, ,

Trao đổi Về Lý Vô Ngã, Chat về Phật pháp

Đây là nội dung mà tôi đã chat với một người bạn về lý vô ngã. Mời các bạn tham khảo nhé:
———————————————

Trungpa: Chào bạn Quý

Trungpa: Mình lên rồi đây

Nguyễn Đức Quý Zen: Chào bạn!

Nguyễn Đức Quý Zen: Bây giờ chúng ta sang một vấn đề

Trungpa: Vâng

Nguyễn Đức Quý Zen: Đó là Vô Ngã và Vô Thường

Nguyễn Đức Quý Zen: Bạn đã tìm hiểu thêm về vấn đề này chưa?

Trungpa: Mình có nghe qua thôi

Nguyễn Đức Quý Zen: Bây giờ mình sẽ giải thích cho bạn

Trungpa: Vâng

Nguyễn Đức Quý Zen: Đầu tiên là vấn đề Vô ngã

Nguyễn Đức Quý Zen: Nội dung ra là “Vô Tự Ngã”

Trungpa: Vô tự ngã

Nguyễn Đức Quý Zen: Ừ!

Nguyễn Đức Quý Zen: Để hiểu được ý nghĩa của nó

Nguyễn Đức Quý Zen: Trước tiên bạn cần phải hiểu “Ngã” là gì?

Nguyễn Đức Quý Zen: Và “Tự Ngã” là gì?

Nguyễn Đức Quý Zen: Rồi sau đó mới đi tìm hiểu về các pháp xem chúng có tự ngã hay không?

Nguyễn Đức Quý Zen: Bạn hiểu không?

Trungpa: Vâng, bạn nói cho mình Ngã là gì. Mình không có hiểu rõ từ này mà chỉ lờ mờ thôi. Ngã là Tôi phải không ạ?

Nguyễn Đức Quý Zen: Đúng vậy! “Ngã” nghĩa là “tôi”

Nguyễn Đức Quý Zen: Nhưng “tôi” đây không phải để chỉ riêng cá nhân bạn!

Trungpa: Vậy là chỉ cái gì?

Nguyễn Đức Quý Zen: Mỗi một sự vật, hiện tượng (gọi chung là các pháp) đều có một cái “Tôi” riêng của nó!

Nguyễn Đức Quý Zen: “Tôi” đây là chỉ cái tôi riêng của mỗi pháp nói chung!

Nguyễn Đức Quý Zen: Vì bất cứ cái gì cũng có thể xưng “tôi” được cả!

Nguyễn Đức Quý Zen: Bạn hiểu không?

Trungpa: Giống như con mèo cũng có cái tôi riêng của con mèo, gió thổi có cái tôi riêng của gió thổi

Nguyễn Đức Quý Zen: Đúng vậy!

Nguyễn Đức Quý Zen: Bạn hiểu không?

Nguyễn Đức Quý Zen: Cái tôi được bàn tới ở đây là cái tôi chỉ chung cho tất cả chứ không phải là đặc quyền dành riêng cho một phạm vi nào!

Trungpa: Vâng

Nguyễn Đức Quý Zen: Vậy theo bạn thì

Trungpa: Mình còn mù mờ, cái tôi riêng của con mèo là gì?

Nguyễn Đức Quý Zen: Cái tôi của một pháp nào đó, nó là cái gì vậy?

Nguyễn Đức Quý Zen: Bạn hãy nhân cách hóa con mèo lên nhé!

Nguyễn Đức Quý Zen: Coi như nó cũng suy nghĩ, nói năng như con người

Nguyễn Đức Quý Zen: Vậy khi nó nghĩ về nó, nói về nó thì nó dùng từ nào để diễn tả?

Trungpa: Tôi

Nguyễn Đức Quý Zen: Đó, bạn hiểu không?

Nguyễn Đức Quý Zen: Ví dụ như một cơn gió chẳng hạn!

Nguyễn Đức Quý Zen: Nếu ta cho nó nói chuyện, thì khi nó nói về nó, nó sẽ dùng từ nào?

Trungpa: Tôi

Trungpa: Cái tôi của một pháp nào đó chính là nó phải không ạ?

