Những lá thư trao đổi về Thiền với chị @@@

Xin chào các bạn!

Trong bài viết này tôi sẽ đưa ra một số lá thư trao đổi về Thiền thông qua ngôn ngữ văn tự, ở mức độ khá cao. Đúng ra thì phải trình bày tuần tự từ thấp đến cao. Nhưng sau một thời gian tham gia trên các diễn đàn, tôi thấy có một số bạn hiểu khá sâu về Thiền. Vì vậy bài viết này tôi viết dành riêng cho các bạn ấy.

Vì vậy, có thể có nhiều bạn sẽ không hiểu, hoặc là không đồng ý với ý kiến của tôi, dẫn đến tranh luận. Nhưng tôi xin các bạn hãy tự kiềm chế, nếu không biết gì, hoặc hiểu biết chưa sâu về Thiền, thì không nên tham gia, vì tôi sẽ coi các bác như là những Zen (là những người có thể chịu đựng đực những sự đả kích cá nhân, mà vẫn thấy vui vẻ, không buồn phiền) để trao đổi, Nếu các bác không phải là một Zen đích thực thì khó mà không bị phiền não, tức giận. Việc các bạn tham gia tranh luận, cũng đồng nghĩa với việc các bạn tuyên bố là mình hiểu thiền.

Trong trường hợp chưa đủ trình độ hiểu biết về Thiền, thì các bạn nên tìm hiểu có đầu có đũa về Thiền. Trước hết các bác hãy tìm hiểu từ các bài sau đây:

1- Tìm hiểu ý nghĩa câu: “Bổn lai vô nhất vật” trong bài kệ của Lục Tổ Huệ Năng.

https://thienvietnam.org/tim-hieu-y-nghia-cau-bon-lai-vo-nhat-vat-trong-bai-ke-cua-luc-to-hue-nang

2- Bàn về thiền định của Đạo Phật.

https://thienvietnam.org/ban-ve-thien-dinh-cua-dao-phat-cac-giai-doan-cua-viec-tu-hanh

Thôi nhé! Bây giờ tôi xin phép đi vào vấn đề:

Lá thư số 01

Cần thơ, ngày 1 – 10 – 2001.

Chị ** thân mến!

Vấn đề mà chị nhận ra là phải. ở trong tâm trí, không thể thoát được cái bẫy của tâm trí. Không thể dùng tâm trí để thoát khỏi tâm trí. ở trong ham muốn, không thể thoát khỏi ham muốn. Không thể dùng ham muốn để thoát khỏi ham muốn. Ðể có thể thoát khỏi cái bẫy của tâm trí, thoát khỏi tâm trí, thoát khỏi ham muốn một cách đích thực, thì ở đây cần phải có “Ngộ”. Chính cái ngộ này là thoát khỏi cái bẫy của tâm trí, là thoát khỏi tâm trí, thoát khỏi ham muốn. Chị đã nhận thức rất đúng đắn về điều này.

Ở đây tôi cũng xin nói rõ thêm là có 2 loại ” Ngộ” tương ứng với hai loại thoát khỏi ham muốn, thoát khỏi tâm trí :

– Loại thứ nhất: thoát khỏi ham muốn, thoát khỏi tâm trí một cách tự nhiên, không cần tác ý. đây là mục đích tối hậu của việc tu hành. Nó là kết quả của sự “giác ngộ” tối thượng.

– Loại thứ hai: thoát khỏi ham muốn, thoát khỏi tâm trí cần phải tác ý (nếu để tự nhiên sẽ dễ dàng bị rơi vào ham muốn, rơi vào tâm trí). đây là kết quả của “ngộ” và thực hành pháp: vô sở trụ, hay pháp “tâm không”, hay pháp “như lý tác ý”, …

Nhưng phải làm sao, phải làm thế nào để đạt “ngộ”?

Hay đúng hơn phải tự hỏi:

– Phải làm sao để đạt “ngộ” ở trường hợp thứ hai (loại thứ hai), tức ngộ “tâm không”?

– Phải làm sao để đạt ” Ngộ” loại thứ nhất, tức giác ngộ tối thượng?

Chính ở đây chị có sai lầm.

– Sai lầm thứ nhất là: chị không phân biệt được hai trường hợp thoát khỏi tâm trí, thoát khỏi ham muốn (tác ý và không tác ý(tự nhiên))

– Sai lầm thứ hai là: chị không biết rằng chị vẫn chưa biết cách làm thế nào để đạt “ngộ”(kể cả loại 1 và loại 2), mà trong vô thức chị cứ tưởng rằng chị đã biết cách phải làm sao để đạt Ngộ rồi (thực hành tứ niệm xứ).

Chị cứ thực hành tứ niệm xứ, và hy vọng đến một lúc nào đó sẽ Ngộ. Nhưng chị hãy tự mình phản tỉnh lại xem, hãy tự mình suy nghiệm lại xem: tại sao thực hành tứ niệm xứ lại đưa đến Ngộ?

Câu hỏi này chị không trả lời được phải không? tôi xin khẳng định với chị rằng: việc thực hành tứ niệm xứ chưa đủ để đưa ta đến Ngộ. nó chỉ là “duyên”, chứ không phải là “nhân” của Ngộ. Nếu chị đã biết “nhân” của Ngộ thì việc thực hành tứ niệm xứ sẽ giúp cho ta nhanh chóng giác ngộ hơn việc không thực hành tứ niệm xứ. Còn nếu chị chưa biết nhân của “Ngộ”, thì dù chị thực hành tứ niệm xứ (bao gồm cả pháp quan sát) sâu đến đâu cũng không thể Ngộ được.

Vì vậy chị cần phải biết “nhân” của Ngộ. Vậy Nhân của Ngộ là gì?

Nó tất nhiên không phải là tứ niệm xứ. Chị phải nỗ lực nhận ra nó. ở đây tôi xin nói đến một vấn đề. Ðó là: Ngộ có 2 loại, do đó “nhân” cũng có hai loại.

– Ðối với Ngộ loại 1: Nhân của Ngộ là ta phải có đầy đủ chánh tri kiến.

Nhưng làm sao để có chánh tri kiến?

Ðiều này chính bản thân chị phải tìm ra và chiêm nghiệm lấy. Tạm thời ở đây, dựa trên kinh nghiệm bản thân và những điều đã được ghi chép lại trong kinh điển (mà ở ngoài đó tôi đã chỉ cho chị) tôi nói cho chị biết: để có đầy đủ chánh tri kiến chị cần phải thực hành một pháp, đó là “Như lý tác ý”. Pháp này có bốn phần là:

– Như lý suy tư đặt câu hỏi.

– Như lý suy tư trả lời câu hỏi.

– Khi người khác như lý trả lời, thì phải chấp nhận.

– Và như lý thực hành.

(Tứ niệm xứ là một phần của như lý tác ý, nói đúng hơn là một phần của như lý thực hành)

Vậy: “Như lý tác ý” là gì?

Ðây là một vấn đề mà chị chỉ có thể biết được một cách trọn vẹn sau khi đã Ngộ nó. Ngộ được pháp này chính là “Ngộ” loại thứ hai, vì trong “Như lý tác ý” ta sẽ không rơi vào tâm trí, rơi vào ham muốn.

– Ðối với Ngộ lọai hai: Nhân của cái Ngộ này là gì ? Tất nhiên tứ niệm xứ không phải nhân này.

Ðiều này không phải là dễ biết. Ta không thể biết nó khi ta chưa Ngộ. Kể cả khi ta đã có được cái Ngộ (loại thứ hai) này rồi, ta vẫn có thể chưa ý thức được (không biết), cái gì là nhân cho Ngộ này. Không có một con đường, một cách thức nào giúp ta áp dụng, để đạt Ngộ này cả. Bởi vậy người xưa mới nói: “không có đường vô”; “Ðạo lộ phi lộ”

Theo chỗ thấy của tôi, để có thể đạt Ngộ lọai thứ hai này, thì người ta phải:

1- Có ham muốn đạt Ngộ: không những không được dập tắt nó bằng những phương pháp khác nhau như: đè nén, dứt bỏ, hay quan sát,… mà còn phải làm cho nó phát triển lớn mạnh lên.

2- Nỗ lực tìm cách để đạt được ham muốn đạt Ngộ đó. ở đây phải chú ý một điều là chưa thực sự Ngộ thì chớ có tin tưởng vào nhận thức cuả mình.

Lưu ý:

Nói “nỗ lực” ở đây không phải là nỗ lực thực hành một pháp môn nào đó như quan sát, tứ niệm xứ, cho nhau ăn cỏ, vvv… Mà nói nỗ lực ở đây là nỗ lực tìm hiểu, nỗ lực truy tìm Ngộ (đây là một quá trình hoàn toàn mò mẫm, không biết được cách thức làm sao để đạt được kết quả. Ðiều này rất khó bởi vì ta phải làm một công việc hoàn toàn không biết rõ đó là công việc gì, để đạt tới một mục đích (ngộ) mà ta cũng không biết rõ mục đích đó là gì).

Sự nỗ lực truy tìm này thể hiện ở chỗ hăng say học hỏi kinh điển, cần cầu học hỏi với tất cả mọi người với một tâm khiêm nhường, … Nhờ vậy ta có thể học hỏi được nhiều với các thiện tri thức khi đủ duyên.

3- Ðạt được hai yếu tố này là điều kiện cần, nhưng chưa đủ. Ðể có thể đạt Ngộ, ngoài hai yếu tố thuộc về chủ quan người ta nói trên, còn phải có đủ duyên – là yếu tố thuộc về khách quan – nữa. Trong đó có những duyên quan trọng nhất là:

– Gặp được thiện tri thức đích thực, người có thể dẫn dắt ta đạt Ngộ.

– Gặp được kinh sách phù hợp, theo một trình tự phù hợp.

– Vừa gặp được thiện tri thức lại vừa gặp được kinh sách phù hợp.

Ngoài ra còn những duyên phụ nữa.

Đối với bản thân chị hiện nay, yếu tố thứ ba (đủ duyên) đã có rồi. Chỉ còn hai yếu tố:

– Yếu tố thứ nhất: ham muốn đạt Ngộ, tôi nghĩ là chị cũng đã có, nhưng chị không phát triển nó lên được, thành ra rất yêu ớt. Sở dĩ chị không phát triển nó lên được là do nhận thức sai lầm của chị cho rằng: “mọi ham muốn đều dẫn đến đau khổ, kể cả ham muốn đạt Ngộ”. Nhận thức này tôi nghĩ không phải là của chị, mà là do chị học được ở đâu đó, có thể là các thiền sư Trung hoa, Nhật bản hoặc OSHO … Nhưng ý của họ có chắc đúng như chị nghĩ không? Mà dù là ý của họ là như vậy thì có chắc chắn là đúng không? Chị cần phải lưu ý rằng, tri kiến này không phải phát xuất từ trí vô sư – ông thầy bên trong chị, mà phát xuất từ trí hữu sư – ông thầy bên ngoài. Mà ông thầy bên ngoài thì chưa đủ độ tin cậy đâu. Bây giờ, tôi xin bàn về cách thức mà chị đang sử dụng hiện nay để thoát khỏi ham muốn.

“Có ham muốn là đau khổ, cho nên đừng có ham muốn”- chính ngay đây chị đã bị rơi vào ham muốn rồi, ham muốn: “không có ham muốn”. Còn việc quan sát ham muốn khi nó sanh khởi chỉ thuộc về cách thức thực hiện để đạt tới ham muốn: “không có ham muốn” mà thôi, nó không quan trọng, không cần bàn tới. Chị cần phải nhận ra rằng: việc quan sát ham muốn, khi nó xuất hiện, chỉ là biện pháp thực hiện để đạt được ham muốn: “không có ham muốn” mà thôi. ở đây chị vẫn bị rơi vào ham muốn.

Vậy làm sao để không bị rơi vào ham muốn?

Khi đặt vấn đề: “phải làm sao” là đã rơi vào ham muốn rồi. Vì việc làm đó cũng nhằm mục đích đạt đến ham muốn: “Không bị rơi vào ham muốn”. Vì vậy không nên đặt câu hỏi, không nên tìm hiểu: “Phải làm sao để không bị rơi vào ham muốn?”. Mà câu hỏi, việc tìm hiểu hợp lý ở đây là:

Như thế nào là không bị rơi vào ham muốn?

Câu hỏi này ta chỉ có thể tự mình giải đáp được khi “Ngộ” ra được chỗ không bị rơi vào ham muốn – đó chính là Ngộ loại thứ hai và thứ nhất. Trước khi Ngộ, chị không thể biết được như thế nào là “sống không bị rơi vào ham muốn”. Cho nên chị không thể sống không bị rơi vào ham muốn được đâu. Mà chị luôn phải sống trong ham muốn, bị ham muốn vây bọc, phủ kín (chị sống trong ham muốn, cũng như cá sống trong nước vậy). Sống trong ham muốn thì đừng luận việc sống trong chỗ không bị rơi vào ham muốn và càng không nên cố gắng để thực hiện nó. Đã biết là mình đang sống trong ham muốn, thì phải chấp nhận ham muốn thôi. Nhưng không phải là chấp nhận tất cả các ham muốn, mà ta có thể lựa chọn. Ta lựa những ham muốn nào giúp cho ta thóat khỏi những ham muốn, ngộ được chỗ không bị không rơi vào ham muốn. Còn những ham muốn khác không giúp cho ta việc đó thì loại bỏ (bằng cách quan sát nó khi nó xuất hiện,… )

Ham muốn “đạt Ngộ” chính là ham muốn mà ta cần phải lựa chọn, và làm cho phát triển. Nó giúp cho ta thoát khỏi ham muốn. Bởi vì nó là nguồn động lực thúc đẩy, là cái giúp cho ta có được sự tinh tấn trong tu tập. Nếu ham muốn này không có, hoặc yếu thì có nghĩa là nguồn động lực thúc đẩy chúng ta đạt Ngộ không có hoặc yếu thì làm sao có thể Ngộ được?

Liên quan đến vấn đề này, có một bài kinh trong Kinh tương ưng bộ, tập 5: đó là Kinh:

15.V. Balamon, phẩm lầu rung chuyển, Tưng ưng như ý túc, tr 417 – 420 (sách in năm 1992, nếu Kinh của chị in năm 1996, có thể bị sai lệch chút ít về số trang)

Chị hãy đọc và suy nghiệm bài kinh này, hãy chú ý đến câu nói của balamon Unnàbh:

“6)- Sự thể là như vậy ………………………………………………………………
……………lấy dục mà trừ dục, sự kiện như vậy không xảy ra”, và phần giải thích của Anan.

Trên đây là vấn đề ham muốn, bây giờ tôi sang vấn đề định kiến.

