Vì sao nên thực hành Thiền đột phá giới hạn?

Bạn đang cảm thấy mệt mỏi và căng thẳng vì cuộc sống đầy áp lực? Bạn cảm thấy mình đang bị gò bó, không thể làm những gì mình thực sự muốn? Đó là do bạn đang tự hạn chế bản thân với những giới hạn mà chính mình đặt ra. Nhưng những giới hạn đó có thực sự cần thiết và đáng để giữ lại? Hãy nghĩ về những gì bạn đã bỏ lỡ trong quá khứ vì sự sợ hãi, lo lắng hay một tâm lý tự hạn chế mình. 

Bạn đã bao giờ hối tiếc vì không dám bước ra khỏi vùng an toàn của mình chưa? Nếu câu trả lời là “có”, hãy thử một lần giải phóng bản thân để sống hết mình, để thấy rằng những giới hạn của mình thực sự chỉ là giới hạn tưởng tượng. Đừng để những giới hạn ấy ngăn cản bạn khỏi việc sống một cuộc đời đáng sống và đầy đam mê. Hãy một lần cho phép mình được tự do, hãy một lần giải phóng bản thân để sống hết mình, hãy sống như chưa bao giờ có ngày mai!

  • Hãy để bản thân được thăng hoa và bay cao. Hãy để những áp lực, lo toan và nỗi sợ hãi tan biến trong cuộc sống của bạn. Hãy để cho cuộc sống tràn đầy những niềm vui và hạnh phúc.
  • Đừng để những giới hạn giữ bạn lại, làm bạn tiếp tục bỏ lỡ những cơ hội, những trải nghiệm thú vị trong cuộc sống. 
  • Hãy một lần giải phóng bản thân để sống hết mình, và hãy bắt đầu ngay từ bây giờ. Bạn không biết điều gì đang chờ đợi bạn phía trước, nhưng chắc chắn đó sẽ là những điều tuyệt vời nếu bạn dám mạo hiểm và bước ra khỏi vùng an toàn của mình.
  • Hãy để những khoảnh khắc tuyệt vời đến với bạn, hãy để cuộc sống của mình trở nên đầy đam mê và hồn nhiên.
  • Hãy bốc cháy lên đi bạn ơi, và cảm nhận sự tự do, hạnh phúc khi bạn sống hết mình.

Nếu bạn đọc tất cả những điều trên và cảm thấy ghê ghê, kì kì hoặc không thể làm như vậy được thì bạn thực sự cần khoá thiền đột phá giới hạn bản thân!

Thiền đột phá và tâm thiền

Cốt lõi của thực hành Thiền là có được tâm thiền hay trạng thái thiền.

Với nhiều người, thực hành thiền là một công việc mà họ không thích làm, ngoài ra họ cũng không cảm thấy có mục tiêu rõ ràng và thường dẫn đến cảm giác đơn điệu, nhàm chán, buồn ngủ và hay suy nghĩ lan man. Những cảm giác khó chịu và hiện tượng trên sẽ tự động biến mất khi ta kích hoạt được “trạng thái thiền” trong mình.

Để kích hoạt được “trạng thái thiền” trong quá trình thực hành, có hai hướng tiếp cận:

(1) Chịu đựng sự khó chịu và tập trung thực hành đến khi kích hoạt được “trạng thái thiền”;

(2) Kích hoạt được “trạng thái thiền” trong điều kiện dễ dàng hơn. Rồi sau đó duy trì “trạng thái thiền” này, và đưa nó vào trong điều kiện khó khăn hơn. Đây là hướng tiếp cận tiến từng bước từ dễ đến khó, từ thấp đến cao. Với hướng tiếp cận này người thực hành sẽ biết cách để không cảm thấy đơn điệu, nhàm chán và buồn ngủ, hay bị suy nghĩ lan man trong quá trình hành thiền.

Chương trình thiền Đột Phá giới hạn bản thân được thiết kế để giúp người học đạt được mục đích theo hướng tiếp cận thứ hai này.

Tâm thiền hay Trạng thái thiền là gì?