Nguyễn Đức Quý Zen: Đúng thế!

Nguyễn Đức Quý Zen: Chính là như vậy đó!

Nguyễn Đức Quý Zen: Và bây giờ chúng ta hãy đi tìm hiểu kỹ hơn về cái tôi đó nhé!

Trungpa: Vâng

Nguyễn Đức Quý Zen: Theo bạn thì: cái tôi của một pháp nào đó, cụ thể nó là cái gì vậy?

Trungpa: Nó chính là pháp đó

Nguyễn Đức Quý Zen: Cụ thể hơn nữa! Pháp đó là cái gì vậy?

Trungpa: Là sự vật, hay hiện tượng nào đó

Nguyễn Đức Quý Zen: Ví dụ một sự vật nào đó thì cái làm nên sự vật đó là những cái gì?

Trungpa: Là những bộ phận của sự vật đó

Nguyễn Đức Quý Zen: Đúng rồi đấy!

Nguyễn Đức Quý Zen: Vậy thì cái tôi đó là cái gì?

Nguyễn Đức Quý Zen: Hay sự vật đó là cái gì?

Trungpa: Sự vật đó là kết hợp của các bộ phận của nó

Nguyễn Đức Quý Zen: Đúng vậy!

Nguyễn Đức Quý Zen: Như vậy mình xin giải thích lại nhé: cái tôi của một pháp nào đó là tập hợp của tất cả những cái tạo nên nó, và làm cho nó khác biệt với cái không phải nó!

Nguyễn Đức Quý Zen: Bạn hiểu không?

Trungpa: Vâng, mình hiểu

Nguyễn Đức Quý Zen: Vậy là đã định nghĩa xong về ý nghĩa của chữ “Ngã”

Nguyễn Đức Quý Zen: Bạn còn thắc mắc gì không?

Trungpa: Mình không có


Trungpa: Thế còn TỰ NGÃ?

Nguyễn Đức Quý Zen: Bây giờ chúng ta sang ý nghĩa của chữ “Tự Ngã” nhé!

Trungpa: Vâng.

Nguyễn Đức Quý Zen: Bây giờ bạn hãy xem nhé!

Nguyễn Đức Quý Zen: “Ngã” là tập hợp của tất cả những bộ phận tạo thành nó!

Nguyễn Đức Quý Zen: Nhưng vai trò của các bộ phận có phải là đồng đẳng như nhau không? Ngang nhau không?

Trungpa: Theo mình thì mỗi bộ phận có một chức năng riêng, vai trò thì như nhau vì nếu thiếu một bộ phận nào thì pháp đó sẽ không còn là pháp đó nữa mà thành pháp khác.

Nguyễn Đức Quý Zen: Bây giờ mình hỏi bạn nhé!

Nguyễn Đức Quý Zen: Khi bạn nghĩ về chính mình với danh xưng “tôi”, thì khi đó bạn cho bạn là cái gì?

Trungpa: Mình cho mình là mình, là cơ thể, là suy nghĩ, hành động, cảm xúc…

Nguyễn Đức Quý Zen: Đã hết chưa?

Trungpa: Giác quan. Chắc hết rồi.

Nguyễn Đức Quý Zen: Còn thiếu một vài cái đấy!

Nguyễn Đức Quý Zen: Ví dụ khi bạn nhìn nhận về một người bạn của bạn trong hiện tại, thì cái mà bạn cho là người đấy là những cái gì? Những cái làm nên người bạn đó là những cái gì?

Trungpa: Là hình dáng, hình ảnh của người đó tạo ra cho mình, cảm nhận của mình về người đó sau những lần tiếp xúc, những suy nghĩ về người đó.

Nguyễn Đức Quý Zen: Đúng rồi! Thế hình dáng hình ảnh về người đó bao gồm những gì?

Trungpa: Mặt mũi, chân tay, giọng nói, dáng đi.

Nguyễn Đức Quý Zen: Hết chưa? Có tính quần áo, đầu tóc và đồ trang sức không?

