Phần trước chúng ta đã trao đổi về lý vô ngã, phần này chúng ta sẽ tiếp tục trao đổi về Phật pháp với nội dung là lý vô thường nhé.
trungpa: Vâng, bạn giảng cho mình về vô thường.
Nguyễn Đức Quý Zen: Ừ! Bạn đã từng nghe nói đến Vô thường rồi phải không? Bạn hiểu về nó thế nào? Hãy nói cho mình nghe trước nhé!
trungpa: Theo mình nghe nói thì Vô thường tức là không có sự vật, hiện tượng nào cố định, vĩnh viễn cả mà chúng luôn thay đổi.
Nguyễn Đức Quý Zen: Về mặt tổng quát thì đúng là như thế! Nhưng bạn có thể giải thích, phân tích kỹ hơn được không?
trungpa: Theo mình thì sự vật xung quanh luôn thay đổi với thời gian, con người sinh ra, lớn lên, già đi. Cái bàn này hôm nay còn đây nhưng ngày mai có thể mục nát, quả đất này cũng thay đổi theo từng phút, từng giây do ảnh hưởng của muôn loài sống trên nó. Còn các hiện tượng thì cũng như cơn bão nổi lên, mạnh dần mạnh dần đến cực điểm thì lắng xuống. Sau mưa thì nắng. Vui buồn giận và các cảm xúc cũng vậy, không thể nào cứ giận 24/24 được. Đây là những ví dụ về cái mình hiểu là vô thường.
Nguyễn Đức Quý Zen: Vậy mình hỏi bạn nhé! Có thể tìm được một cái gì, một sự vật nào hay không? Bỏ qua lý vô ngã, mà chỉ xét theo lý vô thường thôi!
trungpa: Theo mình thì không, vì chúng luôn thay đổi.
Nguyễn Đức Quý Zen: Nếu đã không tìm thấy được sự vật nào thì cái gì thay đổi?
trungpa: Mọi vật đều thay đổi.
Nguyễn Đức Quý Zen: Nhưng trước khi bạn đến sự thay đổi của một sự vật nào, bạn hãy xem có sự vật đó không đã? Bạn hiểu ý mình không?
trungpa: Vâng.
trungpa: Bạn đợi mình một chút.
Nguyễn Đức Quý Zen: Ừ!
trungpa: Allo.
Nguyễn Đức Quý Zen: Mình đây! Bạn đã nghiên cứu câu hỏi trên của mình chưa?
trungpa: Trước khi thay đổi thì có sự vật.
Nguyễn Đức Quý Zen: Bạn có thể tìm được thời điểm tồn tại của sự vật đó không?
trungpa: Mình ví dụ như cái bàn mình để máy vi tính tồn tại vào lúc này, 10h41.
Nguyễn Đức Quý Zen: Nó có thể tồn tại trong thời gian bao lâu? 1 phút không?
trungpa: Mình không biết nó tồn tại trong thời gian bao lâu, mình chỉ biết nó tồn tại lúc này tại lúc này, 10h44.
Nguyễn Đức Quý Zen: Cái mà bạn gọi là lúc này đó! Có tìm được hay không?
trungpa: Không được, cái lúc này mình nói đã thành một thời điểm ở quá khứ rồi.
Nguyễn Đức Quý Zen: Đúng vậy! Thế bạn hãy xem lại cái bàn của bạn xem! Cái bàn lúc này là cái bàn lúc nào?
trungpa: Cái bàn lúc này là cái bàn lúc này 10h46.
Nguyễn Đức Quý Zen: Vào thời điểm khi bạn xác định 10h46 thì khi đó có còn là 10h46 nữa không?
trungpa: Không.
Nguyễn Đức Quý Zen: Vậy câu bạn nói: “Cái bàn lúc này là cái bàn lúc này 10h46” có hợp lý không?
trungpa: Nó qua rồi.
Nguyễn Đức Quý Zen: Bạn có thể nắm bắt được một cái gì đó gọi là cái bàn vào thời điểm 10h46 hay không?
trungpa: Mình không nắm bắt được.
Nguyễn Đức Quý Zen: Vậy bạn có thể tìm được một cái gì là cái bàn hay không?
trungpa: Cái bàn lúc này là cái bàn lúc này.
Nguyễn Đức Quý Zen: Nhưng bạn có tìm được một cái gì gọi là “cái bàn lúc này” không?
trungpa: Không.