Chị thực hành pháp “Quan sát phi định kiến” ngay đó chị đã bị rơi vào định kiến rồi. Định kiến: “Quan sát phi định kiến”.

“Quan sát mọi ham muốn khi nó xuất hiện” ở đây chị cũng bị rơi vào định kiến. Định kiến: “Tất cả các ham muốn đều là đau khổ (hoặc dẫn đến đau khổ)” nên “Không nên có ham muốn”.

– Thiền là không tranh luận: là một định kiến.

– Thiền là không đàm luận: là một định kiến.

– Thiền là không lý luận: là một định kiến.

– Thiền là không nói năng: là một định kiến.

– Thiền là không khởi tri giải (không khởi hiểu biết, nhận thức): là một định kiến.

– Thiền là không vọng tưởng: là một định kiến.

– Thiền là không có tâm phân biệt: là một định kiến.

– Thiền là không dùng trí thông minh thế gian: là một định kiến.

– Thiền là phi logic: là một định kiến.

– Thiền là không có vọng niệm: là một định kiến.

– Thiền là ………………..: là định kiến.

– Thiền không phải là …………..: là định kiến.

– Như thế này là thiền: là định kiến.

– Như thế này không phải là thiền: là định kiến.

– Thiền như thế này là đúng: là định kiến.

– Thiền như thế này là sai: là định kiến.

– Thiền là không để bị ăn cỏ: là định kiến.

– ….v….v……………….

Tại sao lại gọi chúng là định kiến?

+ Định tức là cố định, không thay đổi.

+ Kiến tức tri kiến (hiểu biết, nhận thức)

Vậy định kiến tức là tri kiến (hiểu biết, nhận thức) cố định, chết cứng không thay đổi.

Tất cả các hiểu biết, nhận thức nói trên đều là những tri kiến cố định, nên đó là định kiến.

Định kiến là một trở ngại rất lớn trong việc tu hành, vì vậy chị chớ có để bị rơi vào định kiến, rơi vào những hiểu biết như vậy.

Nhưng làm sao để không bị rơi vào định kiến?

Trên đây là tôi trình bày ứng với cách nói của chị. Dưới đây tôi xin trình bày theo phong cách truyền thống của Thiền tông.

Pháp sống không ham muốn, không bị rơi vào tâm trí một cách tự nhiên, là kết quả tối thượng, ở đây ta chưa cần bàn tới, mà cái ta quan tâm ở đây là pháp dụng tâm để không bị rơi vào ham muốn, không bị rơi vào tâm trí. Pháp này như đã nói là pháp Như lý tác ý, pháp tâm không, pháp vô sở trụ, pháp vô tâm, và trong nhà thiền còn gọi nó là pháp thiền của Tổ sư (là pháp thiền không có chỗ thấy, không hành theo kiến giải). Bởi vì khi ta ở trong đó thì: tác ý theo lý không theo tình (như lý tác ý), không có ham muốn, không hành theo kiến giải, không có chỗ thấy, vô sở trụ, vô tâm, …là những đặc tính của nó.

Pháp này chính là pháp mà khi an trú vào đó ta không bị rơi vào ý niệm: ”ta biết …” , ”ta hiểu …”

Chú ý:

Trong thời gian vừa qua, tôi thấy chị có nhận thức sai lầm về pháp:

– Không sống trong chỗ “ta biết…”, “ta hiểu…”

thành pháp:

– Sống trong chỗ “ta không biết…”, “ta không hiểu…”

Thành ra pháp mà chị thực hành vừa qua và hiện nay là an trú vào chỗ “ta không biết…”, “ta không hiểu…”

Ðây là sự ngộ nhận rất lớn và rất tai hại. Bởi vì:

– Sống trong chỗ “ta không biết…”, “ta không hiểu…” chính là sống trong chỗ “ta biết…”, “ta hiểu…”

Ta biết gì? ta hiểu gì?

   + ta biết là “ta không biết…”, “ta không hiểu…”

   + ta hiểu là “ta không hiểu…”, “ta không biết…”

Nó hoàn toàn khác về bản chất với pháp:

“Không sống trong chỗ “ta biết…”, “ta hiểu…”.

Chị phải chú ý một điều là:

“Sống” và “không sống” khác nhau hoàn toàn.

Vì vậy chị phải biết rằng: chị chưa biết được pháp: không sống trong chỗ “ta biết…”, “ta hiểu…” đâu. Do đó chị phải chú ý, quan tâm đến việc tìm hiểu và chứng ngộ pháp này.

Bây giờ ta tìm hiểu vài nét về pháp này:

Pháp thiền của Tổ sư cấm chỉ người hành giả có chỗ thấy, hành theo kiến giải.

– Như thế nào là có chỗ thấy?

Thấy ta đúng, thấy người sai, thấy ta hơn người, bằng người, kém người, thấy ta hiểu người này, hiểu người kia, biết được người này, biết được người kia, thấy ta hiểu được kinh sách, hiểu được ý tác giả, hiểu được ý Phật, Tổ , hiểu được ý người trao đổi, nói chuyện với ta, thấy ta cần phải làm thế này, hoặc không cần làm thế này, thấy ta nên làm thế kia, hoặc không nên làm như thế kia, thấy làm như thế này là đúng, làm như thế kia là sai,….

Như thế nào là hành theo kiến giải?

Trước đó người hành giả phát sinh nhận thức, hiểu biết (kiến giải).

Ví dụ như các kiến giải:

– Thiền là không tranh luận.
– Thiền là không đàm luận.
– Thiền là không lý luận.
– Thiền là không nói năng.
– Thiền là không khởi tri giải, không có kiến giải.
– Thiền là không có vọng tưởng.
– Thiền là không có vọng niệm.
– Thiền là không có tâm phân biệt.
– Thiền là không dùng trí thông minh thế gian.
– Thiền là ngồi (tọa thiền).
– Thiền là ….
– Thiền không phải là ….
– Như thế này là thiền ….
– Như thế này không phải là thiền …
– Thiền như thế này là đúng.
– Thiền như thế này là sai.
– Ngộ lý rồi còn phải tu sự nữa.
– Lý đốn, tiệm tu.
– …………… và còn nhiều nữa.

thực hành theo kiến giải đó, gọi là hành theo kiến giải.

Kiến giải: là nhận thức của ý thức, của tâm phân biệt, do đó mới có sự dụng tâm ý thức (tâm trí) để thực hành theo.

(Lưu ý: kể cả việc thực hành theo: “không có chỗ thấy, không hành theo kiến giải ” cũng là hành theo kiến giải. ở đây là kiến giải: “không có chỗ thấy, không hành theo kiến giải: “không có chỗ thấy, không hành theo kiến giải” ở đây người hành giả chưa tự mình nhận ra (ngộ) được, mà chỉ chấp nhận theo sự hiểu biết của ý thức (tâm trí ) và hành theo. Sự hành theo này là sản phẩm của việc dụng tâm ý thức (tâm trí ) nên sai lầm.

“Chấp nhận hiện tại” cũng là một kiến giải, và việc thực hành theo nó là hành theo kiến giải, là sản phẩm của tâm trí (dụng tâm ý thức).

Ở đây tôi xin bổ sung thêm một số kiến giải nữa mà việc thực hành theo đó là sai lầm:

Thiền là không suy tư, suy nghĩ: thiền là không có sự dụng tâm trí (dụng tâm ý thức); tâm yên lặng là thiền; tâm loạn động không phải là thiền; tâm bình thường là thiền; tâm không bình thường không phải là thiền, không tác ý là thiền; tác ý không phải là thiền hoặc có tác ý là thiền, không tác ý không phải là thiền; thiền như thế này là bị rơi vào ham muốn; thiền như thế kia là không bị rơi vào ham muốn; thiền như thế này là đúng; thiền như thế kia là sai….. và còn nhiều nữa.

Vậy làm sao để: không có chỗ thấy, không hành theo kiến giải?

Ở đây cần phải có một chữ “Ngộ”. Chị phải Ngộ được pháp thiền này (pháp thiền không có chỗ thấy, không hành theo kiến giải). Các yêu cầu đã được nói đến ở trên. Vì Ngộ pháp thiền này chính là Ngộ pháp không bị rơi vào ham muốn, không bị rơi vào tâm trí.

Ở đây, với tư cách là một thiện tri thức, tôi chỉ cho chị cách để Ngộ nó.

Chị cần phải nhận ra (ngộ) được pháp không sống trong chỗ “ta biết….”; “ta hiểu…….”

Như thế nào là: không sống trong chỗ “ta biết…..”; “ta hiểu…..”.

Ðiều này chị có thể nhận ra được trong việc thực hành, và phát triển phương pháp “cho nhau ăn cỏ” theo cách thức trong Thiền Tông (Ðấu pháp).

Chị cần lưu ý: trong pháp cho nhau ăn cỏ:

Chị cần phải thấy tất cả là cỏ – đừng có ăn (tức là đừng để ngôn ngữ, cảnh vật kéo lôi) nhưng chú ý phải đưa cỏ trở lại cho đối phương, và tuyệt đối chớ có thấy đối phương bị ăn cỏ – vì như vậy là chị bị ăn cỏ rồi.

Chị chỉ cần thấy, nhận thức đó là cỏ là được rồi, đừng phát sinh ra một sự cảnh giác thêm nữa. Chị đừng cảnh giác với cỏ của tôi. Vì như vậy sẽ cản trở sự tiến bộ của chị. Sở dĩ như vậy vì:

Thấy đó là cỏ có hai mức độ:
– Mức độ thứ nhất: Thấy cỏ, và có tâm thấy cỏ – đây là mức thấp, thông thường mọi người đều dễ rơi vào tâm này.
– Mức độ thứ hai: thấy cỏ, và không có tâm thấy cỏ – đây mới là cái đích thực cần phải đạt. Nhưng nếu có tâm cảnh giác với cỏ, chị sẽ không đạt được mức này. Thấy cỏ ở mức này là thấy mà không thấy (không có tâm thấy).

Không ăn cỏ cũng có hai mức độ:
– Mức độ thứ nhất: không ăn cỏ khi không ăn cỏ. Ðây là mức thấp.
– Mức độ thứ hai: không ăn cỏ khi đang ăn cỏ. Ðây là mức độ cao: ăn mà không ăn.

Khi chị phát triển đến mức độ thứ hai của việc thấy cỏ, không ăn cỏ, và đưa cỏ mà không có tâm đưa cỏ – Thì chị sẽ nhận ra được đó chính là pháp Thiền nói trên.

(Lá thư này đến đây là hết nhưng có nhiều vấn đề cần phải mổ xẻ, phân tích chi tiết. Và tôi sẽ tiếp tục làm việc đó khi có điều kiện, mời các bạn đón xem)

Lá thư số 02

Cần thơ, 22 – 12 – 2001.

Chị ** thân mến !

Hôm nay, một lần nữa tôi phải dùng đến cây viết đỏ này viết thư để cảnh tỉnh chị. Tôi rất mong không phải dùng đến nó, nhưng rồi cũng phải dùng, vì bệnh của chị đã quá nặng. Thực sự tôi không biết lá thư này có giúp gì được cho chị hay không?

Chị **! Chị luôn luôn nói: đừng để bị tâm trí đánh lừa. Nhưng chính hiện nay, chị đang bị tâm trí của mình đánh lừa đó. Nó xỏ mũi chị và dắt đi một cách thảm hại. Dù chị tự cho mình là không bị tâm trí lừa. Nhưng cái “tự cho mình là không bị tâm trí lừa” đó, chính là tâm trí.

Mọi sự nhận thức của chị đều là sự nhận thức của tâm trí. Mọi sự chứng ngộ của chị đều là chứng ngộ của tâm trí. Mọi sự tu tập của chị đều là tu tập của tâm trí.

Chị nên nhớ rằng:

– Sự chứng ngộ chân thật của Trí bát nhã thì không sanh diệt, không thay đổi.
– Sự chứng ngộ của Tâm trí thì có sanh diệt, có thay đổi.
– Sự nhận thức chân thật của Trí bát nhã thì không sanh diệt, không thay đổi.
– Sự nhận thức của Tâm trí thì có sanh diệt, có thay đổi.
– Sự tu tập trong Trí Bát nhã thì không xuất nhập, không tác ý.
– Sự tu tập trong Tâm trí thì có xuất nhập, có tác ý.
– Sự tu tập trong Trí bát nhã là không tu.
– Sự tu tập trong Tâm trí là có tu.

Chị hãy coi lại mình xem, sự nhận thức của chị, sự chứng ngộ của chị là sanh diệt hay không sanh diệt, thay đổi hay không thay đổi? Sự tu tập của chị là có xuất nhập (lúc có lúc mất), hay là không xuất nhập? Có tu hay không tu?

Chị có thể nào dùng cái sanh diệt để đạt đến cái không sanh diệt, có thể nào dùng cái thay đổi để đạt đến chỗ không thay đổi? Có thể nào dùng pháp có xuất nhập để đạt đến chỗ không xuất nhập hay không?

Chị **! đã lâu rồi chị không viết thư cho tôi. Điều đó nói lên cái gì? – Đó là chị đang bị rơi vào ma đạo rồi đó!!!

Ngay khi chị thấy mình đúng tất nhiên là chị đã sai rồi!

Có thể đọc thư này của tôi chị sẽ không chấp nhận đâu, có thể chị đang thấy tôi bị mắc kẹt vào ngôn ngữ, vào lý luận, vào tâm trí,… nhưng chị không nói ra. Nếu chị có nghĩ như vậy thì cũng chẳng có gì là lạ cả. Bao nhiêu những kẻ hợm mình, những kẻ hãnh tiến, tự lừa dối chính mình và đi lừa dối người khác cũng vẫn đang nghĩ như chị đó. Họ chỉ dám nghĩ và nói với người khác sau lưng tôi, mà chẳng dám đối chất trực diện với tôi. Họ bảo rằng không cần hơn thua với tôi, nhưng đó chỉ là cái trò ngụy biện để che dấu sự sợ hãi của họ khi đối diện với tôi mà thôi. Tà thì phải sợ chánh, chứ chánh thì có sợ tà bao giờ. Nếu chị có nghĩ như vậy mà không dám nói với tôi, thì chị cũng chỉ như họ mà thôi. Cũng chỉ là một phường tu theo danh, chứ không phải thực tu. Tự cho mình là hơn người, coi thường kẻ khác mà không dám đấu trí với họ, làm thế thì ai mà chẳng làm được. Đó chính là cái trò của MA ĐẠO.

Nhận được thư này của tôi, mà chị không viết thư trả lời, thì đó là biểu hiện rõ rệt nhất của cái bệnh nói trên (ông ấy có hiểu gì đâu, tranh cãi làm gì cho mất công).

