Đỉnh cao của Kinh doanh là Thiền và ngược lại

Đỉnh cao của kinh doanh chính là thiền và đỉnh cao của thiền chính là kinh doanh. Hành trình “tỉnh thức” của CEO Nguyễn Thị Minh Đăng bắt đầu từ nhận thức đó.

Cơ duyên đến với “Thiền” của nữ CEO – Hành trình thấu hiểu CÁI TÔI

Sau một thời gian dài làm kinh doanh, năm 2015, khi đang đạt đỉnh cao của nghề nghiệp, bà Nguyễn Thị Minh Đăng gặp một số vấn đề về phát triển bản thân. 

Bà nhận ra rằng năng lực lãnh đạo bản thân của mình còn nhiều hạn chế. 

Ngay sau đó, bà đã quyết định dừng công việc lãnh đạo và giao lại công ty cho các thành viên sáng lập lúc đó và đi học để phát triển bản thân. 

Một thời gian sau, bà mới biết đây chính là “Thiền” và bắt đầu nhận được những giá trị to lớn từ “Thiền”.

Bà nhận ra rằng trước đây bà không lãnh đạo được bản thân là do nhầm lẫn về CÁI TÔI. 

Cơ duyên đến với “Thiền” của nữ CEO Nguyễn Thị Minh Đăng.
Cơ duyên đến với “Thiền” của nữ CEO Nguyễn Thị Minh Đăng.

Trước đó bà nghĩ rằng CÁI TÔI của mình chính là mình. 

Trong khi sự thật lại không phải là như vậy. 

Chính vì bị nhầm lẫn như vậy, nên bà đã trao quyền cho CÁI TÔI. 

Đúng hơn là, CÁI TÔI đang chi phối và chiếm quyền nên bà thường xuyên gặp khó khăn trong việc giải quyết vấn đề. 

Và đến khi bà sống trong “thiền”, bà đã có nhận thức rõ ràng về CÁI TÔI. 

Do vậy, bà không cho phép CÁI TÔI chiếm quyền, chi phối bản thân mình nữa, và bà bắt đầu làm việc hiệu quả hơn, luôn làm việc với niềm vui và không có nhu cầu giải trí sau khi làm việc. 

– Bà tận hưởng trong mọi phút giây làm việc của mình, dù mỗi ngày bà làm việc với toàn bộ thời gian (trừ những thời gian ăn và ngủ). 
– Bà tôn trọng sự thật và loại bỏ những ý nghĩ chủ quan (ý tưởng của tôi, ý kiến của tôi…) hay cảm xúc cá nhân (sợ sệt, lo lắng, bất an,…). 

Từ đó, bà đi thẳng vào việc giải quyết vấn đề, và đảm bảo hiệu quả trong mọi việc.

Sợi dây kết nối giữa thiền và kinh doanh – Vấn đề cốt lõi của kinh doanh

Lúc này, bà mới kết nối được giữa thiền và kinh doanh và cuối cùng, vấn đề quan trọng nhất cốt lõi của mọi vấn đề ở công ty là về nhân sự, tài sản chính của công ty. 

Nói cách khác, phát triển công ty nghĩa là phát triển cái tập con người trong công ty, chứ không phải chỉ có phát triển các giá trị hữu hình như nhà máy, cửa hàng, tài sản hay độ nổi tiếng. 

Thực chất, doanh nghiệp phải tập trung phát triển các nguồn lực, cụ thể là con người. 

Khi có con người, doanh nghiệp sẽ có công nghệ, có nhà máy và từ đó, có được tất cả mọi thứ.

Ngay sau đó, năm 2020, khi đã hội tụ những năng lực về Marketing, về con người, về đầu tư và về kinh doanh – bà đã quyết định thành lập Koro.

Nước từ trường Koro là doanh nghiệp được bà Đăng cho ra đời khi đã thấu hiểu “Thiền".
Nước từ trường Koro là doanh nghiệp được bà Đăng cho ra đời khi đã thấu hiểu “Thiền”.

Thiền – Đỉnh cao trong kinh doanh

Nhiều người nghĩ rằng việc tu tập – thiền và việc kinh doanh – kiếm tiền là những việc không liên quan đến nhau.

Nhưng sau một thời gian tìm hiểu và trải nghiệm, bà Đăng nghiệm ra một sự kết nối vô hình nhưng mạnh mẽ giữa “Thiền” và kinh doanh: 

“Đỉnh cao của kinh doanh chính là thiền và đỉnh cao của thiền chính là kinh doanh”.