Nguyễn Đức Quý Zen: Vậy lời bạn nói: “Cái bàn lúc này là cái bàn lúc này” có hợp lý không?
trungpa: Không.
Nguyễn Đức Quý Zen: Đây chính là vấn đề bạn cần chú ý! Thực ra cái mà bạn tìm thấy là những điều được bạn nhớ về nó hay là tìm thấy được chính nó?
trungpa: À, là những điều mình nhớ về nó thôi.
Nguyễn Đức Quý Zen: Những điều bạn nhớ về nó có phải chính nó không?
trungpa: Không.
Nguyễn Đức Quý Zen: Trao đổi nãy giờ, bạn có nhận ra được vấn đề gì không?
trungpa: Mình thấy những gì mình nói về một sự vật đều do trong trí nhớ của mình thôi.
Nguyễn Đức Quý Zen: Bạn hãy cố gắng đi tìm một vật nào đó xem thử xem có tìm được không? Tìm ở đây nghĩa là nhìn thấy được nó ngay chính nó! Bạn hiểu không? Ngay nơi nó đang hiện hữu trong hiện tại! Để mình lấy một ví dụ cho bạn tìm cho dễ hơn nhé!
trungpa: Vâng.
Nguyễn Đức Quý Zen: Bạn hãy quan sát một lượn sóng nước trên một hồ nước! Nó sẽ di chuyển từ điểm nguồn sóng ra xa, có phải không?
trungpa: Đúng vậy.
Nguyễn Đức Quý Zen: Bạn có để ý thấy lượn sóng đó là sự di chuyển của một khối nước cố định không?
trungpa: Vâng.
Nguyễn Đức Quý Zen: Có sự di chuyển của một khối nước nào ở đó không?
trungpa: Thực ra thì không có sự di chuyển của một khối nước.
Nguyễn Đức Quý Zen: Vậy đó là cái gì?
trungpa: Đó là do mình cảm giác thế phải không?
Nguyễn Đức Quý Zen: Bạn hãy nghĩ thử xem?
trungpa: Lượn sóng cho mình cảm giác sự di chuyển của một khối nước cố định. Nhưng ngay thời điểm mình thấy nó di chuyển là t, thời điểm ngay sau đó là t+1, thì lượn sóng đó không còn là lượn sóng ở thời điểm t. Mình hơi khó dùng từ để giải thích.
Nguyễn Đức Quý Zen: Đúng rồi đó! Thực ra không dễ để giải thích đâu! Nhưng bạn hãy chú ý xem bạn có thể nắm bắt được một lượn sóng tại một thời điểm nào đó một cách rõ ràng không?
trungpa: Không.
Nguyễn Đức Quý Zen: Vậy bạn hãy tìm xem có một cái gì là lượn sóng cho bạn nhận biết ở đây không?
trungpa: Không.
Nguyễn Đức Quý Zen: Bạn chỉ có thể nhận biết được những cái gì bạn nhận biết được thôi, hay là bạn nhận biết được cả những cái bạn không nhận biết được?
trungpa: Mình nhận biết được những cái mình nhận biết được.
trungpa: Mình trả lời lại là tại một thời điểm, mình có thể nắm bắt được một lượn sóng tại thời điểm đó.
Nguyễn Đức Quý Zen: Có chắc không?
trungpa: Mình thấy là tại thời điểm đó thôi, nhưng thời điểm đó là trong khoảng khắc cực ngắn.
Nguyễn Đức Quý Zen: Khoảng khắc đó là khác 0 hay =0?
trungpa: =0
Nguyễn Đức Quý Zen: Bạn có thể nhận biết được luôn nó khi mà nó tồn tại trong một khoảng thời gian = 0 được không?
trungpa: Không. Mình không thấy nó thực mà chỉ trong tri nhớ của mình.
trungpa: Đúng rồi.
Nguyễn Đức Quý Zen: Đúng vậy! Chính trí nhớ của bạn phân tích và rút ra kết luận là phải có một lượn sóng tồn tại trong khoảng thời gian = 0 phải không?
trungpa: Đúng rồi.
Nguyễn Đức Quý Zen: Vậy thì đó có phải là bạn nắm bắt được không?
trungpa: Không.
Nguyễn Đức Quý Zen: Bạn nắm bắt được nó hay nắm bắt được hình bóng của nó còn rơi rớt lại trong ký ức của bạn?
trungpa: Là hình bóng của nó còn rơi rớt trong ký ức của mình.
