Vũ Trụ Và Phật Giáo, Hỏi đáp về thuyết ete

Mục lục

Lời Giới Thiệu 

*** 

Thế kỷ 20 được đánh dấu bằng sự phát triển vượt bậc của bộ môn vật lý. Nhưng cho đến nay vẫn còn hai vấn đề chưa hoàn toàn được giải quyết.

Vấn đề thứ nhất là: Bản chất của chân không là gì? 

Người ta đã phát hiện ra rằng: chân không không phải là không có gì. Thậm chí người ta còn biết rằng: nó không có tính đối xứng, các hạt cơ bản là trạng thái kích thích của chân không.. vv… Nhưng đó vẫn chỉ là những kiến thức lẻ tẻ, rời rạc và manh mún về chân không. Người ta vẫn chưa có được bức tranh tổng quát về nó. Người ta vẫn chưa nắm được bản chất thật sự của chân không. Hiện nay vấn đề chân không gần như là một vấn đề cơ bản nhất, của bộ môn vật lý. Ta thấy nó được nêu rõ trong 2 đoạn văn sau, được trích từ cuốn “Vật lý ngày nay”, tác giả: X. D. Zakhrow; I. I. Tugou; BE. Yavelo (người dịch: Nguyễn Đức Hiển, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật xuất bản năm 1992). 

Vấn đề thứ 2 là: Xây dựng lý thuyết về một trường thống nhất. 

Đây là một vấn đề, mà các nhà vật lý lý thuyết, vẫn chưa xây dựng được, một cách thỏa đáng, và nó là một vấn đề đang được các nhà vật lý lý thuyết nỗ lực tìm kiếm. Đây, ta hãy xem tác giả cuốn “Vật lý ngày nay viết:

Về vai trò của việc xây dựng nên trường thống nhất, ta hãy đọc một đoạn sau, cũng trong cuốn “Vật lý ngày nay”

Hai bài viết: ”Sự tồn tại của chất ête và ý nghĩa triết học của nó”, và: ”Lý thuyết về chất ête và ý nghĩa vật lý của nó”, nhằm mục đích giải quyết cả hai vấn đề trên cùng một lúc. 

– Trường thống nhất chính là chất ête.

– Chân không là chất ête khi ở trạng thái cân bằng.

– Các hạt cơ bản là ête được kích thích, giao động lan truyền trong không gian và theo thời gian.

– Đó không phải là những giả thuyết, lý thuyết được xây dựng ra, dựa trên sự tưởng tượng. Mà đó là những những hệ quả tất yếu, được rút ra từ những điều đã biết, đã được vật lý công nhận-thậm chí đó chỉ là những kiến thức phổ thông mà thôi-theo một sự lập luận chặt chẽ về mặt logíc. 

Sự tồn tại của chất “ÊTE” và Ý nghĩa triết học của nó

—-oOo—- 

I. Có sự tồn tại của chất ÊTE hay không?

Khái niệm về chất “ête”, không phải là một khái niệm mới trong vật lý học. Vào nửa cuối Tk 19, các nhà vật lý đã thừa nhận rằng: Ánh sáng có bản chất sóng. Nói chính xác hơn là sóng. Bởi vì hiện tượng giao thoa, và nhiễu xạ là đặc trưng cơ bản của “sóng”. 

Bản chất sóng và môi trường truyền sóng

“Sóng” là một tên gọi, mà ý nghĩa của nó liên hệ với hình tượng sóng nước trên mặt hồ, hay sóng truyền trên một sợi dây có đầu tự do… Xét về mặt logíc học thì: ”sóng“ là một khái niệm chung mà ngoại diên của nó có nhiều sự vật như: ”sóng điện từ “, sóng nước… Còn nếu như xét về mặt nội hàm, thì sóng là quá trình lan truyền dao động theo thời gian, của các điểm thuộc môi trường vật chất nào đó. Môi trường vật chất đó theo thời gian, của các điểm thuộc môi trường vật chất nào đó. Môi trường vật chất đó gọi là môi trường truyền sóng, có đặc tính đàn hồi. Sự dao động được lan truyền, là sự dao động của chính môi trường vật chất đó, cho nên ta còn có thể gọi nó là môi trường dao động. 

Ví dụ: 

  • ở sóng nước, thì môi trường dao động là nước. 
  • ở sóng trên dây thì môi trường dao động là sợi dây. 

Đã nói đến sóng, thì phải chấp nhận sự tồn tại tất yếu của một môi trường dao động. 

Sóng ánh sáng là một trường hợp riêng của sóng, xét về mặt ngoại diện thì nó bị thu nhỏ lại. Nhưng xét về mặt nội hàm thì nó phong phú hơn. Và tất nhiên là: nó bao gồm hết nội hàm của sóng. Nghĩa là, sóng ánh sáng là quá trình lan truyền dao động, theo thời gian từ vị trí này đến vị trí khác, của một môi trường vật chất nào đó. Môi trường vật chất đó có đặc tính đàn hồi, và là môi trường dao động. 

Ngay từ hồi đó, người ta đã nghĩ đến điều đó, và gọi nó là “ête” (môi trường truyền sóng), ”ête là một môi trường đàn hồi, không trọng lượng, thấm nhuần khắp nơi kể cả chân không. Nó là “nước” của sóng nước, là “không khí của sóng âm” 1… 

Nhưng tiếc rằng, thời điểm đó hạ thấp vai trò của logíc hình thức, thậm chí phủ nhận nó. Cho nên họ đã vi phạm các yêu cầu về logic, trong lập luận của mình. Để rồi cuối cùng một kết quả sai lầm: là phủ nhận sự tồn tại của “ête”. 

Đây, chúng ta hãy xem xét cách để họ thực hiện sự bác bỏ “ête”: 

– “có ánh sáng tất phải có nó! biết có nó vì có ánh sáng!” điều này thực chất có nghĩa là: mục đích cuộc đời nó quyết định sự tồn tại của nó! lý luận kiểu này nghe cũng hơi khó xuôi tai 2

Lập luận logic về sự tồn tại của ête

Trước hết phải khẳng định là: Lập luận logic để xác nhận sự tồn tại của ête không phải là: “Có ánh sáng tất phải có nó, biết có nó vì có ánh sáng!”. 

Mà lập luận logic để xác nhận sự tồn tại tất yếu của ête phải là: 

– Nếu ánh sáng là một sóng, thì phải có một môi trường dao động. 

– Ánh sáng là một sóng. 

Vậy: phải có một môi trường dao động (ête, Vaccum). 

Luận cứ thứ nhất không thể sai, vì nó được thực nghiệm xác nhận và mọi người đều thừa  nhận tính chân lý của nó. 

Quá trình suy luận là một tam đoạn luận có điều kiện, hình thức khẳng định. Vì vậy nó phù hợp với chân lý, với sự khách quan. Tất cả đều đúng, đều hợp lỳ với chân lý, với sự thực khách quan, thì kết luận của nó là: Phải có môi trường dao động (ête) cũng phải đúng, là chân lý, là sự thực khách quan. Và ta không cần phải chứng minh thêm một điều gì nữa mới thừa nhận sự tồn tại của nó. 

Nhưng vì họ hạ thấp, coi thường vai trò logic hình thức, cho nên chỉ chấp nhận nó có ý nghĩa tương đối mà thôi. Nghĩa là họ chỉ coi nó như một giả thuyết, cần phải chứng minh thêm mới xác định sự đúng, sai của giả thuyết đó. Muốn chứng minh thì phải dùng thực nghiệm. Mà muốn dùng thực nghiệm để xác định nó, thì phải có trọng lượng, có cấu trúc, có tương tác lực với các vật khác. Nhưng chất ête theo định nghĩa là một chất không có trọng lượng, không có cấu trúc, không tương tác lực với các vật khác, thì làm sao có thể dùng thực nghiệm để xác định nó được?. 

Vấn đề trở thành không ngã ngũ, và tranh cãi liên miên, không ai thiết phục được ai. 

Cho đến khi thuyết tương đối của Anhxtanh ra đời, thì người ta mới chính thức bác bỏ sự tồn tại của ête. 

Bây giờ chúng ta hãy tìm hiểu các lập luận của họ, thì khi sử dụng tiền đề 2 của Anhxtanh: ”Vận tốc ánh sáng trong chân không là một hằng số vũ trụ” để bác bỏ sự tồn tại của ête. 

“Thế là hằng thế kỷ, có ai bác bỏ được thuyết ête đâu. Người ta nghi ngờ nhưng không bác bỏ thẳng tay. Cứ tin là nó có và đua nhau tìm cách phát hiện nó. 

Fizô, Maikenson là những người tích cực nhất trong việc này. Các ông suy luận về quan hệ giữa ánh sáng và ête, khi ánh sáng lan truyền trong ête. Ête có bị kéo theo không! nếu có thì sẽ có ảnh hưởng đến vận tốc ánh sáng theo phương này hay phương khác, trong chân không. 

Nó không thể luôn bằng C trong chân không được. Họ tiến hành thí nghiệm Maikenson dùng giao thoa để phát hiện sự dịch chuyển của hệ vân giao thoa đồng độ dày khi thay đổi hiệu quang trình các tia đi trong giao thoa kế theo các chiều ngược nhau. Phải phát hiện sự dịch chuyển của hệ vân nếu “ête”tồn tại và “ête”bị kéo theo. 

Khốn thay! kết thay kết quả thì nghiệm Maikenson là âm. Âm nghĩa là tưởng có hóa ra không. Vậy thì kết luận kiểu nào cho phải! 

+ Bỏ khái niệm ête vì nó không tồn tại, thì nguy cho ánh sáng. 

+ Duy trì nó thì không phát hiện được nó, mặc dầu thí nghiệm đã khá chính xác rồi. 

Bí rì rì! 

Thí nghiệm FiZo là không giải thích được nếu ête không bị kéo theo. Phải tồn tại đã chứ. Không tồn tại thì làm gì có sự kéo theo hay không?

