Cách học thu nạp là cách học thụ động, hiệu quả không cao bằng cách học chủ động. Vậy thế nào là cách học chủ động? Mời các bạn tìm hiểu thông qua 3 phần trao đổi về cách học bên dưới bài viết này nhé.
Trao đổi về cách học – phần 1
Các bạn nghe xong rồi có nhận ra điều gì không? Nếu có vui lòng bình luận bên dưới nhé.
Trao đổi về cách học – phần 2
NDQ: Bác NVT2002 nghe xong rồi có nhận ra được điều gì không ạ???
NVT2002: Em thấy có mấy đoạn trong bài nói chuyện như sau:
1. Vấn đề “chủng tử và hiện hành”: Có 3 mức độ:
– Nghe người ta nói rồi chấp nhận vào
– Hiểu vấn đề của người ta nói
– Giải thích và chứng minh được vấn đề
2. Có một số người, chỉ thích đặt vấn đề ra rồi trông chờ vào người khác giải quyết hộ, giống như cục đất, đẩy một cái thì lăn 1 cái, không đẩy thì đứng im !!!
3. Phương pháp học sai, thì dù 100 năm cũng chẳng mang lại được kết quả gì. Phương pháp đúng, thì chỉ 3 tháng là thấy rõ kết quả ngay.
4. Nếu không thực hiểu, thì chỉ có làm theo cái gì người khác bảo thôi. Lúc đầu thấy mới thì thích, sau thấy cũ thì chán…
Còn em thì thấy là nếu mà cái gì mà em hiểu thật, thì sẽ đúng là kiến thức của mình. Kiến thức của mình tức là giống như cái chân cái tay của mình, nâng lên hạ xuống theo ý muốn rất dễ dàng. Chẳng hạn như khi đi giải thích cho người khác, tuỳ trình độ của người nghe mà có thể nói sai vấn đề đi một chút cho nó phù hợp với khả năng tiếp thu của người ta lúc đó. Nhưng mà do hiểu rõ vấn đề, nên dù nói sai cũng không sợ, và mình nắm rõ chỗ sai đó nên có thể chỉnh lại thành đúng bất cứ lúc nào.
NDQ: Bác có thể nói kỹ hơn về vấn đề này được hay không?
“2. Có một số người, chỉ thích đặt vấn đề ra rồi trông chờ vào người khác giải quyết hộ, giống như cục đất, đẩy một cái thì lăn 1 cái, không đẩy thì đứng im !!!“
NVT2002: Có thể có 3 nguyên nhân dẫn tới tình trạng này:
1. Thông thường người ta thấy việc gì là của mình, vì mình thì sẽ làm rất tích cực và chủ động. Nhưng trong trường hợp này, người học không coi việc học là của mình, vì mình, nên tìm cách đẩy trách nhiệm lại cho người khác.
2. Do lười học hoặc thiếu tự tin, nên đưa việc học lại cho ông thầy để trông chờ được dắt tay từng bước.
3. Tìm hiểu để thoả mãn trí tò mò, không phải thực sự muốn học, nên chỉ tìm cách nêu vấn đề và chờ đợi câu trả lời
NDQ: Vậy bác hãy bình luận về câu mà bác viết cho em dưới đây nhé!
Bác hỏi em xem có thắc mắc gì không, đến khi em thắc mắc thì bác lại không trả lời (thậm chí còn chê em há miệng chờ sung nữa). Buồn quá 🥲
NVT2002: Hì hì hì… Đoạn viết đó của em là để đùa cho vui thôi, chứ thực ra từ bài trả lời trước của bác em cũng thấy là hợp lý rồi. Những vấn đề mà em hỏi bác đó chỉ là vì tò mò, bác chưa trả lời ngay cũng là phải !
Về vấn đề chính là Duy Thức, em cũng đang suy nghĩ xem có đường lối nào sáng sủa hơn để thoát khỏi bế tắc hiện nay không. Hôm trước bác có nói là để hiểu Duy Thức thì cần phải có đủ một số yếu tố, đó là những yếu tố gì vậy?
