Phân tích và giải nghĩa một số công án trong Thiền Tông, Thế nào là giáo ngoại biệt truyền?

Nói tới Thiền tông, ta nhớ ngay đến các Thiền Sư Trung Hoa, cùng với những lời nói, hành động ứng đối kỳ dị và khó hiểu của họ. Những lời nói, hành động đó, được họ gọi bằng một thứ ngôn ngữ, để trao truyền thông tin. Ta gọi nó là ngôn vô ngôn, một thứ ngôn ngữ bất liễu nghĩa (tức là thứ ngôn ngữ mà không có ý nghĩa trên câu chữ).

Ðối với loại ngôn ngữ này, ta không thể hiểu được chúng, theo nghĩa thông thường. Một đoạn đối thoại giữa các Thiền sư, mà trong đó họ dùng thứ ngôn ngữ này, được gọi là một công án.

Việc làm sáng tỏ ý nghĩa của các công án này ở trong tâm, là mục đích đầu tiên của người môn đồ tu theo Thiền tông. Trước khi có sự bừng sáng thực sự nơi nội tâm, người môn đồ sẽ không hiểu được ý nghĩa của chúng. Các Thiền sư, thày dạy của họ chỉ có làm nhiệm vụ là kích thích mối nghi của họ tăng trưởng, đợi đến khi chín muồi thì nhổ đinh, tháo chốt.

Các Thiền sư không bao giờ trực tiếp giải thích các công án đó, cho người môn đồ của mình, bởi vì việc đó theo họ chỉ tạo ra cho người môn đồ của mình sự tri giải. Nó sẽ dập tắt mối nghi của người môn đồ và do đó cản trở sự bừng sáng, sự hiểu biết chân thực, ở trong tâm của người môn đồ đó.

Nay tôi lại đem chúng ra giải nghĩa, thử hỏi đó không phải là phản lại ý chỉ của các Thiền sư hay sao? Mới nhìn qua thì có lẽ đúng như vậy. Nhưng suy xét kỹ, ta sẽ thấy không phải như vậy. Bởi vì vấn đề là ở chỗ tùy thời, ta phải xem xét vấn đề tùy theo từng trường hợp. Ðạo là phải linh động, chứ không thể cứng nhắc được. Trước kia các Thiền sư đã đúng khi không giải nghĩa các công án. Ngày nay tôi thấy, việc giải nghĩa, làm sáng tỏ các công án đó là một điều hợp lý. Tại sao vậy?

Ngày xưa, việc tìm hiểu ý nghĩa của các công án, chỉ là việc riêng của các môn đồ Thiền tông. Mà mục đích tìm hiểu của họ là sự chứng ngộ, sự bừng sáng nơi nội tâm. Họ hoàn toàn tin tưởng vào các Tổ sư, đi theo con đường mà các Tổ sư chỉ dạy. Họ lại có được sự may mắn nhất là được các Thiền sư, đã được tâm truyền của Tổ, trực tiếp chỉ dạy. Ðối với họ, việc hiểu được các công án đó, chỉ cản trở sự chứng Ngộ thực sự của họ mà thôi, chẳng có ích lợi gì. Còn trước khi Ngộ, dù không hiểu cũng chẳng có hại gì, mà nếu có thì cũng không đáng kể. Chính vì vậy, để thích ứng với hoàn cảnh đó, các Thiền sư đã không giải nghĩa các công án đó.

Còn ngày nay, các công án đã được phổ biến rộng rãi ra ngoài. Công việc tìm hiểu ý nghĩa của chúng không còn là việc riêng của các môn đồ Thiền tông nữa. Mà đó là công việc của nhiều hạng người. Họ tìm hiểu, nghiên cứu với nhiều mục đích khác nhau, chứ không phải chỉ với mục đích duy nhất là cầu Giác ngộ, như các môn đồ Thiền tông ngày xưa nữa.

Ðối với những người đã có tín căn, tin vào Phật Tổ, thực tâm tu hành cầu Giác ngộ, thì họ thiếu mất một người thày, một vị minh sư được tâm truyền của Tổ, trực tiếp hướng dẫn. Bởi vậy việc tạo nghi và phá nghi của họ sẽ gặp khó khăn gấp bội lần. Việc tu hành theo cách của người xưa, mà thiếu một vị Minh sư hướng dẫn, là điều hoàn toàn không phù hợp.