Các bạn à! Chân lý khoa học là không cho phép sự mơ hồ. Phải tìm ra lẽ. Phải giải thích cho kỳ được thí nghiệm của FiZo. Phải giải thích tại sao thí nghiệm Maikenson có kết quả “âm” này đã làm xôn xao dư luận các nhà vật lý. Người ta bàn cãi hết lẽ, mất nhiều bút mực hơi sức. 

Cuối cùng câu trả lời đã đến. Nó đến như một tiếng sét ngang trời, gây chấn động dư luận càng dữ dội và hào quang chói lọi của nó đã soi tỏa vấn đề: đó là tiền đề 2 của Anhxtanh về vận tốc ánh sáng trong chân không. 

Thừa nhận tiền đề này, mọi rắc rối về thí nghiệm lịch sử nói trên đã được giải tỏa. 

Trong lý luận đã được giải tỏa vấn đề, không phải sử dụng, không cần đến khái niệm ête“3

Và: 

“Câu chuyện bắt nguồn từ công việc của hai nhà vật lý Maikenson và Moclay (Michelson, Morley) 1887 hai ông này muốn đo vận tốc ánh sáng thật chính xác nên đã chế ra một dụng cụ đặc biệt. Hai đường ống chiều dài chừng 1 dặm vuông góc với nhau. ống thứ 1 đặt theo chiều trái đất quay quanh mặt trời, ống thứ hai đặt ngược lại. Ở đầu ống có đặt gương phản xạ. Cùng một lúc cho chiếu ánh sáng vào hai đường ống ấy. Thời ấy người ta còn cho rằng: ánh sáng lan truyền trong ête. Và như thế thì trong ống, một tia sáng chạy theo ống như người bơi ngược chiều và tia kia như người bơi xuôi chiều trong mương nước “ête”. Dòng nước “ête”và chuyển động của quả đất sẽ đẩy tia này và cản tia khác. 

Kết quả lạ kỳ: 2 chùm tia cứ bị dội ngược trên gương cùng lúc như nhau. Không có tia nào sớm hơn hay muộn hơn, như người ta dự đoán. Người ta nói: Thí nghiệm Maikenson có kết quả là “âm”? 

Làm sao giải thích được có kết quả là ”âm” này. Có một thí nghiệm nữa là thí nghiệm Fizo, nhằm xác định chiết suất của ête. 

– Có ête hay không có ête? 

– Ête có bị kéo theo không? 

– Vận tốc ánh sáng có phụ thuộc phương chiều truyền sóng hay không? 

– Nguồn sáng và máy thu ánh sáng có ảnh hưởng gì đến tốc độ lan truyền ánh sáng? 

– Đó là bao nhiêu câu hỏi hóc búa đặt ra trước mặt mọi người. 

Thuyết tướng đối hẹp Anhxtanh đưa ra năm 1905 đã trả lời mọi điều thắc mắc ấy. 

Anhxtanh đã giải thích vì sao kết quả thí nghiệm của Maikenson là âm, vì sao thí nghiệm Fizo không đạt ý muốn. 

Sự thật là: ”Không có ête, vận tốc ánh sáng là một hằng số vũ trụ”. 4 

Trên đây là những lập luận của họ, được tác giả cuốn vật lý vui trình bày lại theo cách của mình cho đại chúng đọc. Ta có thể trình bày nó lại theo trật tự logic. 

Trước hết ta hãy xem xét kết luận: 

“Không có ête, vận tốc ánh sáng là một hằng số vũ trụ”. Cách trình bày này không rõ ràng, ta có thể trình bày nó thành: 

– Vì vận tốc ánh sáng truyền trong chân không là một hằng số. Nên không có ête. 

– Trong logic học không có một hình thức suy luận nào như vậy cả! để phù hợp logic, ta phải trình bày theo nguyên tắc tam đoạn luận như sau: 

– Nếu có ête, thì vận tốc ánh sáng trong chân không, không phải là một hằng số. 

– Vì vận tốc ánh sáng trong chân không là một hằng số 

– Nên không có: ête. 

– Đây là một tam đoạn tam đoạn luận có điều kiện, hình thức phủ định, nên hợp logic. 

Câu kết luận ở trên phải được trình bày như vậy mới hợp logic. Và như vậy ngoài luận cứ: ”Vận tốc ánh sáng trong chân không là một hằng số” là tiền đề 2 của Anhxtanh. Họ còn sử dụng một phán đoán có điều kiện: ”Nếu có ête, thì vận tốc ánh sáng trong chân không không phải là một hằng số “. Làm đại tiền đề. Nghĩa là dùng nó làm luận cứ quan trọng (đại tiền đề). 

Phán đoán này được lấy ở đâu ra? 

Theo lập luận được trình bày ở trên, thì phán đoán này, là hệ quả của một phán đoán khác: 

– Nếu có ête, thì ête sẽ bị kéo theo khi có ánh sáng truyền trong chân không. 

– Nếu ête bị kéo theo, thì vận tốc ánh sáng trong chân không, không phải là một hằng số. 

Vậy: 

– Nếu có ête, thì vận tốc ánh sáng trong chân không, không phải là một hằng số. 

– Phán đoán: ”Nếu ête bị kéo theo, thì vận tốc ánh sáng trong chân không, không phải là hằng số “ là một phán đoán hợp lý. 

Vậy cuối cùng quy về phán đoán: ”Nếu có ête thì ête sẽ bị kéo theo, khi có ánh sáng truyền trong chân không“ phán đoán này từ đâu mà xuất hiện? Chúng ta cần lưu ý rằng: Nếu phán đoán này đúng, thì phán đoán: ”nếu có ête, thì vận tốc ánh sáng truyền trong chân không, không phải là một hằng số” mới đúng. Nếu ta chưa khẳng định được chân lý trong phán đoán này, thì ta chưa khẳng định được sự đúng đắn của một phán đoán. Mà ta lại dùng nó làm đại tiền đề trong tam đoạn luận, sẽ là một điều sai lầm và sẽ dẫn đến kết quả sai lầm. Bởi vì trong logic học, yêu cầu đối với luận cứ là nó phải chuẩn xác. Do đó: Những luận cứ nêu ra để chứng minh luận đề bao giờ cũng phải là những luận cứ không còn nghi ngờ gì nữa. Từ những luận cứ sai tất nhiên không rút ra được kết quả đúng.

Vi phạm quy tắc này, gọi là phạm “sai lầm căn bản” 5

Xem xét lại nguồn gốc phát sinh ra phán đoán nói trên, ta thấy nó là một kết luận, được rút ra từ phép suy luận loại tỷ. Khi họ coi quá trình truyền ánh sáng trong ête, giống như quá trình truyền ánh sáng trong nước, mà được họ thể hiện bằng một hình tượng rõ ràng là giống như quá trình bơi của một người bơi trong nước. Nhưng theo logic học thì: kết luận của suy luận loại tỷ mới có tính chất cái nhiên (có lẽ đúng). Kết luận đó sau này sẽ được thực tiễn chứng thực hay gạt bỏ. 

Bản thân phương pháp loại tỷ không chứng minh được gì cả, Nhưng người ta dùng nó làm phương pháp suy nghĩ, mở rộng sự hiểu biết. 

Vậy ta chỉ có thể coi phán đoán: ”Nếu ta có ête, thì nó sẽ bị kéo theo, khi có ánh sáng truyền trong chân không”, như là một giả thuyết, mà tính đúng đắn của nó, còn phải chờ chứng minh. Bởi vì nó là kết quả của một phép suy luận loại tỷ như đã nói trên. Nhưng họ lại chấp nhận nó là chân xác (mặc dù chưa được chứng minh), và dùng nó làm luận cứ để bác bỏ sự tồn tại của ête. Rõ ràng là họ đã vi phạm vào “Sự sai lầm căn bản“ trong logic học, đó là luận cứ không chân xác. Tất nhiên kết luận được rút ra, dựa trên luận cứ không chân xác đó: ”không có ête“ cũng là một kết luận vô căn cứ. 

Bây giờ ta đi sâu vào phần giải thích vì sao các thí nghiệp của Maikenson và Fizo, lại mâu thuẫn với những phán đoán mà họ đưa ra. 

Trong thí nghiệm của Maikenson, ông đã đưa ra các phán đoán:

-Nếu có ête thì ête sẽ bị kéo đi, khi ánh sáng truyền trong chân không. 

-Nếu có ête thì vận tốc ánh sáng trong chân không, không phải là một hằng số, khi ánh sáng truyền theo phương này hay phương khác. 

-Nếu có ête thì dòng nước ête và chuyển động của quả đất sẽ đầy tia này và cản tia kia, khi có hai tia lan truyền đồng thời và ngược chiều nhau. 

-Nếu có ête nguồn sáng và thu sáng sẽ ảnh hưởng đến tốc độ lan truyền ánh sáng. 

Như đã biết ở trên, sự tồn tại của ête là hiển nhiên có. Nhưng những kết quả thí nghiệm của Maikenson lại là như sau: 

– Không có sự kéo theo của ête. 

– Vận tốc ánh sáng trong chân không bị thay đổi khi nó truyền theo phương này hay phương khác. 

– Không có sự đẩy tia này và cản tia kia, khi có hai tia sáng truyền ngược chiều và đồng thời với nhau. 

– Nguồn sáng và máy thu ánh sáng không ảnh hưởng đến tốc độ lan truyền ánh sáng. 

Tại sao lại có sự khác như vậy? 

