

Thiền Việt Nam là một dòng thiền phi tôn giáo, phát xuất ở Việt Nam.


“Thiền không phải là tĩnh lặng, mà thiền chính là dòng chảy.”

Thiền đọc đầy đủ là “thiền na”, là phiên âm của chữ tiếng Phạn: Dhyāna. Dhyāna có nghĩa là dòng chảy của tâm trí, tương tự như chữ Flow (psychology). Tuy vậy, Dhyāna và Flow có một điểm khác nhau là điều kiện xuất hiện. (1) Flow là trạng thái tự động xuất hiện khi ta rơi vào một hoàn cảnh, môi trường phù hợp (2) Dhyāna là trạng thái có thể xuất hiện trong bất cứ hoàn cảnh, môi trường nào.



“Cái gì gò ép, nỗ lực, cố gắng thì cái đó không phải là thiền!”

Người ta thường nghĩ rằng thiền là việc sử dụng ý chí để ép buộc bản thân. Trên thực tế, điều đó hoàn toàn không đúng. Thiền là trạng thái dòng chảy tự nhiên, nơi trí tuệ được đánh thức và tình yêu thuần khiết trào dâng.



“Thực hành Thiền không khó, khó ở chỗ chưa biết cách thực hành”

Vọng tưởng là một vấn đề lớn đối với một số người hành thiền. Mọi người sẽ cảm thấy thật khó mà thiền được, hay khó tập trung, khó ngồi một chỗ vì còn nhiều công việc khác. Những suy nghĩ này là ở chỗ hiểu sai về thiền. Thiền là không giới hạn, cái gì có giới hạn thì không phải là Thiền. Nếu không thực hành được hoặc thấy khó thực hành thì vấn đề nằm ở chỗ người thực hành chưa biết cách. Vấn đề không ở chỗ Thiền có giới hạn như vậy.


03 đặc tính của Thiền đích thực

TẬN HƯỞNG

Tự do, không giới hạn giữa làm và chơi, giữa Thiền và giải trí. Luôn cảm thấy enjoy hay tận hưởng đối với việc đang làm.

CHỨNG KIẾN

Sống với sự chứng kiến mà không bị những ảo tưởng chi phối quá trình nhận thức.

HIỆU QUẢ

Có sự toàn tâm toàn ý mang lại hiệu quả đối với việc đang làm (chứ không phải là sự tập trung tinh thần mang tính ức chế thường thấy).

04 sự khác biệt của Thiền Việt Nam

Dòng chảy luôn xuất hiện

Trong khi các loại Thiền khác, trạng thái dòng chảy chỉ xuất hiện ở giai đoạn sau thì với Thiền Việt nam trạng thái dòng chảy luôn xuất hiện trong quá trình thực hành đúng kĩ thuật.

Thực hành dễ dàng và khoa học

Người tập các loại Thiền khác rất khó khăn trong việc khống chế, loại bỏ các vọng niệm tự động nổi lên. Với thiền Việt nam, việc thực hành lại rất dễ dàng, khoa học: có hệ mục tiêu và phương pháp trên từng chặng.

Thiền khi giao tiếp, suy nghĩ

Các loại Thiền khác luôn bị giới hạn. Còn Thiền Việt nam có thể thực hành trong mọi mặt của cuộc sống, bao gồm cả khi đang suy nghĩ, tư duy, giải quyết vấn đề, vẫn thực hành được.

Đạo và Đời hợp nhất

Các loại Thiền khác chỉ phù hợp với người xuất gia, tập trung cả đời cho việc thực hành Thiền. Còn Thiền Việt nam vừa phù hợp với người xuất gia, vừa phù hợp với người tại gia.

Sách dịch Tín Tâm Minh
Sách dịch Tín Tâm Minh

SÁCH SẮP XUẤT BẢN | TÍN TÂM MINH

Tín Tâm Minh

Con đường tu tập dành cho người khát khao thay đổi

Tổ Tăng Xán (zh. sēngcàn 僧璨, ja. sōsan),(529-613), là Thiền sư Trung Quốc, Tổ thứ ba của Thiền tông Trung Hoa và là tổ thứ ba mươi của Thiền tông Ấn Độ, nối pháp Nhị tổ Huệ Khả và là thầy của Tứ tổ Đạo Tín. Sau khi được ấn khả, Sư lang thang đây đó, sống ẩn dật không ai biết. Ngoài Thiền sư Đạo Tín, Sư có truyền pháp cho một vị tăng người Ấn Độ là Tì-ni-đa-lưu-chi, người sau này đem Thiền tông sang Việt Nam. Trong cuộc đời của Tổ, có duy nhất cuốn Tín tâm minh, một tác phẩm trứ danh, phổ biến trong giới thiền. Bài kệ Tín Tâm Minh này gồm 584 chữ.

Tác giả: Nguyễn Đức Quý & Nguyễn Thị Minh Đăng

HỖ TRỢ VIỆC BIÊN SOẠN SÁCH NHANH HƠN

Ủng hộ tác giả

  • Câu chuyện hỏi đường và “cái ngu lừa thầy”

    Câu chuyện hỏi đường và “cái ngu lừa thầy”

    Như câu chuyện trên cho thấy, việc không lắng nghe chỉ dẫn và đánh bại người chỉ dẫn sẽ không giúp chúng ta tiến bộ trong hành trình tu thiền. Để đạt được tiến triển và khắc phục chướng ngại, chúng ta tập trung vào mục tiêu, chứ không bị lạc qua một hướng khác…

    Xem thêm

Đăng kí nhận thông tin

Cảm ơn bạn đã ghé thăm trang web của chúng tôi.

Nếu bạn muốn nhận thông tin về các bài viết hay khoá thiền sắp tới của chúng tôi, hãy đăng kí email tại đây. Chúng tôi sẽ đảm bảo rằng bạn sẽ luôn được cập nhật với những thông tin mới nhất và hữu ích nhất.

Chúng tôi rất mong muốn được chào đón bạn đến Website hoặc tham gia các khoá thiền sắp tới.

Xin cảm ơn và chúc bạn một ngày tốt lành!

THIỀN VIỆT NAM

THIỀN TRUYỀN THỐNG

  • Ngũ uẩn là gì?

    Ngũ uẩn gồm sắc, thọ, tưởng, hành, thức.  1. Sắc là gì? Trả lời: Sắc là tất cả những đối tượng bị nhận biết trực tiếp của ta. Nó bao gồm tất cả các hình ảnh, màu sắc, âm thanh, mùi, vị, cảm giác, cảm xúc,… 

    Xem thêm

  • Trình kiến giải – Pháp môn thất truyền

    Trong Thiền Đốn Ngộ, pháp môn Trình kiến giải gần như bị thất truyền và bị hiểu nhầm về vai trò của pháp môn này. Nếu ví như kiến tánh là con dao giúp cắt đứt những vấn đề thì trình kiến giải lại là phần bảo vệ để con dao không cắt vào tay…

    Xem thêm

ỨNG DỤNG THIỀN

Thiền là dòng chảy

Thiền Việt nam là dòng thiền phát xuất ở Việt Nam đầu thế kỷ 21 do thầy Nguyễn Đức Quý và cô Nguyễn Thị Minh Đăng khám phá ra trong quá trình dạy thiền của mình. Cả thầy Nguyễn Đức Quý và cô Nguyễn Thị Minh Đăng đều là những người tu từng theo thiền Đốn Ngộ và Vipassana.

CẬP NHẬT THÔNG TIN VÀ CÁC KHOÁ HỌC

Đăng kí nhận thông tin mới

DMCA.com Protection Status