Nguyễn Đức Quý Zen: Và đó có phải là chính nó không?
trungpa: Không.
Nguyễn Đức Quý Zen: Vậy thì bạn hãy xem xét kỹ lại xem: bạn có thể tìm thấy, nắm bắt được, nhận biết được bất cứ một lượn sóng nào không? Hay là bạn chỉ tìm được, nắm bắt được, nhận biết được những hình bóng rơi rớt lại của nó trong ký ức của bạn?
trungpa: Mình chỉ tìm được, nắm bắt được, nhận biết được những hình bóng rơi rớt lại của nó trong ký ức của mình.
Nguyễn Đức Quý Zen: Vậy thì những cái mà bạn tìm thấy đó có thật không?
trungpa: Không.
Nguyễn Đức Quý Zen: Đó bạn hãy xoáy sâu vào vấn đề đi tìm một lượn sóng nào đó! Bạn sẽ hiểu được ý nghĩa của lý vô thường!
trungpa: Tức là những gì mình thấy chỉ là những hình ảnh trong tri nhớ ký ức của mình thôi.
Nguyễn Đức Quý Zen: Có tìm được một sự vật nào thực sự hiện hữu không?
trungpa: Không.
Nguyễn Đức Quý Zen: Trong những sự vật mà bạn nhận biết được?
trungpa: Không, đều do ký ức mình ghi lại rồi phóng ra.
Nguyễn Đức Quý Zen: Đúng vậy!
Nguyễn Đức Quý Zen: Các sự vật luôn luôn sinh ra rồi diệt đi,… nhưng ký ức mình vẫn lưu giữ và sự tồn tại của một sự vật tĩnh tại!
Nguyễn Đức Quý Zen: Bất biến!
Nguyễn Đức Quý Zen: Đâu biết rằng đó chỉ là sản phẩm của ký ức của mình mà thôi!
Nguyễn Đức Quý Zen: Thực chẳng có vật nào như vậy cả!
Nguyễn Đức Quý Zen: Bạn hãy nhìn ra thế gian, có cái gì là khác với lượn sóng đó không?
trungpa: Không.
Nguyễn Đức Quý Zen: Bạn đã hiểu nội dung của lý vô thường chưa?
Nguyễn Đức Quý Zen: Tức là không thể tìm thấy bất cứ một vật nào cả!
Nguyễn Đức Quý Zen: Tất cả luôn luôn thay đổi!
Nguyễn Đức Quý Zen: Mà chẳng có cái gì thay đổi ở đây cả!
Nguyễn Đức Quý Zen: Bạn hiểu không?
trungpa: Đúng rồi.
trungpa: Chỉ có sự thay đổi mà không có vật thay đổi.
Nguyễn Đức Quý Zen: Nếu ta nói rằng vật thay đổi, tức là ta chấp nhận có một vật nào đó, và nó thay đổi đi mà thôi, nhưng nó vẫn là nó!
Nguyễn Đức Quý Zen: Nhưng thực sự chẳng có vật nào như vậy cả!
trungpa: Vâng.
Trungpa: Mọi vật đều vô thường, vô ngã. Những gì mình thấy đều là hình ảnh trong ký ức phóng ra.
Nguyễn Đức Quý Zen: Đúng vậy!
Nguyễn Đức Quý Zen: Bạn có liên hệ gì giữa vấn đề vô thường và vô ngã hay không?
Trungpa: Sự vật, hiện tượng đều là không có mà do ta phóng chiếu ra.
Nguyễn Đức Quý Zen: Đó là về sự vật!
Trungpa: Chỉ có sự thay đổi.
Nguyễn Đức Quý Zen: Nhưng ở đây mình muốn hỏi đến sự liên hệ giữa vô ngã và vô thường cơ!
Trungpa: Mình thấy nó quan hệ chặt chẽ với nhau, nhưng không biết diễn tả ra sao.
Nguyễn Đức Quý Zen: Vậy à!
Nguyễn Đức Quý Zen: Đúng ra thì đây là hai mặt của một vấn đề!
Nguyễn Đức Quý Zen: Các Pháp vì “Vô thường” nên “Vô ngã”!
Nguyễn Đức Quý Zen: Các Pháp vì “Vô ngã” cho nên nó phải “Vô thường”.