Tu tập Thiền chính là hành trình loại bỏ CÁI TÔI của mình.

Và để đạt được sự thành công lớn nhất trong kinh doanh, thì người doanh nhân cũng phải loại bỏ CÁI TÔI của mình. 

Chính CÁI TÔI của người doanh nhân, chứ không phải cái gì khác, là cội nguồn gây ra những thất bại trong việc kinh doanh của họ. 

“Thiền” ở đây, không phải chỉ là ngồi thiền, nhắm mắt hít thở, tâm yên bình,… mà là hướng đến việc chuyển hóa bản thân, sửa đổi chính mình, loại bỏ cái tôi để sống với trí tuệ và làm chủ được cảm xúc, cũng như các lựa chọn, quyết định của mình, không để cho CÁI TÔI chi phối.

Bà Đăng cho rằng Thiền chính là đỉnh cao của kinh doanh, chứ không phải tiền bạc.

Sự thành công trong kinh doanh, không đơn giản chỉ là có được nhiều tiền. 

Nếu đó chỉ là tiền mà doanh nghiệp đi mượn của người khác, thì dù có nhiều bao nhiêu đi chăng nữa, cũng sẽ đến lúc phải trả lại cho người chủ đích thực của nó. 

Người có nhiều tiền nhờ đi mượn như vậy, thì không thể gọi là thành công trong kinh doanh. 

Có rất nhiều doanh nhân, một thời lừng lẫy, tiền nhiều vô số kể, nhưng rồi cuối cùng cũng lại trắng tay, thậm chí còn vướng vòng lao lý. 

Vậy thì tiền của họ trước đây có khác gì với tiền đi mượn của người khác, cuối cùng cũng chẳng còn lại gì. 

Do vậy nói đến sự thành công trong kinh doanh là phải nói đến sự bền vững, trường tồn. 

Người doanh nhân cần phải làm gì? – Thiền giúp được gì cho các doanh nhân

Để kiến tạo ra được một doanh nghiệp thành công một cách bền vững, trường tồn, đòi hỏi người doanh nhân:

– Không những phải có tầm nhìn xa, trông rộng;
– Có khả năng nhìn người, thu phục lòng người;
– Và dùng người để tập hợp đội ngũ;
– Mà còn phải là một người sống có tâm hướng việc kinh doanh đến giải quyết vấn đề xã hội, chứ không phải đơn giản chỉ là kiếm tiền. 

Khi giải quyết vấn đề xã hội, doanh nghiệp sẽ kiếm được nhiều tiền từ những giá trị mà nó mang lại. 

Khi doanh nghiệp có được một tập khách hàng yêu mến mình, doanh nghiệp sẽ thực sự kinh doanh thành công. 

Giá trị cốt lõi của một tổ chức chính là con người.
Giá trị cốt lõi của một tổ chức chính là con người.

Ngoài ra, trong quá trình kinh doanh, người doanh nhân còn cần phải luôn hướng đến mục tiêu, không để cho những thành công bước đầu che mắt, hướng vào giải quyết vấn đề, thay vì tập trung vào chứng minh mình đúng, để CÁI TÔI che mắt.

Chỉ khi nào người doanh nhân không còn nhầm lẫn giữa mình và CÁI TÔI của mình, thì mới không còn bị CÁI TÔI che mắt, mới có được những phẩm chất cần thiết như đã nói ở trên để kiến tạo ra được một doanh nghiệp thành công một cách bền vững, trường tồn. 

Người doanh nhân cần nhận thức rõ CÁI TÔI của mình.
Người doanh nhân cần nhận thức rõ CÁI TÔI của mình.

Để người doanh nhân có được những phẩm chất quý giá này thì cần phải thực hành Thiền trong chính quá trình kinh doanh. 

Thiền giúp người doanh nhân:

– Thay đổi cách nhìn, thái độ, đối với cuộc sống và công việc theo hướng tích cực;
– Chuyển hóa các tâm hành tiêu cực của định kiến, thù hằn, đố kỵ thèm khát, tham đắm, trở thành lòng yêu thương chân thành, tôn trọng, hợp tác, khoan dung, khiêm tốn;
– Tạo cho nhà kinh doanh một tâm hồn tràn đầy bình an, thân ái; một phong cách đẹp của ung dung, tự tại, trầm tĩnh hiền hòa, bao dung.

Từ đó nhà kinh doanh đạt được nhiều thắng lợi, thành công.