NDQ: Bác hãy vận dụng mọi kiến thức của bác trên mọi lĩnh vực để giải thích những vấn đề đã được nêu ra trong duy thức học. Trước hết là những vấn đề căn bản. Trước kia em đã làm như vậy và vì thế mà cuốn bàn về tâm linh mới được ra đời.
À theo sự tự nhận định của bác, bác có thể cho em biết trong sự tìm hiểu về PP của bác từ trước đến nay bác thuộc vào loại nào hay không?
NVT2002: Trong 3 loại người “há miệng chờ sung” nói trên thì em tự đánh giá là mình thuộc cả 3:
1. Có lúc em tìm hiểu vấn đề mà bác đưa ra là vì bác không giải thích ngay vấn đề chính mà em thắc mắc, lại bảo em đi đường vòng. Thí dụ như vấn đề nhận biết không khởi ý hoặc thí dụ ngôi sao ngày xưa… Lúc đó em không thấy vấn đề bác đưa ra thiết thực gì cả, nên chỉ cố làm để vượt qua được bước trung gian đó thôi, kiểu như trả lời lấy điểm. Vì không thấy nó thực tế nên không nhận biết được cái sự học là cho mình. Em tìm hiểu vấn đề vì tin rằng bác là người có kinh nghiệm nên dù vấn đề không thiết thực ngay lúc đó nhưng sau này có thể sẽ có chỗ ứng dụng được.
2. Có lúc cũng thiếu tự tin, thí dụ như việc học Duy Thức chẳng hạn. Em trả lời bài viết của bác là để khỏi bị ám ảnh bởi tư tưởng còn mắc nợ câu hỏi, chưa trả lời xong nên trong lòng bức xúc. Sau khi viết xong bài trả lời, thì em thấy thoát nợ, tâm hồn thoải mái, coi như đá quả bóng lại cho bác để đến lượt bác sút 😂
Thật ra, tất cả các vấn đề mà bác đã đặt ra thì em sẽ nhất định tìm cách để trả lời cho ổn. Chỉ có điều là sẽ mất khá nhiều thời gian, có câu hỏi mấy năm mới nghĩ ra, kể cũng hơi chậm…
3. Có lúc khác, em hỏi vì tò mò. Thí dụ như trong bài Duy Thức, bác hỏi em xem có thắc mắc gì không? Em khá bất ngờ vì câu gợi ý đó, bởi từ trước đến giờ bác hay dùng phương pháp hỏi – một nghệ thuật lập luận. Những câu mà em định thắc mắc thì em biết chắc là bác sẽ không trả lời, còn nếu không hỏi gì thì bỏ phí mất cơ hội để hỏi. Vì thế em mới tìm lấy một số câu hỏi để hỏi cho nó có, em đoán chắc là cũng không thừa, vì có thể sau này sẽ có lúc dùng…
NDQ: Vậy bác có biết lý do vì sao mà như vậy không?
NVT2002: Ý bác hỏi về căn nguyên bệnh “há miệng chờ sung” của em?
NDQ: Đúng rồi đấy!!! 😁
NVT2002: Bệnh “há miệng chờ sung”, mà em là một hiện thân rất rõ, chính là do sản phẩm của nền giáo dục và xã hội hiện nay.
1. Thứ nhất là bệnh thành tích: Em cần phải học để có được điểm cao, hoặc phải làm việc thật nhanh để công ty đánh giá tốt, trả nhiều tiền. Cách tốt nhất để đạt được điều đó là tận dụng lại những kiến thức của các bậc tiền bối, xong xây tiếp lên trên nền móng đó. Trước đây, em thường nghĩ rằng mình có khả năng tự học rất tốt, theo như quan niệm hiện đại, tức là không cần lên lớp nghe thầy cô giảng bài. Đối với em tự học tức là tự đọc sách, tự lên thư viện hoặc Internet tìm kiếm tài liệu về nghiên cứu. Nhưng đến gần đây em mới thấy là khi phải rời sách vở, thư viện… ra thì mình giống như là người không biết bơi ngã xuống ao mà chẳng có một cái phao nào !!!