Thiếu một vị Minh sư làm thầy, họ chỉ còn có một cách duy nhất là lấy Kinh sách làm thày mà thôi. Mà như thế nghĩa là họ phải dùng đến thứ ngôn ngữ liễu nghĩa, có thể hiểu được. Việc chuyển đổi từ ngôn ngữ bất liễu nghĩa, sang ngôn ngữ liễu nghĩa, là công việc nhất thiết phải làm. Ðó chính là việc giải thích ý nghĩa các công án của Thiền Tông.

Còn đối với những người tìm hiểu vì những mục đích khác. Tuy họ có nhiều mục đích khác nhau, nhưng họ đều có một điểm chung là họ chưa có niềm tin vào Phật, Tổ; hoặc có nhưng rất yếu ớt. Việc tìm hiểu ý nghĩa các công án, có thể tạo ra cho họ niềm tin đó và làm cho nó tăng trưởng. Nhưng trong phạm vi của họ, họ cần những cái thích ứng với họ, là có thể hiểu được. Ngôn ngữ bất liễu nghĩa đối với họ là một thứ hoàn toàn xa lạ, vượt khỏi tầm hiểu biết của họ. Nếu không giải nghĩa các công án đó ra, chắc chắn họ sẽ không hiểu. Từ đó sẽ dẫn họ tới chỗ bài bác, hủy báng, làm tín căn của họ suy giảm và biến mất. Ðó là một điều thiệt thòi lớn cho họ, mà họ có thể tránh khỏi, nếu các công án đó được giải nghĩa ra.

Chính vì những lẽ đó, mà tôi thấy rằng: ngày nay việc giải nghĩa các công án của Thiền tông, là một công việc cần thiết và hữu ích, lợi nhiều hơn hại. Sau đây chúng ta đi vào phần nội dung chính.

Những kiến thức Phật học cần phải có, trước khi tìm hiểu về các công án thiền

Các công án Thiền thực ra không bí ẩn như người ta nghĩ. Sở dĩ nó bí ẩn vì ta thiếu hiểu biết về những kiến thức có liên quan đến nó. Bởi thế để tìm hiểu về chúng, thì ta cần phải có sự hiểu biết về chúng.

Tôn chỉ của Thiền là:

Nghĩa là “Không lập ngôn ngữ văn tự, truyền bên ngoài Giáo điển, Chỉ thẳng Tâm người, Thấy Tánh thành Phật.”

Vậy cốt lõi của vấn đề là chỉ Tâm người, để người học thấy Tánh. Khi thấy Tánh rồi thì sẽ thành Phật.

Lưu ý là:

Tâm người ở đây là Chân tâm hay cái Tâm chân thật, chứ không phải là cái tâm giả, tâm vọng, mà chúng ta tưởng tượng ra (Vấn đề này chúng ta sẽ tìm hiểu sau).

Tánh là một tên gọi khác của Chân tâm, Tánh đối lại với Tướng. Tánh là bản chất, Tướng là hiện tượng. Chân tâm là bản chất, vì vậy ta gọi nó là Tánh. Thấy Tánh cũng chính là Thấy Chân Tâm.

Như vậy cốt lõi của Ðạo Phật là chỉ cho người học Chân Tâm, và người học nương theo sự chỉ dạy đó, thấy được Châm Tâm. Khi người học thấy được Chân Tâm, thì gọi là “Kiến Tánh Thành Phật”.

Việc chỉ ra một vấn đề gì đó, có hai cách:

Cách thứ nhất là chỉ một cách gián tiếp thông qua ngôn ngữ văn tự. Ví dụ, để chỉ cái chén chẳng hạn thì ta không cần chỉ thẳng vào cái chén thực, mà chỉ cần dùng ngôn ngữ (Tiếng nói, chữ viết) để chỉ về nó.

Cách thứ hai là chỉ một cách trực tiếp không thông qua ngôn ngữ văn tự (chỉ thẳng). Ví dụ, để chỉ chén chẳng hạn thì ta không cần dùng ngôn ngữ (Tiếng nói, chữ viết) để chỉ về nó, mà ta chỉ thẳng vào cái chén thực, đưa nó ra.

Tương tự như vậy, việc chỉ Chân Tâm cũng có hai cách:

Cách thứ nhất là chỉ dạy một cách gián tiếp thông qua ngôn ngữ văn tự. Ðây là cách chỉ dẫn được ghi chép lại (về vấn đề Chân Tâm) trong Kinh điển, gọi là “truyền trong giáo điển”.

Cách thứ hai là chỉ một cách trực tiếp không thông qua ngôn ngữ văn tự, gọi là chỉ thẳng, đó chính là “Bất lập văn tự”. Ðây là cách chỉ dạy không được ghi chép lại (về vấn đề Chân Tâm), trong Kinh điển, gọi là “truyền ngoài giáo điển”. Nó chính là phương pháp đặc biệt của Thiền Tông, và chính là nguồn gốc, làm xuất hiện ra các công án Thiền sau này.