Còn nếu chị viết thư cho tôi, để cám ơn vì sự quan tâm của tôi đối với chị, hay để giải thích này nọ, cho tôi khỏi hiểu lầm chị,… Thì đó cũng chỉ là một thủ thuật khác của TÂM MA của chị mà thôi, rốt lại vẫn chưa ra khỏi vòng MA ĐẠO.

Còn nếu chị viết thư để khẳng định là tôi hiểu sai về chị, tôi hiểu lầm về chị,.. Thì đó cũng chỉ là một biểu hiện khác của TÂM MA của chị, của việc bị rơi vào MA ĐẠO của chị.

Còn nếu chị viết thư để hỏi tôi rằng: “tại sao tôi lại biết chị đang bị rơi vào MA ĐẠO, căn cứ vào đâu?”, thì tôi sẽ trả lời rằng: “tôi căn cứ vào chính câu hỏi này của chị để biết chị đang bị rơi vào MA ĐẠO”, chị phải làm sao?

Nguyễn đức Quý

Lá thư số 03

Hà Nội, ngày 5/1/2002

Kính chào thày Quý!

Tôi đã nhận được thư của thày viết ngày 22/12/2001, gửi qua chị @@@. Xin cám ơn thày về sự cảnh tỉnh.

Thày Quý ạ! Đối với sự nhìn nhận của cá nhân tôi, thư của thày đọc dường như rất chặt chẽ, rào chắn đâu vào đấy, có cảm tưởng khó mà có lối ra..vv sắc sảo này nọ..vv nhưng vẫn là sự lặp lại cũ kỹ, chẳng có gì là mới mẻ.

Đến thời điểm này tôi thiết tưởng rằng viết cho nhau những lá thư như vậy là không hợp nữa rồi. Nếu có cái gì đó hay hơn, sáng tạo hơn thì thày hãy viết thư cho tôi nhé. Dầu sao thì tôi vẫn cám ơn thày vì sự giúp đỡ trong thời gian vừa qua, tôi trưởng thành rất nhiều đấy, còn nếu như thày nói sau khi thày về, thày tưởng tôi càng ngày càng tiến bộ, ai dè chị càng ngày càng thụt lùi, thì thày nên giật mình cho chính bản thân thày ấy, mặc dù dường như thày viết rất nhiều sách mà sự chứng minh trong đó dường như rất có lý, rất chặt chẽ, vvv

Tôi muốn hỏi thày một câu, khi người ta có kinh nghiệm đích thực, thật sự thì có nên viết sách? Có nên chứng minh Chân Như này nọ?

Bình thường, khi không chắc chắn cho lắm về kinh nghiệm thì người ta phải chứng minh đủ thứ để bù đắp cho sự thiếu hụt, không chắc chắn,..vv

Thầy Qúy ạ! Thày hay nói nhiều đến Pháp không, tôi không hiểu “pháp không” là thế nào, tôi chỉ biết có phương pháp “chứng kiến”, đó là con đường duy nhất mà tôi đang ở trong nó, nó chỉ đơn thuần có thế thôi.

Tôi thiết nghĩ là khi ra biển khơi, ai nấy chỉ nên đi duy nhất trên một con thuyền, nếu thấy thuyền nào cũng đẹp, cũng hay đòi đi một lúc 2, 3 thuyền thì chỉ tổ rơi xuống biển cả. Tôi đã chọn con thuyền chứng kiến, chẳng có gì hơn, thực ra thì phải đi đâu nữa ??? Phải nỗ lực cái gì ??? Phải tìm hiểu cái gì nữa ??? Đã ở tại gốc, thời điểm này nói đi cũng được, ở cũng được,.. vvv. Thời điểm này đối với tôi, thì ngôn ngữ nào cũng được cả, Thánh – Phàm, ma – người, tà – chánh,..vvv chẳng ra ngoài sự chứng kiến.

Thế nhé, tôi xin dừng bút, nhân đầu năm 2002, tôi xin chúc thày cùng toàn gia đình mọi sự tốt lành.

Kính chào thày!

Lá thư số 04

(Lá thư thứ nhất gởi chị ** ngày 10-01-2002)

Cần thơ, ngày 10-01-2002

Chị ** thân mến!

Thư chị gởi tôi đã nhận được trưa nay. Nay tôi viết lá thơ này để phúc đáp cho chị như sau (lá thơ này tôi lại tiếp tục dùng mực đỏ để viết cho chị):

Chị **!

Truyện cổ tích có kể như sau: ngày xưa, con Hổ không biết võ nghệ, còn mèo thì lại rất giỏi võ. Một hôm nó tới gặp mèo và xin học võ. Mèo không từ chối, nhưng biết được tâm địa phản phúc của hổ, nên khi dạy cho võ cho hổ, nó chừa lại một món để phòng thân, đó là môn “trèo cây”, không dạy cho hổ. Đến khi hổ đã học xong tất cả các môn mà mèo dạy, nghĩ là mình đã thành tài, liền quay lại vồ mèo để ăn thịt. Không ngờ, mèo nhảy tót lên cây, hổ đành đứng dưới mà nhìn và trách mèo: “tại sao thày lại không dậy môn này cho tôi”. Mèo đáp: “ta vốn đã biết tâm địa phản phúc của ngươi từ lâu, cho nên phải chừa lại một môn này để tránh ngươi, làm sao có thể dạy được”. Ngày nay, chuyện giữa tôi với chị cũng vậy. Chị đã đến học Đạo nơi tôi. Nhưng có một điều khác với mèo là tôi không hề giấu một món nào cả, mà hết lòng truyền thụ cho chị. Tiếc rằng mới truyền thụ cho chị được có 30%, còn tới 70% chưa kịp truyền thụ nốt, thì chị đã vội vàng quay lại cắn tôi rồi. Hổ còn chờ học cho hết những gì mèo truyền thụ, còn chị thì chờ không nổi. Mới có chút ít kiến thức đã muốn làm Phật, làm Tổ rồi. Nhưng chuyện này đối với tôi không có gì lạ cả, và cũng chẳng dính dáng gì tới tôi cả, chuyện của chị chị lãnh, chuyện của tôi tôi hưởng. Chẳng ai gánh chịu thay cho ai cả. Tôi chỉ làm cái việc hết mình, mà lúc trước tôi đã hứa với chị mà thôi. Nếu chị không nhờ, và tôi chẳng hứa, thì tôi cũng chẳng mất công viết cho chị theo kiểu khuyên nhủ đó làm gì. Nay thì tự chị đã tuyên bố không cần nhờ tôi nữa, thì lời hứa của tôi đã được giải phóng, chị làm sao thì mặc kệ chị, ai đi đường nấy.

Chị **! tôi không biết chị, là cái tâm trí của tôi nó không biết chị. Còn Tuệ giác tôi thì lại thấy chị rất rõ, như là tôi đang nhìn lòng bàn tay của tôi hiện nay vậy, chứ không phải là hoàn toàn không biết gì cả. Đó gọi là trí tuệ sinh, nơi chết đi của tâm trí. Vì vậy chỗ tới của chị hiện nay cao nhất là tới đâu, nó có những biểu hiện gì, tôi đều biết rất rõ, nếu không biết rõ chị không nắm được căn cơ của chị thì làm sao chỉ trong vòng có hơn một năm, tôi có thể giúp cho chị có được sự tiến bộ vượt bực như vậy được chứ. Nếu không có sự trợ giúp của tôi, nói thẳng dù chị có tu cả đời cũng chẳng đi tới đâu. Chị nghĩ rằng tôi đang kể công ư? Tôi đâu sợ cái tiếng xấu ấy, danh tiếng đối với tôi chẳng là cái gì cả. Sự yêu ghét của người đời đối với tôi chỉ như bong bóng xà phòng mà thôi. Chị **! dù tôi không nhận mình là thày của chị, không nhận chị là đệ tử của tôi, nhưng trên thực tế chị đã học đạo nơi tôi, điều đó chị không thể chối cãi được. Và những điều chị viết cho tôi qua lá thư vừa rồi, thể hiện rõ chị là một người học trò “phản phúc”. Ngày hôm qua đưa tôi lên mây, ngày hôm nay đạp tôi xuống đất.

Chị **!

Những cái trò mà chị đã biểu diễn với tôi trong lá thư vừa qua, cũng giống như “múa rìu qua mắt thợ”, “múa thước trước của lỗ ban” mà thôi. Chị định dùng cái chiêu mà tôi đã dạy chị, để cắn lại tôi ư? Thật là buồn cười.

Chị **!

Dù chị có múa may quay cuồng như thế nào, thì cũng không lọt qua khỏi tầm mắt trí tuệ của tôi đâu. Cũng giống như Tôn Ngộ Không dù có tài phép “cân đẩu vân”, thì cũng không thoát ra khỏi bàn tay của Phật tổ Như lai vậy. Chỉ có chị tưởng là mình thoát ra được, cũng giống như Tôn Ngộ Không tưởng là mình đã bay ra khỏi bàn tay của Phật Tổ mà thôi.

Chị **!

Thực ra, tôi đã sớm biết trước ngày này (ngày mà chị chê bai tôi, muốn dạy lại cho tôi) từ lâu rồi, từ khi tôi mới bắt đầu chỉ cho chị những bước đi đầu tiên kìa, vì thế tôi không nhận mình là thày của chị, không nhận chị là học trò của tôi, và chỉ gọi là trao đổi chứ không gọi là dạy Đạo. Và tôi cũng đã viết thơ cho chị @@@, nói về việc có thể chị sẽ dạy lại tôi trước đây vài tháng. Sở dĩ như vậy vì chuyện này đối với tôi không có gì là lạ cả. Vì hễ tu theo Thiền tông, thì người ta dễ bị rơi vào chỗ này lắm, và hầu như ít có ai thoát ra được cả. “Sự tự chứng”, tự cho mình là đúng, đâu phải chỉ giết chết một mình chị, mà nó đã giết chết biết bao nhiêu Thiền sư lẫy lừng rồi.

Thôi tôi xin dừng bút ở đây. Còn bốn lá thơ nữa tôi gởi cho chị qua đường chị @@@, nếu chị sợ không dám đọc thì đừng tới lấy. Từ đây chúng ta hết duyên với nhau, tôi sẽ không còn gởi thơ làm phiền chị nữa.

Xin chào!

Nguyễn đức Quý

(còn bốn lá thư nữa gởi cho chị ** cùng ngày 10-01-2002, khúc hay nằm ở những lá thư sau, mời các bạn đón xem)

Lá thư số 05

(Lá thư thứ hai gởi chị ** ngày 10-1-2002)

Cần thơ, ngày 10-01-2002

Chị ** thân mến!

Lá thơ này tôi viết tiếp theo lá thứ nhất. Sở dĩ tôi tách riêng nó ra là để giúp cho chị tận hưởng hương vị chiến thắng, vì chị nghĩ rằng tôi bị ăn cỏ, thậm chí còn bị tức giận, tự ái, bị ngã mạn khởi lên. Chị có nghĩ như vậy hay không? Tự chị sẽ biết điều đó.

Nếu chị viết lá thơ đó với mục đích để chọc tức tôi, để tôi thể hiện sự tự ái, thể hiện sự ngã mạn của tôi, thì tôi giúp cho chị thành công đó, qua lá thư đầu tiên mà tôi gởi cho chị, hãy tận hưởng hương vị chiến thắng đi, hãy tận hưởng niềm sung sướng thấy tôi bị ngã ngựa, bị tự ái, bị tức giận, bị ngã mạn đi.

Hoặc nếu chị không cố ý chọc tức tôi, qua lá thư đó. Nhưng khi đọc lá thư đó chị thấy tôi bị ăn cỏ, thậm chí còn bị tức giận, tự ái, bị ngã mạn khởi lên. Điều đó chứng tỏ rằng tôi chỉ là thằng ba xạo, nói dóc không có công phu gì cả, hám danh, hám quyền lực mà thôi, Và như thế có nghĩa là suy nghĩ đánh giá của chị về tôi là đúng, thì chị hãy tận hưởng suy nghĩ ấy đi.

Nhưng tôi có bị ăn cỏ hay không? có bị chị gạt hay không? có bị tự ái hay không? có bị tức giận hay không? có bị ngã mạn khởi lên hay không?…

Chỉ cần một lá thư này là đủ để giải đáp những điều đó, người có trí sẽ biết ngay.

Tôi bị gạt hay chính chị bị gạt? Tự chị khắc biết.

Xin chào!

Lá thứ số 06

Cần thơ, ngày 10-01-2002

Chị ** thân mến!

Trong lá thơ này tôi trao đổi đến khả năng cao nhất mà chị đã đạt được, thể hiện qua bức thư mà chị đã viết cho tôi. Đó là chị viết như vậy mà trong thâm tâm chị không nghĩ như vậy. Cụ thể:

Nếu chị viết: “Đối với sự nhìn nhận của cá nhân tôi, thư của thày đọc dường như rất chặt chẽ, rào chắn đâu vào đấy, có cảm tưởng khó mà có lối ra, vvv sắc sảo này nọ vvv nhưng vẫn là sự lặp lại, cũ kỹ, chẳng có gì là mới mẻ”, mà trong thâm tâm chị không nghĩ rằng: “Đối với sự nhìn nhận của cá nhân tôi, thư của thày đọc dường như rất chặt chẽ, rào chắn đâu vào đấy, có cảm tưởng khó mà có lối ra, vvv sắc sảo này nọ vvv nhưng vẫn là sự lặp lại, cũ kỹ, chẳng có gì là mới mẻ”.

Nếu chị viết: “Đến thời điểm này tôi thiết tưởng rằng viết cho nhau những lá thư như vậy là không hợp nữa rồi”, mà trong thâm tâm chị không nghĩ rằng “Đến thời điểm này tôi thiết tưởng rằng viết cho nhau những lá thư như vậy là không hợp nữa rồi”.

Nếu chị viết: “thầy nên giật mình cho chính bản thân thầy ấy, mặc dù dường như thày viết rất nhiều sách, mà sự chứng minh trong đó dường như rất có lý, rất chặt chẽ vvv”, mà trong thâm tâm chị không nghĩ rằng: “thầy nên giật mình cho chính bản thân thầy ấy, mặc dù dường như thày viết rất nhiều sách, mà sự chứng minh trong đó dường như rất có lý, rất chặt chẽ vvv”, vvv…vvv và còn nhiều nữa….