Trungpa: Theo mình thì không cho quần áo và đồ trang sức, vì những cái đó thay đổi thường xuyên. Cái mình nhớ nhất là khuôn mặt, đầu tóc. Hôm nọ có một người bạn tóc dài, cắt tóc ngắn đi. Mới nhìn thoáng qua mình không nhận ra, tưởng là người khác, đến lúc bạn đó cười với mình, nhìn lại khuôn mặt thì đúng là bạn mình.

Nguyễn Đức Quý Zen: Hic!

Trungpa:

Nguyễn Đức Quý Zen: Bạn hãy xem kỹ lại cảm nhận của bạn đi nhé!

Nguyễn Đức Quý Zen: Nếu bỏ quần áo ra, thì bạn có biết được những gì phía sau quần áo không?

Trungpa: Không. Có thể mỗi người khác nhau.

Trungpa: Nếu mình chưa nhìn thấy những gì sau quần áo thì mình không biết được.

Nguyễn Đức Quý Zen: Ừ, vậy những cái mà bạn không biết thì bạn có thể liệt kê nó vào anh ta không?

Trungpa: Không.

Nguyễn Đức Quý Zen: Như vậy tức là phần thân thể bị quần áo che đi không phải thuộc về anh ta phải không? Và anh ta chỉ bao gồm mặt mũi chân tay là những phần da thịt lộ ra thôi!

Trungpa: Rồi, cả quần áo nữa.

Nguyễn Đức Quý Zen: Hic hic! Thực ra bây giờ khi ý thức lại bạn thấy đưa cả quần áo vào là vô lý!

Trungpa: Đúng rồi.

Nguyễn Đức Quý Zen: Nhưng lúc bình thường khi bạn không để ý đến vấn đề này, thì anh ta sẽ bao gồm tất cả những cái làm nên anh ta vào thời điểm mà bạn tiếp xúc, bao gồm luôn cả quần áo!

Trungpa: Hic hic.

Trungpa: Đúng rồi.

Nguyễn Đức Quý Zen: Vậy tại sao bạn không chấp nhận quần áo, đồ trang sức, mà chỉ chấp nhận phần cơ thể bằng xương bằng thịt thôi?

Trungpa: Mình chấp nhận quần áo, đồ trang sức tại thời điểm mình tiếp xúc.

Nguyễn Đức Quý Zen: Ừ!

Nguyễn Đức Quý Zen: Vậy bây giờ mình hỏi bạn nhé:

Nguyễn Đức Quý Zen: Những bộ phận cấu thành người bạn đó như: quần áo, giày dép, đồng hồ, đồ trang sức, và những bộ phận cấu thành người đó như thân thể, tính cách, tình cảm… chúng có vai trò quan trọng ngang nhau hay không?

Trungpa: Không.

Nguyễn Đức Quý Zen: Khác nhau thế nào?

Trungpa: Quần áo, giày dép là bề ngoài, mình không chú ý lắm về bề ngoài nên đối với mình nó không quan trọng bằng tính cách, tình cảm.

Nguyễn Đức Quý Zen: Ở đây không phải là sự quan trọng đối với mình, mà là sự quan trọng trong việc cấu thành pháp đó cơ! Bạn hiểu không?

Trungpa: À.

Trungpa: Thế thì những cái đó có vai trò như nhau.

Nguyễn Đức Quý Zen: Vai trò của chúng trong việc cấu thành pháp đó có ngang nhau không?

Trungpa: Có.

Nguyễn Đức Quý Zen: Có chắc không?

Trungpa: Theo mình thì có.

Nguyễn Đức Quý Zen: Thế nếu bây giờ bỏ hết tất cả quần áo và đồ trang sức ra thì người bạn đó có mất đi không?

Trungpa: Không.

Nguyễn Đức Quý Zen: Ngược lại nếu bây giờ bỏ cái thân thể bằng thịt ra khỏi đó thì người bạn đó còn không?

Trungpa: Không. Chỉ còn lại khoảng không gian trống không, người bạn đó mất rồi.

Nguyễn Đức Quý Zen: Vậy bạn bảo vai trò của chúng ngang nhau là có hợp lý không?

Trungpa: Không.

Nguyễn Đức Quý Zen: Bạn hiểu không?

Trungpa: Vai trò của quần áo đồ trang sức không quan trọng bằng cơ thể.

Trungpa: Vâng.