Với thày Ðồng hoa

Một buổi chiều, đang ở nhà cô S nói chuyện, thì thày ÐH tới. Sau khi mọi người chào hỏi xong, thày ÐH vào nghỉ ngơi. Một lúc sau, thày ra ngoài nói chuyện.

………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu chuyện được tiếp tục, bằng câu thày Ðồng Hoa hỏi quyzen:

– Tâm không để ở trong, không để ở ngoài, không để ở chặng giữa, vậy theo con phải để ở đâu?

quyzen vừa cầm cái ly giơ lên vừa nói:

– Cái này chỉ là chuyện nhỏ.

Thày Ðồng Hoa vừa lắc đầu vừa nói:

– Chưa được.

quyzen nói tiếp:

– Từ nãy đến giờ con đâu có giấu thày.

Thày ÐH nói:

– Vẫn còn rơi vào tình thức.

quyzen trả lời:

– Miệng của thày, thì thày muốn nói gì mà chả được. Miệng thày, thày cứ nói. Việc của con, con cứ làm.

Thày Ðồng Hoa mỉm cười hỏi:

– ở đâu con biết được việc này?

quyzen trả lời:

Không do đọc sách được, nhưng nếu không đọc sách thì cũng không được.

Thiền sư Hakuin

Thiền sư Hakuin thường kể cho học trò nghe về bà lão chủ tiệm trà trong làng. Hakuin bảo rằng bà ấy rất sành pha trà và đồng thời lại rất thông thái về Thiền. Nhiều thiền sinh nghi ngờ điều này và muốn đích thân đến tiệm trà để kiểm tra. Bất kỳ khi nào trông thấy các Thiền sinh đến, bà lão biết ngay là họ đến để dùng trà hay đến để khảo hạch bà về Thiền. Những ai đến vì bà, bà phục vụ rất chu đáo và tận tình. Những người đến để hỏi Thiền, bà đuổi họ ra cửa và tấn công họ bằng chiếc que cời lửa bằng thép. Hiếm ai thoát khỏi sự tấn công của bà lão.

Lời bình được đăng trên Nguyệt san Giác Ngộ:

1. Nếu bạn thật sự muốn hiểu Thiền, bạn phải là một người nhạy bén.

2. Hiểu thiền từ việc uống trà còn hơn là bàn luận về Thiền.

3. Có thể có điều gì đó quan trọng khi hiểu thiền bằng một cú đánh hoặc một tiếng hét.

4. Bà lão dường như không thích những kẻ tò mò.

5. Bà lão mong muốn những người đồng hành, chứ không phải là những người đi tìm kiếm niềm tin vào một điều gì.

6. Bà lão không muốn sử dụng kiến thức về Thiền. Có lẽ đó là điều mà bà lão muốn truyền đạt cho các Thiền sinh. Bạn không thể đạt thiền từ một người khác.

7. Trà đại diện cho điều tốt và Thiền đại diện cho điều xấu. Người ta thường phải đối diện với sự lựa chọn này. Tôi nghĩ bà lão muốn thuyết phục mọi người hãy chọn trà.

8. Tất cả các sở hữu khác có thể bị đánh cắp, nhưng kiến thức thì không bao giờ bị đánh cắp.

Bình của nguyenducquyzen:

A- Bình đối với câu chuyện:

Nếu tôi là những Thiền sinh đó, thì tôi sẽ học võ thuật trước khi đến gặp bà lão.

B- Bình đối với ý kiến bình luận được đăng:

I – Tổng bình:

Người bình luận chẳng biết gì về Thiền cả, “dốt lại hay nói chữ”.

II – Bình chi tiết:

Bình:

Nhầm!!!

Ta không thể hiểu thiền bằng trí não, dù có nhạy bén đến đâu.

Chỉ có một cách duy nhất để hiểu thiền là sống trong thiền. (Xem thêm trong bài viết Pháp “Cho nhau ăn cỏ”)

Bình:

Không phải người bình luận đang bàn luận về thiền đó ư?

Bình:

Ðã luận về thiền thì đừng dùng từ “có thể”.

“Hiểu thiền bằng một cú đánh hoặc một tiếng hét”, đó chưa phải là hiểu thiền một cách đích thực.

Bình:

Nếu quả thật bà lão như “người bình luận” nói, thì bà ta chưa hiểu gì về thiền. Bởi vì người hiểu thiền không có tâm “thích” hay “không thích”; và cũng không có thấy người khác “tò mò” hay “không tò mò”.