Quan sát các phán đoán của Maikenson, ta thấy chúng là những kết luận rút ra từ phép suy luận loại tỷ. Khi mà Maikenson coi quá trình truyền ánh sáng trong ête, tương tư như các quá trình truyền ánh sáng trong các môi trường khác như nước không khí, chân không… Mà nó được hình tượng hóa cụ thể là một người bơi trong nước. Sai lầm chính là ở đây. Theo logic, thì phép suy luận loại tỷ chỉ có thể được áp dụng, khi ta đã tìm ra được sự phù hợp (tức tương tự, đồng dạng, giống nhau) về mặt tính chất, cấu trúc, thuộc tính, chức năng, quy luật vận hành.. giữa mô hình và đối tượng gốc. Trong trường hợp này, đối tượng gốc là quá trình truyền ánh sáng trong ête. Thì mô hình đối với nó phải là một khái niệm có cùng thuộc tính bản chất chung là: ”sóng”. Trong nội hàm của nó phải có một nội hàm của sóng. Nhưng những mô hình của Maikenson không thỏa mãn được các điều kiện đó. Do đó: Không thể coi quá trình truyền ánh sáng trong các môi trường như nước, không khí, chân không… Tương tự như quá trình truyền ánh sáng trong ête được. 

Xét ở khía cạnh khác, theo định nghĩa của ête, thì nó: ”thấm nhuần khắp nơi kể cả chân không…” Vậy thì quan hệ: ête – chân không, ête – nước, ête – không khí… không giống như quan hệ chân không – không khí, chân không – nước, không khí – nước. Trong khi đó các quan hệ: Chân không – không khí, chân không – nước, không khí – nước có cùng một mối quan hệ giữa nước, không khí, chân không là mối quan hệ ngang hàng giữa các khái niệm khác loại, trong cùng một hạng. Maikenson đã cho mối quan hệ phụ thuộc (ête -nước) thành một mối quan hệ ngang bằng là một điều sai lầm. Do đó kết quả của nó đương nhiên là phải sai lầm. Các kết quả của ông trên thực tế đã chứng minh sự sai lầm đó của ông. 

Còn trong thí nghiệm của Fizo, vì sao không tìm thấy chiết suất của ête? 

Trước hết ta phải tìm hiểu chiết suất là gì? 

Chiết suất là tỷ số giữa sin của góc tới và sin của góc khúc xạ, khi tia sáng truyền từ môi trường này sang môi trường khác. Chiết suất nói trên là chiết suất tỷ đối của môi trường này với môi trường khác. Còn chiết suất tuyệt đối của môi trường, là chiết suất tỷ đối của môi trường đó, đối với chân không. 

Với quan điểm của thuyết ánh sáng thì chiết suất tuyệt đối của môi trường, bằng tỷ số của vận tốc ánh sáng trong chân không, trên vận tốc ánh sáng trong môi trường đó. 

Lý do có sự sai khác về vận tốc truyền ánh sáng trong chân không so với vận tốc ánh sáng truyền trong các môi trường khác là: 

Khi truyền trong các môi trường đó, sóng ánh sáng sẽ tương tác với các nguyên tử của môi trường. 

Các sóng ánh sáng khả kiến tương tác chủ yếu với các electrôn ở vành ngoài của các nguyên tử mà ta gọi là các quang – electrôn. Tương tác giữa sóng ánh sáng với các quang- electrôn nói chung rất phức tạp. Nó phụ thuộc rất nhiều vào tần số của ánh sáng và vào cấu trúc của môi trường. Do tương tác này mà vận tốc của ánh sáng đơn sắc sẽ thay đổi. 

Tóm lại, chính sự tương tác lẫn nhau của sóng truyền trong môi trường ête (về bản chất: các electrôn cũng là sóng truyền trong môi trường ête) quyết định nên chiết suất môi trường. Còn môi trường truyền các sóng đó (ête) dĩ nhiên là chẳng có liên hệ gì cả đến chiết suất cả, trong môi trường ête không tồn tại khái niệm chiết suất. Điều này cũng gần tương tự như trong hệ thống đo chiều dài không tồn tại khái niệm “kg” vậy. Và FiZo không tìm ra được chiết xuất của ête là lẽ dĩ nhiên. 

Tổng quát lại, ta thấy Maikenson, Fizo và nhiều người khác bị nhầm lẫn vì họ bị rơi vào một trường hợp ngụy biện vô ý thức, gọi là ngụy biện liên hệ đến từ ngữ, loại đồng âm khác nghĩa. 

Do sự giống nhau của từ ngữ: ”Môi trường“, mà họ đã thay thế quan hệ phụ thuộc giữa “môi trường ête” với các môi trường khác (nước, không khí, chân không), thành quan hệ ngang nhau. Thực ra nếu: chân không, nước, không khí… là môi trường, thì ête phải là: ”môi trường của môi trường” thì mới đúng. Chính sai lầm logíc đầu tiên này đã dẫn họ đến một loạt các sai lầm về logic sau đó. Mà điều đó xuất phát từ sự không coi trọng logic hình thức mà ra. Thực ra nếu tuyệt đối hóa vai trò của logic hình thức thì lầm. Vấn đề là ta phải sử dụng đúng logic hình thức, trong phạm vi chi phối của nó. Nếu ta sử dụng nó đối với các đối tượng ở ngoài giới hạn ảnh hưởng của nó thì không đúng. Nhưng nếu ta không sử dụng nó đối với các đối tượng nằm trong vòng chi phối của nó, cũng là một điều hết sức sai lầm. Trong trường hợp của hai nhà vật lý Maikenson và Fizo nói trên là một ví dụ. 

Bây giờ, chúng ta đã có kết luận: ête là môi trường dao động, mà ánh sáng chính là sự lan truyền dao động của ête theo thời gian từ vị trí này đến vị trí khác. Muốn tìm hiểu các thuộc tính của ête, ta phải dùng phép suy luận loại tỷ. Vậy trước hết ta hãy tìm một mô hình tương ứng với nó. Mà như vậy thì giữa hai bên phải là mối quan hệ ngang bằng (loại – loại) trong cùng một hạng, do đó một số thuộc tính bản chất chung, đáp ứng yêu cầu của phép suy luận loại tỷ. 

Ta có ánh sáng là sóng. Dựa vào sự phân cực của ánh sáng, ta biết đó là sóng ngang, trong tự nhiên ta thấy sóng nước cũng là một sóng ngang. Vậy ta có thể lấy sóng nước làm mô hình, để tìm hiểu. Giữa hai bên có những thuộc tính nào giống nhau? Để làm rõ điều này, ta hãy loại bỏ đặc điểm riêng biệt hai bên. 

Trong sóng nước ta thấy không có sự tương tác lực giữa các sóng với nhau. Còn trong sóng ánh sáng thì lại khác, có sự tương tác lực giữa các sóng với nhau. Ta phải triệt tiêu ảnh hưởng này của sóng ánh sáng bằng cách nghiên cứu nó trong điều kiện lý tưởng là chỉ có một sóng cần nghiên cứu, tức là môi trường chân không. Môi trường chân không, chính là môi trường ête khi ở trạng thái cân bằng. 

Vậy ta lấy sóng nước làm mô hình, để so sánh với ánh sáng truyền trong chân không là đối tượng mà ta nghiên cứu. 

 Ta thấy sóng nước có các đặc điểm sau: 

 – Vận tốc truyền sóng không đổi, không phụ thuộc vào nguồn sóng và máy thu sóng. Và nó bằng tích của bước sóng nhân với tần số. 

 V = 𝛌 * n 

V: vận tốc truyền sóng(m/s) 

𝛌: bước sóng(m) 

n: tần số dao động(s-1) 

– Không có sự tương tác giữa sóng nước và chất nước. Điều đó có nghĩa là: 

 + Không có sự tương tác giữa nước, khi có sóng nước theo phương này hay phương khác. 

 + Khi đồng thời có hai sóng lan truyền ngược chiều nhau, thì không có sự đẩy sóng này và cản sóng kia của chất nước. 

Bằng phương pháp suy luận loại tỷ, ta suy ra: ánh sáng khi truyền trong chân không cũng có các đặc điểm sau: 

– Vận tốc truyền ánh sáng không thay đổi, không phụ thuộc vào nguồn phát sáng và máy thu ánh sáng. Và nó bằng tích của bước sóng nhân với tần số. 

C = 𝛌 * n 

 C: vận tốc ánh sáng trong môi trường(m/s) 

 𝛌: bước sóng(m) 

n: tần số dao động(s-1) 

– Không có sự tương tác giữa sóng ánh sáng và ête 

Điều đó có nghĩa là:

 + Không có sự kéo theo chất ête, khi có ánh sáng truyền trong chân không theo phương pháp này hay phương pháp khác. 

 + Khi đồng thời có hai sóng ánh sáng truyền ngược chiều nhau, thì không có sự đẩy tia sáng này và cản tia sáng kia của ête. 

So sánh những kết luận này, với tiên đề 2 Anhxtanh và các kết quả thí nghiệm của Maikenson, ta thấy hoàn toàn trùng hợp. Vậy những kết luận đó hoàn toàn chính xác. 

Bây giờ, chúng ta hãy tìm hiểu thêm một số thuộc tính khác của môi trường ête này. 

Trước hết, ta thấy không chỉ có ánh sáng, mà tất cả các hạt cơ bản như electrôn, prôton, nơtron, các sóng hấp dẫn, v. v… Cũng đều có bản chất của một quá trình sóng, nghĩa là tất cả chúng đều là sóng. Ta hãy gọi tên chung là sóng năng lượng. Như vậy ête là bối cảnh chung, mà trên đó diễn ra sự hoạt động của tất cả các sóng năng lượng, tức bao gồm cả các hạt cơ bản. 

Thực ra chẳng có gì gọi là “hạt “cả mà chỉ có sóng thôi. Đối với vấn đề này ta hãy xem xét sau: 

Bây giờ, ta hãy tìm hiểu một số thuộc tính của môi trường ête và quá trình sóng ngang diễn ra trên đó. Để cho tiện hãy so sánh với sóng nước. 

Ta thấy được:

1) – Môi trường của sóng nước là một mặt nước, có dạng mặt cầu khi nó nằm trạng thái cân bằng. 

– Môi trường của sóng hấp dẫn là chất ête, có dạng một không gian cong tròn khép kín khi nó nằm ở trạng thái cân bằng tĩnh (chân không). 