Nguyễn Đức Quý Zen: Cái thân thể bằng xương thịt đó là cái ngã của tự nó, gọi là tự ngã, hay chủ ngã.Nếu thiếu nó thì cái ngã đó không được thành lập! Còn quần áo đồ trang sức chỉ là cái vay mượn từ bên ngoài đến vào để trang hoàng thêm cho cái ngã đó mà thôi. Nếu thiếu chúng cái ngã đó vẫn còn! Và quần áo, đồ trang sức đó gọi là “khách ngã”.

Trungpa: À.

Nguyễn Đức Quý Zen: Khách tức là từ bên ngoài vào, không phải là tự nó, không phải là chủ.

Trungpa: Vậy thân thể đó là tự ngã, chủ ngã.

Nguyễn Đức Quý Zen: Đây là ví dụ dùng để minh họa cho bạn hiểu về định nghĩa của danh từ tự ngã thôi! Thân thể đó là tự ngã, hay chủ ngã nếu chúng ta xem xét trong phạm vi tương đối! Còn về tuyệt đối nó có phải tự ngã thật hay không? Còn phải xem xét lại. Bạn hiểu chứ?

Trungpa: Vâng.

Nguyễn Đức Quý Zen: Quan trọng là để giúp cho ta hiểu được định nghĩa thế nào là tự ngã thôi! Còn cái nào là tự ngã thì xét sau!

Nguyễn Đức Quý Zen: Tự ngã còn được gọi là “lõi cứng”! Có tự ngã tức là có lõi cứng! Không có tự ngã là không có lõi cứng! Bạn có hiểu không?

Trungpa: Lõi cứng?

Nguyễn Đức Quý Zen: Ừ!

Trungpa: Mình chưa nghe qua bao giờ.

Nguyễn Đức Quý Zen: Trong cuốn “bàn về tâm linh….”

Trungpa: Lõi cứng là tự ngã.

Nguyễn Đức Quý Zen: Mình có ví dụ về hai con búp bê.

Trungpa: Ừ!

Trungpa: Có cái cốt nhựa, hay lõi nhựa.

Trungpa: Mình nhớ rồi.

Nguyễn Đức Quý Zen: Đúng vậy! Một con chỉ gồm toàn quần áo thôi, một con thì có cái cốt nhựa! Cốt nhựa chính là lõi cứng, hay là tự ngã! Còn con kia không có cốt nhựa, không có lõi cứng tức là không có tự ngã! Bạn nhớ chưa?

Trungpa: Rồi ạ.

Nguyễn Đức Quý Zen: Bạn xem kỹ lại đoạn đó nhé!

Trungpa: Vâng.

Nguyễn Đức Quý Zen: Như vậy bạn đã hiểu tự ngã là gì chưa? Và đối lập với tự ngã là khách ngã! Bạn đã hiểu chưa?

Trungpa: Vâng.

Nguyễn Đức Quý Zen: Sự khác nhau căn bản của tự ngã và khách ngã là gì?

Trungpa: Tự ngã là phần chính cấu tạo nên cái ngã, không thể thiếu được, khách ngã là phần vay mượn bên ngoài.

Nguyễn Đức Quý Zen: Đúng rồi!

Nguyễn Đức Quý Zen: Nếu mất khách ngã thì sao? Mất tự ngã thì sao?

Trungpa: Mất khách ngã, ngã vẫn còn. Mất tự ngã thì ngã mất.

Nguyễn Đức Quý Zen: Đúng vậy! Đây chính là điểm rất quan trọng!


Nguyễn Đức Quý Zen: Bây giờ chúng ta sẽ sang vấn đề

Nguyễn Đức Quý Zen: Tìm hiểu xem các pháp có tự ngã hay không nhé!

Trungpa: Vâng

Nguyễn Đức Quý Zen: Bạn có hiểu được ý nghĩa của vấn đề các pháp có tự ngã hay không có tự ngã không?

Nguyễn Đức Quý Zen: Các pháp nếu có tự ngã thì sao? Không có tự ngã thì sao?