Bình:

Làm sao người bình luận biết là: “Bà lão mong muốn những người đồng hành, chứ không phải là những người đi tìm kiếm niềm tin vào một điều gì.”?

Người bình luận hiểu về thiền của bà lão, qua cái hiểu xuẩn ngốc của mình về thiền – thật tức cười!

Người sống trong thiền làm gì có tâm “mong muốn” hay tâm “không mong muốn”. Ðối với họ, ai mà chả là kẻ đồng hành.

Bình:

Bà lão chẳng phải người bình, người bình chẳng phải bà lão! Chớ nên gán ghép chỗ hiểu của mình cho bà lão, tội nghiệp!

Càng nói càng dở!

Người bình về thiền mà chẳng biết một chút gì về thiền cả.

Bình:

“Người bình luận” này có đầu óc tưởng tượng rất là phong phú, Nhưng như vậy thì lại không hợp với thiền.

Bình:

“Người bình luận” này lại đang ăn cắp kiến thức của người khác đây.

Những mẩu chuyện xảy ra trong thiền viện

Câu chuyện thứ nhất:

– Này quyzen! Ông tu thiền mà sao lại nói nhiều quá vậy?

– Tu thiền là phải ít nói à?

– Tất nhiên rồi!

– Sao ông biết tôi nói nhiều!

– Nãy giờ ông nói trước mặt tôi còn ít à?

– Vậy ông hiểu về ít nói như thế nào?

– Càng ít nói càng tốt!

– Tôi hiểu lại khác.

– Ông hiểu thế nào?

– Có người nói cả ngày, vẫn ít nói hơn người cả ngày chẳng nói một câu nào!

Câu chuyện thứ hai:

Quyzen đang đọc Kinh, một người bạn đi ngang nhìn thấy nói:

– Ông đọc Kinh à! Chỉ là nhai bã mía thôi.

Quyzen nói:

– Có những người đọc Kinh sách là nhai bã mía, nhưng cũng có những người đọc Kinh sách như hổ mọc thêm cánh.

Câu chuyện thứ ba:

Quyzen đang trao đổi PP với một người bạn, một người cư sĩ khác đi ngang nói xen vô:

– Thôi! đừng bắn bổng nữa, nói được mà làm có được không?

– Ðừng nói là nói được mà làm không được, dù có nói được và làm được cũng vẫn còn chưa trúng!

Câu chuyện thứ tư:

Một người bạn đến hỏi quyzen:

– Tôi thấy ông nói hay lắm, nhưng ông đã được hạnh giải tương ưng chưa?

– Nếu tôi được hạnh giải tương ưng rồi, ông có biết được hay không?

– Không!

– Nếu tôi chưa được hạnh giải tương ưng, ông có biết được hay không?

– Không!

– Nếu tôi chưa được, mà tôi nói dối ông là được, thì ông có biết tôi nói dối không?

– Không!

– Nếu tôi chưa được, và tôi nói thật với ông là chưa được, thì ông có biết tôi nói thật không?

– Không!

– Nếu tôi được, mà tôi nói dối ông là chưa được, thì ông có biết tôi nói dối không?

– Không!

– Nếu tôi được, và tôi nói thật với ông là được, thì ông có biết tôi nói thật không?

– Không!

– Vậy bây giờ nếu tôi trả lời thì ông có tin tôi không?

– Tất nhiên là tin.

– Thế lỡ tôi nói dối thì sao?

– Ông sẽ không nói dối!

– Làm sao ông dám chắc là tôi không nói dối?

– Vì ông phải giữ giới.

– Vậy ông hãy hỏi lại tôi câu hỏi lúc nãy đi.

– ông đã được hạnh giải tương ưng chưa?

– Rồi!

– Nói dóc!

– Sao ông bảo ông sẽ tin tôi, và tôi sẽ không nói dối?

– Nếu vậy thì tôi sẽ không tin ông nữa!

– Tại sao ông lại không tin tôi?

– Vì ông nói dối!

– Vậy ông biết là tôi nói dối à?

– Tất nhiên!

– Sao hồi nãy ông bảo là ông không biết?

– Tại tôi bị nhầm!

– Vậy bây giờ ông hãy hỏi lại tôi một lần nữa đi.

– Ðể làm gì?

– Cứ hỏi khắc biết!

– ông đã được hạnh giải tương ưng chưa?

– Chưa!

– Lần này thì ông nói thực.

– Sao lần này ông biết tôi nói thực?