2) – Môi trường nước là môi trường đàn hồi 

– Ête là một chất đàn hồi. 

3) – Chất nước là chất có trọng lượng, có cấu trúc, được hợp thành từ các thành phần nhỏ hơn, nó là một môi trường liên tục nếu so với sóng nước (tương đối). Nhưng xét một cách tuyệt đối thì nó là một môi trườn gián đoạn, không liên tục. 

– Ête là chất không trọng lượng, không có cấu trúc, không được hợp thành từ các phần tử nhỏ hơn. Nó là một môi trường liên tục một cách tuyệt đối -không gián đoạn. 

4) – Ta có thể phân chia môi trường nước ra thành các phần tử nhỏ hơn. 

 – Ta không thể phân chia môi trường ête ra thành các phần tử nhỏ hơn. 

5) – Nếu ta xét sóng nước trong môi trường nước, là một mặt cầu, thì môi trường của nó (mặt nước ) là hữu hạn (giới hạn bởi những đường cong), và không biên giới (vì nó khép kín). 

– Môi trường ête là hữu hạn (giới hạn bởi những đường cong), và không biên giới (vì nó khép kín). 

6) – Chất nước của môi trường nước có sanh, có diệt, có thay đổi về chất và lượng, nếu xét một cách tuyệt đối. 

– Chất ête không sanh, không diệt, không đổi về chất và lượng, nếu xét một cách tuyệt đối. 

7) – Ngoài ra chất ête còn có các đặc điểm riêng sau: 

 + Nó là thực thể vật chất duy nhất tồn tại, và thỏa mãn định luật bảo toàn vật chất: ”Vật chất không tự nhiên sinh ra, cũng không tự nhiên mất đi, mà nó chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác. Những sự kiện phức tạp, muôn màu muôn vẻ, xảy ra trong tự nhiên chỉ là các biểu hiện khác nhau, của cùng một thực thể thống nhất, vận động theo những quy luật nhất định, là chất ête.

 + Nó là thực thể vừa là lớn nhất, vừa là nhỏ nhất, vì chỉ có một mình nó là duy nhất tồn tại.

8) – Phương truyền của sóng nước là những tia đường cong. 

 – Phương truyền sóng năng lượng là những tia cong. 

9) – Sóng nước lan truyền trong mặt truyền sóng là mặt cầu, nằm trùng khít với mặt của khối cầu nước khi nó ở vị trí cân bằng tĩnh. 

– Sóng năng lượng lan truyền trong không gian truyền sóng là không gian cong tròn khép kín, nằm trùng khít với không gian của ête khi nó ở vị trí cân bằng tĩnh. 

10) – Phương dao động của sóng nước vuông góc với tiếp tuyến của phương truyền sóng. 

– Phương dao động của sóng năng lượng là phương của vectơ dao động, vuông góc với tiếp tuyến của phương truyền sóng. 

11) – Tất cả các sóng nước đều có chung một phương dao động. 

 – Các sóng năng lượng có thể có nhiều phương dao động so với nhau(dẫn đến hiện tượng phân cực ánh sáng).

12) – Tại cùng một thời điểm, một sóng nước chỉ có một phương dao động. 

– Tại cùng một thời điểm, một sóng năng lượng có thể có nhiều phương dao động (ví dụ sóng điện từ có cả phương B và E).

13) – Sóng nước không thể có hiện tượng đổi phương dao động trong quá trình hoạt động. 

– Sóng năng lượng có thể có hiện tượng đổi dao động, theo quy luật nào đó, trong quá trình hoạt động (ví dụ hiện tượng tự xoay của electrôn). 

14) – Ngoài ra sóng năng lượng còn có đặc tính sau: 

– Tại vị trí bất kỳ của môi trường ête, mà tại đó nhiệt độ tuyệt đối bằng 0 (T=00k), thì nó phải nằm ở vị trí cân bằng, nhưng không phải ở tất cả các điểm nằm ở vị trí cân bằng thuộc môi trường, đều có nhiệt độ tuyệt đối = 0. 

– Các sóng năng lượng có tương tác lực với nhau, theo một quy luật xác định nào đó, phụ thuộc vào quy luật dao động của mỗi sóng. 

– Sự tương tác lực giữa các sóng năng lượng với nhau, chỉ xảy ra đối với những vùng lệch cùng phía, so với vị trí cân bằng. Điều đó có nghĩa là trong sự tương tác lực nào đó, xảy ra giữa hai sóng bất kỳ, thì vùng dương của sóng này chỉ tương tác với vùng dương của sóng kia; và vùng âm của sóng này chỉ tương tác với vùng âm của sóng kia. 

Từ đặc điểm này, ta thấy chất ête có một thuộc tính đặc biệt là: 

  • Khi một vùng nào đó của ête, lệch khỏi vị trí cân bằng thì chất êtê được giới hạn bởi vùng ấy sẽ xuất hiện khả năng tương tác lực với các vùng khác, theo một quy luật nào đó, phụ thuộc vào quy luật dao động của sóng. 
  • Lực tương tác càng mạnh, nếu độ lệch khỏi vị trí cân bằng càng cao. 
  • Lực tương tác giữa hai khu vực phụ thuộc vào khoảng cách giữa hai khu vực đó. 
  • Khu vực chịu ảnh hưởng tương tác do vùng đó tạo ra người ta gọi là trường. Bản chất của trường, phụ thuộc vào bản chất dao động của sóng. 

Ta thấy, chính đặc điểm: ”sự tương tác lực chỉ xuất hiện giữa các vùng nằm cùng một phía so với vị trí cân bằng, của chất ête”, đã quy định nên cái gọi là ”tính chất hạt” của ánh sáng cũng như các hạt cơ bản khác. Nó giải thích bản chất của hiện tượng quang điện, và tính chất lượng tử của các sóng năng lượng. 

Ta cũng không loại trừ là còn có những sóng năng lượng khác, mà phương dao động của nó có thể không vuông góc mà trùng với phương truyền sóng (sóng dọc). Điều này còn phải tìm hiểu thêm. 

II. Ý nghĩa triết học của vấn đề

Từ những kết quả trên về sự tồn tại của chất ête, ta rút ra được gì về mặt triết học? 

Ta thấy: 

Sự tồn tại của ête khẳng định: Tính chất lưỡng tính sóng hạt của các hạt cơ bản-cơ sở vật chất, thực ra là không đúng! không có gì gọi là ”hạt cơ bản cả”, mà chỉ có những” lượn sóng” tồn tại trong môi trường etê mà thôi. Nếu ta gọi những sóng đó là hạt, thì ngay lập tức: Ta sẽ bị vi phạm luật đồng nhất trong logich hình thức. Hai khái niệm: sóng và hạt, là hai khái niệm hoàn toàn mâu thuẫn nhau về mặt logich. Còn xét về mặt ngoại diên, và nội hàm, thì giữa hai khái niệm này chẳng có gì dính dạng với nhau cả. Nghĩa là: tự thân các hạt cơ bản không phải là vật chất. Chúng chỉ là dạng biểu hiện của vật chất (ête) ở những phạm vi khác nhau, trong những khoảng thời gian nhất định nào đó mà thôi. Và, toàn thể thế giới vật chất này, được tạo nên từ các hạt cơ bản, về thực chất không phải là vật chất. Nó chỉ là hiện tượng biểu hiện của vật chất ở những khu vực khác nhau, trong những khoảng thời gian nào đó mà thôi.

“Vật chất”, thật sự theo đúng ý nghĩa của từ đó, chỉ có ête, một chất không có cấu trúc, không có trọng lượng, không có khối lượng. v. v… Mà thôi. Nó là thực thể duy nhất tồn tại từ trước tới nay, và mãi về sau. Chỉ có nó mới thỏa mãn một cách tuyệt đối định luật bảo toàn vật chất:

Trong định luật này: 

  • Chữ ”Vật chất” ứng với chất “ête” 
  • Chữ ”Dạng” ứng với các sóng năng lượng, các hạt cơ bản, và các tổ chức cao hơn như nguyên tử, phân tử, các vật thể vô cơ, hữu cơ từ thấp đến cao. v. v… 

Những kết luận này sẽ làm thay đổi hoàn toàn cách nhìn của chúng ta về thế giới xung quanh, và làm thay đổi nhiều quan niệm triết học cũ của chúng ta. 

Ví dụ: 

  • Những cái mà trước kia ta vẫn cho là vật chất, thì bây giờ nó trở thành không còn là vật chất nữa, mà chỉ còn là những hiện tượng biểu hiện của vật chất mà thôi. 
  • Quan niệm cũ về vật chất là phải có cấu trúc, phải có trọng lượng, phải có khối lượng. v. v…, sẽ phải thay bằng một quan niệm mới về vật chất là: Không có cấu trúc, không có trọng lượng, không có khối lượng. v. v… Hay nói đúng hơn, các khái niệm này không tồn tại trong thế giới của vật chất (giống như khái niệm ”kg” không tồn tại trong thế giới của đơn vị đo chiều dài chẳng hạn).
  • Cái mà trước kia ta cho là không tồn tại, thì bây giờ lại là cái duy nhất tồn tại thật sự. Đó là ête. 

Tất cả mọi sự vật trên thế gian, kể cả con người, điều chỉ là những hiện tượng muôn màu muôn vẻ, biểu hiện của cùng một vật thể, ở những khu vực khác nhau, trong những khoảng thời gian nào đó mà thôi. 