2. Thứ hai là cách học đại học: Thực ra có rất nhiều môn học mà em học thấy chả để làm gì, song vẫn phải cố nuốt trôi. Đối với những môn như vậy, em bắt buộc phải có một khả năng là cố học cho qua, cố ghi nhớ lại để nhỡ có lúc cần dùng thì đem ra ôn lại. Lâu ngày thành thói quen, nên bác bảo em đi tìm hiểu cái gì, làm cái gì em cũng có thể hoàn thành (một cách tương đối)
3. Cái quan trọng nhất là có lẽ nhiều lúc, em không thấy sự học là việc của mình 🙀
NDQ: Bệnh này có lẽ hầu hết mọi người đều bị dính phải! Chính nó ngăn cản chúng ta phát huy sức sáng tạo của bản thân. Là sức ì tâm lý lớn nhất cần phải vượt qua.
Một nền giáo dục nếu giúp cho người ta khắc phục được nó thì rất là hay có phải không?
Bác có biết vì sao mà bác không thấy sự học là việc của mình hay không?
NVT2002: Thường là do em không thấy ham thích công việc học về một vấn đề cụ thể nào đó lắm, nên em cứ thấy việc đến tay là làm thôi, làm để hoàn thành là chính. Tuy nhiên, với một số vấn đề khác em cảm thấy hứng thú thì lại làm rất tích cực, xoay sở đủ mọi cách để làm, có vất vả cũng không thấy chán.
NDQ: Vấn đề chính là như vậy!!!!
NDQ: Bác NVT2002 có nhận xét gì về ý kiến này của bác voicon không?
“Cái này em thấy nhiều lúc cứ cái gì dính đến mình là em chẳng thích, kiểu ngại trách nhiệm. Ví dụ bảo học cho em là em bỏ đi chơi, hoặc ngồi thiền cho em thì em chẳng bao giờ ngồi thiền cả. Nhưng nếu không dính đến mình mà có hứng thú thì em sẽ tìm hiểu, ví dụ như giải các bài toán khó, vui vui chẳng hạn, chẳng phải việc của mình mà mình cứ nghĩ mãi.”
NVT2002: Trong đoạn trên, bác Voi đưa ra 2 trường hợp:
1. Việc “bảo học cho mình”, “ngồi thiền cho mình”: đây là những công việc vì thấy lo cho tương lai mà phải làm, giống như gánh nặng. Về danh thì cũng phải cố gật đầu công nhận đó là việc của mình, nhưng trong thâm tâm thực ra không thích. Cái mà con người thích ấy thì phải là những cái gì vui vẻ thoải mái cơ.
2. Việc giải những bài toán khó vui vui: cái này đáp ứng được nhu cầu hiểu biết khám phá của bản thân, nói chung là nhu cầu giải trí (kiểu như đánh cờ chẳng hạn). Về danh thì không phải là việc của mình, nhưng thâm tâm thì lại nhận đó là việc của mình vì nó đáp ứng được đòi hỏi của bản thân. Làm những việc kiểu này còn hay ở chỗ là không phải chịu sức ép từ đâu cả, cứ tập trung đúng vào công việc mà làm thôi, nên làm hiệu quả lắm !
NDQ: Đúng vậy!!!
Điều này thể hiện ở chỗ bác voicon coi nó như là một trách nhiệm phải làm! Nếu một việc gì đó phải làm như là một trách nhiệm thì nó sẽ không bao giờ thực sự là một việc của mình cả.
Trao đổi về cách học – phần 3
NdQ: khi nào lên thì bảo cho anh nhé!
NdQ: em lên rồi à?
