Bị bạo hành thì nên làm gì?

Vấn nạn bạo hành và bạo lực học đường đang là một trong những vấn đề nghiêm trọng đối với hệ thống giáo dục hiện nay. Bạo hành và bạo lực học đường có thể gây ra những hậu quả nặng nề cho tâm lý và sức khỏe của học sinh, ảnh hưởng đến khả năng học tập và phát triển.

Bạo hành và bạo lực học đường có thể bao gồm nhiều hành vi khác nhau, từ việc đánh đập, chửi bới, đe dọa, bắt nạt đến sỉ nhục, phân biệt chủng tộc và giới tính. Những hành vi này có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi và cấp bậc học tập nào, nhưng thường xuyên xảy ra ở các trường học cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông.

Vấn nạn bạo hành và bạo lực học đường phát sinh rất đa dạng, từ nhu cầu cạnh tranh, tình trạng bất an trong gia đình, áp lực đối với học sinh để đạt được thành tích cao, cho đến những rào cản về địa vị xã hội và giới tính. Các học sinh có thể trở nên bạo lực và cực đoan khi họ không thể giải quyết các vấn đề cá nhân của mình, cảm thấy bị bỏ rơi và không được quan tâm đến.

Nhiều người lại khuyên bảo con cái hoặc có cho mình giải pháp của bạo lực là nếu ai đó bạo lực với mình thì mình sẽ phản kháng, hay đánh lại họ, chiến đấu với họ đến cùng. Đây thực sự chưa phải là một giải pháp phù hợp và đầy đủ. Dưới đây, Thiền Việt Nam chia sẻ 02 lời khuyên của mình cho vấn đề này:

01. Đừng đưa mặt cho người khác tát

Đầu tiên, ta cần tránh bạo lực và tránh đưa mình vào những tình huống nguy hiểm. Trong việc tránh này có 2 phần:

(1) là không đến hoặc tham gia những nơi có thể gây nguy hiểm cho bản thân. Ví dụ như có người, nếu biết đến chỗ đó mình sẽ bị đánh, nhưng người đó vẫn đến chính là “đưa mặt cho người khác tát”. Nếu đúng thì người này nên tránh những nơi này, hoặc nếu cần đến thì cần chuẩn bị “sự bảo vệ” ví dụ đi cùng công an, bảo vệ, vệ sĩ khi thực sự cần thiết đến đó. Một ví dụ khác như ta biết vùng đó có chiến tranh, nhưng ta vẫn đâm đầu vào, sau khi vào thì ta bị thương, ta thắc mắc là vì sao mình bị như vậy. Việc đưa mình vào những cuộc chiến, những vùng chiến hoặc những nơi có nguy hiểm (mà không có sự chuẩn bị) chính là đưa mặt cho người khác tát.

(2) là tôn trọng thay vì chiến đấu. Hiện giờ, đa phần mọi người sống trong sự chiến đấu thắng thua, chứ không sống trong việc làm thế nào để có lợi cho mình.

Sự tôn trọng người khác là một trong những giá trị cốt lõi của các mối quan hệ xã hội. Khi ta tôn trọng người khác, ta sẽ đối xử với họ với tình cảm, lịch sự và cẩn thận để tránh gây ra những hậu quả không mong muốn cho họ. Điều này bao gồm việc tránh làm tổn thương tâm lý, cảm xúc hoặc thể chất của người khác.

Việc nói những lời nói ác ý, xúc phạm hoặc cố tình gây tổn thương cho người khác không chỉ làm cho họ bị đau đớn mà còn có thể dẫn đến việc mất đi sự tôn trọng, tình bạn hay tình cảm của người đó đối với chúng ta. Thậm chí, khi họ đau đớn, cảm thấy tổn thương có thể dẫn tới họ mất kiểm soát về hành động và trở nên bạo lực.

Ngoài ra, một suy nghĩ sai lầm phổ biến mà nhiều người mắc phải đó là “Bạn không tôn trọng tôi thì tôi đâu cần tôn trọng bạn”. Nếu chúng ta không cần tiếp xúc với người bạn đó thì không sao, nhưng nếu chúng ta cần tiếp xúc, nói chuyện hoặc cần người bạn đó làm điều gì cho ta, thì chính suy nghĩ này sẽ khiến ta ở thế chiến đấu với bạn. Việc chiến đấu này, không hề giúp ta đạt được mục tiêu là khiến cho người bạn đó làm giúp mình một số việc, mà còn khiến mối quan hệ căng thẳng, thậm chí dẫn đến bạo lực. Nôm na trong trường hợp này là bạo lực diễn ra do hai bên đòi hỏi người khác theo ý mình mà không được, dẫn đến cảm xúc leo thang và không còn kiểm soát đến hành vi của mình nữa.