Tôi viết lá thơ này cho chị trong trường hợp như vậy đó (Còn trường hợp chị viết như vậy, mà trong thâm tâm chị cũng nghĩ như vậy. Cụ thể:

Nếu chị viết: “Đối với sự nhìn nhận của cá nhân tôi, thư của thày đọc dường như rất chặt chẽ, rào chắn đâu vào đấy, có cảm tưởng khó mà có lối ra, vvv sắc sảo này nọ vvv nhưng vẫn là sự lặp lại, cũ kỹ, chẳng có gì là mới mẻ ”, mà trong thâm tâm chị cũng nghĩ rằng: “Đối với sự nhìn nhận của cá nhân tôi, thư của thày đọc dường như rất chặt chẽ, rào chắn đâu vào đấy, có cảm tưởng khó mà có lối ra, vvv sắc sảo này nọ vvv nhưng vẫn là sự lặp lại, cũ kỹ, chẳng có gì là mới mẻ”.

Nếu chị viết: “Đến thời điểm này tôi thiết tưởng rằng viết cho nhau những lá thư như vậy là không hợp nữa rồi”, mà trong thâm tâm chị cũng nghĩ rằng “Đến thời điểm này tôi thiết tưởng rằng viết cho nhau những lá thư như vậy là không hợp nữa rồi”.

Nếu chị viết: “thầy nên giật mình cho chính bản thân thầy ấy, mặc dù dường như thày viết rất nhiều sách, mà sự chứng minh trong đó dường như rất có lý, rất chặt chẽ vvv”, mà trong thâm tâm chị cũng nghĩ rằng: “thầy nên giật mình cho chính bản thân thầy ấy, mặc dù dường như thày viết rất nhiều sách, mà sự chứng minh trong đó dường như rất có lý, rất chặt chẽ vvv”,

vvv…vvv và còn nhiều nữa….

Thì tôi sẽ viết cho chị trong một lá thơ riêng).

Chị **!

Nếu chị đạt đến trình độ sống với sự làm chủ của ông chủ như thế, nghĩa là muốn nói gì thì nói, nhưng không nghĩ như vậy. Đối với chị đó đơn thuần chỉ là một bó cỏ cho tôi mà thôi, thì tôi cũng xin chúc mừng chị, nhưng đồng thời cũng buồn cho chị. Chúc mừng chị vì chị đã chứng được pháp “làm chủ”. Mình vốn là “cái đó” là chủ nhân ông muốn làm gì thì làm, mình vốn chẳng thánh chẳng phàm, chẳng tà chẳng chánh, không sanh không diệt,…Trong Thiền tông chứng ngộ được đến đây là khá lắm rồi. Đối với các Thiền sư Nhật bản ngày xưa, hay đối với các Thiền Sư đời Lâm Tế trở về sau nói chung, mà đệ tử của họ chứng ngộ được đến đây thì họ đã mừng lắm rồi, và đã ấn chứng rồi. Nhưng đối với các Thiền sư đời đầu nhà Đường, thì chứng ngộ đến đây vẫn chưa là gì cả. Bởi vì vẫn còn bị kẹt nơi Pháp, chưa buông bỏ được Chân Tâm. Nó vẫn còn nằm trong vòng chi phối của tâm trí, sự nhận ra đó là sự nhận ra của tâm trí sanh diệt. Trước kia không biết, nay mới biết, đó chính là sự nhân biết có sanh diệt, có thay đổi, sản phẩm của tâm trí mà thôi. Nó là cái cửa phương tiện giả lập của các Thiền sư, để dẫn dắt kẻ hậu học mà thôi, không phải là pháp thực. Cụ thể là vẫn còn tham sân si, vẫn còn sự sợ hãi trong tâm. Sự chứng ngộ nào không lập tức đoạn diệt tham, sân, si, không lập tức đoạn trừ sự sợ hãi thì không phải là sự chứng ngộ chân thực. Trong lá thư tôi gởi cho bạn của Hương, tôi có nói đến hai loại cãi nhau. Loại thứ nhất là cãi nhau bất quy tắc, chính là nói đến việc sử dụng cái pháp này, muốn nói gì thì nói, chẳng cần quy tắc gì cả, chỉ là từ Chân Tâm phát ra đại dụng mà thôi. Nó còn ở giai đoạn thấp, phải tiến lên tới giai đoạn cao hơn. Đó là cãi nhau ở giai đoạn thứ hai: cãi nhau trong việc tuân thủ các quy tắc không được vi phạmcãi nhau có luật lệ rõ ràng, luật lệ đó là tuân thủ tính hình thức, tính hợp lý không được vi phạm, nhưng loại này chị không biết đâu, nói ra là dư, tôi chỉ nói sơ thế thôi. Nhưng dù đạt đến đây vẫn chưa phải là pháp đích thực của Phật. Pháp của Phật là “Bát chánh đạo” cơ. Còn phải nỗ lực nhiều mới có thể chứng ngộ được nó. Chỉ khi nào chứng ngộ được pháp Bát chánh đạo, chứng ngộ được Đạo đế thì khi đó mới được gọi là biết tu, chứ không phải là đã đến đích đâu nhé.

Lá thư này tôi chỉ viết cho chị được có bấy nhiêu thôi, tùy chị quyết định.

Xin chào!

Lá thư số 07

Cần thơ, ngày 10-01-2002

Chị ** thân mến!

Lá thơ này tôi bàn riêng về một số vấn đề mà chị đã viết qua những dòng chữ sau: “thực ra thì phải đi đâu nữa??? phải nỗ lực cái gì??? phải tìm kiếm cái gì nữa??? đã ở tại gốc, thời điểm này nói đi cũng được, ở cũng được vvv thời điểm này đối với tôi, thì ngôn ngữ nào cũng được cả, thánh – phàm, ma – người, tà – chánh,.. chẳng ra ngoài sự chứng kiến”.

Chị **! những dòng chị viết đó chỉ là những kiến giải do tâm trí của chị tạo dựng ra mà thôi. Bởi vì những lý luận đó, là dựa trên nhận thức về “Chân Tâm” hay về cái TA chân thật nơi chị, của tâm trí. Chị nhận ra chị là Phật, là thể tánh trùm khắp thế giới, vô biên, không ngằn mé, không sanh diệt, không thay đổi, không động chuyển, không đi lại, vvv. Chị là cái chủ thể nhận biết bao trùm lên tất cả, luôn luôn hiện hữu. Mọi hoạt động của chị từ vô thỉ đến giờ đều là đại dụng của nó. Chị vốn là “Phật” rồi và không thể xa rời được Phật, đã không thể xa rời thì còn làm gì nữa cho dư. Tất cả vốn đều là đại dụng của Phật, có cái gì không phải đâu, Ta vốn vẫn luôn luôn sống với Phật rồi đâu cần phải sống thêm nữa cho dư. Chẳng cần nỗ lực mà vẫn được, vvv… Đó là những kiến giải cao nhất mà chị có thể đạt được hiện nay, nếu không muốn nói là còn thấp kém hơn nữa. Chị tưởng đó là Ngộ ư? Phải đó là Ngộ! Nhưng là cái ngộ của tâm trí, hạn hẹp và sanh diệt, chứ không phải là cái ngộ của trí bát nhã vô biên bất sanh bất diệt. Chị tưởng là chị đã ở tại gốc rồi ư? Phải! đúng là chị đã ở tại gốc, nhưng không phải là gốc thực, mà là cái gốc giả tạo do tâm trí của chị tạo ra để đánh lừa chị.

Bởi vì đó là cái ngộ của tâm trí hạn cuộc, nên tâm trí của chị chưa được giải phóng, chưa được khai thông, sáng suốt, mà vẫn còn bị bế tắc mê mờ, nhiều chỗ còn chưa biết. Cho nên sự tò mò của tâm trí vẫn còn. Chỉ có điều chị cố ý, gượng ép gạt nó đi mà thôi. Vì thế mới có vấn đề mà chị viết: “thực ra thì phải đi đâu nữa??? phải nỗ lực cái gì??? phải tìm kiếm cái gì nữa???”.

Chị viết: “thực ra thì phải đi đâu nữa???”, nghĩa là vấn đề: “đi đâu”, đã có nơi chị, và vẫn còn nơi chị. Đây là sự phân vân của chị: nên đi đâu nữa hay không nên đi đâu nữa? Chẳng qua chị dùng cái lý luận đó (“thực ra thì phải đi đâu nữa???”) để gạt người khác và tự gạt chính mình là không còn cần đi đâu nữa mà thôi. Nếu chị thực sự đạt được “ở tại gốc” như vậy, thì vấn đề có nên “đi đâu” nữa hay không? Không có sanh khởi, không có tồn tại và không có hiện hữu nơi chị. Mà nếu vấn đề này đã không sanh khởi, không tồn tại và không hiện hữu, thì chị đâu cần phải gạt bỏ chúng (không có lấy gì gạt bỏ), đâu cần phải trốn tránh chúng, đâu cần phải chối bỏ chúng, và kiến giải “thực ra thì phải đi đâu nữa???” của tâm trí làm sao có thể xuất hiện ở nơi chị được? Bởi vì chị còn phải gạt bỏ nó, chối bỏ nó, trốn tránh nó, nên điều đó chứng tỏ rằng nó vẫn còn có nới chị, và Sự đạt được của chị chỉ là giả tạo do tâm trí của chị tạo ra để lừa gạt chị mà thôi.

Chị viết: “phải nỗ lực cái gì???”, nghĩa là vấn đề: “nỗ lực”, đã có nơi chị, và vẫn còn nơi chị. Đây là sự phân vân của chị: nên nỗ lực tu tập nữa hay không nên nỗ lực tu tập nữa nữa? Chẳng qua chị dùng cái lý luận đó (“phải nỗ lực cái gì???”) để gạt người khác và tự gạt chính mình là không còn cần phải nỗ lực tu tập nữa mà thôi. Nếu chị thực sự đạt được “ở tại gốc” như vậy, thì vấn đề có nên “nỗ lực” nữa hay không? Không có sanh khởi, không có tồn tại và không có hiện hữu nơi chị. Mà nếu vấn đề này đã không sanh khởi, không tồn tại và không hiện hữu, thì kiến giải “phải nỗ lực cái gì???” của tâm trí làm sao có thể xuất hiện ở nơi chị được? Bởi vì chị còn phải gạt bỏ nó, chối bỏ nó, trốn tránh nó, nên điều đó chứng tỏ rằng nó vẫn còn có nơi chị, và Sự đạt được của chị chỉ là giả tạo do tâm trí của chị tạo ra để lừa gạt chị mà thôi.

Chị viết: “phải tìm kiếm cái gì nữa???”, nghĩa là tâm tìm kiếm, đã có nơi chị, và vẫn còn nơi chị. Đây là sự phân vân của chị: nên tìm kiếm nữa hay không nên tìm kiếm nữa? Chẳng qua chị dùng cái lý luận đó (“phải tìm kiếm cái gì nữa???”) để gạt người khác và tự gạt chính mình là không còn cần phải tìm kiếm gì nữa mà thôi. Nếu chị thực sự đạt được “ở tại gốc” như vậy, thì vấn đề có nên “tìm kiếm” nữa hay không? Không có sanh khởi, không có tồn tại và không có hiện hữu nơi chị. Mà nếu vấn đề này đã không sanh khởi, không tồn tại và không hiện hữu, thì kiến giải: “phải tìm kiếm cái gì nữa???”, của tâm trí làm sao có thể xuất hiện ở nơi chị được? Bởi vì chị còn phải gạt bỏ nó, chối bỏ nó, trốn tránh nó, nên điều đó chứng tỏ rằng nó vẫn còn có nơi chị, và Sự đạt được “ở tại gốc” của chị chỉ là giả tạo do tâm trí của chị tạo ra để lừa gạt chị mà thôi.

Ở đây không phải là chúng không có nơi chị, nghĩa là không phải chị không còn tâm đi đâu nữa, không phải là chị không còn muốn nỗ lực nữa, không phải là chị không còn tâm tìm kiếm nữa; mà thực ra chúng vẫn còn nơi chị. Vì sở ngộ của chị là cái sở ngộ giả tạo do tâm trí của chị tạo ra để lừa gạt chị mà thôi. Cái mà chị cho là ở tại gốc, chỉ là sản phẩm của tâm trí, của trí tưởng tượng của chịu mà thôi. Bởi vì nếu là “ở tại gốc thực sự”, thì làm gì có những vấn đề trốn chạy và chối bỏ chúng như vậy, chúng có tồn tại đâu mà phải trốn chạy, chối bỏ? Và những kiến giải của chị: “thực ra thì phải đi đâu nữa??? phải nỗ lực cái gì??? phải tìm kiếm cái gì nữa???” do chị viết ra, chính là bằng chứng hiển nhiên nhất cho sự chối bỏ, chốn chạy chúng của chị, cho việc chưa đạt được gốc thực sự của chị.

Chị **! bởi vì chị bị tâm trí của chị lừa gạt, làm cho chị tưởng là mình đã ở tại gốc. Nhưng thực sự thì chị vẫn chưa ở tại gốc được. Vì vậy có nhiều việc liên quan đến sự tu tập chị vẫn chưa biết, nhiều vấn đề chị vẫn còn bị bế tắc. Nhận thức hiện nay của chị, chưa làm cho chị được thỏa mãn, tầm hồn chị chưa hoàn toàn được thanh thoát. Do đó sự tò mò của tâm trí vẫn còn nơi chị, khát vọng hiểu biết vẫn còn nơi chị, nhu cầu hiểu biết vẫn còn nơi chị. Chúng vẫn còn ảnh hưởng đến chị, dày vò tâm trí của chị. Chỉ có điều chúng bây giờ rất nhẹ, ảnh hưởng rất yếu đến chị, chứ không còn mạnh mẽ như trước kia mà thôi. Nhưng chúng vẫn còn, dù ở dạng rất nhẹ, rất vi tế. Nên chị dễ dàng gạt bỏ chúng qua một bên, đè nén sự sanh khởi của chúng, tạm thời quên chúng đi… Nhưng những khi chỉ còn lại một mình, cô đơn trong lặng lẽ, chúng sẽ lại hiện ra quấy rối chị, làm phiền chị, và chị cũng thấy là còn một cái gì đó chưa ổn lắm. Từ sâu thẳm trong tâm can của chị, chị vẫn còn day dứt với những điều chưa biết, những điều bế tắc đó. Và chị không dám đối diện thật sự với nó mà thôi. Chị rất ngại, và không thích những cuộc trao đổi, tìm hiểu đẩy chị vào chỗ phải đối diện với những điều bế tắc, những điều chưa biết đó của chị.

Người thực sự “ở tại gốc”, thực sự sống với trí bát nhã, thực sự sống với chứng kiến, là người thông suốt hết, không còn một chút gì bế tắc, nhờ sự hoạt động của trí bát nhã nơi họ. Họ không còn sự tò mò của tâm trí, không có nhu cầu hiểu biết, không có khát vọng hiểu biết, vì họ đã thông suốt hết rồi. Chứ không phải là họ phải đè nén chúng, gạt bỏ chúng, chối bỏ chúng, chạy trốn chúng như chị.