LhL: Vâng
NdQ: dạo này em thế nào?
LhL: Dạo này em vẫn bình thường, còn vấn đề kia vẫn chưa rõ ràng lắm
LhL: Vấn đề mục đích mới ấy
NdQ: ừ
NdQ: thôi bỏ nó đi!
LhL: Và vấn đề cách thức đi tìm mới nữa
NdQ: những vấn đề đó em buông nó đi
LhL: Vâng
NdQ: vì làm theo chỉ dẫn của người khác thì chẳng đi đến đâu cả
NdQ: em biết vì sao không?
LhL: Vi là làm theo
LhL: Mà làm theo thì sẽ ra kết quả hời hợt, ko phải của mình
NdQ: làm theo thì sao? tại sao không có kết quả?
LhL: Vì tâm tư mình ko hướng về việc đấy nên sẽ chẳng có kết quả
NdQ: đúng rồi đấy!
LhL: Nhưng 2 vấn đề đấy em thấy thực sự cần thiết mà
NdQ: vậy em biết tại sao anh bảo em buông nó đi không?
LhL: Có
LhL: Vì nếu thực sự là của mình thì mình sẽ ko buông được
LhL: có phải vậy ko?
NdQ: đúng rồi đấy!
NdQ: em hãy nghiên cứu lại từ đầu
NdQ: về thiền ấy
LhL: Vâng
NdQ: đọc thiền sư trung hoa
NdQ: và các tài liệu về thiền của các tổ sư
LhL: Em cũng đang đọc
NdQ: mà quan trọng nhất là phải học đúng cách
NdQ: à anh có gửi cho em đoạn trao đổi về cách học chưa?
LhL: Có, anh gửi rồi
NdQ: em nghe có nhận ra điều gì không?
LhL: Có
NdQ: em nhận ra điều gì?
LhL: Đó là vấn đề thường là mình chỉ nghe hiểu thôi
NdQ: vậy cần phải làm gì?
LhL: Chứ chưa thực sự tìm hiểu thấu đáo
NdQ: vậy phải làm thế nào thì mới là thực sự tìm hiểu thấu đáo?
LhL: Việc của mình cần làm là phải chứng minh được rằng ‘vấn đề đấy là như vậy’
NdQ: hết chưa?
LhL: rồi tìm hiểu sâu hơn về vấn đề đấy
NdQ: còn thiếu một vấn đề
LhL: Thieu van de gi?
NdQ: đó là phải tự mình lý giải (giải thích) được vấn đề
LhL: vâng
NdQ: em hiểu vấn đề đó thế nào?
LhL: Em hiểu vấn đề đó là mình phải giải thích được vấn đề đó một cách rõ ràng
LhL: Vì chỉ khi mình hiểu được nó mình mới giải thích được nó rõ ràng
NdQ: đúng rồi đó
NdQ: vậy nếu chưa giải thích đuợc thì phải làm sao?
LhL: Thì mình phải tìm hiểu về nó, bởi vì mình vẫn chưa thực sự hiểu rõ nó
NdQ: đúng vậy!
NdQ: nhưng tìm hiểu như thế nào?
NdQ: làm sao để hiểu được nó?
LhL: Tìm hiểu bằng cách nhìn sâu vào vấn đề đó, xem nó là như thế nào, rồi đào sâu tìm hiểu về nó
NdQ: có chắc là như vậy không?
NdQ: em tìm hiểu như vậy nhằm mục đích gì?
LhL: Ko
LhL: Em tìm hiểu như vậy nhằm mục đích làm rõ về vấn đề đấy
NdQ: đó mới chỉ là làm rõ vấn đề thôi
NdQ: trong khi vấn đề đặt ra ở đây là em phải làm gì?
LhL: Vấn đề ở đây là mình phải hiểu rõ về nó
NdQ: tiêu chuẩn nào cho biết là mình đã hiểu rõ về nó?
LhL: là mình phải lý giải được nó rõ ràng, minh bạch
NdQ: đúng vậy!
