5 loại sức khoẻ của mỗi người

Thế giới có thể chia ra làm 2 nhóm người là nhóm người thành công và nhóm người thất bại.

Nhóm người thành công là nhóm những người có nhiều mơ ước, nhiều mong muốn và họ nỗ lực hết sức mình để biến ước mơ, biến mong muốn của mình trở thành sự thật. 

Nhóm người thất bại là nhóm những người cũng có nhiều mơ ước, nhiều mong muốn có khi còn nhiều hơn những người thành công nữa. Nhưng họ không làm gì cả, họ không có những hành động nào để biến ước mơ, biến mong muốn của mình trở thành sự thật. Họ chỉ nằm đó và chờ may mắn xảy đến với mình. 

Cái điều làm nên sự khác biệt giữa 2 nhóm người đó là “Trách nhiệm với bản thân”.

Nhóm người thứ nhất là nhóm người có trách nhiệm với bản thân. Còn nhóm người thứ hai là nhóm người vô trách nhiệm với bản thân.

Người vô trách nhiệm với bản thân là vô trách nhiệm với những mong muốn của chính mình, vô trách nhiệm với tương lai của chính mình.

Ý muốn là của chính họ, nhưng họ lại không thấy mình phải có trách nhiệm làm cho nó xảy ra, mà người khác, hay môi trường, hoàn cảnh, Phật, Thượng Đế, Chúa Trời…. phải có trách nhiệm làm cho nó xảy ra.

Khi mong muốn đó của họ không trở thành sự thật thì họ sẽ cảm thấy bức xúc, khó chịu. Họ cũng không xác định xem mình muốn gì ở tương lai? trong tương lai mình sẽ có những gì? mình sẽ là người như thế nào? và nhận trách nhiệm, hành động để biến những ước muốn đó của mình trở thành sự thật.

Sau đó họ đổ tội cho người khác, oán thán hoàn cảnh, môi trường, oán thán Phật, oán thán Thượng Đế, oán thán Chúa Trời…. đã đối xử không công bằng với họ, làm cho họ phải chịu khổ sở, không có được những gì họ mong muốn.

Ngược lại với những người vô trách nhiệm là những người có trách nhiệm với bản thân. Họ có trách nhiệm với những mong muốn của mình, có trách nhiệm với tương lai của mình. Họ nhận trách nhiệm làm cho ý muốn của mình trở thành hiện thực.

Do nhận trách nhiệm như vậy nên họ có hành động, có những sự nỗ lực để biến những mong muốn của mình trở thành hiện thực. Và do vậy, những mong muốn của họ có khả năng trở thành hiện thực rất cao. Trong trường hợp, mong muốn của họ không trở thành hiện thực, thì họ cũng không cảm thấy khó chịu hay bức xúc, bất mãn bởi vì họ biết rõ người khác, môi trường, hoàn cảnh hay Phật, Thượng Đế, Chúa Trời…. không phải chịu trách nhiệm làm cho ý muốn của họ trở thành hiện thực, nên không hề có lỗi với họ.

Họ ý thức rõ về tương lai, họ biết rõ mình muốn tương lai mình sẽ có gì? mình sẽ trở thành người như thế nào? và họ nhận trách nhiệm làm cho tương lai xảy ra đúng như mình mong đợi. Nếu tương lai không xảy ra đúng như họ mong đợi thì họ cũng không cảm thấy khó chịu, bức xúc bởi vì không ai có lỗi với họ cả.

