Thảo luận: Vipassana không phải là Thiền

Xin chào các bạn.

Mình đưa ý kiến này lên, chắc sẽ gặp nhiều bạn phản đối. Nhưng sự thực vẫn là sự thực dù nó có được ai công nhận hay không, nên tôi vẫn đưa lên thôi.

Vì sao tôi nói Vipassanā không phải là thiền?

Bởi vì thiền là tiếng Việt, được dịch từ tiếng Pali: Jhāna. Và Vipassanā thì hoàn toàn không phải là Jhāna, cho nên không thể nói Vipassanā là thiền được. 

Trong kinh điển của Đạo Phật có ghi chép lại 4 trạng thái Jhāna là:

  • First Jhāna (Sơ thiền)
  • Second Jhāna (Nhị thiền)
  • Third Jhāna (Tam thiền)
  • Fourth Jhāna (Tứ thiền)

Cả 4 trạng thái này đều thuộc về chi phần Chánh định trong Bát Chánh Đạo.. 

Việc thực hành Vipassanā thì có thể thực hành khi ở trong thiền, hoặc có thể thực hành khi không ở trong thiền. Nhưng Vipassanā thì không phải là thiền, thực hành Vipassanā không phải là thực hành thiền. 

Do vậy có khi chúng ta dùng tên gọi Thiền Vipassanā là dùng sai danh từ. 