Cần thơ, khởi viết ngày 29/03/1999,

Viết xong ngày 31/03/1999 

       Tác giả 

Nguyễn Đức Quý

Ghi chú: 

1- Vật lý vui, tr. 144, tác giả: Nguyễn Quyên, NXB Đà Nẵng 1997 

2- Vật lý vui, tr. 145, tác giả: Nguyễn Quyên, NXB Đà Nẵng 1997 

3- Vật lý vui, tr. 145-146, tác giả: Nguyễn Quyên, NXB Đà Nẵng 1997 

4- Vật lý vui, tr. 185-186, tác giả: Nguyễn Quyên, NXB Đà Nẵng 1997 

5-Tìm hiểu logich học, tr. 159, tác giả: Lê Tử Thμnh, NXB trẻ 1996 

Lý thuyết về chất Ete và Ý nghĩa vật lý của nó

***** 

I. Nội dung lý thuyết về vật chất Ete

1. Định nghĩa: 

“Chất ête là chất không tự nhiên sinh ra, cũng không tự nhiên mất đi, mà nó chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác”. 

2. Các đặc điểm của chất ête: 

  • Chất ête là một môi trường thống nhất (cấu trúc trường), có không gian 3 chiều cong khép kín. 

Nghĩa là: Nếu ta lấy hệ trục tọa độ OXYZ, làm hệ trục tọa độ của nó, thì các trục toạ độ OX;OY;OZ là những đường tròn OXO;OYO;OZO. 

  • Chất ête là một môi trường dao động đàn hồi, mà trong đó diễn ra sự hoạt động của các sóng năng lượng. 
  • Chất ête có khả năng tương tác lực giữa các vùng khác nhau của nó trong không gian, khi bị lệch khỏi vị trí cân bằng về một phía. 

3. Các đặc điểm của các sóng năng lượng trong môi trường ête: 

Sóng năng lượng trong môi trường ête có thể là sóng dọc hoặc sóng ngang. Mà các sóng ngang có các đặc điểm sau:

  • Là sóng cầu, khi truyền trong chân không, mặt dầu sóng là những mặt cầu. 
  • Khi truyền trong môi trường chân không, vận tốc truyền sóng không đổi; không phụ thuộc vào quy luật dao động của sóng, và tuân theo công thức C=𝛌*n; 

Trong đó:

C: vận tốc ánh sáng trong môi trương(m/s) 

𝛌: bước sóng(m) 

n: tần số dao động(s-1) 

-Phương truyền sóng là những đường cong.

-Không gian truyền sóng là không gian cong tròn 3 chiều khép kín.

-Phương của vectơ dao động vuông góc với không gian truyền sóng. 

Ví dụ: OXYZ là hệ trục tọa độ của không gian truyền sóng 

oe là phương của vectơ dao động. 

Thì: oeox ; oeoy ; oeoz  

-Các sóng năng lượng không phải có vectơ dao động chỉ theo một phương duy nhất như ở sóng nước, mà chúng có thể có vectơ dao động theo phương khác nhau, tùy từng loại.

-Có những sóng năng lượng, có thể có vectơ dao động theo phương trong cùng một lúc. 

Ví dụ: E, B trong sóng điện từ. 

-Có những sóng năng lượng, mà vectơ dao động của nó cơ thể thay đổi phương trong quá trình dao động, theo một quy luật xác định nào đó. 

-Các sóng năng lượng tương tác lực với nhau, theo những quy luật nhất định, phụ thuộc vào quy luật dao động của chúng. 

4. Mối quan hệ giữa các vùng khác nhau của chất ête: 

Giữa các vùng khác nhau, trong không gian của chất ête, điều có mối quan hệ tương tác lực với nhau, theo quy luật nào đó gọi là “quy luật về sự tương tác lực giữa các vùng khác nhau trong môi trường ête”. Nội dung của nó như sau: 

“Bất cứ một vùng không gian nào của chất ête, nếu nó bị lệch khỏi vị trí cân bằng, thì nó sẽ tương tác lực với các vùng khác của ête, cũng bị lệch khỏi vị trí cân bằng, về cùng một phía với nó”. 

Quy luật tương tác giữa các vùng phù vào quy luật dao động của các vùng đó. 

Độ lớn của lực tương tác phụ thuộc vào khoảng cách giữa chúng:vào biên độ giao động; vào bước sóng và quy luật dao động của chúng. 

II. Ý nghĩa vật lý của lý thuyết về chất Ête

1. Vì chất ête là cái nền, trên đó diễn ra các hoạt động của các sống năng lượng, nên nó thống nhất được, vẽ ra được bức tranh toàn cảnh về thế giới tự nhiên. 

2. Giải thích ý nghĩa của cụm từ “Lưỡng tính sóng hạt” một cách trực quan hơn. Chính xác hơn. Qua đó giúp cho những người không phải chuyên môn về vật lý dể hiểu hơn. 

3. Giúp cho ta tạo lập được các mô hình, nhờ so sánh với các mô hình tương ứng trong thực tế, dể trình các kết quả nghiên cứu thế giới tự nhiên. Nhờ đó mà ta có thể trình bày một cách dễ dàng, và chính xác, các kết quả vật lý, bằng ngôn ngữ thông thường, vốn tuân theo các quy luật hình thức. 

4. Sự tồn tại của môi trường của ête giải thích bản chất sóng của các sóng điện từ, các hạt cơ bản. v. v… 

5. Qui luật về sự tương tác giữa các vùng trong không gian của môi trường ête giải thích bản chất “hạt” của các sóng năng lượng, và giải thích tính chất “lượng tử” của các sóng điện từ các hạt cơ bản v. v… 

6. Việc sử dụng “Qui luật về sự tương tác giữa các vùng trong không gian, của môi trường ête”, sẽ giúp cho ta đi sâu tìm hiểu, khám phá các thuộc tính, bản chất của các lực chi phối thế giới tự nhiên và giải thích được nhiều điều bí ẩn của chúng. 

Do nguyên tắc: chỉ có sự tương tác lực giữa các vùng thuộc về cùng một phía, so với vị trí cân bằng của môi trường ête nên ta thấy: có hai thế giới độc lập tương đối với nhau, mà trong đó diễn ra các hoạt động tương tác lực nhưng do đặc điểm sóng, mà chúng có tính thống nhất với nhau. Vì vậy các lực tương tác thuộc thế giới bên này, sẽ tác động ảnh hưởng đến các lực thuộc thế giới bên kia và ngược lại. Bởi thế, các lực tương tác mà người ta dùng xưa nay, là tổng hợp các lực tương tác thuộc cả hai thế giới. Điều này sẽ dẫn đến nhiều kết quả kỳ lạ và lý thú trong thế giới tự nhiên, mà bình thường ta không giải thích nổi.

7. Do chất ête là một môi trường thống nhất, trên đó diễn ra các hoạt động của sóng điện từ, sóng hạt nhân v. v… Nên điểu đó lý giải tại sao trong chân không vận tốc truyền sóng là một hằng số tuyệt đối và là vận tốc cao nhất, có thể đạt được của các vật trong tự nhiên theo công thức C=𝛌*n, ta có thể tính ra được C (300.000 km/s). 

8. Do sự tương tác lẫn nhau giữa các sóng, giải thích tại sao, trong môi trường có nhiều sóng khác nhau (không phải chân không) vận tốc truyền sóng không còn bằng vận tốc truyền sóng trong chân không nữa; và giải thích vì sao vận tốc truyền sóng phù thuộc vào môi trường truyền sóng (môi trường này là những môi trương thông thường như nước, không khí, v. v… ) và các quy luật dao động của sóng. 

       Cần Thơ, ngày 03/04/1999 

         Tác giả  

Nguyễn Đức Quý

LỜI NÓI ĐẦU 1

Tôi vốn không phải là một nhà vật lý chuyên môn. Nhưng cách đây 8 năm, khi nghiên cứu về một cuốn sách cổ, tôi đã phát sinh ra một ý tưởng. Từ một ý tưởng ban đầu, hết sức chủ quan và đầy cảm tính này, tôi đã hình dung ra một bức tranh thống nhất của vũ trụ. Bức tranh này chính là dạng hình học của vũ trụ. Trong mô hình đầu tiên này, tôi hình dung các sóng, như là các sóng cơ học. Nhưng từ mô hình sơ khởi đó, tôi đã rút ra một vài nhận định về sự tồn tại của phản hạt, độ cong của không gian, không gian bốn chiều, bản chất của chân không không phải là trống rỗng v..v. và một số nhận xét khác. Tin vào ý tưởng của mình tôi đi tìm kiếm một số cuốn sách, viết về các thành quả của vật lý hiện đại. Khi đó tôi may mắn đọc được cuốn “vật lý ngày nay”. Trong đó có những vấn đề, mà tác giả trình bày một cách dễ hiểu qua ngôn ngữ thông thường, và ít dùng đến các công thức toán học mà tôi mù tịt. Tôi hết sức vui mừng, vì ở trong đó tôi tìm thấy một số kết luận của vật lý hiện đại, trùng hợp với nhận định của tôi. Đó là về những vấn đề: phản hạt, không gian không phải là trống rỗng, rồi nhớ lại ở đâu đó tôi đã nghe nói về không gian cong, không gian 4 chiều. Thế là tôi đã có những bước đầu tiên, làm cơ sở cho niềm tin, đối với ý tưởng của mình. 

Tuy nhiên với mô hình đó, tôi vẫn chưa giải thích được sự kết tụ của vật chất, sự tương tác lực giữa chúng với nhau. 

Ba năm sau tôi phát hiện ra một vấn đề mới, mà nó là một sự thực hiển nhiên được rút ra từ sự thừa nhận mô hình đó của tôi mà không cần phải chứng minh. Vấn đề này đã giải thích một cách hợp lý, sự tương tác lực giữa các hạt cơ bản với nhau, sự kết tụ của vật chất. 

Ba năm sau nữa, nhân một lần đọc cuốn vật lý vui, trong đó có nói đến vấn đề ETE, có những điểm phù hợp với mô hình của tôi. Đọc sách, tôi thấy hồi đó người ta phủ nhận sự tồn tại của chất ete, từ những thí nghiệm của Fizo Và Michelson, nhất là thuyết tương đối hẹp của Einstein. Tôi nhận thấy rằng, họ phủ nhận sự tồn tại của chất ete, vì họ đã căn cứ trên những thuộc tích sai lầm, mà người ta gán cho nó. Những thuộc tính vốn không phải là của nó. Tôi thấy rằng: vấn đề mà ta quan tâm là, phải nhận thức về chất ete như thế nào? Chứ không phải là chất ete có tồn tại hay không? (tôi có viết một bài về vấn đề này: sự tồn tại của chất ete và ý nghĩa triết học của nó). Tôi nhận thấy hiện nay còn có nhiều quan điểm rằng cho rằng, hạt cơ bản có thể di chuyển trong không gian trống rỗng mà không cần môi trường. 