Sự đoạn diệt của sự tò mò của tâm trí, khát vọng hiểu biết, nhu cầu hiểu biết, sẽ đạt được là nhờ Giác, nhờ Ngộ đích thực, chứ không phải nhờ vào kiến giải: “thực ra thì phải đi đâu nữa??? phải nỗ lực cái gì??? phải tìm kiếm cái gì nữa??? đã ở tại gốc, thời điểm này nói đi cũng được, ở cũng được vvv thời điểm này đối với tôi, thì ngôn ngữ nào cũng được cả, thánh – phàm, ma – người, tà – chánh,.. chẳng ra ngoài sự chứng kiến” như của chị hiện nay, để mà dùng tâm trí đè nén chúng, chối bỏ chúng, trốn chạy chúng, vvv.

Xin chào chị!

Lá thư số 08

Cần Thơ, ngày 10-1-2002

Chị ** thân mến!

Đọc thư của chị, người nào không biết, cứ tưởng là chị hay lắm, chị “thoát” lắm, và chị đã bắt bài của tôi rồi. Có lẽ là chị nghĩ như vậy. Nhưng chị thật là nhầm to. Bởi vì tôi đã cất vó rồi. Chị đã bị cắn câu rồi. Chị đã sa bẫy của tôi mà không biết, lại còn ở trong bẫy, đắc chí diễu võ, dương oai, thật tức cười. Bởi vì tôi viết lá thư đó để dụ chị phải viết lên điều mà tôi muốn chị viết. Và những điều mà tôi muốn chị viết, chính là những gì chị đã viết ra trong lá thư gởi cho tôi. Thực ra những điều đó là những suy nghĩ của chị về tôi lâu rồi, nhưng chị cố giấu đi, không dám nghĩ tới, và không dám nói ra mà thôi (vì sợ bị rơi vào ăn cỏ). Điều này đối với tôi không có gì là lạ cả, Trong lá thư gởi cho chị @@@ ngày 21-12-2001, tôi đã viết cho chị @@@ điều này rồi (tôi sẽ gởi kèm cho chị tham khảo). Và cũng không phải mới đây, ngay từ ban đầu, khi mới trao đổi về Thiền với chị, tôi đã biết ngày này có thể xảy ra. Và tôi đã dự phòng để cho nó tiến triển được thuận lợi. Để cho chị được yên tâm nghĩ như vậy, và viết như vậy. Đó chính là quy ước về việc dùng bút mực đỏ của tôi. Bởi vì những thủ thuật gì, những chiêu thức gì được sử dụng, mà quan trọng nhất là đưa cỏ cho chị, tôi đều nói cho chị biết. Do vậy chị sẽ cảnh giác, sự cảnh giác của tâm trí (Thực ra cho nhau ăn cỏ là một pháp tu, và ta phải cảnh giác với cỏ của tất cả mọi người, chứ không phải là thủ thuật để đánh đố nhau, vì vậy nếu ai chỉ cảnh giác với cỏ của tôi, và với một số người nào đó, còn cỏ của người khác thì lại không thấy là cỏ, thì thực ra người đó chẳng biết gì hết). Do sự cảnh giác của tâm trí đó, chị sẽ không dám suy nghĩ đến, và không dám để lộ ra suy nghĩ thực của mình, vì sợ thua, sợ bị tôi cho ăn cỏ. Chính vì lý do đó, mà tôi quy ước trước với chị, là khi tôi dùng viết mực đỏ nghĩa là phải hiểu theo đúng những gì mà tôi viết. Nghĩa là tôi viết thật, chứ không phải cỏ tôi đưa ra để gạt chị. Nhờ vậy, ngày hôm nay, tôi sử dụng nó để gạt chị. Nhờ tôi dùng viết mực đỏ, nên chị yên tâm là tôi nghĩ như vậy, tôi nghĩ như những gì được tôi viết ra cho chị. Nghĩa là tôi bị mắc kẹt vào tâm trí, bị ngôn ngữ trói buộc. Chị nghĩ là không phải tôi đưa cỏ cho chị. Nên chị yên tâm với nhận xét của chị về tôi, yên tâm với việc viết lên những suy nghĩ đó của chị về tôi. Những điều mà tôi muốn chị phải nói ra. Mà nếu tôi dùng viết mực xanh để viết, thì chưa chắc chị đã lộ ra những suy nghĩ đó của chị.

Chị **!

Thực ra lá thư của tôi chỉ là một bó cỏ tôi dụ chị mà thôi. Chị tưởng những điều tôi viết trong lá thư đó là những suy nghĩ của tôi về chị ư? chị lầm rồi! Tôi đã nói là tôi không sống trong “sự biết…,” “sự hiểu…..” thì làm sao tôi lại có tâm biết chị được. Cái biết của tâm trí đó tôi đã đoạn diệt từ lâu rồi. Chỗ này là chỗ tôi đã tự mình phát hiện ra bằng sự sống thuần thục với nó, bằng tuệ giác của tôi. Nó đâu giống với chị, chỉ là một chút kiến thức học của người khác, mà bản thân chưa chứng nghiệm được. Như vậy, ngay từ đầu khi tôi đưa ra quy ước về cái bút màu đỏ, là tôi đã đặt sẵn cái bẫy dành cho chị ngày hôm nay rồi. Vì thế cái bẫy mà tôi tạo ra đây, là cái bẫy tôi tạo ra từ trước, để khi cần thiết có thể đánh lừa được sự cảnh giác của tâm trí của chị, và bây giờ tôi đã thành công. Điều này để cho thấy rằng, những suy nghĩ của chị về tôi đối với tôi không có gì là bất ngờ cả. Mà tôi đã biết từ trước là có thể xảy ra. Bởi vì tôi biết rõ, việc tu theo pháp “Thiền” của Thiền tông này, sẽ dẫn người ta đến những chỗ tưởng tượng, ngộ nhận sai lầm như chị ngày hôm nay vậy. Những điều tôi nói trên, là luận về chị ở mức độ khá nhất, nghĩa là chị còn biết cảnh giác với những điều mà tôi viết cho chị là cỏ tôi đưa cho chị, và tôi dùng bút mực đỏ mới có thể đánh lừa được chị. Còn trên thực tế tôi sợ rằng chị còn chưa được như vậy. Nghĩa là mặc dù đã được tôi cho biết, chị vẫn ăn no cỏ của tôi từ trước đến nay. Và trong trường hợp này, có khi tôi không cần dùng tới bút mực đỏ, mà chỉ cần dùng tới bút mực xanh thôi thì chị cũng đã bị sa bẫy rồi. Thực ra có thể chị còn dễ bị dụ hơn là sự phòng xa của tôi. Tôi dùng đến bút mực đỏ, e rằng còn đánh giá quá cao khả năng của chị.

Chị **!

Tôi “rào chắn” kỹ càng trong lá thơ đó không phải là để cho chị bị bí, mà tôi “rào chắn” trong lá thơ đó, là để chị bắt buộc phải viết lên lá thư này, viết lên cái điều mà chị vẫn suy nghĩ lâu nay, nhưng không dám nói thật với tôi, viết lên cái điều thể hiện sự “Đại Ngã mạn” của chị, và cũng chính là “Tâm ma” của chị (Với cái sự hám danh: “đạt đạo” của chị, mà bị gọi là “Tâm ma” thì tức lắm, không thể chịu nổi đâu). Sự ngã mạn đó thể hiện ở chỗ vừa sanh tâm coi thường người mà mình vẫn luôn miệng gọi là thày, vừa thể hiện “sự tự chứng”, lỗi kỵ nhất trong nhà Thiền. Tôi viết thư chính là thúc ép chị phải để lộ ra những điều đó và chị đã bị dính câu. Chị tưởng là mình giỏi, nhưng bị gài bẫy mà không biết, giỏi cái gì?

Với lá thư đó, chị đã chính thức cắt đứt duyên trao đổi giữa chúng ta. Kể từ giờ về sau, tôi sẽ không có duyên để trao đổi Phật pháp và việc tu hành với chị nữa. Lá thư này là lá thư cuối cùng, tôi viết cho chị ở vị trí của một người hướng dẫn, vị trí người thày, viết cho học trò của mình. Sau lá thư này quan hệ của chúng ta đã đổi khác. Trở về quan hệ ngang hàng như bao người khác. Bây giờ tôi đi vào nội dung chi tiết.

Vấn đề thứ nhất:

Thư chị viết cho tôi: “Nhưng vẫn là sự lập lại cũ kỹ chẳng có gì là mới mẻ”; và: “đến thời điểm này tôi thiết tưởng rằng viết cho nhau những lời lẽ như vậy là không hợp nữa rồi. Nếu có gì hay hơn, sáng tạo hơn thì thầy hãy viết cho tôi nhé”.

Chị viết như vậy người đọc sẽ có cảm nhận rằng tôi rất cần chị thu nhận kiến thức của tôi, tôi rất cần chị tu hành tiến bộ, còn chị thì không cần, Tôi ép buộc chị thu nhận kiến thức của tôi, tôi ép buộc chị tu hành, và vì vậy tôi cần phải cám ơn chị về điều đó. Thật là ngược đời, người cho phải năn nỉ người nhận, nhận món đồ mình cho, và phải cám ơn người nhận vì đã nhận món đồ của mình. Nhưng tôi đã bao giờ năn nỉ chị chưa? hay là chính bản thân chị đề nghị tôi chỉ dạy cho chị?

Chị **!

Chị tu hay không tu? đối với tôi không quan trọng! Vì nó chẳng dính dáng gì với tôi cả. Nó chỉ dính dáng với chính bản thân chị mà thôi. Chị có tu, tôi cũng chẳng được gì! mà chỉ có chị được mà thôi. Chị không tu, tôi cũng chẳng mất gì! mà chỉ có chị mất mà thôi. Chị chấp nhận kiến thức của tôi, hay không chấp nhận kiến thức của tôi? đối với tôi không quan trọng! Chị chấp nhận kiến thức của tôi, tôi cũng chẳng được gì! mà chỉ có chị được mà thôi. Chị không chấp nhận kiến thức của tôi, tôi cũng không mất gì! mà chỉ có chị mất mà thôi. Vậy thì tại sao tôi lại cần chị tu? Tại sao tôi lại cần chị thu nhận những kiến thức của tôi? Chị tưởng là những điều đó đối với tôi quan trọng lắm ư? Chị lầm rồi! Chị đã tự đánh giá quá cao vai trò của chị đối với tôi rồi! Chị đừng nói là chị không nghĩ như vậy. Nếu chị không nghĩ như vậy, thì chị đã chẳng viết câu: “Nếu có gì hay hơn, sáng tạo hơn thì thầy hãy viết cho tôi nhé”.

Chị **!

Chị và mọi người có thừa nhận hay không thừa nhận kết quả tu hành của tôi hay không? đối với tôi không quan trọng! Chị và mọi người khen hay chê việc tu hành, kết quả tu hành của tôi, đối với tôi không quan trọng! Vấn đề quan trọng đối với tôi là thực sự tôi tu hành đúng hay sai? Tôi tu hành có kết quả hay không có kết quả? Kết quả mà tôi đạt được là kết quả thực, hay kết quả giả tạo, do tâm trí tạo ra để đánh lừa mình? Đó mới là những vấn đề quan trọng đối với tôi.

Nếu thực sự tôi tu hành sai đường, thì dù chị và tất cả mọi người trên thế giới bảo rằng tôi tu đúng đường, thì cũng không vì thế mà việc tu sai của tôi trở thành tu đúng được. Ngược lại: nếu thực sự tôi tu hành đúng đường, thì dù chị và tất cả mọi người trên thế giới bảo rằng tôi tu sai đường, thì cũng không vì thế mà việc tu đúng của tôi trở thành tu sai được.

Những việc thừa nhận hay không thừa nhận, khen hay che, bài xích hay ủng hộ,… của chị và mọi người về kết quả tu tập của tôi, về con đường tu tập của tôi, đối với tôi chẳng có một chút ý nghĩa nào cả, hoàn toàn vô giá trị. Chị đừng tưởng là chúng quan trọng đối với tôi.

Vì vậy chị đừng có dùng những toan tính nào đó, như công nhận hay không công nhận tôi, khen hay chê tôi, đề cao hay hạ thấp tôi… để mà trói buộc tôi. Đừng có mưu mô tạo lập một cái khuôn nào đó để mà ép tôi vào. Người thực Ngộ sống không có một khuôn mẫu nào cố định cả. Khuôn mẫu chỉ là do Tâm trí tạo ra mà thôi.

Nếu chị nghĩ tôi cần những cái vớ vẩn đó thì chị đã quá coi thường tôi rồi, và đó chỉ là biểu hiện của sự đại ngã mạn nơi chị, là biểu hiện của “TÂM MA” của chị mà thôi.

Sở dĩ lâu nay tôi viết thư với nhưng lời lẽ như thế này, nhằm thúc đẩy chị, vì do duyên mà thôi, do duyên tôi ở vào vị trí hướng dẫn cho chị, do tôi đã hứa hướng dẫn chị trước kia mà thôi. Chứ đâu phải là tôi cần chị tu tập đâu?

Nếu chị đã cho là mình giỏi rồi, không cần sự chỉ dạy của tôi nữa, và chị đã chính thức, viết thư hủy bỏ đề nghị trước kia của chị, Để hạ thấp vị trí của tôi đối với chị xuống, đưa cao vị trí của chị đối với tôi lên. Mà tôi vẫn không chịu, vẫn níu kéo chị bằng những lá thư đó, thì khi đó chị mới có thể nói là tôi cần sự tu hành của chị, tôi cần chị học những kiến thức của tôi, và chị mới có thể viết lên những dòng chữ như chị đã viết. Nhưng chị chưa bao giờ công bố điều đó đối với tôi cả, chưa bao giờ chính thức hủy bỏ đề nghị đó của chị đối với tôi cả. Và vì thế những dòng chữ chị viết cho tôi là không hợp lý, không hợp thời, và không đúng vị trí, cho nên nó chính là dấu hiệu rõ ràng của sự Đại ngã mạn, của “TÂM MA” đang hoạt động nơi chị.

Chị **!