Trạng thái thiền (hay tâm thiền) là trạng thái hợp nhất tâm ý, hoàn toàn tập trung vào một đối tượng.

Đây là một trạng thái tâm trí mà trong đó mọi hoạt động và hành động của chúng ta trôi chảy một cách tự nhiên và mượt mà, tạo ra sự tận hưởng và trải nghiệm tốt nhất. Nó được miêu tả như là một trạng thái tâm trí “hoàn toàn hấp thụ” vào một hoạt động nào đó, một sự tương hợp giữa kỹ năng và thử thách, một trạng thái mà mọi thứ xảy ra trong hiện tại và cảm giác của thời gian biến mất. Trong trạng thái thiền, chúng ta cảm thấy mất đi ý thức về thời gian và không bị phân tâm bởi những suy nghĩ và xao nhãng từ bên ngoài, tạo ra một trạng thái tập trung cao độ, năng lượng tích cực và sự tập trung đầy đủ vào hoạt động hiện tại.

Trạng thái thiền vốn là trạng thái tự nhiên và sẵn có của tâm trí con người, nhưng nó bị mất đi do những niềm tin giới hạn được du nhập vào trong quá trình sống của mỗi người. Chỉ cần phát hiện và loại bỏ những niềm tin giới hạn này, thì trạng thái thiền sẽ tự nhiên được phục hồi trở lại.

Để hành thiền có hiệu quả, chúng ta cần kích hoạt được trạng thái thiền này trong mình lên. Nó sẽ mang lại niềm vui và sự hạnh phúc cho mỗi chúng ta.

Ta không thể xây một ngôi nhà mà không có nền móng.

Cũng vậy, ta không thể thực hành những pháp thiền cao cấp khi mà chưa có được “tâm thiền”

Ngày nay người ta muốn ngay một phát nhảy vào thực hành thiền Đốn Ngộ, trong khi “tâm thiền” còn chưa có. Vậy thì có khác gì muốn nấu cát thành cơm?

Vì sao nên thực hành Thiền đột phá?
Vì sao nên thực hành Thiền đột phá?

Khu vực Thiền và Giới hạn bản thân

Phá vỡ những giới hạn để mở rộng khu vực thiền

Bạn đừng kì vọng bản thân mình không có giới hạn hay phải thực hành đúng và thực hành được trong mọi khu vực. Nếu bạn làm được điều đó thì bạn đã là Phật rồi. Việc tự ép bản thân cũng là một vấn đề, một niềm tin giới hạn mà bạn cần tháo gỡ. Hãy để cho bản thân mình được tự do như nó đang là.

Việc có tâm thiền ở những khu vực trong những điều kiện dễ dàng là một điều tốt. Từ đó, bạn có thể dần mở rộng ra ở những khu vực khó hơn. Điều quan trọng nhất phải luôn duy trì trạng thái Thiền hoặc ít nhất là sự dễ chịu khi thực hành Thiền.

Khi bạn càng phá bỏ dần những niềm tin giới hạn thì trạng thái Thiền càng ngày càng lộ ra nhiều hơn. Và bạn sẽ cảm nhận được nó rõ ràng hơn ở những khu vực khác.

Có 3 vùng thực hành Thiền là:

  • Vùng thân
  • Vùng khẩu
  • Vùng ý

Trong mỗi vùng lại được chia thành nhiều khu vực nhỏ với điều kiện dễ dàng đến khó khăn hơn. Ví dụ như ở khoá thiền đột phá giới hạn, là bạn đang xây nền móng ở vùng thân, bạn có thể thực hành các bài tập ở khu vực tự do trong một căn phòng muốn làm gì thì làm, sau đó là khu vực chỉ một công việc gấp quần áo, lau một cái bình, hoặc nhìn một dấu cộng,….

Điều quan trọng nhất là bạn phải có được Tâm thiền và kĩ thuật sống với Tâm thiền này trong từng khu vực và từng vùng mình thực hành.

Đăng kí khoá Thiền đột phá giới hạn tại đây: https://thienvietnam.org/dot-pha/

Ấn chia sẻ, nếu bạn thấy bài viết này hữu ích cho ai đó đang cần!