– Tại ông nói đúng sự thực!

– Sao ông biết tôi nói đúng sự thực?

– Tại vì ông chưa được hạnh giải tương ưng, tôi biết như vậy.

– Nếu đã biết rồi thì ông còn hỏi tôi làm gì?

– Tôi hỏi để cho ông bớt ngã mạn!

– Sao ông biết tôi bị ngã mạn?

– Rõ ràng quá rồi còn hỏi!

– Có bao giờ ông nghĩ rằng không phải là tôi bị ngã mạn, mà là ông bị ngã mạn hay không?

– Làm gì có chuyện đó!

– Vậy bây giờ tôi hỏi ông, tôi có bị ngã mạn hay không, điều đó có ảnh hưởng gì đến sự tu tập của ông không?

– Không!

– Vậy ông quan tâm đến để làm gì?

– Tại vì tôi lo cho ông!

– Vậy ông đã Ngộ chưa?

– Chưa!

– Vậy ông có biết được ai là Phật, ai là Bồ tát, ai là chúng sanh không?

– Không!

– Nếu không phân biệt được, thì làm sao ông có thể độ được người khác, lỡ nhé ngay Phật và Bồ tát mà giáo hóa thì sao?

– !!!

– Theo tôi ông nên cố gắng tự lo cho mình đi thì hơn.

– Nhưng dù sao ông vẫn chưa được hạnh giải tương ưng đâu.

– Ðúng vậy! ông hài lòng rồi chưa?

Công án Động sơn qua cầu

Ngài Tăng mật và Ðộng sơn Lương Giới cùng qua một cây cầu khỉ. Ðộng Sơn qua trước, dở cầu lên gọi:

– Qua đây! qua đây!

Tăng Mật bèn nói:

– Xà lê Giới!

Ðộng Sơn bèn hạ cầu.

Bình của nguyenducquyzen

Ðộng Sơn giở cái trò con nít ra để gạt Tăng Mật. Tăng Mật lại chẳng biết tốt xấu, đem chỗ tới của mình ra khoe cho Tăng Mật thấy. Nếu tôi là ngài Tăng Mật lúc đó, tôi sẽ nói:

– “Ông giở cầu lên làm sao tôi qua được?”

thì không biết lúc đó ngài Ðộng Sơn lấy gì để thấy nhỉ?

Một cuộc đối đáp (1)

Trong phòng nam cư sĩ, vào buổi chiều giờ giải lao, trước ngày cuối cùng của khóa tu cho cư sĩ. Lúc này, thày P.A đang chỉ dạy về công phu niệm Phật, với một số vị cư sĩ đang ngồi nghe. Thày nói :

– Sau khi đã đạt được “không niệm tự niệm”, ta còn phải tìm xem câu niệm Phật đó ở đâu ra. ở đâu?

Thày hỏi, nhưng không có ai trả lời. Thày lại hỏi tiếp, vừa hỏi vừa nhìn vào từng người.

– ở đâu?

Nhưng tất cả đều im lặng. Rồi thày nhìn tiếp đến quyzen hỏi tiếp :

– ở đâu?

– Tìm thấy dù ở đâu cũng sai. – quyzen đáp.

– Tìm thấy dù ở đâu cũng sai à, tại sao? – thầy hỏi tiếp.

– Vì đó là sở, không phải năng. – quyzen đáp.

– Khi năng sở hợp nhất thì sao? – thầy hỏi.

– Năng sở vốn chưa từng phân, làm gì có hợp. – quyzen đáp.

– Vậy câu niệm Phật ở đâu ra? – thầy lại hỏi.

– Thầy mới trả lời giùm con rồi. – quyzen đáp.

Thày P.A ngừng hỏi, và tiếp tục chỉ dạy cho mọi người.

Một cuộc đối đáp (2)

Một ngày nọ, có một vị Tăng đến gặp quyzen nói :

– Nghe nói chú viết nhiều về Thiền lắm, vậy tôi xin hỏi chú một vài vấn đề có được không?

– Sách ngay trước mặt, thày cứ mặc tình mà xem. – quyzen đáp.

– Câu niệm Phật ở đâu ra? – Vị Tăng hỏi.

– Nãy giờ con đâu có giấu thày. – quyzen đáp.

– Sao tôi lại không thấy? – Vị Tăng hỏi tiếp.

– Thày không thấy, điều đó đâu có nghĩa là lỗi tại con. – quyzen đáp.

Vị Tăng im lặng.