Trungpa: Các pháp có tự ngã tức là pháp phụ thuộc vào tự ngã hay một phần chính, tự ngã mất pháp mất. Nếu không có tự ngã thì pháp đó vẫn tồn tại dù mất hết các bộ phận

Trungpa: Mình hiểu nôm na là như vậy

Nguyễn Đức Quý Zen: Hi hi.. hiểu như vậy có ổn không?

Trungpa: Không ổn rồi

Nguyễn Đức Quý Zen: Hi hi.. thế phải hiểu như thế nào mới ổn?

Trungpa: Mình không hiểu rõ nên viết lung tung, bạn chỉ cho mình xem.

Trungpa:

Nguyễn Đức Quý Zen: Bạn hãy xem lại xem nếu bạn có một người bạn mà chỉ toàn quần áo không không có cái thân thể bằng xương bằng thịt thì sao?

Trungpa: Nếu bỏ hết quần áo thì không còn gì nữa

Nguyễn Đức Quý Zen: Vấn đề là không bỏ hết quần áo cơ!

Nguyễn Đức Quý Zen: Quần áo vẫn còn, chỉ có điều là không có cái thân thể bằng xương bằng thịt thôi!

Trungpa: Thì người đó không có thân thể là không có tự ngã

Nguyễn Đức Quý Zen: Vấn đề là có người đó không?

Trungpa: Không, toàn quần áo thôi

Nguyễn Đức Quý Zen: Hay đó chỉ là một đống quần áo!

Nguyễn Đức Quý Zen: Bạn hãy nhớ lại trường hợp con búp bê không có cốt nhựa!

Nguyễn Đức Quý Zen: Đó có phải là một con búp bê không hay chỉ là một đống quần áo thôi!

Trungpa: Chỉ là một đống quần áo thôi

Nguyễn Đức Quý Zen: Bạn hãy nhớ lại vai trò của Tự ngã trong việc cấu thành một ngã là gì?

Nguyễn Đức Quý Zen: Bạn còn nhớ không?

Trungpa: Vai trò của tự ngã trong việc cấu thành một ngã; tự ngã là thành phần chính, nếu mất tự ngã thì ngã mất

Nguyễn Đức Quý Zen: Vậy mà ở đây tự ngã không có, mà ngã vẫn có thì có hợp lý không?

Trungpa: Không

Trungpa: Không hợp lý

Nguyễn Đức Quý Zen: Bạn hiểu vấn đề chưa?

Trungpa: Vậy nếu pháp không có tự ngã nữa thì không còn là pháp phải không?

Trungpa: Vậy nếu pháp không có tự ngã nữa thì không còn là pháp phải không?

Nguyễn Đức Quý Zen: Nếu mà pháp nào không có tự ngã thì thực ra là không có pháp đó

Nguyễn Đức Quý Zen: Mà chỉ có sự tưởng tượng của ta về pháp đó mà thôi!

Nguyễn Đức Quý Zen: Để làm rõ hơn vấn đề

Nguyễn Đức Quý Zen: Mình sẽ cho bạn một vài ví dụ nhé!

Trungpa: Vâng

Nguyễn Đức Quý Zen: Trước hết mình sẽ cho bạn một ví dụ về sự “ảo tưởng”

Nguyễn Đức Quý Zen: Ví dụ bạn đang đi trên một con đường vào lúc trời nhá nhem tối!

Nguyễn Đức Quý Zen: Đến một chỗ gần một bụi cây, bạn nhìn thấy một con rắn nằm vắt vẻo dưới bụi cây! Bạn sợ quá chạy đi!

Nguyễn Đức Quý Zen: Nhưng thực ra đó không phải là một con rắn mà chỉ là một sợi dây thừng mà thôi, vì trời nhá nhem tối nhìn không rõ nên bạn nhầm nó thành một con rắn!

Trungpa: Đây là ảo tưởng

Nguyễn Đức Quý Zen: Vậy mình hỏi bạn là còn một con rắn nào ở đây không?

Nguyễn Đức Quý Zen: Đúng là như vậy!

Nguyễn Đức Quý Zen: Đó bạn ảo tưởng ra một con rắn mà thôi!

Nguyễn Đức Quý Zen: Chẳng có một con rắn nào cả!

Nguyễn Đức Quý Zen: Bây giờ tiếp tục nhé!