Thời gian gần đây, tôi có dịp đọc một số tài liệu về vật lý, mà trong đó nói rằng, ngày nay các nhà vật lý có thừa nhận sự tồn tại của chất ete, nhưng không nhận thức theo quan niệm cổ điển. Vì vậy, để tránh tên ete, dễ nhầm lẫn với quan niệm cũ, người ta gọi nó là chân không. Vấn đề này, tôi đã đọc được trong cuốn “Các hạt lượng tử sóng” tác giả người Nga Ya.A.Smocodinsey; do Nguyễn Điền và Nguyễn Ngọc dịch, nhà xuất bản khoa học kỹ thuật xuất bản năm 1982, trang 84. Tôi xin trích lại đoạn đó như sau: 

Ngoài vấn đề này, tôi còn phát hiện nhiều điểm tương đồng khác nữa, giữa các nhận định, mà tôi rút ra được từ mô hình đó, và các kết quả của vật lý hiện đại. Nhất là tôi nhận thấy có nhiều người, có ý tưởng về mô hình trường thống nhất, giống như mô hình đầu tiên của tôi. Qua đó, niềm tin của tôi đối với mô hình này ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn. 

Qua mô hình này, tôi có thể giải được thuộc tính bản chất của lực hấp dẫn, và nó đi tới kết luận phù hợp với kết quả thực nghiệm, đó là sự bằng nhau giữa lực hấp dẫn và lực quán tính. Nó cũng có thể đề ra một cách giải thích hợp về cấu trúc của các Nuclon, giải thích vì sao không thể tách cách các “quac” ra khỏi hadron. 

Tuy nhiên, như đã nói trên, tôi vốn không phải là một nhà vật lý chuyên môn. Mà hạn chế lớn nhất là việc hiểu các công thức toán học, hiểu ý nghĩa vật lý của các đại lượng trong đó.v.v.Điều đó gây khó khăn và hạn chế rất lớn trong việc giải thích bản chất của các vấn đề vật lý hiện nay, cũng như việc đề xuất ra những hướng nghiên cứu mới. Một nhà vật lý chuyên môn sẽ làm tốt hơn rất nhiều, trong những công việc này, nếu họ sử dụng mô hình này như tôi. Và kết quả mà họ mang lại cũng to lớn hơn rất nhiều. 

Vì thế, nay tôi mạnh dạn mang sản phẩm của mình ra trước các nhà chuyên môn, mà chẳng ngại múa rìu qua mắt thợ, chỉ với mong muốn duy nhất là góp phần vào việc thúc đẩy sự phát triển của ngành vật lý nói riêng và khoa học nói chung. 

Cuối cùng, Tôi xin cám ơn tất cả những người đã đọc tác phẩm này. 

                     Cần thơ, ngày 10 – 06 – 2000. 

     Tác giả  

         Nguyễn Đức Quý

LỜI NÓI ĐẦU 2

Cách đây gần tám năm, nhân một lần nghiên cứu về một số cuốn sách cổ, tôi đã thu được những kiến thức có liên quan đến nguyên thể của vũ trụ. Thời gian sau này, tôi lại có dịp đọc một số cuốn sách vật lý, viết cho đại chúng như: vật lý ngày nay, vũ trụ nhìn thấy và không nhìn thấy, ở ngưỡng cửa của thế giới bí ẩn. Các hạt lượng tử sóng.v.v….. đối chiếu lại những kiến thức, được vật lý hiện đại cung cấp trong đó, với những kiến thức tôi đã thu thập được trước kia, tôi thấy một sự trùng hợp kỳ lạ. Hơn nữa nhờ sự soi sáng của những kiến thức đó, giúp cho tôi giải thích được bản chất lưỡng tính sóng – hạt của hạt cơ bản, tại sao vận tốc ánh sáng truyền trong chân không lại là một hằng số, và là vận tốc cao nhất trong vũ trụ; giải thích sự nhận thức sai lầm, trong nhận thức về chất ete, ở thế kỷ 19 cùng với thí nghiệm của Michelson; hiểu được bản chất chân không. Và nhất là, nó soi sáng được vấn đề trường thống nhất, và vật chất nguyên thủy, là những vấn đề mà các nhà vật lý vẫn chưa giải quyết được, một cách triệt để.

Nay, để giúp cho các nhà vật lý có thêm tài liệu để tham khảo, bổ sung thêm cho kiến thức của mình. Tôi mạnh dạn xin trình bày lại một số kiến thức, mà tôi đã thu nhận được, từ cuốn sách đó. Ở đây, là vấn đề trường thống nhất và vật chất nguyên thủy.

Để phù hợp với cách trình bày khoa học, nên ở đây tôi xin trình bày lại dưới hình thức là một đề tài khoa học. Nhưng bản thân tôi không phải là một nhà vật lý chuyên môn, không quen tiếp xúc với những công thức toán học trừu tượng, cùng với những từ ngữ, thuật ngữ vật lý chuyên dùng. Nên tôi xin phép trình bày chúng với ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày. Nhưng tôi tin rằng, một nhà vật lý chuyên môn sẽ có thể hiểu được những gì mà tôi trình bày, và chuyển đổi một cách dễ dàng sang thuật ngữ chuyên môn của mình.

Hy vọng, đây sẽ là một tài liệu bổ ích cho nhiều người.

Xin chân thành cám ơn !

Cần thơ, ngày 15/06/2000.

Tác giả

Nguyễn Đức Quý

Vì khả năng kiến thức chuyên môn về vật lý có hạn, nên việc trình bày không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự góp ý của mọi người.

Chương I: Nhập đề

1. Mục đích và phạm vi đề tài
1.1 Mục đích nghiên cứu đề tài

“Khám phá ra bản chất của tất cả các vật, nguyên thể của tất cả những cái đầu tiên, đó là giấc mơ từ ngàn đời và thiết tha nhất trong loài người. Vào lúc rạng đông của phần lớn các nền văn minh. Các nhà tư tưởng đã đưa ra những quan niệm về sự tồn tại của một cơ sở duy nhất và đơn giản nhất của thế giới. Quan điểm duy vật tự phát này, trong mọi lúc đã làm cho con người một hướng đúng và đã đưa đến các phát minh vĩ đại trong vật lý học và trong các ngành khoa học tự nhiên khác”.

Cùng với những ngành khoa học tự nhiên khác, bộ môn vật lý cũng đi tìm lời giải đáp cho vấn đề trên. Nếu xét lại lịch sử, thì sự ra đời của bộ môn vật lý chính là nhằm mục đích, khám phá ra cái cơ sở duy nhất, và đơn giản nhất đó trong vũ trụ. Bản thân thuật ngữ “vật lý” mà chúng ta mượn của những người Hy Lạp cỗ đại, bắt nguồn từ chữ “phi sis” có nghĩa là đầu tiên, cơ sở, bền vững.

“Hai mươi lăm thế kỷ con người kiên trì khám phá bí ẩn của vật chất ngày càng đi vào lớp sâu của vật chất và tìm kiếm cơ sở đầu tiên của nó. Cuối cùng con người đã đi đến quan niệm cho rằng vật chất có một kích thước rất nhỏ mà người ta gọi là các hạt cơ bản. Tất cả những cái mà chúng ta nhìn thấy ở quanh chúng ta hay khám phá được nhờ các dụng cụ: các vật vô tri, các cơ thể sống, nước và khí, các vì sao và các hành tinh, sóng ánh sáng và các trường mêzôn- nói tóm lại tất cả thế giới vật chất xét cho cùng đều bao gồm bởi các “nguyên tử cuối cùng”- hạt cơ bản. Vật lý học hiện đại xác nhận như vậy.

Nhưng thật ra có phải các hạt đó là các hạt “cuối cùng”, nghĩa là hạt vật chất không thể phân chia được nữa không?

V.I. Lê Nin lúc đương thời cũng đã viết về các phát minh mới nhất trong vật lý học như sau: “nếu ngày hôm qua người ta chưa đi xa hơn nguyên tử, ngày hôm nay người ta đã đi xa hơn electron và ête, thì chủ nghĩa duy vật biện chứng nhấn mạnh về cái đặc tính tạm thời, tương đối gần đúng của tất cả những mốc nhận thức về tự nhiên của khoa học ngày càng phát triển của loài người, electrôn cũng vô tận như nguyên tử…”

Những lời nói tài tình của Lê Nin hàn toàn được xét cho tất cả các hạt cơ bản khác, mà một nửa thế kỷ trước đây khi V.1. Lê Nin viết các dòng chữ đó người ta chưa từng biết đến.

Các hạt cơ bản được cấu tạo bởi cái gì và được cấu tạo như thế nào? Vấn đề nghiên cứu các chất đơn giản nhất hiện đang thôi thúc các nhà khoa học tự nhiên của thời đại chúng ta, cũng như đã thôi thúc các nhà bác học ở đầu thế kỷ XX khi mà người ta đã bắt đầu đoán nhận rằng, việc phân chia các chất không phải tận cùng ở nguyên tử, mà còn có thể phân chia được hơn nữa.

Tuy nhiên cho đến những năm gần đây ở trong tài liệu còn ít nói đến những cố gắng đi vào “bề sâu” của photôn và electron. Vấn đề cơ bản nhất của vật lý học hãy còn ở trong bóng tối và không được nói đến trong sự phát triển chung của khoa học vật lý. Tình trạng như vậy sẽ đương nhiên không phải là do vấn đề bị lãng quên, hay vấn đề chưa được quan tâm đầy đủ, mà điều đó chỉ nói lên sự khó khăn của cách giải quyết vấn đề.