Phần hỏi đáp

Câu hỏi 1

Nói thiệt dù rất xấu hổ, cho đến giờ dù đọc chuyện này mấy lần rồi mà tớ vẫn chưa hiểu ý nghĩa của chuyện. Bác nào giải thích chuyện cho tớ cái.

Trả lời

Muốn hiểu được ý nghĩa của câu chuyện đó bác cần phải nắm chắc được tông chỉ của Thiền tông!

Câu hỏi 2

Thế nào là Tông chỉ của Thiền Tông?

Trả lời

Tông chỉ của Thiền tông là cái này:

Bất lập văn tự,
Giáo ngoại biệt truyền,
Trực chỉ nhân tâm,
Kiến tính thành Phật

Câu hỏi 3

Vâng câu này ngày xưa Sư Quý có dạy em. Nhưng mà sư quý nhớ là, nói thì dễ hiểu mới khó. cái câu này em đã cố hiểu nhưng nếu áp dụng vào trong câu chuyện trên thì em ko hiểu lắm. Sư quý giải thích cho em đi. Hoặc đặt câu hỏi gợi ý cũng đuợc.

Trả lời

Bác nghiên cứu kỹ hai bài này nhé:

1- Yếu quyết của pháp tu sống với Ông Chủ:
https://thienvietnam.org/yeu-quyet-cua-phap-tu-song-voi-chinh-minh/

2- Pháp “cho nhau ăn cỏ” (hay gặm xương)

https://thienvietnam.org/phap-cho-nhau-an-co

Sau khi nghiên cứu xong mấy bài đó của em thì bác hãy nghiên cứu tuần tự các cuốn Kinh sách sau đây:

1- Kinh Lăng Nghiêm
Bắt đầu từ: “Bài Thứ Hai: BẢY ĐOẠN PHẬT HỎI VỀ TÂM”

https://thuvienhoasen.org/p22a3620/bai-thu-hai

2- CỘI NGUỒN TRUYỀN THỪA & Phương Pháp Tu Trì Của Thiền Tông
Bắt đầu từ: CHƯƠNG III THỈNH ÍCH (HỎI ĐẠO)
https://thuvienhoasen.org/a16779/coi-nguon-truyen-thua-va-phuong-phap-tu-tri-cua-thien-tong

3- BÁ TRƯỢNG NGỮ LỤC

https://thuvienhoasen.org/a7557/ba-truong-ngu-luc

4- Nam Tuyền Ngữ Lục
http://www.thuvienhoasen.org/namtuyennguluc.htm

5- Truyền Tâm Pháp Yếu, Hoàng Bá Thiền Sư-HT. Duy Lực Việt dịch
https://thuvienhoasen.org/a16773/hoang-ba-thien-su-truyen-tam-phap-yeu

6- Truyền Tâm Pháp Yếu, Thiền Sư Hoàng Bá-HT. Thanh Từ Việt dịch
http://www.thuvienhoasen.org/truyentamphapyeu.htm

http://thientongvietnam.net/kinhsach-thike/dirs/TruyenTamPhapYeu/unicode/p2.html

7- LÂM TẾ NGỮ LỤC

https://thuvienhoasen.org/a16715/lam-te-ngu-luc

8- THIỀN SƯ TRUNG HOA

Tập 1

https://thuvienhoasen.org/a9813/thien-su-trung-hoa-tap-mot

Tập 2

https://thuvienhoasen.org/a9826/thien-su-trung-hoa-tap-hai

Tập 3

https://thuvienhoasen.org/a9886/thien-su-trung-hoa-tap-ba

9- Bích Nham Lục

https://thuvienhoasen.org/a7567/bich-nham-luc

Bác cứ nghiên cứu cho kỹ mấy cuốn đó đi rồi có gì muốn hỏi thì hỏi sau!!! đừng hỏi gì khi chưa nghiên cứu kỹ về chúng!

Câu hỏi 4

– Đã ngộ sau khi đọc xong hai link đầu.

– Nếu bác Sóng đã giác ngộ rồi, thì giải thích câu chuyện bà lão đánh người đi?

Cũng chẳng thể nói dài hơn mấy câu này.

Trả lời 4

Lời giải thích của bác sóng thật là ý vị!!! những bác có thể giải thích lại câu chuyện bà lão đó một lần nữa được không????

À có cái này copy ra đây cho bác Sóng đọc tham khảo thêm:

https://thienvietnam.org/ban-ve-thien-dinh-cua-dao-phat-cac-giai-doan-cua-viec-tu-hanh

Cửa ải thứ nhất – cách ly được ngôn ngữ và tư duy (Kiến Tánh của ý).