NdQ: vậy nhìn sâu vào vấn đề, đào sâu tìm hiểu vấn đề có giúp cho mình lý giải được nó không?
LhL: Ko
LhL: Chỉ bằng cách chứng minh nó là như vậy thì mới được
NdQ: em lầm lẫn giữa lý giải và chứng minh rồi!
LhL: vâng
LhL: Vậy thì để hiểu được nó thì mình phải giải thích được nó rõ ràng
NdQ: vấn đề là làm sao để giải thích được nó?
LhL: Để giải thích được nó thì mình cần phải hiểu rõ về nó
NdQ: chỗ này em chưa hiểu được vấn đề đúng không?
LhL: Vâng, Chỗ này vẫn đang phân vân
NdQ: thông thường
NdQ: trong nhà Phật
NdQ: chỉ đưa ra vấn đề chứ không có giải thích vấn đề
LhL: vâng
NdQ: và việc giải thích vấn đề là việc mà một người hành giả cần phải tự mình làm lấy
NdQ: phải vận dụng mọi kiến thức của bản thân để giải quyết vấn đề
LhL: uh, bây giờ em mới thấy vấn đề này
NdQ: do không phải là học
NdQ: không phải là tìm hiểu vấn đề
NdQ: ma do là sự sáng tạo của bản thân
NdQ: em thấy như thế nào?
LhL: Em đang tự hỏi 2 cái này khác nhau thế nào: giải quyết vấn đề & tìm hiểu vấn đề?
LhL: tại sao ko phải là tìm hiểu vấn đề?
NdQ: em đã phân biệt được chưa?
LhL: chưa
LhL: Em mới nghĩ ra thế này
NdQ: thế nào?
LhL: Tìm hiểu vấn đề là mình chỉ tìm cách để hiểu ra vấn đề
LhL: Giải quyết vấn đề là mình đi giải quyết vấn đề đấy, nó sâu hơn
NdQ: không phải giải quyết
NdQ: mà là giải thích
NdQ: tìm hiểu vấn đề là hướng vào những đối tượng có sẵn
NdQ: còn giải thích vấn đề, là hướng vào một đối tượng nhiều khi không có sẵn
NdQ: không biết nó là cái gì
NdQ: mà ta phải phát huy sự sáng tạo của bản thân
NdQ: để giải thích nó
NdQ: không thể trông chờ vào bên ngoài được
NdQ: để rõ vấn đề này hơn
NdQ: em hãy đọc bài sau:
LhL: vâng
NdQ: chờ anh một tí
LhL: vâng
NdQ: mạng chậm quá
NdQ: thôi để anh lấy một vài thí dụ thế này
NdQ: em có đọc bài pháp là gì của anh chưa?
LhL: Em đọc rồi
NdQ: vậy anh hỏi em nhé
LhL: Vâng
NdQ: những thông tin anh viết ra trong đó
NdQ: là anh lấy từ đâu ra vậy?
NdQ: trong sách nào?
LhL: Em ko thấy hầu như những thông tin trong đó lấy ra trong sách nào cả
LhL: Như ví dụ con cò
NdQ: trên mạng
NdQ: có người nói
NdQ: những gì anh viết không phải là PP
LhL: PP là cái gì?
NdQ: vì không có sách nào nói tới cả
NdQ: Phật pháp đó
LhL: ah
NdQ: thế nào?
NdQ: em nhận ra cái gì?
LhL: em nhận ra là những gì anh viết ra trong bài viết đó dựa trên nền tảng cái hiểu của anh, nhưng viết trên những thông tin mà mình thâu nhận được. Ko biết có phải vậy ko?
NdQ: viết trên thông tin mà mình thâu nhận nghĩa là thế nào?