Tôi có vài thiển ý như vậy muốn chia sẻ đến cộng đồng.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Vipassana không phải là Thiền theo quan điểm của Thiền Việt Nam
  • Dương Sơn: Vậy cho hỏi thế nào mới được gọi là thiền ?
    • Quý Nguyễn Đức: Dương Sơn Thiền là nói tắt của chữ Thiền Na – Phiên âm tiếng Việt của chữ tiếng Phạn Dhyana. Dhyana có nghiã là dòng chảy của tâm trí. Trạng thái Dhyana gần giống với trạng thái Flow(psychology): https://en.wikipedia.org/wiki/Flow_(psychology)
  • Du Du: Ơ ! Nói cũng đúng nè. Vipassana là tỉnh giác trên 4 xứ ( Thân – Thọ – Tâm – Pháp )Dùng sát na Định ( cái này là cận định or an chỉ định k phải toàn định của 4 jana + chánh niệm ) Thông thường dịch là sát na định = Chánh niệm + chánh địnhĐịnh là trạng thái an tịnh của tâm . Nếu duy trì trạng thái này thì k thấy được đặc tính tự nhiên và bản chất tâm lộ trình để quán . Mà sẽ thấy tâm vắng lặng. K có 4 xứ để quánVốn dĩ khi quán 4 xứ này sát na định là định tương đương tốc độ sinh diệt của danh – sắc . Người hành chỉ tỉnh thức ghi nhận mà thôi . K tham gia quá trình Nên vipassana dịch là tham thiền hay thiền quán có vẻ k chuẩn thật
  • Nguyễn Huỳnh Thiện: Vipassana là Tuệ, trong Giới-Định-Tuệ, sư Pháp Tông ở chùa Huyền Không cũng có quan điểm rằng Vipassana không phải thiền, tuy nhiên một số sư khác thì không đồng ý, ví dụ như sư Hạnh Tuệ phản ứng rất gay gắt
  • Dương Sơn: Dù là cách nhìn nhận nào thì cũng chỉ là quy ước thôi , bản chất không có gì thay đổi hết. Mấy cô mấy chú thảo luận ở đây để xem ai như thế nào thôi , đừng để nó trở thành 1 câu chuyện. Vừa đủ là được rồi !
    • Quý Nguyễn Đức: Dương Sơn Khi nói đến thiền là nói đến trạng thái dòng chảy. Nếu khi thưc hành Vipassana ở trong trạng thái dòng chảy thì đó là thực hành thiền Vipassana. Còn khi thưc hành Vipassana mà không ở trong trạng thái dòng chảy thì chỉ có thể gọi là thực hành Vipassana, mà không thể gọi là thực hành thiền Vipassana. Bản chất hoàn toàn khác nhau. Sao lại có thể nói là bản chất không có gì thay đổi vậy bạn?
    • Quý Nguyễn Đức: Dương Sơn bạn viết: “Mấy cô mấy chú thảo luận ở đây để xem ai như thế nào thôi , đừng để nó trở thành 1 câu chuyện.” — > Vậy tại sao không thể mượn việc thảo luận ở đây để hỗ trợ cho việc tu học vậy bạn?
      • Dương Sơn: Quý Nguyễn Đức thảo luận để có phương pháp tu tập là lợi ích , thảo luận để nhận định đúng ,sai là vô ích.
      • Quý Nguyễn Đức: Dương Sơn Ủa tại sao việc nhận định đâu là phương pháp tu tập đúng, đâu là phương pháp tu tập sai lại vô ích vậy bạn? Và Trạch Pháp Giác Chi nó là cái gì vậy?
      • Dương Sơn: Quý Nguyễn Đức vậy nếu đồng ý vipassana không phải thiền thì vipassana này có gì sai trong đó không ? Lợi ích gì được sinh ra ?
      • Dương Sơn: Quý Nguyễn Đức vậy nếu đồng ý vipassana không phải thiền thì vipassana này có gì sai trong đó không ? Lợi ích gì được sinh ra ?
      • Quý Nguyễn Đức: Dương Sơn Như mình đã nói ở trên: Nếu đồng ý vipassana không phải thiền, thì ta có thể xem xét lại thiền là gì? và từ đây chúng ta có thể truy nguyên lại nguồn gốc của chữ thiền là chữ tiếng Phạn Dhyana (tương đương chữ Pali: Jhana). Dhyana có nghĩa là dòng chảy của tâm trí. Như vậy thiền vipassana có nghĩa là việc thực hành vipassana trong dòng chảy của tâm trí. Còn nếu chỉ đề cập tới vipassana thôi, thì việc thực hành vipassana có thể ở trong trạng thái dòng chảy, mà cũng có thể không cần ở trong trạng thái dòng chảy. Bản thân việc thực hành vipassana dù ở trong trạng thái dòng chảy hay không đều đúng, không sai. Nhưng với những người mới thực hành vipassana mà biết được cách thực hành vipassana trong trạng thái dòng chảy (hay nói cách khác là trong trạng thái thiền) thì việc thực hành sẽ dễ chịu và hiệu quả hơn rất nhiều. Và từ đây, ta có thể đưa ra sự xem xét và lựa ​chọn cho mình là ta chỉ cần thực hành vipassana thôi, hay ta muốn thực hành vipassana trong trạng thái dòng chảy (thiền vipassana). Nếu ta quyết định lựa chọn thực hành thiền vipassana, nghĩa là lựa chọn thực hành vipassana trong trạng thái dòng chảy, thì trước hết ta phải đi tìm học về nó, phải đi tìm những vị thiền sư dạy về thực hành vipassana trong trạng thái dòng chảy. Còn nếu ta không phân biệt rõ giữa vipassana và thiền vipassana (là vipassana trong trạng thái dòng chảy), thì chúng ta chỉ biết tới vipassana thôi, và những người mới thực hành vipassana sẽ gặp nhiều khó khăn.
Ấn chia sẻ, nếu bạn thấy bài viết này hữu ích cho ai đó đang cần!

Một bình luận cho “Thảo luận: Vipassana không phải là Thiền”

  1. Ảnh đại diện Jolie
    Jolie

    Bài viết chủ đề thú vị quá mà đọc chưa hiểu, mình lưu lại từ từ ngâm cứu hihihi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Bài viết mới đăng

CẬP NHẬT THÔNG TIN VÀ CÁC KHOÁ HỌC THIỀN VIỆT NAM

Đăng kí nhận thông tin mới

DMCA.com Protection Status