Nguyễn Đức Quý Zen: Và ngược lại, nếu một pháp nào đó mà “Hữu ngã”, thì nó phải “Hữu thường”.
Nguyễn Đức Quý Zen: Và pháp nào mà “Hữu thường” tức là nó phải là “Hữu ngã”.
Nguyễn Đức Quý Zen: Cái lý của nó là vậy!
Nguyễn Đức Quý Zen: Bạn hiểu không?
Trungpa: Có ạ.
Nguyễn Đức Quý Zen: Bạn cứ nghĩ đi: Có pháp nào “Vô thường” mà nó lại “Hữu ngã” không?
Nguyễn Đức Quý Zen: Và có pháp nào “Vô ngã” mà nó lại “Hữu thường” không?
Trungpa: Hai mặt một vấn đề, có vô thường thì có vô ngã và ngược lại.
Nguyễn Đức Quý Zen: Đúng vậy!
Nguyễn Đức Quý Zen: Mà pháp nào đã vô thường thì pháp đó là pháp có sanh diệt hay không sanh diệt?
Trungpa: Có sanh diệt là có sống có chết và không sanh diệt là không sống không chết ạ?
Nguyễn Đức Quý Zen: Đúng rồi đấy!
Nguyễn Đức Quý Zen: Nhưng đó là trong phạm vi hẹp.
Nguyễn Đức Quý Zen: Còn nói có sanh thì phạm vi nó rộng hơn có sống.
Nguyễn Đức Quý Zen: Nói có diệt thì phạm vi nó rộng hơn là có chết.
Nguyễn Đức Quý Zen: Sống và chết chỉ là khái niệm dùng riêng cho các sinh vật thôi.
Nguyễn Đức Quý Zen: Còn sanh và diệt là khái niệm dùng chung cho tất cả các pháp.
Trungpa: Vâng.
Nguyễn Đức Quý Zen: Đây là vấn đề mà bạn cần phải xào đi xào lại nghiên cứu cho kỹ vào.
Nguyễn Đức Quý Zen: Đến khi nào ngộ ra mới thôi!
Nguyễn Đức Quý Zen: Mình hỏi bạn nhé:
Trungpa: Vâng.
Nguyễn Đức Quý Zen: Có pháp nào hữu thường trong một khoảng thời gian nào đó, rồi sau đó nó trở nên vô thường không?
Nguyễn Đức Quý Zen: Và ngược lại, có pháp nào vô thường trong một khoảng thời gian nào đó rồi nó lại trở nên hữu thường không?
Trungpa: Mình không tìm được pháp nào cả.
Nguyễn Đức Quý Zen: Bạn xem lại xem trong cách hiểu về vô thường của bạn trước đây là hiểu như thế nào?
Nguyễn Đức Quý Zen: Có giống với cách hiểu mà mình vừa trao đổi với bạn không?
Trungpa: Không, cách hiểu của mình trước đây là có vật thay đổi. Còn cách hiểu mà chúng ta vừa trao đổi xong là không có vật thay đổi mà chỉ có sự thay đổi.
Nguyễn Đức Quý Zen: Trong cách hiểu của bạn về có vật thay đổi, thì điều đó khác về bản chất với cách hiểu mà mình trao đổi với bạn thế nào?
Trungpa: Cách hiểu của mình về vật thay đổi là có sanh có diệt.
Nguyễn Đức Quý Zen: Cụ thể hơn được không?
Trungpa: Cụ thể hơn là không có gì tồn tại mãi, sinh ra, lớn lên, già đi rồi chết.
Nguyễn Đức Quý Zen: Bạn chưa hiểu được vấn đề!
Trungpa: Bạn chỉ cho mình
Nguyễn Đức Quý Zen: Bạn hãy xem lại đoạn mình hỏi nhé:
Nguyễn Đức Quý Zen: Có pháp nào hữu thường trong một khoảng thời gian nào đó, rồi sau đó nó trở nên vô thường không?
Nguyễn Đức Quý Zen: Và ngược lại, có pháp nào vô thường trong một khoảng thời gian nào đó rồi nó lại trở nên hữu thường không?
Nguyễn Đức Quý Zen: Mình không tìm được pháp nào cả.
Nguyễn Đức Quý Zen: Hãy đối chiếu với cách hiểu trước đây của bạn!
Trungpa: Cách hiểu của mình trước đây là các pháp hữu thường trong một khoảng thời gian nào đó rồi sau đó trở nên vô thường.