8 bình luận cho “Vì sao nên thực hành Thiền đột phá giới hạn?”

  1. Ảnh đại diện Nguyễn Thị Minh Châu
    Nguyễn Thị Minh Châu

    Cho em hỏi Tâm Thiền và Đốn Ngộ có mối liên hệ như thế nào ạ? Theo em hiểu Thiền Đốn Ngộ là kiến tánh phải không? Nếu vậy thì trạng thái flow (có tâm Thiền) sẽ ảnh hưởng như thế nào đến kiến tánh ạ?

    1. Ảnh đại diện Thiền Việt Nam
      Thiền Việt Nam

      Pháp môn Đốn Ngộ của Thiền Tông có mục đích cuối cùng là Kiến Tánh. Tức là thấy Phật Tánh.
      Tuy nhiên Kiến Tánh cũng có nhiều loại. Như Kiến tánh của Thức, và Kiến Tánh của Trí (Bát Nhã).
      Sự khác nhau giữa hai bên là:
      – Kiến Tánh (Ngộ) của Trí (Bát Nhã) là Kiến Tánh không sanh diệt. Một phen Ngộ là hằng Ngộ, chẳng trở lại mê.
      – Kiến Tánh (Ngộ) của thức là Kiến Tánh sanh diệt, ngộ rồi có thể trở lại mê. Các Thiền sư gọi đó là 1 niệm Đốn Ngộ nơi tâm.
      Chỉ khi nào ta có được sự Kiến Tánh của Trí thì mới gọi là đạt được mục đích của Thiền Tông. Khi đó không còn phải tu nữa. Tâm Thiền sẽ luôn hiện diện nơi ta.
      Thường thì người tu trong Thiền Tông ban đầu sẽ có được Kiến Tánh của thức. Tuy cũng là Ngộ (Đốn Ngộ), nhưng mới chỉ là Ngộ của Thức. Sau khi đạt Ngộ rồi thì còn phải gia công hành trì bảo nhậm nó. Mở rộng cái Ngộ đó ra. Nhà Thiền gọi là Kiến tánh Khởi Tu. Lúc này mới chính thức bước vào con đường tu tập để đi đến đạt được sự Kiến Tánh của Trí (Bát Nhã). Quá trình tu tập sau khi Ngộ cũng chính là quá trình duy trì, và gìn giữ Tâm Thiền nơi mình.
      Như vậy, sau khi Đốn Ngộ sẽ có Tâm Thiền (nếu là Kiến tánh của Trí), hoặc phải gìn giữ, duy trì Tâm Thiền (nếu là Kiến Tánh của Thức).
      Còn trước khi Đốn Ngộ thì người hành giả Thiền Tông có thể biết và duy trì Tâm Thiền, hoặc không biết tới và không duy trì Tâm Thiền.
      Việc biết tới và duy trì Tâm Thiền trước khi Kiến Tánh (Đốn Ngộ) sẽ giúp cho Ngộ dễ xảy ra hơn, vì khi sống trong Tâm Thiền thì Trí Tuệ sẽ sáng suốt hơn. Còn sau khi Ngộ sẽ dễ thực hành việc gìn giữ và duy trì Tâm Thiền hơn. Nghĩa là dễ thực hành việc bảo nhậm cái Ngộ đó hơn. Bởi vì việc gìn giữ và duy trì Tâm Thiền đã được thực hành từ trước khi Ngộ rồi.

      Do vậy Tâm Thiền vừa là con đường và cũng vừa là đích đến của tu tập. Còn Đốn Ngộ là phương tiện.

      1. Ảnh đại diện Nguyễn Thị Minh Châu
        Nguyễn Thị Minh Châu

        Trong đoạn trả lời ở trên có nhiều lần nhắc đến Tâm Thiền. Vậy cho em hỏi Tâm Thiền là gì ạ? Nó có đặc điểm gì để nhận biết, hay là để phân biệt với những cái khác (na ná, tương tự, dễ bị hiểu nhầm)? Bình thường người ta rất hay dùng chữ Tâm nhưng đôi khi lại chỉ nhiều đối tượng khác nhau, vậy Tâm Thiền là cái Tâm nào ạ?