Với những cộng sự, người doanh nhân khi có sự thấu hiểu chính mình thì sẽ có sự thấu hiểu đối với người đối diện. 

Thấu hiểu ở đây là một sự tôn trọng, ngang bằng, lãnh đạo bằng sự khiêm nhường (khác với sự khiêm tốn). 

Thiền giúp người doanh nhân tích cực và làm việc hiệu quả hơn (Ảnh: Báo Đầu Tư).
Thiền giúp người doanh nhân tích cực và làm việc hiệu quả hơn (Ảnh: Báo Đầu Tư).

Công ty, doanh nghiệp trở thành một môi trường phát triển và đồng chí hướng thực hiện sứ mệnh của mình.

– Với các đối tác luôn có tinh thần hợp tác, từ đó những cơ hội kinh doanh mới có thể nảy sinh. 
– Với đối thủ cạnh tranh, thay vì loại bỏ, gây nên oan trái thì cùng nhau tồn tại, phát triển theo hướng đôi bên cùng có lợi.

Mảnh đất tâm của người doanh nhân có tươi tốt, chân thiện thì sẽ đạt được mục tiêu cơ bản của đời mình: 

Bình an, hạnh phúc, thành đạt, tạo ra tiền bạc của cải… nâng cuộc sống lên phẩm chất cao đẹp hơn.

Do vậy mới nói đỉnh cao của kinh doanh chính là thiền. 

Ngược lại – Kinh doanh là đỉnh cao trong Thiền

Nói về thiền thì có hai giai đoạn. 

– Giai đoạn 1 là thiền khi còn đang học thiền. 
– Giai đoạn 2 là thiền khi đi hướng dẫn thiền cho người khác.

Lẽ dĩ nhiên khi nói về đỉnh cao của thiền, thì không thể nào nói về việc thực hành thiền của người còn đang học thiền, mà là nói về việc thực hành thiền của người đã học thiền xong và chuyển sang đi hướng dẫn thiền cho người khác. 

Muốn người khác chịu học thiền theo sự hướng dẫn của mình, thì phải làm sao để họ chấp nhận được điều đó. 

Quá trình thuyết phục người khác chịu học thiền theo sự hướng dẫn của mình cũng tương tự như một quá trình bán hàng vậy. 

Mở rộng ra hoạt động thuyết phục cả một cộng đồng chịu học thiền theo sự hướng dẫn của mình, cũng tương tự như một hoạt động kinh doanh không khác. 

Kinh doanh cũng là đỉnh cao của thiền.
Kinh doanh cũng là đỉnh cao của thiền.

Chỉ khác cái mà người bán nhận về ở đây không phải tiền, cái mà người bán nhận về ở đây: 

Ban đầu là niềm tin, và sau đó là sự khai ngộ không còn nhầm lẫn giữa tôi và CÁI TÔI nơi người học. 

Nói như vậy, có nghĩa rằng, quá trình dạy thiền, đích thực là một quá trình bán hàng của người thầy, mà ở đó, trong tâm thế, trong cách nhìn nhận của người dạy: 

Vai trò của người học, và của người dạy là bình đẳng như nhau, giống như vai trò của người bán hàng và khách hàng. 

Việc của người dạy là làm sao để người học tự nhận ra được CÁI TÔI không phải là mình, và từ đó đi đến chỗ không còn nhầm lẫn giữa tôi và CÁI TÔI nơi mình nữa. 

Đây là một công việc không hề dễ dàng.

Chỉ những người có khả năng kinh doanh giỏi, biết đặt ra những câu hỏi đúng, dẫn dắt người học tự mình sáng ra được vấn đề, mới có thể làm được điều này. 

Nói như vậy, để hiểu rằng Đức Phật Thích ca là một bậc thầy trong bán hàng và kinh doanh, chứ không phải như những vị sư sau này chỉ biết thuyết giảng một chiều, không biết bán hàng, không biết kinh doanh.

Lời kết

Những chia sẻ về mối quan hệ giữa thiền và kinh doanh của CEO Nguyễn Thị Minh Đăng mang đến một góc nhìn mới về kinh doanh và hướng đến giá trị đích thực của doanh nhân và các doanh nghiệp.

Ấn chia sẻ, nếu bạn thấy bài viết này hữu ích cho ai đó đang cần!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Bài viết mới đăng

CẬP NHẬT THÔNG TIN VÀ CÁC KHOÁ HỌC THIỀN VIỆT NAM

Đăng kí nhận thông tin mới

DMCA.com Protection Status