Nguyễn Đức Quý Zen: Chính là như vậy đó!
Nguyễn Đức Quý Zen: Bạn hãy suy nghĩ xem hiểu theo cách đó có gì không ổn không nhé!
Nguyễn Đức Quý Zen: Có hợp lý không?
Trungpa: Không hợp lý.
Nguyễn Đức Quý Zen: Đó! Bạn phải thông được vấn đề này!
Nguyễn Đức Quý Zen: Đã vô thường thì phải là “vô thường tuyệt đối” luôn luôn vô thường.
Nguyễn Đức Quý Zen: Đã hữu thường thì phải “hữu thường tuyệt đối” luôn luôn hữu thường!
Trungpa: Đúng rồi.
Nguyễn Đức Quý Zen: Chứ không thể có cái vụ vô thường tương đối, hữu thường tương đối được!
Trungpa: Mình muốn giải thích giống như thế.
Nguyễn Đức Quý Zen: Cái lý của nó là phải vậy!
Nguyễn Đức Quý Zen: Chính là như vậy đó!
Nguyễn Đức Quý Zen: Phải hiểu như vậy thì mới có thể đi vào chiều sâu, đi vào cái tinh túy của Phật Pháp được!
Nguyễn Đức Quý Zen: Từ đây còn khai triển ra được nhiều vấn đề lắm!
Trungpa: Vâng.
Nguyễn Đức Quý Zen: Nếu bạn đã nhận biết được một pháp nào đó được sinh ra, thì bạn có thể kết luận như thế nào về pháp đó?
Trungpa: Một pháp nào đó được sinh ra?
Nguyễn Đức Quý Zen: Đúng vậy!
Nguyễn Đức Quý Zen: Với một pháp nào đó, mà bạn biết được sự sinh ra của pháp đó, thì bạn có thể có những kết luận gì kèm theo hay không?
Trungpa: Đưa ra kết luận về pháp đó tức là sao?
Nguyễn Đức Quý Zen: Tức là bạn có thể khẳng định một số tính chất bao gồm của pháp đó có liên quan!
Nguyễn Đức Quý Zen: Ví dụ như nó là vô ngã hay hữu ngã.
Nguyễn Đức Quý Zen: Nó sẽ bị diệt tận hay không bị diệt tận?
Nguyễn Đức Quý Zen: Nó có biến hoại, thay đổi hay không biến hoại thay đổi?
Nguyễn Đức Quý Zen: Nó có lớn lên hoặc nhỏ đi hay không?
Nguyễn Đức Quý Zen: …..
Nguyễn Đức Quý Zen: Bạn hiểu không?
Trungpa: Nếu mình biết sự sinh ra của một pháp, thì mình có kết luận là pháp đó vô ngã, vô thường.
Trungpa: Nhưng cái này nói rộng quá.
Trungpa: Sự sinh ra của một pháp.
Nguyễn Đức Quý Zen: Nghĩa là sao?
Trungpa: Nghĩa là pháp đó vô ngã, vô thường.
Trungpa: Mình hơi rối trí ở đây về “sự sinh ra của một pháp”.
Nguyễn Đức Quý Zen: Tức là với một pháp nào đó, mà bạn đã biết được là pháp đó được sinh ra!
Nguyễn Đức Quý Zen: Có điểm khởi đầu! Và bạn biết rõ điều đó!
Trungpa: Vậy pháp đó có biến hoại, thay đổi, vô thường, vô ngã.
Nguyễn Đức Quý Zen: Đúng vậy!
Nguyễn Đức Quý Zen: Mặc dù bạn chưa chứng kiến được sự biến hoại, diệt tận của nó!
Nguyễn Đức Quý Zen: Nhưng bạn cũng biết chắc chắn về điều đó, do bạn đã chứng kiến được sự sinh ra của nó!
Trungpa: Đúng rồi.
Nguyễn Đức Quý Zen: Và ngược lại: Khi bạn đã thấy rõ được một pháp nào đó không thay đổi dù chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, thì bạn sẽ có những kết luận gì về pháp đó?
Trungpa: Pháp đó không bị diệt tận, không biến đổi, hữu thường hữu ngã.
Nguyễn Đức Quý Zen: Và cũng không được sinh ra!
Trungpa: Đúng rồi.
Trungpa: Các pháp có sanh có diệt.