        1. Ảnh đại diện Thiền Việt Nam
          Thiền Việt Nam

          Trong đoạn trả lời ở trên có nhiều lần nhắc đến Tâm Thiền. Vậy cho em hỏi Tâm Thiền là gì ạ? Nó có đặc điểm gì để nhận biết, hay là để phân biệt với những cái khác (na ná, tương tự, dễ bị hiểu nhầm)?
          -> Tâm Thiền là trạng thái tự nhiên của tâm trí, mà ở đó tâm trí của chúng ta “hoàn toàn được nghỉ ngơi và hấp thụ” vào một hoạt động nào đó, mọi thứ trôi chảy tự nhiên, tạo ra sự tận hưởng và trải nghiệm tốt nhất.
          Khi ở trạng thái này, con người thường không cảm thấy mệt mỏi hoặc căng thẳng, mà thấy rất thỏa mãn với hoạt động đang làm.
          Trong trạng thái này, có sự hợp nhất giữa giữa thân – tâm – ý, mang lại sự cuốn hút và tập trung hoàn toàn một cách tự nhiên vào hoạt động hiện tại, và có cảm giác như đang hoàn toàn kiểm soát được hoạt động đó, không bị phân tâm bởi những suy nghĩ và xao nhãng từ bên ngoài. Đồng thời chúng ta có cảm giác như mọi thứ xảy ra trong hiện tại và cảm thấy mất đi ý thức về thời gian.
          Chúng ta cảm thấy rất thỏa mãn và hạnh phúc khi đang ở trong trạng thái này, và nó có thể giúp chúng ta tăng sự sáng tạo và hiệu suất trong hoạt động của mình.
          Tâm Thiền được xem là một trạng thái tối ưu cho trải nghiệm con người, và nó có thể cải thiện tinh thần và hiệu suất của người tham gia trong hoạt động đó.

          Có một trạng thái gần tương tự với Tâm Thiền là Trạng Thái Flow. Điểm khác nhau căn bản giữa Tâm Thiền và trạng thái Flow là:
          – Tâm Thiền là trạng thái tự nhiên của tâm trí – là cái có sẵn trong mỗi con người. Còn Trạng thái Flow là một trạng thái đặc biệt của tâm trí và nó sẽ được kích hoạt khi điều kiện được đáp ứng – là cái được tạo ra chứ không có sẵn.
          – Tâm thiền là một trạn g thái nghỉ ngơi của tâm trí trong khi mọi thứ vẫn đang hoạt động. Còn trạng thái Flow là một trạng thái hoạt động của tâm trí.
          – Tâm Thiền có thể hiện diện trong toàn thể cuộc sống, còn trạng thái Flow chỉ có thể xuất hiện trong một số hoạt động của con người.
          Ngoài những điểm khác nhau nói trên ra, thì các đặc điểm còn lại của Tâm Thiền và trạng thái Flow là hoàn toàn giống nhau.

          Bình thường người ta rất hay dùng chữ Tâm nhưng đôi khi lại chỉ nhiều đối tượng khác nhau, vậy Tâm Thiền là cái Tâm nào ạ?
          -> Chữ Tâm để chỉ đến nhiều đối tượng khác nhau như:
          – Chân Tâm
          – Vọng Tâm
          – Tâm thức
          – Trạng thái của tâm trí
          – ……
          Tâm Thiền là một trạng thái của tâm trí. Chính xác hơn thì Tâm Thiền là trạng thái tự nhiên của tâm trí, với những phẩm chất như đã nói ở trên.

  2. Ảnh đại diện Tâm Thiền
    Tâm Thiền

    Sao nay mình mới đọc được bài này nhỉ? Hay quá trời. Thật sự, ko thể dễ nói cho ng ta điều mà ng ta ko tin. Tìm ra cách để chỉ cho ng ta điều mà ng ta ko tin lại càng khó hơn. Tóm lại bài viết rất là hay.