Nếu chị cho rằng là mình đã giỏi rồi, đã cao siêu rồi, không cần tôi hướng dẫn nữa, thì chị phải viết thư chính thức hủy bỏ cái đề nghị trước kia của chị, để chúng ta thay đổi lại vị trí của mình đi chứ, tại sao chị lại không làm điều đó? Tôi viết cho chị như vậy là để làm tròn lời hứa trước kia với chị mà thôi, chứ đâu phải là tôi ép buộc gì chị, tôi đâu có mong muốn gì nơi chị, mà tôi cần phải năn nỉ chị học các kiến thức của tôi, để rồi bây giờ chị lên giọng dạy đời như vậy, làm như chị chấp nhận học các kiến thức của tôi, là ban ơn cho tôi vậy. Có lẽ vì tôi chấp nhận chỉ dạy cho chị một cách quá dễ dàng, chỉ mất có vài câu nói, lên chị mới có tâm coi thường như vậy. Nếu tôi làm khó chị như Tổ Bồ đề đạt Ma ngày xưa làm khó tổ Huệ Khả đến nỗi phải mất một cánh tay, thì khi đó chị mới trân trọng hơn. Nhưng tôi nghĩ chị không dám làm như Tổ Huệ Khả đâu, vì Tổ Huệ Khả có tâm cầu đạo thực sự, sẵn sàng hy sinh cánh tay của mình để cầu đạo, còn chị thì học đạo cũng như tạo ra một cái áo mới, một món đồ trang sức mới của mình mà thôi. Giá trị của Đạo đối với chị chỉ có thế, thì làm sao chị có thể đánh đổi cánh tay của mình để có nó được.)

Trước hết tôi xin nói rằng: những điều mới thì còn nhiều, nhưng tôi chưa thể viết cho chị, vì trình độ của chị chưa đủ sức để tiếp nhận nó, vì vậy tôi chưa thể chỉ cho chị được. Việc tu học là phải từ từ, học xong cái này mới có thể học cái khác cao hơn, chứ không thể “chưa học bắt chuột, đã vội nhảy bếp được”. Cũng như học sinh phải tuần tự học từ lớp 1 đến lớp 12 rồi sau đó mới vào đại học, và lên cao hơn nữa được. Không thể làm cái việc mà học bốn phép tính chưa xong đã nhảy lên học phép tính tích phân vi phân được. Tôi chỉ dạy cho chị là chỉ dạy cho chị tu hành, chứ không phải là dạy một mớ kiến thức suông để đi khoe khoang với đời được. Vì vậy có nhiều điều tôi phải nhắc đi nhắc lại nhiều lần, vì ở đây là cần phải “thật hành”, chứ không phải là nói lý thuyết suông được. Những cái điều mà chị cho là cũ kỹ đó, đúng nó là nó cũ kỹ đối với tâm trí của chị, nhưng đối với sự thật hành của chị thì nó vẫn còn là những điều mới mẻ lắm. Với những người tu thực sự, luôn luôn biết tự phản tỉnh, thì những điều đó là luôn luôn mới, và không bao giờ cũ cả. Chỉ có những người sống với sự tò mò của tâm trí, đi truy tìm những kiến thức mới không phải để tu tập, mà để bành trướng bản ngã thì mới thấy nó cũ mà thôi (Vì họ có tu đâu mà thấy nó là mới). Thấy những điều cũ kỹ là mới là chỗ thấy của trí tuệ, của người thực tu, của người có “kinh nghiệm thực sự”; còn thấy những điều cũ kỹ là cũ kỹ thì đó là chỗ thấy của tâm trí, của người không thực tu (mà tu danh để có danh tu), của người không có kinh nghiệm thực sự, mà có “kinh nghiệm giả tạo – tức kinh nghiệm của tâm trí”.

Tôi xin trình bày kỹ hơn vấn đề này một lần nữa:

Tâm trí luôn luôn thèm khát thu nạp những cái mới, những kiến thức mới, với những cái mới mẻ hấp dẫn, thì nó hứng thú vô cùng. Còn đối với những điều mà nó đã biết rồi, những điều cũ kỹ, thì nó không bị hấp dẫn, không có hứng thú, mà nó chán ngán vô cùng, vì nó đã biết rồi. Khi đọc sách báo, thư từ, hay trao đổi với người khác, nó không đọc trên chính những điều đang được đọc, không trao đổi trên chính những điều đang được trao đổi. Mà nó đọc, nó trao đổi trong sự so sánh: điều này ta đã biết rồi, điều này ta đã nghe rồi, điều này ta đã được đọc rồi, điều này người này đã nói,… Nó chỉ chú ý quan tâm đến những điều đó, mà không chú ý quan tâm đến chính nội dung đang được đọc, đang được trao đổi. Đó chính là những sự biểu hiện của sự tò mò của tâm trí. Người sống như vậy là sống với tâm trí, bị tâm trí lừa gạt.

Người sống với tâm trí là kẻ ngu, sống với tình thức, sống với “phi như lý tác ý”, không sử dụng trí tuệ mà sử dụng tâm trí. Sử dụng như thế nào:

“Không như lý suy tư đặt câu hỏi
Không như lý suy tư trả lời câu hỏi.
Khi người khác như lý trả lời với những câu, những chữ vuông tròn, với những hành văn trơn tru chải chuốt, không có chấp nhận”
 (Tăng chi bộ Kinh tập 1, phẩm 3 pháp, người trí và kẻ ngu)

Sự hành xử của chị khi đọc sách và thư của tôi, chính là theo cách này. Điều đó cho thấy: chị chính là kẻ ngu, không có trí sống trong tình thức, tâm trí.

Nếu sống với “Chứng kiến” một cách đích thực, thì không sống với tâm trí, không sống với sự tò mò của tâm trí, không bị tâm trí lừa gạt. Và như vậy nghĩa là: lúc nào cũng sống trong sự mới mẻ, mỗi một ngày sống là một ngày mới, ngày nào cũng là ngày đầu tiên của cuộc sống. Lần đọc nào cũng là lần đọc đầu tiên, mỗi lần đọc là một lần mới, luôn luôn sống với cái mới, không hề có cái cũ. Nói một cách chính xác hơn thì ở trong đây không có mới, cũng không có cũ, cũ mới đều không có, cũ hay mới chỉ là sự phân biệt do tâm trí tạo ra mà thôi.

Khi sống trong “Chứng kiến đích thực” thì không bị sự hấp dẫn của cái mới thu hút, không bị sự không hấp dẫn của cái cũ làm cho buồn tẻ, chán ngán. Nói đúng hơn thì khi đó ta không thấy mới cũng như không thấy cũ, không thấy hứng thú với cái mới, cũng như không thấy chán ngán với cái cũ. Khi đọc sách báo, thư từ, hay trao đổi với người khác, ta đọc trên chính những điều đang được đọc, trao đổi trên chính những điều đang được trao đổi. Và ta không đọc, không trao đổi trong sự so sánh: điều này ta đã biết rồi, điều này ta đã nghe rồi, điều này ta đã được đọc rồi, điều này người này đã nói,… Ta không chú ý quan tâm đến những điều đó, mà chỉ chú ý quan tâm đến chính nội dung đang được đọc, đang được trao đổi. Người sống với chứng kiến thực sự là sống như vậy đó.

Trong những dòng chị viết cho tôi: “Nhưng vẫn là sự lập lại cũ kỹ chẳng có gì là mới mẻ”; và: “đến thời điểm này tôi thiết tưởng rằng viết cho nhau những lời lẽ như vậy là không hợp nữa rồi. Nếu có gì hay hơn, sáng tạo hơn thì thầy hãy viết cho tôi nhé”, thể hiện rõ chị có thấy mới, và có thấy mới; chị chán ngán không hứng thú đối với những cái cũ, mà chỉ có sự hứng thú đối với những cái mới mà thôi. Và điều đó là bằng chứng cho thấy rằng chị đang sống với tâm trí, sống với sự tò mò của tâm trí (bất quá là đè nén nó mà thôi), bị tâm trí lừa gạt. Như vậy cũng đồng nghĩa là chị hoàn toàn chưa biết gì về “Chứng kiến đích thực” cả, bất quá chỉ là “chứng kiến giả tạo do tâm trí tạo ra mà thôi”. Nếu chị tự cho là mình đúng, thì cứ tiếp tục sống với nó đi, để mau đi vào địa ngục A tỳ.

Lại nữa người sống trong “chứng kiến đích thực” thì không bao giờ viết như thế này: “Nhưng vẫn là sự lập lại cũ kỹ chẳng có gì là mới mẻ”; và: “đến thời điểm này tôi thiết tưởng rằng viết cho nhau những lời lẽ như vậy là không hợp nữa rồi. Nếu có gì hay hơn, sáng tạo hơn thì thầy hãy viết cho tôi nhé”. Người sống trong “chứng kiến đích thực” thấy rõ được yếu điểm của đối phương, và đâm vào đó mà thôi, chứ không hợm mình như vậy.

Người sống trong “chứng kiến đích thực” là người có trí, sống trong “như lý tác ý”, và sử dụng trí tuệ của mình. Sử dụng như thế nào:

Như lý suy tư, đặt câu hỏi.
Như lý suy tư, trả lời câu hỏi.
Khi người khác như lý trả lời với những câu, những chữ vuông tròn, với những hành văn trơn tru chải chuốt, liền chấp nhận
.” (Tăng chi bộ Kinh tập 1, phẩm 3 pháp, người trí và kẻ ngu.)

Vấn đề thứ hai:

Thư chị viết cho tôi: “…còn nếu như thày nói sau khi thày về, thày tưởng tôi ngày càng tiến bộ, ai dè chị ngày càng thụt lùi, thì thày nên giật mình cho chính bản thân thày ấy”.

Chị **!

Tôi rất cám ơn lời cảnh tỉnh đó của chị. Nhưng cám ơn không có nghĩa là tôi chấp nhận đâu nhé. Bởi vì tôi biết rõ mình không bị mắc lỗi đó.

Nếu tôi tưởng rằng “chị ngày càng tiến bộ”, để rồi sau đó lại thất vọng phát hiện ra “chị ngày càng thụt lùi”, thì đúng là tôi cần phải giật mình thật, và lời cảnh tỉnh của chị là phải lắm. Nhưng rất tiếc tôi chưa bao giờ tưởng rằng, chưa bao giờ nghĩ rằng “chị ngày càng tiến bộ”, và cũng không hề nghĩ rằng: “ai dè chị ngày cành thụt lùi”. Làm sao mà tôi có thể nghĩ như thế, có thể tưởng như thế được. Chính vì tôi biết như thế tôi không nghĩ như thế, nên khi mới vào đầu, buổi đầu tiên chính thức trao đổi, tôi luôn luôn nói là “chỉ trao đổi chứ không phải dạy”, tôi luôn luôn nói là tôi không biết chị, và vì vậy tôi không nhận mình là thầy của chị… Người không biết thì tưởng lúc đó là tôi khiêm tốn. Nhưng thực ra không phải là tôi khiêm tốn đâu. Mà là tôi đang tạo ra những cái bẫy, để sau này phản công lại, như ngày hôm nay tôi đang làm với chị đó. Thực ra những lời khen, và sự chê bai của tôi đối với chị chỉ là những bó cỏ, được tôi dùng làm thủ thuật để cho Bản ngã của chị thò ra, như con rắn thò ra khỏi hang (khi được khen), và giúp cho chị phản tỉnh soi rọi lại mình (khi bị chê), để mà có sự tiến bộ trong tu tập. Bởi vì quá trình tu tập thực chất là quá trình tự hạ mình xuống, quá trình làm giảm bản ngã và đi đến tiêu diệt nó mà thôi.

Khi mình biết là mình bị ngã mạn, tức là ta đã có cơ hội để làm giảm bản ngã của mình, có cơ hội để tiến bộ trong tu tập. Nhưng ngày hôm nay, khi bị chê, chị không những không biết phản tỉnh lại mình, mà lại còn phơi trần cái bẳn ngã nhỏ nhen, ích kỷ của mình ra, phơi bày cái “TA” to tướng của chị ra. Tôi thật rất lấy làm tiếc, và tội nghiệp cho chị. Như vậy khi tôi khen chị thì không phải là tôi khen thực, mà đó chỉ là một bó cỏ tôi đưa cho chị ăn mà thôi, nếu chị tỉnh táo, có công phu thực sự sẽ không bị nó đánh lừa. Còn nếu chị không có công phu thực sự mà chỉ có một mớ kiến thức thôi, thì chị sẽ lầm tưởng là mình hay, mình giỏi, nhưng khiêm tốn không nói ra, không lộ cái bản ngã to đùng đó ra. Khi đó lời khen của tôi sẽ làm cho chị yên tâm, và hứng chí khi được khen mà làm dáng, làm điệu, thò cái bản ngã của mình ra. Khi đó tôi sẽ đập cho bản ngã của chị một cái, bằng việc chê bai chị. Nếu là người có tâm tu thực sự, chị sẽ tỉnh ngộ ngay, còn nếu không có tâm tu thực sự, thì chị sẽ viết thư theo cái cách mà chị đã viết cho tôi như vừa rồi. Vì thế mà tôi mới nói rằng tôi chấp nhận lời khuyên của chị.

Vấn đề thứ ba:

Thư chị viết cho tôi: “Tôi muốn hỏi thầy một câu, khi người ta có kinh nghiệm đích thực, thật sự thì có nên viết sách? có nên chứng minh Chân như này nọ? Bình thường, khi không chắc chắn cho lắm về kinh nghiệm thì người ta phải chứng minh đủ thứ để bù đắp cho sự thiếu hụt không chắc chắn…

Khi người ta có kinh nghiệm thực sự rồi thì có nên viết sách hay không? Câu hỏi này của chị đối với tôi thật khó trả lời.

Không phải vì tôi không trả lời được, mà là vì trình độ của chị quá thấp kém, không thể hiểu nổi câu trả lời của tôi. Nếu trình độ cỡ chị @@@ thì mới có thể hiểu nổi câu trả lời đó mà thôi. Bởi vì hiện nay, đối với chị, khi chị viết sách tức là còn thấp kém, là chưa có kinh nghiệm thực sự (vì viết để khoe khoang kiến thức,… do ngã mạn. do tính háo danh), vì vậy khi có công phu cao hơn tức là phải khiêm tốn, không khoe khoang nữa. Và chị đem cái tâm đó của chị để đánh giá những người khác trong đó có tôi. Bởi vì khi chị viết sách, do không chắc chắn cho lắm về kinh nghiệm, thì chị phải chứng minh đủ thứ để bù đắp cho sự thiếu hụt, không chắc chắn,… nên chị cho rằng tôi cũng như chị (suy bụng ta ra bụng người), khi tôi viết sách, chứng minh này nọ nghĩa là tôi không có kinh nghiệm đích thực, và tôi viết sách là để bù đắp cho sự thiếu hụt không chắc chắn đó. Và câu hỏi của chị thực sự không phải là một câu hỏi, mà là một lời nhắc nhở khéo, một câu hỏi để giúp tôi phản tỉnh mà thôi. Nhắc nhở tôi trở lại với việc tu hành thực chất đi, đừng có lý thuyết suông nữa chứ gì? Và như vậy thì chị đâu có cần câu trả lời của tôi, chị hỏi để dạy tôi, chứ đâu phải là thắc mắc mà hỏi.