Nguyễn Đức Quý Zen: Trong các sân vận động

Nguyễn Đức Quý Zen: Khi khai mạc các kỳ đại hội thể thao

Nguyễn Đức Quý Zen: Người ta thường xếp chữ hay xếp thành hình những con vật này vật kia, bạn có biết không?

Trungpa: Mình biết

Nguyễn Đức Quý Zen: Các con vật đó ở đâu ra? Nó có không?

Trungpa: Không, do những người xếp hình tạo thành, con vật đó không có. Chỉ có ảo tưởng của mình về con vật đó

Nguyễn Đức Quý Zen: Đúng rồi!

Nguyễn Đức Quý Zen: Bây giờ tiếp nhé!

Nguyễn Đức Quý Zen: Giả sử bây giờ ở trên bầu trời, có một đàn chim sẻ đang bay, đặc biệt là chúng bay theo một cách thức đặc biệt là chúng xếp thành hình một con cò đang bay!

Nguyễn Đức Quý Zen: Bạn hình dung ra không?

Trungpa:

Nguyễn Đức Quý Zen: Và bây giờ, giả sử bạn đứng ở xa nhìn chung, chỉ thấy là một hình con cò đang bay thôi, chưa biết rằng đây là một đàn chim, thì đối với bạn: đó là cái gì?

Trungpa: Là một con cò đang bay.

Nguyễn Đức Quý Zen: Đúng vậy! Nhưng vậy trong nhận thức của bạn thì đó là một con cò đang bay phải không?

Trungpa: Đúng.

Nguyễn Đức Quý Zen: Và đối với bạn thì đúng là đang có một con cò thật!

Trungpa: Đúng.

Nguyễn Đức Quý Zen: Nhưng thực sự thì có con cò nào không? Ở đây có cái gì gọi là con cò hay không?

Trungpa: Không. Nhưng do là trong trí tưởng tượng của mình thì có con cò. Mà thật sự thì không có.

Nguyễn Đức Quý Zen: Vậy con cò đó từ đâu mà ra?

Trungpa: Từ trong ảo tưởng của mình ra.

Nguyễn Đức Quý Zen: Đúng vậy! Bạn đã hiểu cái điều mình nói ở trên hay chưa? Nếu mà pháp nào không có tự ngã thì thực ra là không có pháp đó, mà chỉ có sự tưởng tượng của ta về pháp đó mà thôi!

Trungpa: Rồi, mình hiểu.

Nguyễn Đức Quý Zen: Ví dụ con cò này bạn hãy nhớ kỹ nhé! Sau này chúng ta sẽ còn sử dụng đến nó nhiều lần! Bây giờ tiếp tục nhé!

Trungpa: Vâng.

Nguyễn Đức Quý Zen: Vậy bạn đã hiểu ý nghĩa của việc tìm hiểu về việc có hay không có tự ngã của một pháp nào đó hay chưa?

Trungpa: Theo mình hiểu, việc tìm hiểu có hay không có tự ngã của một pháp giúp cho mình biết được pháp đó là thật hay là pháp đó tưởng tượng mà ra.

Nguyễn Đức Quý Zen: Đúng rồi đấy! Vậy là ý nghĩa của việc tìm hiểu đã xong, bây giờ chúng ta bắt tay vào việc tìm hiểu nó nhé!

Trungpa: Vâng.

Nguyễn Đức Quý Zen: Muốn biết một pháp nào đó có tự ngã hay không thì ta phải làm sao?

Trungpa: Mình không biết.

Nguyễn Đức Quý Zen: Vấn đề chính là ở chỗ này! Có hai hướng để truy tìm tự ngã của một pháp: hướng thứ nhất là truy tìm tự ngã, hướng thứ hai là loại bỏ khách ngã! Bạn có hiểu không?

Trungpa: Vâng.

Nguyễn Đức Quý Zen: Bạn hiểu thế nào?

Trungpa: Nếu một pháp mà mình loại bỏ hết khách ngã thì mình sẽ biết nó có tự ngã hay không.

Nguyễn Đức Quý Zen: Đúng vậy! Việc xác định khách ngã có khó không?