    1. Ảnh đại diện Thiền Việt Nam
      Thiền Việt Nam

      Hiii cám ơn bạn. Nếu hiểu rõ bất kì vấn đề gì thì ta đều có thể diễn đạt nó một cách rõ ràng dễ hiểu. Còn chuyện người khác có tin hay không thì mình không thể biết được nên không bàn.
      Thiền Việt Nam mỗi ngày đều ra 2-5 bài viết mới, đều là những bài viết được biên soạn rất công phu. Bạn cứ thường xuyên lui tới đón đọc, sẽ có nhiều bài viết rất hay.
      Nếu bạn muốn đề xuất thêm những bài viết về chủ đề gì có thể vào phần hỏi đáp hoặc comment ở bên dưới bất kì bài vết nào. Thiền Việt Nam sẽ lấy đó làm cảm hứng để viết theo chủ đề đó hiiii
      Chúc bạn một buổi tối thật vui!

  3. Ảnh đại diện Nguyễn Thị Minh Châu
    Nguyễn Thị Minh Châu

    “Tuy nhiên Kiến Tánh cũng có nhiều loại. Như Kiến tánh của Thức, và Kiến Tánh của Trí (Bát Nhã)”

    => Đoạn này cho em hỏi thêm với ạ: Trí Bát Nhã nằm ở đâu? Thức thì em biết là có 6 thức được tạo ra bởi 6 giác quan, tức là cái Ngộ về thức là Ngộ bằng Ý phải không ạ?
    Vì sao chưa thể/rất khó để Kiến tánh bằng Trí Bát Nhã? Có cách nào để kích hoạt Trí Bát Nhã không? Và có cách nào/con đường nào để dễ và chắc chắn đạt được Kiến tánh của Trí Bát Nhã không?
    Em xem trong Thiền Sư Trung Hoa thì chỉ nói 1 câu hoặc đánh 1 cái là “đại ngộ”, tức là Ngộ của Trí Bát Nhã phải không ạ? Vì sao họ chỉ đơn giản như vậy mà đạt được Kiến tánh của Trí Bát Nhã thế ạ?

    1. Ảnh đại diện Thiền Việt Nam
      Thiền Việt Nam

      Trí Bát Nhã nằm ở đâu? –> vậy thì cần phải trả lời cho câu hỏi “Ở đâu không có Trí Bát Nhã?” trước để trả lời “Trí Bát Nhã nằm ở đâu?”

      Tức là cái Ngộ về thức là Ngộ bằng Ý phải không ạ? –> Cái Ngộ bằng Thức là cái Ngộ bằng Thức thôi em ạ. Nó có thể hiểu là một tia chớp trí tuệ trong tâm lý học.

      Vì sao chưa thể/rất khó để Kiến tánh bằng Trí Bát Nhã? Có cách nào để kích hoạt Trí Bát Nhã không? Và có cách nào/con đường nào để dễ và chắc chắn đạt được Kiến tánh của Trí Bát Nhã không? Em xem trong Thiền Sư Trung Hoa thì chỉ nói 1 câu hoặc đánh 1 cái là “đại ngộ”, tức là Ngộ của Trí Bát Nhã phải không ạ? Vì sao họ chỉ đơn giản như vậy mà đạt được Kiến tánh của Trí Bát Nhã thế ạ? –> Trước khi bàn đến cái Ngộ/kiến tánh ở Trí Bát Nhã thì cần đạt được và duy trí kiến tánh ở Thức đã. Hay còn gọi là Ngộ tâm/Kiến Tánh sau đó là công phu bảo nhậm. Trong Thiền sư Trung Hoa thì các Thiền sư vẫn có công phu bảo nhậm để kéo dài cái ngộ ở thức, hay còn gọi là chăn trâu.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Bài viết mới đăng

CẬP NHẬT THÔNG TIN VÀ CÁC KHOÁ HỌC THIỀN VIỆT NAM

Đăng kí nhận thông tin mới

DMCA.com Protection Status
Mục lục