02. Đừng tự tát mình khi bị người khác tát

Ở vấn đề trên đã bàn đến việc hạn chế tối đa việc “bị tát” hay trường hợp gặp những hành vi bạo lực hoặc việc gặp những hoàn cảnh bất như ý. Tuy nhiên, nếu trường hợp xấu hơn xảy ra và bạn thực sự bị bạo lực hay bị đối xử không công bằng, thì điều quan trọng là phải biết ứng xử thế nào để giải quyết vấn đề một cách hợp lý và hiệu quả.

Việc tìm cách để giải quyết vấn đề khác với việc chiến đấu. Tham gia vào một cuộc chiến, dù cho bạn thắng, thì chắc chắn bạn vẫn là người bị thiệt hại.

Thường thì sau khi “bị tát” hoặc bị bạo lực, đối xử không công bằng, chúng ta sẽ bị tổn thương cái tôi, và không còn bị sáng suốt. Chúng ta sẽ tham gia vào một cuộc chiến với đối thủ là người đã làm tổn thương mình. Nếu đi theo hướng này thì vấn đề thậm chí không được giải quyết mà chúng ta còn rước thêm những tổn thương vào mình.

Ở đây, Thiền Việt Nam sẽ không bàn sâu vào việc giải quyết trên hành vi, ví dụ như trao đổi với thầy cô hay gia đình, hoặc kiện ra toà,… hoặc các hành vi bên ngoài khác. Tuỳ theo tình huống và mức độ nghiêm trọng và mong muốn của mỗi người, ta sẽ có những hành vi khác nhau.

Thiền Việt Nam muốn bàn một vấn đề khác, liên quan đến tâm lý, cách mà chúng ta ứng xử với bản thân sau khi gặp những chuyện bất như ý.

“Đừng tự tát mình khi bị người khác tát” là nói đến việc đừng tự hành hạ bản thân khi lỡ may mình bị người khác làm tổn thương. Như câu chuyện đang hot hiện nay, có người tự tử sau khi bị bạo lực học đường. Việc tự tử là hệ quả của một quá trình dài hành hạ bản thân, cảm xúc tiêu cực, cũng chính là hành động tự tát bản thân mình.

Việc không tự tát mình khi bị người khác tát là một nguyên tắc quan trọng để giúp chúng ta không bị tự tổn thương khi gặp những tình huống khó khăn.

Nếu chúng ta gặp khó khăn trong việc thực hiện nguyên tắc “Đừng tự tát mình khi bị người khác tát”, thì đầu tiên cần làm rõ hai điều: (1) chúng ta thực sự không muốn tự làm tổn thương mình và muốn thay đổi hành động này; và (2) có thể liên hệ với Thiền Việt Nam hoặc tham gia các chương trình học tập tại đây.

Cốt lõi của Thiền là tập trung vào việc giúp bạn giải quyết các vấn đề một cách sáng suốt và khai mở tình yêu thương với bản thân. Nhờ đó, dù xảy ra bất cứ chuyện gì, bạn luôn có cách giải quyết một cách sáng suốt hơn. Với việc thực hành Thiền, bạn sẽ học được cách tháo gỡ những hạn chế của tầm nhìn, cách tập trung tâm trí, và đặc biệt là làm chủ cảm xúc của mình.

Ngoài ra, cũng có thể tự tìm kiếm các cách thức để thực hiện nguyên tắc này. Quan trọng nhất là tinh thần chúng ta hoàn toàn có thể giải quyết được vấn đề và việc “tự tát mình” không phải là giải pháp.

Tóm lại, nếu chúng ta muốn áp dụng nguyên tắc “Đừng tự tát mình khi bị người khác tát”, chúng ta cần phải tìm cách sửa đổi hành vi tự tổn thương bản thân, và tìm kiếm các nguồn hỗ trợ để giúp mình làm được điều này.

Ấn chia sẻ, nếu bạn thấy bài viết này hữu ích cho ai đó đang cần!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Bài viết mới đăng

CẬP NHẬT THÔNG TIN VÀ CÁC KHOÁ HỌC THIỀN VIỆT NAM

Đăng kí nhận thông tin mới

DMCA.com Protection Status