Trungpa: Mình không biết là khó hay không, mình nghĩ phải thực hành mới biết được.

Nguyễn Đức Quý Zen: Hãy tìm hiểu về nguyên lý trước! Làm sao để xác định một bộ phận nào đó có phải là khách ngã hay không?

Trungpa: Tức là nếu mình loại bỏ bộ phận đó mà ngã vẫn còn thì bộ phận đó là khách ngã.

Nguyễn Đức Quý Zen: Đúng vậy đó! Rất đơn giản phải không? Bạn có thể lấy một ví dụ được không?

Trungpa: Mình đang nghĩ trong ví dụ con cò lúc này, trong sự tưởng tượng của mình thì đó là một con cò thật.

Nguyễn Đức Quý Zen: Khoan hãy lấy ví dụ con cò. Hãy lấy ví dụ con búp bê có cốt nhựa đi!

Trungpa: Vâng. Những cái quần áo với đồ trang sức là khách ngã vì mình bỏ nó đi con búp bê vẫn còn.

Nguyễn Đức Quý Zen: Làm sao bạn biết nó là khách ngã?

Trungpa: Vì mình bỏ nó đi con búp bê vẫn còn.

Nguyễn Đức Quý Zen: Đúng rồi! Bây giờ sẽ vào ví dụ khó hơn nhé! Lấy ngay cái cốt nhựa của con búp bê! Nó có phải do những bộ phận nhỏ hơn hợp thành hay không?

Trungpa: Vâng, tay chân thân đầu.

Nguyễn Đức Quý Zen: Bạn chia các bộ phận của nó ra sao? Nó do những bộ phận nào hợp thành?

Trungpa: Ừ!

Nguyễn Đức Quý Zen: Có thể chia nhỏ hơn nữa được không?

Trungpa: Có, nếu cắt các bộ phận đó ra thành nhiều phần.

Nguyễn Đức Quý Zen: Chia thành những bộ phận nào? Mỗi một phần có độ lớn bao nhiêu?

Trungpa: Nếu chia mãi, chia mãi đến độ lớn bằng một phân tử nhựa, con búp bê do những phân tử nhựa hợp thành phải không? Nên chia nhỏ đến độ những phân tử nhựa.

Nguyễn Đức Quý Zen: Ừ, đúng rồi đó! Rồi bây giờ bạn xác định xem mỗi phân tử nhựa đó có phải khách ngã hay không? Bạn làm thế nào?

Trungpa: Mình loại bỏ phân tử đó, nếu con búp bê vẫn còn thì phân tử đó là khách ngã.

Nguyễn Đức Quý Zen: Ừ! Vậy theo bạn, những phân tử nhựa đó là tự ngã hay khách ngã?

Trungpa: Là khách ngã vì bỏ một phân tử, con búp bê vẫn còn.

Nguyễn Đức Quý Zen: Vậy cái cốt nhựa đó có tự ngã hay không?

Trungpa: Nhưng không còn là con búp bê ban đầu nữa.

Nguyễn Đức Quý Zen: Không?

Trungpa: Bỏ hết các phân tử, cái cốt nhựa biến mất.

Nguyễn Đức Quý Zen: Nguyễn Đức Quý Zen: “Nhưng không còn là con búp bê ban đầu nữa” nghĩa là sao?

Trungpa: Tự ngã là không.

Trungpa: Nghĩa là con thành con búp bê mất một phân tử.

Nguyễn Đức Quý Zen: Hi hi… Thực ra trong nhận thức của bạn thì con búp bê đó có thay đổi không?

Trungpa: Không, nó vẫn thế.

Nguyễn Đức Quý Zen: Vẫn là nó phải không? Không phải vì mất một phân tử mà nó trở thành con búp bê khác!

Trungpa: Đúng.

Nguyễn Đức Quý Zen: Vậy bạn đã hiểu ra vấn đề chưa?

Trungpa: Cái cốt nhựa của con búp bê không có tự ngã.

Nguyễn Đức Quý Zen: Đúng vậy! Điều đó có nghĩa là gì?

Trungpa: Vậy thì chẳng có cái gì có tự ngã cả. Cái bàn không có tự ngã.