Rất tiếc rằng tôi không phải là chị, chị ** ạ! Và tôi không phải vì không có kinh nghiệm đích thực, nên mới viết sách để bù đắp cho sự thiếu hụt không chắc chắn đó như chị và bao nhiêu ngời khác mắc phải. Nghĩa là tâm trí của chị tạo dựng một kiến giải, tạo dựng một cái khuôn để ép tôi vào đó. Cái khuôn đó là: “Khi người ta có kinh nghiệm thực sự, thì người ta sẽ không cần phải viết sách. Còn khi người ta không có kinh nghiệm thực sự, thì người ta phải viết sách để chứng minh này nọ để bù đắp cho sự thiếu hụt không chắc chắn”. Xin lỗi nghe chị **, cái khuôn do tâm trí của chị tạo ra đó, chị hãy tự mình dùng đi. Tôi thì ở trong đây tự do tự tại, chẳng có một khuôn phép gì trói buộc được tôi cả, họa có mà điên tôi mới chui vào cái khuôn đó của chị. Chỉ có những kẻ ngu si, vô trí mới chui vào cái khuôn đó mà thôi. Và như vậy có nghĩa là tôi nói rằng chị và những người dạy cho chị cái khuôn đó là những kẻ ngu si vô trí đó.

Như vậy chị ** ạ!

Lời nhắc nhở đó của chị đối với tôi là thừa. Một học sinh lớp ba, được một giáo sư Đại học dạy kèm học đến lớp năm. Sau đó cậu học sinh lớp năm đó nghĩ là mình đã giỏi rồi, và quay lại dạy vị giáo sư đó, có phải là nực cười không?

Đáng lẽ tôi không cần phải trả lời câu hỏi đó của chị, nhưng tôi cũng làm nốt cho trọn vẹn những gì cần phải làm đối với chị, như lời hứa của tôi với chị trước kia. Câu trả lời đó là:

Khi người ta có kinh nghiệm tu tập thực sự, thì ở trong đó không có vấn đề nên viết sách, hay không nên viết sách. Bởi vì khi sống ở trong đó là sống với Tự tánh, từ Tự tánh lưu xuất, không sống với tâm trí. Mà nên viết sách – đó là sản phẩm của tâm trí; còn không nên viết sách – thì đó cũng là sản phẩm của tâm trí. Chỉ có người sống với tâm trí, sống với tình thức mới có vấn đề nên hay không nên viết sách mà thôi. Thậm chí ở trong đó “Viết sách” còn không có nữa là nên hay không nên viết sách. Và vì vậy với người còn phải khởi lên vấn đề “viết sách”; còn phải khởi lên vấn đề “nên hay không nên viết sách” như chị hiện nay, và những người nào khác nữa, thì điều đó chỉ có nghĩa rằng chị và họ đang bị sống trong tâm trí, chẳng có một chút kinh nghiệm tu tập thực sự gì cả, mà chỉ có kinh nghiệm tu tập của tâm trí ngã mạn mà thôi”.

Chị hỏi câu đó đối với tôi là quá dư rồi, tôi đâu phải là chị, và những người như chị. Đối với tôi chị phải hỏi rằng: như thế nào là sống với “Tự tánh”? như thế nào là rời khỏi “Tự tánh”? Khi ta sống trong tự tánh thì ta có “viết sách” hay không? Như thế nào là nghĩa “không viết sách”? Khi ta sống trong Tự tánh thì có khởi lên vấn đề “nên viết sách hay không nên viết sách” hay không? Hay con đường tu tập nào giúp ta đi đến thoát khổ?… Chị phải hỏi tôi những câu hỏi như vậy thì mới hợp lý.

Thực ra mà nói, thì tôi chẳng viết cái gì cả, chẳng chứng minh cái gì cả. Mà chỉ là đại dụng của Tự tánh được khởi lên nơi tôi do đủ duyên mà thôi. Điều này thì tôi đã nói từ lâu rồi. Và tôi cũng chẳng thấy chị viết cái gì cả, chẳng thấy tất cả mọi người làm gì cả. Mà tôi chỉ thấy Phật tánh được hiển lộ, qua những hành động của mọi người mà thôi.

Ở đây chỉ có vấn đề là chị không thấy Phật tánh được hiển lộ qua những hành động viết sách nơi tôi, mà chị chạy theo ngôn ngữ, câu chữ, theo cảnh do tôi tạo ra, giống như con chó chạy đuổi theo khúc xương, mà không thấy người quẳng khúc xương đó ra vậy, hoặc giống như con trâu gặm bó cỏ chỉ thấy bó cỏ, mà không thấy người cầm cỏ đưa ra vậy. Và như vậy, chị thấy tôi viết sách, tôi chứng minh, chị bị ăn cỏ thì đó là lỗi của chị chứ đâu phải của tôi.

Không riêng gì với tôi mà với tất cả mọi người cũng vậy, hễ chị thấy họ có làm cái gì có lỗi, thì họ có lỗi hay không thì không biết, nhưng chị có lỗi thì đó là điều chắc chắn, vì chị bị cảnh lôi, bị ngôn ngũ lừa gạt. Phần cuối thư chị có viết: “thời điểm này đối với tôi, ngôn ngữ nào cũng được…” nghĩa là chị có thể muốn nói gì thì nói. Đó là một điều hay, nhưng nói đi mà chị không biết nghĩ lại. Chị biết được điều đó, thì tất cả mọi người cũng có thể biết được điều đó, chỉ có điều họ không nói cho chị biết mà thôi. Chị đã có thể làm gì cũng được, nói gì cũng được, thì mọi người cũng vậy, họ cũng có thể làm gì cũng được, nói gì cũng được. Chị dùng hành động, ngôn ngữ của mình để gạt người khác, nhưng chị quên rằng người khác có thể tương kế tựu kế, gạt lại chị, mà chị không tự biết mà lại còn hí hửng tưởng mình là hay lắm. Chẳng qua là do sự ngã mạn của chị, do tâm trí của chị, muốn thấy mình là hơn ngời: “điều này tôi biết, hay lắm! người khác không thể biết được đâu“, chị không thể chịu nổi cái ý nghĩ là mọi người khác đều có thể đã biết cái điều mà chị mới phát hiện, từ lâu, vì như vậy, nó sẽ làm cho chị thấy là mình không hơn ai được cả, không thỏa mãn tham vọng làm thày thiên hạ của chị. Điều này thể hiện rõ là ngay với cả tôi đây, người dẫn dắt cho chị tới chỗ đó, chị cũng cho là tôi không biết điều đó, và chỉ có chị mới biết mà thôi.

Thật lầm to chị ** ạ!

Điều này tôi đã biết từ lâu, và tôi cũng đã chỉ cho chị hồi còn ở ngoài đó, chỉ có điều mà chị quên mất mà thôi. Nó là cái mấu chốt để đi đến chỗ phát hiện ra ta không biết được ai cả.

Vấn đề thứ tư:

Thư chị viết cho tôi: “thày hay nói về pháp không, tôi không hiểu là thế nào, tôi chỉ có phương pháp “chứng kiến””

Chị không biết pháp không là phải, vì nhận thức của chị quá thấp kém. Còn cái pháp “chứng kiến” của chị, nó cũng chẳng phải là “chứng kiến đích thực”. Mà pháp “chứng kiến” đó của chị chỉ là “chứng kiến giả tạo do tâm trí của chị vọng động tạo ra mà thôi. Pháp chứng kiến đích thực chính là “pháp không”, ý nghĩa như nhau, chỉ là khác nhau trên tên gọi mà thôi.

Chị thấy chúng khác nhau bởi vì chị không biết pháp không là gì, không biết pháp chứng kiến đích thực là gì? Nếu chị đã chứng ngộ được pháp “chứng kiến” đích thực thì chị đâu có bị tôi xỏ mũi dắt đi như một con trâu vậy, tôi dắt chị qua bên đông thì chị qua bên đông, tôi dắt chị qua bên tây, thì chị qua bên tây, tôi dắt chị đi tới, thì chị đi tới, tôi dắt chị đi lui, thì chị đi lui, vvv “Chứng kiến” gì cái kiểu ấy? Ngay khi chị đang đọc lá thư này chị đang sống trong cảm xúc thì “chứng kiến” của chị ở đâu? nó mất rồi phải không?

Cái chứng kiến của chị là pháp sanh diệt, lúc có lúc mất, sau này khi cái thân tứ đại nơi chị đã bị hoại diệt rồi, thì cái “biết chứng kiến” đó cũng mất luôn, và “chứng kiến” cũng chẳng còn, đó cũng chỉ là trò chơi của tâm trí mà thôi. Chẳng cần chờ lúc chết đi, khi chị bực tức thì chứng kiến ở đâu? khi chị buồn phiền thì “chứng kiến” ở đâu? Khi chị sợ hãi thì chứng kiến ở đâu?

Chị tưởng là mình đã hết sợ hãi rồi? Thật là lầm lẫn, không tin chị hãy kiểm nghiệm lại xem, hãy đến bên một cái miệng vực thẳm, cách bờ miệng vài tấc thôi, chị sẽ cảm nhận rõ sự sợ hãi nổi lên nơi chị như thế nào. Ở Hà Nội thì chị hãy lên ngôi nhà cao vài ba chục tầng, và ra đứng sát bên ngoài cách một vài tấc xem, chị có dám không, và lúc đó thì “chứng kiến” có còn nơi chị hay không? Khi chị ngủ mơ, hay không mơ thì “chứng kiến” của chị ở đâu? Sản phẩm của tâm trí là như vậy đó. Chị đừng nói với tôi là chị không bị sao khi đứng bên miệng vực sâu, đó chỉ là nói dóc mà thôi.

Vấn đề thứ năm:

Thư chị viết cho tôi: “Tôi thiết nghĩ là khi ra………………………………………………………………………………………………………………………………………… chẳng ra ngoài sự Chứng kiến”.

Chị có suy nghĩ như vậy thì cứ việc làm theo ý của mình, nói với tôi để làm gì?

Những lời nói: “thực ra thì phải đi đâu nữa??? phải nỗ lực cái gì??? phải tìm kiếm cái gì nữa??? đã ở tại gốc, thời điểm này nói đi cũng được, ở cũng được vvv thời điểm này đối với tôi, thì ngôn ngữ nào cũng được cả, thánh – phàm, ma – người, tà – chánh,.. chẳng ra ngoài sự chứng kiến” của chị, khẩu khí cũng giống Thiền sư lắm,

Nhưng mà càng giống thì lại càng chứng tỏ là “Tâm MA” của chị nó đang hoạt động dữ dội và quyết liệt. Đối với tôi, những lời đại ngôn như vậy của các thiền sư ngày xưa, và chị ngày nay, chỉ là biểu hiện của một cái tâm “Đại ngã mạn”, cái tâm bị rơi vào “Ma Đạo” mà thôi. Đó là biểu hiện của những “Thiền sư giả mạo”. Thực ra sự nhận ra: “thực ra thì phải đi đâu nữa??? phải nỗ lực cái gì??? phải tìm kiếm cái gì nữa??? đã ở tại gốc, thời điểm này nói đi cũng được, ở cũng được vvv thời điểm này đối với tôi, thì ngôn ngữ nào cũng được cả, thánh – phàm, ma – người, tà – chánh,.. chẳng ra ngoài sự chứng kiến” của chị, chỉ là sự nhận ra của “tâm trí”, nó do tâm trí nhận ra, nó là trò chơi của tâm trí. Chứ nó không phải là sự nhận ra chân thật của “trí tuệ” nơi chị.

Sự phân biệt cũng dễ biết lắm.

Nếu là sự nhận ra chân thật của “trí tuệ” nơi chị, về những điều đó, thì sẽ ngay lập tức chị đoạn trừ được tham lam, sân hận si mê, dứt sạch đau khổ, không còn sợ hãi. không còn phải tu tập nữa, thành đạt được trí tuệ đại giác cái gì cũng biết.

Còn nếu sau khi chị nhận ra những điều đó, mà vẫn còn tham lam, sân hận si mê, chưa dứt sạch đau khổ, vẫn còn sự sợ hãi, vẫn còn phải tu tập nữa, chưa thành đạt được trí tuệ đại giác cái gì cũng biết, thì điều đó có nghĩa là: những kiến thức đó là sản phẩm của tâm trí của chị mà thôi, chị bị tâm trí của mình lừa gạt mà không biết. Và như thế có nghĩa là chị chỉ được cái nói dóc không ngượng miệng, ba hoa khoác lác, chỉ giỏi nói mà không làm được, không có thật hành.

Người làm được như chị nói họ sẽ không nói như vậy. Nếu thực sự làm được như chị nói tức là đã thành Phật, hay nói chính xác hơn là đắc ALAHÁN, đoạn diệt hoàn toàn tham – sân – si, không còn sự sợ hãi, không cần phải tu nữa.

Nhưng mà chị thì còn khuya lắm mới được như vậy. Bản thân tôi tôi cũng tự biết mình chưa được như vậy. Nhưng có nhiều lúc tôi cũng phát ra những lời đại ngôn như vậy, nhưng tôi hoàn toàn không bao giờ nghĩ là mình đã được như vậy.

Tôi phát ra đại ngôn như vậy chỉ là thủ thuật đưa cỏ của tôi mà thôi. Nay chị nói như vậy mà nghĩ như vậy, thì đó chính là tăng thượng mạn rõ ràng. Tự lừa dối chính mình và đi lừa dối người khác. Còn nếu chị bảo đó là thủ thuật chị đưa cỏ cho tôi thì lại càng bậy nữa, thủ thuật đó chị học của tôi, đối với tôi nó không lạ gì, thậm chí tôi có thể cố tình ăn cỏ của chị để gạt lại chị. Mặt khác về phương diện quan hệ vị trí giữa tôi và chị là thày với trò. Vì thế, chị nói như vậy là không hợp với căn cơ của tôi, và lại không đúng vị trí, nên đó chính là biểu hiện của sự ngã mạn chứ đâu có gì lạ.