Chẳng hạn rất khó hình dung thế nào là” đi sâu hơn nữa” vào electron và các hạt cơ bản khác. Nói chung có thể phân chia được hơn nữa hạt cơ bản không? có nhất thiết là các hạt đơn giản nhất, cơ bản nhất lại chính là phần nhỏ nhất về mặt hình học của cái phức tạp không ? có phải bao giờ tỷ số giữa cái đơn giản nhất và cái phức tạp cũng không giống như tỷ số giữa viên gạch và tòa nhà không?

Thực vậy việc đi sâu vào vật chất cho đến bây giờ có liên quan đến việc thu nhỏ nó lại. Phân tử là một mảnh nhỏ nhất của vật thể. Nguyên tử là một mảnh nhỏ nhất của phân tử. Electron, prôtôn, và nơtrôn là các mảnh nhỏ nhất của nguyên tử. Nhưng việc tìm kiếm chất đầu tiên có đưa tới sự chia nhỏ mãi các hạt của chất hay không? hay có thể là “một phần” của electron, xét về mặt hình học thì hoàn toàn không nhỏ hơn chính electron đó. Cũng có thể như vậy mặc dù mới thoạt nghe, điều đó hoàn toàn không thể có được.” (ở ngưỡng cửa thế giới bí ẩn,tr. 234-238).

Ngày nay ngành vật lý chuyên nghiên cứu về vật chất nguyên thủy hợp lại làm một với việc nghiên cứu về “trường thống nhất”. Nhưng lịch sử tìm tòi thuyết thống nhất của thế giới như thế nào? các ý tưởng hiện đại của thuyết này đã phát sinh như thế nào? có phải các ý tưởng đó là hệ quả tất nhiên của sự phát triển của vật lý học hay là một cái gì giống đám lửa bất ngờ bùng cháy xung quanh các nhà bác học, và làm cho các nhà bác học ngạc nhiên về sự bất ngờ của nó? dưới đây là ý kiến của Ivanencô, một nhà vật lý xô viết nổi tiếng, phát biểu tại giảng đường số 2093 của tòa nhà chính của trường đại học Bá Linh lấy tên là trường A.Hum- bôn (cộng hòa dân chủ Đức cũ ), vào ngày 23 tháng 4 năm 1958:

Chính vì để giải quyết những vấn đề về vật chất nguyên thủy và trường thống nhất đó, mà tôi thực hiện đề tài này

1.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài.

Nói một cách chính xác, thì việc giải quyết vấn đề về trường thống nhất và vật chất nguyên thủy, chỉ có thể gọi là hoàn hảo, khi giải quyết đầy đủ hai vấn đề:

Vấn đề thứ nhất là: phải chỉ ra nó là cái gì? Trường thống nhất là cái gì? Vật chất nguyên thủy là cái gì?

Vấn đề thứ hai là: Phải xác định được các thuộc tính bản chất của nó một cách đầy đủ, giải thích được bản chất của các hiện tượng xảy ra trong vũ trụ, tiên đoán được những sự kiện mới.v.v…

Chính việc giải quyết vấn đề thứ hai, mới có thể kiểm chứng bằng thực nghiệm lý thuyết mới được đưa ra. Nhưng vì những lý do chủ quan, cũng như khách quan, trong phạm vi đề tài này, tôi chỉ giới hạn trong việc giải quyết vấn đề thứ nhất. Đó là chỉ ra vật chất nguyên thủy, và trường thống nhất là gì?

2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài.

Hiện nay, những kiến thức mà vật lý hiện đại tìm ra đã khá nhiều. Nhưng cũng còn có rất nhiều điều bí ẩn trong thế giới tự nhiên chưa được khám phá. Ngay trong bản thân những điều mà chúng ta đã biết, và chấp nhận, cũng còn có rất nhiều vấn đề vẫn còn là ẩn số đối với chúng ta, ví dụ: ý nghĩa của các hằng số trong các công thức vật lý là gì? hay tại sao hạt cơ bản vừa có tính chất sóng lại vừa có tính chất hạt?.v.v…

Đó chính là nhược điểm của phương pháp nghiên cứu cổ điển từ xưa tới nay. Phương pháp nghiên cứu đi từ hiện tượng đến bản chất, đi từ cái riêng đến cái chung; cái cụ thể đến cái bao quát,..v.v

Vấn đề được đặt ra là: liệu ta có thể giải thích, hiểu rõ được bản chất của các vấn đề nói trên, mà không còn buộc phải chấp nhận như trước hay không? Liệu ta có thể định trước hướng đi trong việc tìm ra, và khám phá những bí ẩn trong tương lai hay không?

Câu trả lời là có thể được! Nếu trước hết, ta nắm được bản chất, nắm được cái chung, cái bao quát thống nhất. Rồi căn cứ vào nền tảng đó mà phăng ra, đi đến những cái riêng biệt, cụ thể. Cái chung cái bao quát đó, chính là trường thống nhất, và vật chất nguyên thủy.

Bởi vì, với cùng những sự kiện khác nhau, xảy ra trong thế giới tự nhiên, khi chưa có được một cách nhìn thống nhất, thì ta thấy chúng rời rạc, manh núm, hỗn độn và chẳng ăn nhập gì với nhau cả, vv.. Nhưng khi ta đã có được một cách nhìn thống nhất (do sự nhận thức về vật chất nguyên thủy và trường thống nhất mang lại), thì ta sẽ không còn thấy chúng rời rạc, manh núm, hỗn độn như trước nữa. Mà ta sẽ thấy chúng tồn tại trong một chỉnh thể thống nhất, có trật tự và liên quan chặt chẽ với nhau. Nhờ đó mà ta nhận thức đối với những vấn đề cụ thể, sẽ trở nên dễ dàng hơn, giảm bớt được thời gian dò tìm vô ích.

3. Định nghĩa những khái niệm được dùng
3.1 Năng lượng

Năng lượng được dùng ở đây, không phải là năng lượng tuyệt đối, mà nó là năng lượng tương đối, trong hệ quy chiếu lấy năng lượng của chân không, là bằng không. Đây là năng lượng mà chúng ta vẫn dùng xưa nay, được đo đạc bằng các dụng cụ thực nghiệm, và tính toán bằng các công thức toán học.

3.2 Hạt không

Hạt không: Ở đây ý chỉ trường thống nhất tồn tại như một khối thống nhất, do tính liên tục tuyêt đối, của vật chất nguyên thủy trong nó tạo nên. “Hạt” nghĩa là muốn nói tới trường thống nhất tồn tại như là một cá thể duy nhất, và”Hạt không” là một danh từ riêng, chứ không phải là một danh từ chung. Ta không nên hình dung “hạt” này như là một khối cầu, trong không gian 3 chiều mà ta vẫn biết. Nó là một “hạt” trong không gian nhiều chiều thì đúng hơn.

3.2 Phương pháp nghiên cứu được dùng

Phương pháp nghiên cứu được tôi sử dụng ở đây, hoàn toàn mang tính chất lý thuyết thuần túy. Hơn nữa nó lại là phương pháp hoàn toàn mang tính trực cảm. Nghĩa là: tổng hợp các sự kiện mà môn vật lý đã thu thập được, xâu kết các sự kiện lại với nhau. Tôi bỗng phát hiện ra là phải như vậy mới hợp lý. Cụ thể ở đây, tôi tổng hợp các kiến thức có liên quan đến chân không, đối chiếu với những thuộc tính mà người ta gán cho vật chất nguyên thủy, tôi thấy có những sự trái ngược, mâu thuẫn. Vì vậy trực giác cho tôi thấy phải loại bỏ bớt những thuộc tính mà ta gán ghép cho nó đi. Khi đó thì vật chất nguyên thủy, và trường thống nhất hiển hiện rõ ràng trước mắt.

3.3 Tổng luận về những công trình đã có liên quan đến đề tài.

Lý thuyết về trường thống nhất, và vật chất nguyên thủy, như đã nói, là một đối tượng được nghiên cứu rất quan trọng, trong lịch sử vật lý. Cho nên có rất nhiều công trình khoa học có liên quan đến vấn đề này. Do những điều kiện khách quan cũng như chủ quan, nên ở đây, sự trình bày sẽ có nhiều hạn chế. Bây giờ ta hãy xem xét về một số lý thuyết cổ điển và hiện đại.

Thuyết thống nhất của Niutơn:

Niutơn đã xây dựng một bức tranh thống nhất của thế giới. Mà các định luật do ông phát minh ra là cơ sở của nó. Nhưng vào nửa đầu thế kỷ19, người ta đã tìm ra dạng thứ hai của vật chất, bao gồm cả ánh sáng, lan truyền đi và thay đổi hoàn toàn không tuân theo các định luật của Niutơn.

Sau đó, có nhiều người cố gắng quy cơ học về điện động lực học và qui các thực thể về trường điện từ. Nhưng nó không thành công. Thuyết này bị phá hủy bởi sự phong phú của các hạt cơ bản mới khám phá được và các trường tương ứng với các hạt đó, như các trường nơtrôn, trường mê-zôn, trường nơtrino .v.v.. Chúng không có gì giống với trường điện từ và không thể qui về điện động lực học được.

Trong những năm 20-30 của thế kỷ 20, các nhà vật lý lại có ý định nghiêm túc xây dựng bức tranh vật lý thống nhất của thế giới. Ý định xây dựng cái gọi là lý thuyết thống nhất hình học hóa của trường. Các nhà vật lý học nổi tiếng như R.Vây lơ và A. Et-đinhtơn. E.Cáctăng và Caliuxa , bản thân Anh-tanh và nhiều nhà bác học khác đã lao vào việc tìm kiếm “cơ sở hình học của thế giới “. Nhưng tất cả đều không đi đến kết quả.