Nhờ đọc Kinh sách hoặc nhờ thày chỉ dạy, ta hiểu được thế nào là Trí Bát nhã. Nhưng đó chỉ là sự hiểu biết gián tiếp nhờ ý thức tư duy (tâm hiểu biết), thông qua ngôn ngữ văn tự, thông qua so sánh, tỷ dụ. Nên chưa phải là sự hiểu biết thực sự về Trí Bát nhã. Nếu khéo, ta có thể thông qua sự hiểu biết đó để đi đến nhận biết Trí Bát nhã một cách trực tiếp. Nhưng do bị ngôn ngữ, bị ý thức tư duy trói buộc, nên ta không thể nào làm được điều đó.

Ðể giúp ta phá chấp, thoát khỏi sự trói buộc vào ngôn ngữ văn tự, vào ý thức tư duy, nên các Tổ sư Thiền tông sáng lập ra phương pháp chỉ thẳng Trí Bát nhã, không thông qua ngôn ngữ văn tự, không cho hiểu, không cho khởi tri giải. Thời điểm mà ta nhận biết được Trí Bát nhã một cách trực tiếp thông qua cái “cơ” của các Thiền sư, cũng là thời điểm ta cách ly được với ngôn ngữ văn tự, với ý thức tư duy, thoát được một phần khỏi sự trói buộc của chúng. Ta có thể lấy một công án sau để minh họa cái cơ này của các thiền sư như sau:

Một ông Tăng đến hỏi một Thiền sư :
– Trí Bát nhã là gì?
Ðáp :
– Cá bơi trên mây!

Thời điểm mà ta thấy được Trí Bát nhã thông qua: “Cá bơi trên mây!”, thì đó chính là thời điểm này. Ở đây ta nghe nhưng không hiểu theo ý nghĩa của câu nói, mà nương vào âm thanh ta nghe được đó để nhận biết được Trí Bát nhã đang được hiển lộ. Còn với những người chưa nhận ra được Trí Bát nhã thì sẽ truy tìm ý nghĩa của câu nói, bị ngôn ngữ văn tự lôi kéo.(1)

Cửa ải thứ hai – Chứng ngộ được pháp bảo nhậm chỗ Sở chứng ở trên.

Ở giai đoạn một, ta biết được Trí Bát nhã nơi cái cơ của các thiền sư. Nhưng biết như vậy chưa đủ, vì ngoài những lúc ta ý thức về nó, còn hầu hết thời gian trong cuộc sống ta quên mất trí bát nha,õ mà chạy theo ngoại cảnh, chạy theo ngôn ngữ văn tự. Cuộc sống cũng như trước kia chẳng có gì khác, ngoài việc ta hiểu được những điều trước kia ta không hiểu mà thôi. Ðể sự nhận biết đó có tác dụng đối với ta trong việc tu hành, ta cần phải bảo nhậm, giữ gìn một cách liên tục chỗ thấy Trí Bát nhã này, và sống với nó, để bành trướng nó ra. Mà các thiền sư gọi là trưởng dưỡng Thánh thai.

Nhưng muốn như vậy là một chuyện, còn biết cách bảo nhậm đúng hay không lại là một chuyện khác. Thông thường sau khi qua cửa ải thứ nhất, dù ta có chuyên tâm thực hành sự bảo nhậm, thì ta cũng vẫn khó mà bảo nhậm được. Mà dù ta có đang bảo nhậm, và nghĩ rằng mình đang bảo nhậm, thì điều đó chưa đảm bảo, là ta đang thực sự bảo nhậm được, một cách đúng đắn. Vì tâm ý thức lúc này vẫn còn rất mạnh, nó luôn luôn lừa gạt ta mà ta không biết. Vì vậy ở đây cần phải có một cái Ngộ mới, đó là Nhận ra được pháp bảo nhậm sự thấy Trí Bát nhã, sự sống trong Trí Bát nhã một cách miên mật, liên tục. Sau khi đã có được sự nhận ra này, ta mới có thể thực hành công phu bảo nhậm của mình một cách chính xác được. Khi đó ta luôn luôn giữ cho mình sống trong Trí Bát nhã, không duyên theo cảnh tướng bên ngoài. Trong cuốn “Thiền sư Trung hoa” có nhiều đoạn cho thấy các thiền sư đang thực hiện sự bảo nhậm này. Ví dụ đoạn công án sau:

Sư cùng Ðộng sơn (Lương Giới) đi qua một cây cầu khỉ, Ðộng sơn qua trước giở cầu lên vẫy tay gọi:
– Qua đây! Qua đây!
Sư đáp:
– Xà lê Giới!
Ðộng sơn bèn hạ cầu.