5 loại sức khoẻ cần được bảo vệ

Người có trách nhiệm với bản thân là người quan tâm đến việc tôn tạo và bảo vệ sức khoẻ của bản thân. Với mỗi một con người đều có 5 loại sức khoẻ cần phải được xây dựng và bảo vệ. Đó là:

  • Sức khoẻ tinh thần
  • Sức khoẻ trí tuệ
  • Sức khoẻ thương hiệu (cá nhân)
  • Sức khoẻ thể chất
  • Sức khoẻ tài chính cá nhân

Sức khoẻ tài chính cá nhân

Việc xây dựng và bảo vệ sức khỏe tài chính cá nhân, là 1 trong 5 lĩnh vực hoạt động, thể hiện trách nhiệm với bản thân. Tất nhiên, nếu người nào không xây dựng, hoặc chỉ xây dựng mà không bảo vệ sức khỏe tài chính cá nhân thì đó là những dấu hiệu cho thấy người đó không có trách nhiệm với bản thân.

Bởi vì:

Sức khoẻ tài chính cá nhân là một yếu tố quan trọng để đảm bảo cho cuộc sống của mỗi con người. Trong cuộc sống, mỗi người đều có những nhu cầu cần được thoả mãn, những mong muốn cần được thực hiện. Để thoả mãn được các nhu cầu và thực hiện được những mong muốn của mình, cần phải có đủ các nguồn lực cần thiết. Một trong số những nguồn lực đó là nguồn lực tài chính của bản thân. 

Để tích luỹ và gia tăng nguồn lực tài chính thì ta phải thực hiện các hoạt động nhằm tạo ra tiền như đi làm việc, kinh doanh…. Đây là hoạt động xây dựng sức khoẻ tài chính cá nhân.

Ngoài hoạt động tích luỹ và gia tăng mỗi người còn cần phải thực hiện việc bảo vệ và duy trì nguồn lực tài chính cá nhân của mình. Hoạt động bảo vệ và duy trì nguồn lực tà chính không trực tiếp giúp gia tăng giá trị của nguồn tiền và tài sản như hoạt động kiếm tiền để tích luỹ tài chính. Nhưng nó giúp làm hạn chế, giảm thiểu những thất thoát về mặt tài chính khi ta gặp phải những rủi ro trong cuộc sống.    

A cũng biết, cuộc sống của mỗi người đều chứa đựng vô vàn những rủi ro tiềm ẩn trong đó, đe doạ làm mất mát, giảm thiểu nguồn lực tài chính, mà con người ta đã nỗ lực để xây dựng lên trong suốt cuộc đời mình. Ví dụ, có người phải tích cóp 10 năm, hoặc thâm chí 20, 30 năm để có được một khoản tiền 1 tỷ đồng gửi tiết kiệm. Nhưng chỉ cần bị mắc phải căn bệnh ung thư thôi, thì số tiền mà họ tích cóp cả đời đó sẽ ra đi trong nháy mắt. và như vậy họ gặp phải 2 lần tai hoạ. tai hoạ thứ nhất là mắc bệnh ung thư và tai hoạ thứ 2 là bị phá sản, làm ảnh hưởng lây đến gia đình, bà con, bạn bè. Nếu có ý thức bảo vệ nguồn lực tài chính từ trước, thì người đó sẽ mua bảo hiểm cho bản thân. Khi bị ung thư thì họ chỉ gặp phải tai hoạ về bệnh tật thôi, còn số tiền 1 tỷ đồng của mình vẫn được giữ nguyên hoặc chỉ suy suyển một chút ít.

Việc không mua bảo hiểm cho thấy con người ta không quan tâm đến những rủi ro về mặt tài chính có thể xảy ra, đe doạ tiêu huỷ trong nháy mắt số tài sản, mà có thể họ đã phải tích cóp trong cả một đời người. Điều này có nghĩa là họ chấp nhận một sự tổn hại rất lớn cho bản thân và gia đình. Nó phải gọi là gì nếu không phải là vô trách nhiệm với bản thân?

Tác giả: Thiền Việt Nam

Ấn chia sẻ, nếu bạn thấy bài viết này hữu ích cho ai đó đang cần!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Bài viết mới đăng

CẬP NHẬT THÔNG TIN VÀ CÁC KHOÁ HỌC THIỀN VIỆT NAM

Đăng kí nhận thông tin mới

DMCA.com Protection Status