Nguyễn Đức Quý Zen: Hi hi… Đúng rồi đó!

Trungpa: Mình mà loại bỏ hết các phân tử thì cũng không còn mình nữa.

Nguyễn Đức Quý Zen: Tất cả các pháp là không có tự ngã!

Trungpa: Vậy thì đều do mình tưởng tượng hết ra à?

Nguyễn Đức Quý Zen: Đó chính là nội dung của lý Vô Ngã mà bạn đã hỏi mình đấy! Không sai! Bạn hãy suy nghĩ cho kỹ lại đi nhé! Tất cả các sự vật trên thế gian này có khác gì con cò do đàn chim sẻ hợp thành không? Có khác gì sợi dây thừng mà bạn tưởng là con rắn không?

Trungpa: Đều do mình tưởng ra à?

Nguyễn Đức Quý Zen: Bạn hãy tự mình trả lời câu hỏi này nhé! Mình chỉ diễn bày cái lý cho bạn biết thôi! Điều đó có đáng sợ lắm không?

Trungpa: Mình không biết nữa, mình sẽ suy nghĩ về vấn đề này. Đáng sợ cũng không đáng sợ.

Nguyễn Đức Quý Zen: Ừ! Bạn hãy về suy nghĩ cho kỹ lại đi nhé! Mình chỉ thảo luận với bạn về mặt lý lẽ thôi, còn có chấp nhận được hay không là do nơi bạn!

Trungpa: Vâng.

Nguyễn Đức Quý Zen: Hôm nay tạm dừng ở đây nhé! Kỳ sau mình sẽ thảo luận tiếp với bạn về lý Vô Thường.


Trungpa: chào bạn Quý

Trungpa: mình lên rồi

Nguyễn Đức Quý Zen: Chào bạn!

Nguyễn Đức Quý Zen: Lần trước mình đã giải thích cho bạn ý nghĩa của “Vô Ngã” trong Đạo Phật để bạn hiểu. Bạn có chấp nhận nó hay không lại là một vấn đề khác. Bạn hiểu chứ?

Trungpa: Vâng.

Nguyễn Đức Quý Zen: Giải thích để bạn hiểu, đây là điều mình phải làm, và bạn có thể thắc mắc, chỉ ra những điểm phi lý trong đó! Còn việc bạn có chấp nhận hay không, đó lại là việc của bạn. Bạn hiểu không?

Nguyễn Đức Quý Zen: Đừng vội vàng chấp nhận cho qua vấn đề, mà hãy suy xét cho kỹ!

Trungpa: Đúng vậy ạ, mình vẫn còn suy nghĩ về những gì bạn nói. Mình chưa có thể nói chấp nhận hay không chấp nhận. Mình vẫn xem và suy ngẫm.

Nguyễn Đức Quý Zen: Bạn cứ nghĩ thử xem, tất cả vạn vật trên thế gian này có khác gì con cò do đàn chim hợp thành hay không? Thực sự chúng có thật như ta tưởng hay không?

Trungpa: Theo mình thì những cái ta tưởng đều không có thật mà là trong ảo tưởng. Ta tưởng về con cò là do ta có, đã biết hình ảnh về con cò nên nhìn đàn chim ở xa thì ta tưởng là con cò. Giống như sợi dây thừng tưởng là con rắn. Đều là ảo tưởng cả. Mọi vật trên thế gian khi mình tưởng thì không khác gì con cò trong ví dụ cả.

Nguyễn Đức Quý Zen: Đúng! Vậy là xong vấn đề Vô Ngã.

Nguyễn Đức Quý Zen: Bây giờ chúng ta qua vấn đề Vô Thường nhé!


Mời các bạn bấm vào đây để xem nội dung trao đổi Phật pháp về lý Vô Thường nhé:

https://thienvietnam.org/trao-doi-ve-ly-vo-thuong-chat-ve-phat-phap

Ấn chia sẻ, nếu bạn thấy bài viết này hữu ích cho ai đó đang cần!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Bài viết mới đăng

CẬP NHẬT THÔNG TIN VÀ CÁC KHOÁ HỌC THIỀN VIỆT NAM

Đăng kí nhận thông tin mới

DMCA.com Protection Status