Ðọc đoạn công án trên ta thấy ngài Ðộng sơn giở cầu lên là tạo cảnh để thử ngài Tăng Mật xem có bị cảnh lôi hay không. Câu trả lời của ngài Tăng mật cho thấy ngài không bị cảnh đó lôi kéo, và như vậy là ngài đang sống trong Trí Bát nhã. Qua câu chuyện này ta thấy các thiền sư thực hiện sự bảo nhậm một cách miên mật, ở mọi nơi mọi lúc, rất rõ ràng. Nếu người nào chưa qua được cửa ải thứ hai này, mà lâm vào hoàn cảnh như ngài Tăng mật sẽ bị lâm vào bế tắc ngay. (2)

Cửa ải thứ ba– Buông sở đắc

Trong hai giai đoạn trên, ta thấy được Trí Bát nhã, nhưng đó là cái thấy sanh diệt, cần phải bảo nhậm, gìn giữ và bành trướng lên. Vậy đó có phải là chỗ thấy chân thực hay không? – không phải! Ðó chỉ là một “pháp tâm sở” mà thôi. Thấy Trí Bát nhã chỉ trong một pháp tâm sở, dù cho ta có bảo nhậm, bành trướng nó lớn ra đến cỡ nào, thì đó vẫn là một chỗ thấy bị hạn cuộc, sống trong Trí Bát nhã như vậy là sống trong hạn cuộc. Mà hạn cuộc là bị trói buộc. Ta còn phải mang, phải giữ gìn một chỗ thấy hạn cuộc nơi cảnh. Các thiền sư gọi đó là còn bị đeo ngói gạch. Ví dụ trong Thiền sư trung hoa có một doạn công án sau:

Thần hội đến thăm sư. Sư hỏi:
– Ở đâu đến?
Thần hội đáp:
– Tào khê đến.
Sư hỏi:
– Ý chỉ Tào khê thế nào?
Thần hội chỉnh thân rồi thôi.
Sư bảo:
– Vẫn còn đeo ngói gạch.

Sự chỉnh thân của ngài Thần hội là để chỉ cho Trí Bát nhã, hiểu về Trí Bát nhã như vậy bị ngài Hành tư quở là “vẫn còn đeo ngói gạch”, chính là nói về vấn đề này.

Thực ra trong cuộc sống*************************************************************************
***************************************(Xin phép được giấu đoạn này*****************************
********************************************************************************
********************************************************************************
****************************************************. Ta có thể xem xét điều này qua công án sau:

1 – Một vị Tăng đến gặp một Thiền sư xin trình chỗ thấy của mình về Trí Bát nhã. Vị Thiền sư nói:
– Ta không cần ông trình Trí Bát nhã, hãy giấu nó đi!
Vị Tăng trả lời:
– Con không giấu được.
Thiền sư nói:
– **************** (Xin phép được giấu đoạn này)*****************
Vị Tăng chợt tỉnh ngộ.

2 – Có người hỏi:
– Chỗ nào là Bát nhã?
Sư Ðáp:
– **************** (Xin phép được giấu đoạn này)*****************

3 – Có vị Tăng hỏi :
– Cái gì là Bát nhã?
Sư hỏi lại:
– **************** (Xin phép được giấu đoạn này)*****************.

Ngộ ra được điều này, thì sự nhận thức của ta về sự hiển lộ, sự sống trong Trí Bát nhã sẽ không còn bị hạn cuộc. ta sẽ không còn bị kẹt vào chỗ thấy trước kia nữa, buông được sở đắc của mình. Mọi hoạt động của ta lúc này trở lại bình thường, tùy duyên mà vẫn không xa rời Trí Bát nhã. Chứng ngộ được đến chỗ này, được gọi là chứng ngộ được “Tổ sư thiền” theo lời của các Thiền sư. Việc tu hành sẽ được nhẹ nhàng đi rất nhiều, không còn khổ sở giữ gìn, bảo nhậm như trước. Ta không còn bị hai tâm nữa, vì tới chỗ này tu và không tu là như nhau. Tu mà không tu, không tu mà tu, gọi là tu vô tu. Pháp tu này chính là pháp sống tùy duyên, đói ăn, khát uống, mệt ngủ khò.

Ấn chia sẻ, nếu bạn thấy bài viết này hữu ích cho ai đó đang cần!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Bài viết mới đăng

CẬP NHẬT THÔNG TIN VÀ CÁC KHOÁ HỌC THIỀN VIỆT NAM

Đăng kí nhận thông tin mới

DMCA.com Protection Status
Mục lục