Mặt khác nếu chị đã thực sự nhận ra được điều đó thì chị được tự do, tự tại, không có gì trói buộc, và chị cũng ý thức được điều đó thì chị cũng biết rằng ở trong đó không có cũ, không có mới. Điều này mâu thuẫn với điều chị viết ở trên kia: “Nhưng vẫn là sự lập lại cũ kỹ chẳng có gì là mới mẻ”; và: “đến thời điểm này tôi thiết tưởng rằng viết cho nhau những lời lẽ như vậy là không hợp nữa rồi. Nếu có gì hay hơn, sáng tạo hơn thì thầy hãy viết cho tôi nhé”. Và Chị cũng sẽ biết rằng ở trong đây không có vấn đề viết sách, vấn đề chứng minh này nọ, và đặc biệt là không có nhận thức cho rằng: “Bình thường, khi không chắc chắn cho lắm về kinh nghiệm thì người ta phải chứng minh đủ thứ để bù đắp cho sự thiếu hụt không chắc chắn…”. Chị còn có nhận thức đó, chứng tỏ rằng chị vẫn chưa hiểu thấu chính cái điều chị đã viết trên đây, đó cũng chỉ là một kiến thức mới, sản phẩm của tâm trí để trang hoàng cho cái bản ngã của chị mà thôi. Về vấn đề này tôi còn có một lá thơ viết riêng cho chị để luận bàn về nó.

Chị ** ạ!

Đọc thư của tôi, chị thấy tôi là người tự đề cao mình có phải không? Tôi là người tự đề cao mình vậy đó!

Chị và những người thế gian, sống trong tâm trí thì sợ bị mang cái danh “tự đề cao mình”. Vì vậy chị và họ rất khiêm tốn, không dám tự đề cao mình, nhưng thực sự thì trong tâm của chị và họ: “mình luôn luôn đúng, mình luôn luôn là thứ nhất”, đó đích thực mới là cái tự đề cao mình cần tránh.

Còn tôi, dù cho chị và mọi người có kết tội tôi là tự đề cao mình, thì tôi nói: “ừ tôi tự đề cao mình đó, rồi sao”? Chị và mọi người muốn khuyên tôi: “đừng tự đề cao mình nữa, hãy khiêm tốn một chút, hãy tu tập để có kinh nghiệm thực sự đi”. Tôi sẽ trả lời: “Việc đó chị hãy tự mình xài đi nhé, tôi chả ngu dại đi làm cái việc điên khùng đó đâu”.

Người có trí thấy những kiến giải, thấy những việc làm ngu xuẩn của người ngu, là ngu xuẩn thì làm sao người đó có thể chấp nhận nó đuợc. Việc ngu xuẩn đó là để dành cho những kẻ ngu xuẩn, kiêu căng và hợm mình mà thôi. Những kẻ chỉ dám nói xấu sau lưng người khác, mà không dám trực diện đối chất trước mặt với họ.

Chị ** ạ!

Tôi cho chị một câu trong lá thơ cuối cùng này như sau, còn chị sử dụng như thế nào là tùy chị:

“Cảnh sao thì tâm vậy”

– Nếu chị thấy người khác hơn thua với mình thì đó là do cái tâm hơn thua của chị nó tạo ra.
– Nếu chị thấy người khác tự đề cao mình thì đó là do cái tâm tự đề cao mình của chị nó phóng hiện ra.
– Nếu chị thấy người khác bị ăn cỏ thì đó là do cái tâm ăn cỏ của chị nó phóng hiện ra.
– Nếu chị thấy người khác bị chị gạt thì đó là do cái tâm bị gạt của chị nó phóng hiện ra.
– Nếu chị thấy người khác bị rơi vào ngôn ngữ thì đó là do cái tâm bị rơi vào ngôn ngữ của chị nó phóng hiện ra.
– Nếu chị thấy người khác bị rơi vào lý luận thì đó là do cái tâm bị rơi vào lý luận của chị nó phóng hiện ra.
– Nếu chị thấy người khác bị rơi vào tâm trí, thì đó là do cái tâm bị rơi vào tâm trí của chị phóng hiện ra.
– Nếu chị thấy người khác tức giận thì đó là do cái tâm tức giận của chị nó phóng hiện ra.
– Nếu chị thấy người khác kiêu ngạo, ngã mạn, thì đó là do cái tâm kiêu ngạo, ngã mạn của chị nó phóng hiện ra.
– Nếu chị thấy người khác khoe khoang, thì đó là do cái tâm khoe khoang của chị nó phóng hiện ra.
– Chị thấy người khác háo danh, ham quyền, thì đó là do cái tâm háo danh, ham quyền của chị phóng hiện ra.
.vvv…

Nghĩa là “cảnh làm sao tâm ta là vậy”. Cũng giống như chị nhìn hình mình trong gương, nếu chị màu đỏ, nó sẽ hiện đỏ, chị màu trắng nó sẽ hiện trắng, chị màu đen, nó sẽ hiện đen,… Hiện nay chị thấy tôi, thấy chị @@@, thấy mọi người xung quanh như thế nào, thì chị chính là như vậy đó. Dù chị công nhận cũng vậy, không công nhận cũng vậy, thực tế như thế nào, vẫn là như thế đó.

Riêng về bản thân tôi để tôi nói cho chị biết: tôi không còn tâm hơn thua, không còn bị ăn cỏ, không còn bị gạt, không còn bị rơi vào ngôn ngữ, không còn bị rơi vào lý luận, không còn bị rơi vào tâm trí, không còn tâm tức giận, kiêu ngạo, khoe khoang, không còn háo danh, ham quyền,… Do vậy tôi không thấy ai bị rơi vào tâm hơn thua, bị rơi vào ăn cỏ, bị rơi vào lừa gạt, bị rơi vào ngôn ngữ, bị rơi vào lý luận, bị rơi vào tâm trí, bị rơi vào tâm tức giận, kiêu ngạo, khoe khoang, bị rơi vào háo danh, ham quyền,…

Điều đó có nghĩa là tôi không thấy chị bị rơi vào tâm hơn thua, bị rơi vào ăn cỏ, bị rơi vào lừa gạt, bị rơi vào ngôn ngữ, bị rơi vào lý luận, bị rơi vào tâm trí, bị rơi vào tâm tức giận, kiêu ngạo, khoe khoang, bị rơi vào háo danh, ham quyền,…

Nói như vậy không có nghĩa là chị không còn tâm hơn thua, không còn bị ăn cỏ, không còn bị gạt, không còn bị rơi vào ngôn ngữ, không còn bị rơi vào lý luận, không còn bị rơi vào tâm trí, không còn tâm tức giận, kiêu ngạo, khoe khoang, không còn háo danh, ham quyền,… đâu mà tưởng bở.

Vì thực sự thì chị vẫn còn bị rơi vào tâm hơn thua, bị rơi vào ăn cỏ, bị rơi vào lừa gạt, bị rơi vào ngôn ngữ, bị rơi vào lý luận, bị rơi vào tâm trí, bị rơi vào tâm tức giận, kiêu ngạo, khoe khoang, bị rơi vào háo danh, ham quyền,…

Chị **!

Trước kia tôi đã nói chị hãy cẩn thận có thể chúng ta sẽ không giao tiếp đuợc với nhau, chị bảo không có đâu, nhưng bây giờ thực tế đã chứng minh cho lời nói của tôi rồi đó.

Về vấn đề cái bẫy là viết mực đỏ, tôi tạo ra ngay từ ban đầu, cũng là vì chị mà thôi, chứ không phải là vì tôi. Bởi vì tôi theo phương pháp khác với các Thiền sư, đó là nêu rõ, vì vậy các thủ thuật, các phương pháp như cho nhau ăn cỏ, tôi đều nêu rõ, trình bày rõ ra cho chị, không giống như các Thiền sư ngày xưa không nêu ra, mà để học trò tự chứng lấy (và như vậy sẽ không bị nhầm, nhưng rất lâu). Còn phương pháp của tôi người học có thể bị ngộ nhận, nhưng nhận thức rất nhanh. Vì vậy tôi phải thủ thế bằng một cái bẫy tạo trước, đó là quy ước về cái bút đỏ như chị đã biết.

Bởi vì tôi biết rằng, nếu để bình thường, đến một lúc nào đó, tâm trí của chị biết thủ thuật của tôi, sẽ cảnh giác với tôi, (do sợ bị tôi cho ăn cỏ), khi tôi dùng bút đỏ nó sẽ nghĩ là tôi chạy theo ngôn ngữ không phải đưa cỏ nữa, và như vậy tôi mới có điều kiện để hạ “nốc ao”, chị như bây giờ. Nhưng chiêu này chỉ sử dụng một lần cuối cùng để cảnh tỉnh chị mà thôi, tỉnh hay không đó là việc của chị. Và sau này là cắt duyên trao đổi luôn. Vì chị đã biết cái bẫy này, tôi không còn phương tiện gì có thể giúp đõ cho chị được nữa.

Lại nữa, chị ** ạ! từ trước tới nay, lúc nào chị cũng bị tôi gạt như một đứa con nít mà thôi. Tôi gạt chị như một đứa con nít, nhưng tôi không hề thấy là chị bị tôi gạt như một đứa con nít. Và bởi vì tôi viết: “Từ trước tới nay, lúc nào chị cũng bị tôi gạt như một đứa con nít”, nên điều đó chứng tỏ rằng tôi không hề thấy là chị bị tôi gạt như một đứa con nít. Nếu chị thấy tôi nói năng lung tung thì đó chỉ là do cái tâm trí hạn hẹp của chị, nó không cho phép chị hiểu đuợc ý nghĩa thâm thúy, của những điều tôi viết đó mà thôi.

Chị **!

Đây là lá thư cuối cùng mà tôi viết cho chị. Sau này tôi sẽ không viết thư, cũng như không trao đổi với chị nữa. Vì vậy chị cũng đừng viết thư, hay trao đổi với tôi nữa. Nếu chị có viết tôi cũng sẽ không đọc đâu. Không phải là tôi tự ái, hay giận gì chị, mà vấn đề là chúng ta không có duyên để trao đổi với nhau nữa.

Bây giờ vị trí đã đổi khác rồi. Khi trước tôi ở vị trí của người thày, chị ở vị trí người học trò, nên có những điều tôi có thể nói thoải mái với chị, vì có duyên đó. Còn bây giờ, khi mà chính tự bản thân chị đã phủ nhận vai trò của tôi, nâng vị trí của chị lên ngang hàng với tôi, thậm chí còn cao hơn vị trí của tôi nữa, điều này đã cắt đứt duyên trao đổi giữa chúng ta, vì có nhiều điều nếu tôi nói ra sẽ không hợp duyên, không hợp vị trí mà chỉ có sự sống trong tâm trí, sống trong sự ngã mạn mới có thể nói hay viết mà thôi. Tôi thì lại không sống trong tâm trí, nên dĩ nhiên tôi sẽ không thể nói hay viết như vậy được. Đó là lý do vì sao mà tôi không thể trao đổi với chị được nữa.

Và nếu chị có viết thì một là để phân bua, giải thích. Hai là chị bắt chước tôi, viết cho tôi để nói rằng: lá thư mà chị viết cho tôi chính là một cái bẫy, một bó cỏ chị đua ra cho tôi. Nào là chị viết như vậy, nhưng không nghĩ như vậy, và chị đã dụ đuợc tôi, đã cho tôi dính bẫy như chị đã viết cho tôi… cốt cũng chỉ để chứng minh là chị đúng. Mà những điều đó là biểu hiện của ngã mạn mà thôi. Đó chỉ là một sự bắt chước, ăn cắp kiến thức của người khác, kiến thức ăn cắp của người khác không phải là kiến thức thật.

Mà dù cho chị có viết thư trong chỗ đó thực, nghĩa là chị đưa cỏ cho tôi, tạo một cái bẫy cho tôi rơi vào, chị viết như vậy nhưng không nghĩ như vậy thực, thì đó vẫn là sản phẩm của tình thức, của sự ngã mạn. Vì chị vẫn còn tâm đưa cỏ cho tôi, còn tâm lừa gạt tôi, tạo bẫy cho tôi. Mà chị làm thế để làm gì? để thấy tôi bị dính bẫy ra sao. Nhưng chị không biết là ngay khi chị thấy tôi bị ăn cỏ tức là chị bị ăn cỏ, ngay khi chị thấy tôi bị gạt, tức là chị bị gạt, ngay lúc chị thấy là tôi sa bẫy tức là chị sa bẫy. Chị không biết rằng tôi có thể tương kế tựu kế giả vờ bị ăn cỏ, giả vờ bị sa bẫy, giả vờ bị chị gạt, để cho chị thấy tôi ăn cỏ, thấy tôi bị chị gạt, thấy tôi bị sa bẫy của chị. Thì lúc đó ai là người bị ăn cỏ? ai là người bị gạt? ai là người bị sa bẫy? Chính vì chị không biết điều này do tâm ngã mạn của chị, nên chị mới viết thư để gạt tôi như vậy.

Nếu chị biết là không thể biết đuợc tôi có bị gạt hay không bị gạt, thì chị còn có ý định gạt tôi qua lá thư đó nữa hay không? Tôi có thể viết thư gạt chị, vì tôi ở vị trí người chỉ dạy cho chị. Vì chị nên tôi mới phải làm như vậy, đó là cái duyên cho những lá thư gạt chị của tôi. Còn chị gạt tôi vì duyên gì? nếu không phải là duyên ngã mạn. Tôi viết đến đây mà chị vẫn không hiểu thì thật là hết thuốc chữa rồi.

Cuối cùng tôi nói cho chị biết là toàn bộ tất cả những điều mà tôi viết trong những lá thư mà tôi gởi cho chị đây, chỉ là những bó cỏ tôi đưa cho chị ăn mà thôi, Không có một câu nào là thật cả, nhưng cũng không có một câu nào là giả hết. Nếu chị thấy nó là thật, thì nó là giả, nếu chị thấy nó là giả (là cỏ) thì nó là thật. Lời nói của tôi không thật mà cũng không giả, nhưng đồng thời nó lại vừa giả, lẫn vừa thật, hư hư thực thực, không biết đêu mà lường, trình độ của chị chẳng thể hiểu nổi đâu. Vì vậy nếu chị chạy theo nó thì đánh mất bản tâm. Còn ngược lại chị không chạy theo nó, cảnh giác với nó, thì lại bị rơi vào cố chấp bảo thủ, vẫn chưa ra ngoài sự lừa đảo của tâm trí. Chúc chị ăn cỏ đuợc ngon! Với công phu của chị hiện nay, tôi biết chắc chắn là nãy giờ chị không sống trong “Chứng kiến” đâu, mà sống trong “cảm xúc” mà thôi. Một công phu còn non nớt như vậy mà cũng đòi đi dạy người khác ư?

Thôi chào chị!

(Hết)

Ấn chia sẻ, nếu bạn thấy bài viết này hữu ích cho ai đó đang cần!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Bài viết mới đăng

CẬP NHẬT THÔNG TIN VÀ CÁC KHOÁ HỌC THIỀN VIỆT NAM

Đăng kí nhận thông tin mới

DMCA.com Protection Status
Mục lục