LhL: là lấy những ví dụ mà mình nghe được ấy
NdQ: em xem vài đoạn nhé:
NdQ: Vũ trụ và Phật giáo
Skywalker: Đọc những đoạn này là tôi choáng váng, muốn xỉu rồi . Khiếp thật, anh Quý với bạn NVT2002 vận dụng vũ trụ học với Phật pháp thế này thì cổ kim chua từng có
Xin hỏi:
– thế nào là Ete và sóng Ete?
– thế nào là sóng năng lượng?
– thế nào Bigbang?
Nói thật nhé, tôi có cảm giác quý vị đang làm cái việc giết chết cả khoa học lẫn Phật pháp! Tôi sẵn sàng xin lỗi nếu quý vị có thể cho biết tên của tài liệu vật lý nào làm cơ sở cũng như tên các thực nghiệm bảo vệ cho lý thuyết của quý vị?
yuyu: Phật giáo chẳng nói gì cụ thể về Vũ Trụ cả. Thậm chí còn không biết là liệu cái Vũ Trụ mà ta đang nói đến có Tồn Tại thực hay không ?
Phật khuyên: “Có bốn hiện tượng Bất Khả Tư Nghị, đó là: năng lực của một vị Phật, Ðịnh lực , Nghiệp lực và Suy Ngẫm, tìm hiểu Thế Giới ” (Tăng nhất bộ kinh, IV. 77).
Cho nên đưa vấn đề Vũ Trụ vốn ở đây được quan niệm là một Tồn Tại khách quan, so với triết lý Phật Giáo vốn không có ý kiến gì về Tồn Tại Khách Quan là một sự gán ghép cọc cạch.
Phật giáo chỉ cho ta một triết học về Tri Thức Luận chứ Phật giáo không cho ta những triết học hay tri thức về Vũ Trụ. Chiếu theo ý nghĩa này thì vấn đề duy nhất ta có thể bàn được ở đây là “Liệu những gì ta quan sát thấy hoặc giả thiết về vũ trụ theo những sự quan sát, tính toán của ta có đáng tin không ? “
Các bác vì không hiểu rõ sự khác biệt cơ bản này nên gán ghép lung tung, thành ra nói chẳng ra đâu vào đâu….
LhL: Em đọc rồi!
NdQ: vậy đây nữa này:
NdQ: Thế nào là tự học
NdQ: em đọc bài trong đó chưa?
LhL: Em đọc bài thứ 2 rồi
LhL: Còn bài 1 chưa đọc, mà mới đọc phần anh copy vào IM thôi
NdQ: đọc vậy em có nhận ra được gì không?
LhL: Có
NdQ: nhận ra được điều gì?
LhL: Nhận ra rằng cách học của mình trước đây vẫn theo hướng dựa dẫm, trông chờ người khác
LhL: Như là NVT2002 nói ấy
NdQ: ừ
NdQ: vậy cần phải học như thế nào mới đúng?
LhL: Phải tự giác trong vấn đề học mới đúng
NdQ: tự giác như thế nào?
LhL: Tự mình phải thấy ra vấn đề học là cần thiết cho mình, tự mình phải ý thức được việc học đó giúp gì cho mình
NdQ: nhưng cụ thể là bằng hành động gì?
LhL: Cụ thể là bằng hành động suy nghĩ, tìm hiểu về vấn đề đấy
NdQ: em vẫn chưa nhận ra được vấn đề
LhL: Vâng, em cũng cảm thấy thế!