Trungpa: Có thường vô ngã.
Nguyễn Đức Quý Zen: Chính là như vậy!
Nguyễn Đức Quý Zen: Chỉ cần biết một dấu hiệu đặc trưng, ta sẽ biết được tất cả!
Nguyễn Đức Quý Zen: Bạn hiểu không?
Trungpa: Vâng.
Trungpa: Một dấu hiệu đặc trưng ta sẽ biết tất cả.
Nguyễn Đức Quý Zen: Chính là như vậy!
Nguyễn Đức Quý Zen: Ở đây còn có một vấn đề nữa là: nếu bạn đồng thời vừa xác định nó có sanh diệt, lại vừa xác định nó không thay đổi trong một khoảng thời gian nào đó, thì điều đó có nghĩa là gì?
Trungpa: Không thể thế được, vì như thế nó sẽ không là vô thường tuyệt đối nữa. Khi có sanh diệt là có vô thường, mà nếu không thay đổi thì là hữu thường. Như thế sẽ không còn tuyệt đối nữa.
Nguyễn Đức Quý Zen: Đúng vậy! Nhưng như thế thì điều đó có nghĩa là gì?
Trungpa: Điều đó có nghĩa là pháp đó không tồn tại, mà là do tri thức của mình tạo ra. Còn virus thứ cấp Tâm trí hoạt động.
Nguyễn Đức Quý Zen: Hic hic…
Nguyễn Đức Quý Zen: Điều đó có nghĩa là nhận thức của bạn tự mâu thuẫn với nhau!
Nguyễn Đức Quý Zen: Nhận thức của bạn về vấn đề đó có vấn đề, có chỗ sai lầm.
Nguyễn Đức Quý Zen: Cần phải tìm hiểu lại!
Nguyễn Đức Quý Zen: Bạn hiểu không?
Trungpa: Vâng.
Nguyễn Đức Quý Zen: Có thể nào tồn tại hai nhận thức mâu thuẫn với nhau về cùng một vấn đề được không?
Nguyễn Đức Quý Zen: Tất nhiên là trong cùng một hệ quy chiếu!
Trungpa: Không.
Nguyễn Đức Quý Zen: Thế nếu mà có trường hợp đó xảy ra thì sao?
Trungpa: [-( thì vấn đề đó không tồn tại?
Nguyễn Đức Quý Zen: Vấn đề không phải là bàn về vấn đề đó, mà ở đây bạn cần phải xoay lại nhận thức của chính mình!
Nguyễn Đức Quý Zen: Làm sao bạn biết vấn đề đó không tồn tại?
Nguyễn Đức Quý Zen: Do nhận thức của bạn bất ổn chăng?
Nguyễn Đức Quý Zen: Như thế có hợp lý không?
Trungpa: Không hợp lý, như thế thì nhận thức của mình bất ổn.
Nguyễn Đức Quý Zen: Đúng vậy!
Nguyễn Đức Quý Zen: Ở đây cái cần phải quan tâm tìm hiểu là quan tâm tìm hiểu về chính nhận thức của bạn, chứ không phải là quan tâm tìm hiểu đến pháp đó nữa!
Trungpa: Đúng rồi ạ.
Trungpa: Đây là nhận thức mình chưa ổn.
Nguyễn Đức Quý Zen: Có như thế mới sửa được những nhận thức sai lầm của mình!
Nguyễn Đức Quý Zen: Vì nhận thức của mình chưa ổn nên chúng mới mâu thuẫn với nhau!
Trungpa: Mình còn rất nhiều sai lầm trong nhận thức.
Nguyễn Đức Quý Zen: Vấn đề là như vậy!
Nguyễn Đức Quý Zen: Tất nhiên rồi!
Nguyễn Đức Quý Zen: Nếu bạn mà hết sai lầm trong nhận thức! Thì thành Phật mất rồi! 😉
Nguyễn Đức Quý Zen: Còn tu làm gì nữa!
Trungpa: 😄
Nguyễn Đức Quý Zen: Vậy nhé!
Nguyễn Đức Quý Zen: Hôm nay tạm nghỉ ở đây!
(Hết)
Mời các bạn bấm vào đây để xem lại nội dung trao đổi Phật pháp ở phần trước nói về lý Vô Ngã nhé:
https://thienvietnam.org/trao-doi-ve-ly-vo-nga-chat-ve-phat-phap
Để lại một bình luận