NdQ: thực ra nếu em hiểu nội dung trao đổi hôm nay thì cũng đủ nhận ra việc em cần phải làm gì rồi
LhL: Có lẽ phải đọc đi đọc lại nội dung này xem thế nào
NdQ: đúng vậy
NdQ: bây giờ anh nói vắn tắt thế này
NdQ: em suy nghĩ nhé
LhL: vâng
NdQ: thế giới chỉ có một
NdQ: nhưng lại có nhiều cách giải thích khác nhau
NdQ: Phật pháp giải thích một cách
NdQ: khoa học giải thích một cách
NdQ: vvv…
NdQ: mới nhìn tưởng như chúng không có liên hệ gì với nhau
NdQ: nhưng thực ra chúng có nhiều điểm chung với nhau
NdQ: nếu thực hiểu được thế giới
NdQ: sẽ nhìn ra được nhiều điểm chung đó giữa chúng với nhau
NdQ: vì vậy
NdQ: khi ta học
NdQ: có thể chỉ học một thứ
NdQ: ví dụ Phật pháp
NdQ: nhưng khi ta đã hiểu về thế giới
NdQ: thì ta có thể hiểu được tất cả các môn học khác
NdQ: và ta có thể tổng hợp mọi kiến thức
NdQ: để giải thích, chứng minh những vấn đề trong Phật pháp
NdQ: em hiểu không?
LhL: có
NdQ: vậy em đã biết cách anh làm sao để lý giải vấn đề chưa?
LhL: Anh lấy cái hiểu về thế giới để lý giải mọi vấn đề à?
NdQ: em nghĩ thế nào?
LhL: Em nghĩ như vậy!
NdQ: nghĩ như vậy là nghĩ như thế nào? Em giải thích rõ hơn được không?
LhL: Em nghĩ anh dùng cách hiểu của mình về thế giới để lý giải mọi vấn đề
LhL: như để giải thích, chứng minh những vấn đề trong Phật pháp
LhL: Ví dụ như bài viết “Pháp là gì?”…
NdQ: anh hỏi em nhé!
LhL: vâng
NdQ: việc tìm hiểu Phật pháp là để làm gì?
LhL: Để làm sáng tỏ ra vấn đề “Ta là ai?”, “Làm thế nào để thoát khổ?”, nghĩa là cũng tùy mục đích của từng người
NdQ: vì sao tìm hiểu Phật pháp lại có thể giúp cho ta sáng tỏ ta là ai? Hay thoát khổ?
LhL: Vì Phật pháp là con đường ĐP đã chỉ mà ta thấy nó có thể giúp ích cho mình
NdQ: Vậy là em chưa hiểu được vấn đề rồi!
LhL: 😇
NdQ: sở dĩ ta bị đau khổ
NdQ: là do vô minh
NdQ: mà
NdQ:
NdQ:
NdQ:
NdQ: tóm lại là Phật pháp giúp cho ta hiểu đúng về thế giới này
NdQ: đó chính là cốt lõi của vấn đề
LhL: ah
NdQ: cho nên chỉ khi nào em hiểu đúng về thế giới này
NdQ: thì đó mới có thể gọi là hiểu được Phật pháp
LhL: vâng
NdQ: các môn khoa học, có môn nào không nhằm giúp ta hiểu về thế giới này hay không?
LhL: Ko có, môn nào cũng giúp hướng tới việc tìm hiểu về TG này
NdQ: em đã hiểu ra được vấn đề chưa?
LhL: rồi
NdQ: hiểu thế nào?
LhL: Tất cả đều nhằm tới hiểu về TG này
NdQ: rồi sao nữa?
NdQ: có liên quan gì đến việc giải thích Phật pháp ở đây?
LhL: Cho nên khi hiểu rõ về TG này thì mọi vấn đề đều đuợc giải quyết
LhL: Khi hiểu rõ về TG này thì cũng có thể giải thích được Phật pháp
NdQ: đúng vậy!
NdQ: nhưng làm sao để hiểu được về thế giới này?
LhL: #-o
NdQ: đó chính là chìa khóa đấy
NdQ: em học PP để tìm hiểu về thế giới này
NdQ: nhưng mà phải hiểu về thế giới này mới giải thích đuợc Phật pháp
NdQ: có mâu thuẫn không?
LhL: Có
NdQ: đó chính là vấn đề
NdQ: tạm dừng ở đây nhé
LhL: Vâng
LhL: Vấn đề hôm nay trao đổi có nhiều cái mới quá!
NdQ: thôi vậy nhé
NdQ: bb
Để lại một bình luận