Một thuyết khác, gọi là ”thuyết trung gian”, hay thuyết “cơ bản“, quan niệm thế giới vật chất được tạo nên từ những nguyên tử sau cùng là các hạt cơ bản. Mặc dù thuyết này có những thành công lớn, nhưng các nhà nghiên cứu vẫn cảm thấy không thỏa mãn. Người ta cảm thấy rõ ràng có một dạng vật chất duy nhất nào đó, đã tạo nên cơ sở của tất cả các hạt cơ bản, và tất cả các hạt có liên quan đến các sự biến đổi lẫn nhau, đều có một cái gì chung.

Lòng ham muốn cố gắng xây dựng một lần nữa thuyết thống nhất về vật chất là tự nhiên và hợp qui luật. Hình như chỉ cần đưa tất cả các hạt và tất cả các trường tương ứng với chúng về một trường phổ biến, cơ bản, duy nhất nào đó, về một dạng ”tiền vật chất” cơ bản nào đó và như vậy bài toán sẽ được giải quyết. Ước mơ tha thiết tìm hiểu tính thống nhất vật lý của thế giới lại lôi cuốn các nhà bác học. Và bây giờ ta hãy xem xét một số thuyết mới, theo những con đường suy nghĩ mới.

………………………………………………………………………………………………………………….

Chương II: Những quan niệm cần phải thay đổi

1. Quan niệm về vật chất nguyên thuỷ
1.1 Quan niệm hiện tại về vật chất nguyên thuỷ

1.1.1 Nội dung

Theo quan niệm hiện nay của chúng ta thì: Vật chất nguyên thuỷ là một thực thể vật lý có năng lượng. Nó chỉ là một nguyên tố duy nhất trong vũ trụ, cấu tạo nên các hạt cơ bản. Ta có thể tìm, nhận biết được các hạt vật chất nguyên thuỷ bằng các phá vỡ, hay chia nhỏ các hạt cơ bản nhất ra.

1.1.2 Nhận xét

Ta thấy theo quan niệm hiện tại, vật chất nguyên thuỷ có các đặc điểm sau:

  • Thứ nhất: Nó là một thực thể vật lý, tồn tại trong thế giới khách quan, và độc lập với nhận thức chủ quan của con người.
  • Thứ hai : Nó phải có năng lượng khác không.
  • Thứ ba: Nó là nguyên tố cơ sở duy nhất, cấu tạo nên các hạt cơ bản. Qua đó tạo nên toàn thể thế giới vật chất, trong vũ trụ.
  • Thứ tư: Ta có thể tìm ra vật chất nguyên thuỷ, bằng cách chia nhỏ, hoặc phá vỡ hạt cơ bản nhất. Nghĩa là các hạt vật chất nguyên thuỷ có kích thước khác không, và là những hạt nhỏ nhất trong toàn vũ trụ.

Nhận xét: đặc điểm thứ nhất và thứ ba đương nhiên là hợp lý. Vì đặc điểm thứ nhất, lấy ra từ định nghĩa về vật chất. Còn đặc điểm thứ ba, được lấy ra từ ý nghĩa “nguyên thuỷ”.

Nhưng còn đặc điểm thứ hai và thứ tư thì sao ?

1.1.2.1 Nhận xét về đặc điểm thứ hai:

Đặc điểm thứ hai của vật chất nguyên thuỷ, theo quan điểm hiện tại là: “Nó phải có năng lượng khác không”.

Vậy ta hãy xem xét lại nguồn gốc, vì sao ta cho rằng, đó là một thuộc tính cố hữu, bất di bất dịch của vật chất nguyên thuỷ?

Trong thực tế lịch sử, vật chất đối với chúng ta, luôn luôn là một cái gì đó rõ ràng. Mà các giác quan của ta có thể nhận biết, hoặc cảm nhận được; các dụng cụ thí nghiệm khoa học của chúng ta có thể cân, đong, đo, đếm, .v.v. được; các thuộc tính của nó, có thể được thể hiện về mặt định tính, và tính toán về mặt định lượng, bởi các công thức toán học.

Cái gì giúp cho ta làm được những điều đó?

Chính là năng lượng.

Chính sự hiện diện của năng lượng, làm lộ ra tính chất “rõ ràng” của vật chất. Chính nhờ sự có mặt của năng lượng trong vật chất, mà các giác quan của ta có thể nhận biết, và cảm nhận được. Chính nhờ sự có mặt năng lượng trong vật chất, mà các máy móc, các công cụ thực nghiệm của ta, có thể cân ,đong ,đo ,đếm, hay chụp ảnh,.v.v…. nó được. Các thuộc tính của vật chất, có thể thể hiện về mặt định tính, và tính toán về mặt định lượng, bởi các công thức toán học, cũng nhờ sự hiện diện của năng lượng ở đó. Trên thực tế, sự nhận biết vật chất, chính là sự nhận biết năng lượng.

Bởi thế cho nên, đối với chúng ta: Vật chất và năng lượng, luôn luôn đi đôi với nhau. Ở chỗ nào có vật chất, ở chỗ đó có năng lượng. Ở chỗ nào có năng lượng, thì chỗ đó có vật chất. Ở chỗ nào không có năng lượng thì ở chỗ đó không có vật chất. Vật chất và năng lượng là một, chúng hợp nhất lại với nhau, trong một ý nghĩa chung.

Ấn tượng về sự hợp nhất vật chất với năng lượng này, về thực chất đã ăn sâu vào tiềm thức của ta. Chính vì vậy, chúng ta không bao giờ có thể hình dung ra, và chấp nhận một một thứ vật chất, mà lại không có năng lượng, thậm chí còn không có liên quan đến năng lượng.

Trong quan niệm về vật chất nguyên thủy hiện nay, chưa xem xét đến những kết quả của vật lý hiện đại về vấn đề chân không. Quan niệm này, căn cứ trên sự nhận thức xưa cũ về chân không là trống rỗng, không có gì. Vì vậy mà người ta chỉ tìm vật chất nguyên thủy nơi các hạt cơ bản, mà bỏ qua, không xem xét đến vấn đề vật chất nguyên thủy trong chân không. Trên thực tế các nhà vật lý đã tìm ra và xác quyết rằng: có một dạng vật chất không có năng lượng, đó là “Chân Không” (Vaccum) ,để phân biệt với các dạng vật chất thông thường.

Trên đây là một đoạn trích dẫn có liên quan đến vấn đề vừa nêu. Từ sự nhận thức về vật chất như vậy, nên người ta quan niệm rằng: “Vật chất nguyên thủy”, phần tử nhỏ nhất của vật chất, cũng phải giống như là vật chất. Cho nên, đương nhiên nó phải bảo tồn những thuộc tính của vật chất, trong đó có năng lượng. Chúng ta cho rằng điều đó là một điều hiển nhiên, không có gì phải thắc mắc, nhưng có thực như thế không? Thực tế các kết quả lý thuyết là thực nghiệm của vật lý hiện đại đã đi đến câu trả lời là “Không”!

1.1.2.2 Nhận xét về đặc điểm thứ tư:

Đặc điểm thứ tư của vật chất nguyên thủy, theo quan điểm hiện nay là: Các hạt vật chất nguyên thủy là những hạt có kích thước khác không, nhỏ nhất trong vũ trụ. Ta có thể tìm vật chất nguyên thủy bằng cách chia nhỏ các hạt cơ bản ra.

Như vậy có hợp lý không?

Trước hết ta phải tìm hiểu xem, từ đâu mà chúng ta có quan niệm này. Lịch sử của môn vật lý, liên quan tới lịch sử đi sâu vào các phần tử nhỏ hơn của vật chất. Bởi vì các nhà vật lý quan niệm rằng, khi chúng ta chuyển từ những hạt nhỏ hơn sang những hạt nhỏ hơn nữa, thì bức tranh sẽ đơn giản hơn, và như vậy chúng ta sẽ thành công, khi xây dựng vũ trụ quanh ta từ một số rất nhỏ những phần giống hệt nhau. Đó là những khối cấu trúc nhỏ nhất tạo nên vũ trụ. Và cho tới bây giờ vẫn chưa có gì chứng tỏ đó là một quan niệm sai lầm. Chúng ta phát hiện rằng: Phân tử là một mảnh nhỏ của vật thể. Nguyên tử là một mảnh nhỏ của phân tử. Electron, proton và nơtron là các mảnh nhỏ nhất của nguyên tử. Từ những kiến thức mang đậm tính kinh nghiệm này, mà niềm tin vào sự phát hiện ra vật chất nguyên thủy, từ sự chia nhỏ các hạt cơ bản, trở nên hết sức vững chắc khó có gì lay chuyển được.

Nhưng như vậy có hợp lý không ?

Không! đó không phải là một điều hợp lý!

Bởi vì dựa trên kinh nghiệm, ta có quyền đặt giả thuyết như vậy. Nhưng ta không được biến nó thành một thuộc tính bất di, bất dịch của vật chất nguyên thủy, để mà tự đặt ra giới hạn cho sự nhận thức của mình về chúng, trói buộc sự nhận thức của chính mình. Hạt vật chất nguyên thủy có phải là một hạt có kích thước nhỏ nhất hay không? hiện vẫn chưa có câu trả lời. Câu trả lời chỉ đến, khi ta thực sự phát hiện ra vật chất nguyên thủy. Còn trước khi tìm ra nó, chúng ta không nên đề ra cho nó một tiêu chuẩn nào đó, để hướng sự nghiên cứu, tìm hiểu của ta, theo một đường lối vạch sẵn cố định. Biết đâu hạt vật chất nguyên thủy không phải là hạt nhỏ nhất, mà là hạt lớn nhất trong vũ trụ? Có thể lắm chứ! Chân lý khoa học đã chứng minh rằng: mọi sự phi lý đều có thể xảy ra.

1.2 Quan niệm mới về vật chất nguyên thủy

1.2.1 Nội dung

Theo quan niệm mới thì: Vật chất nguyên thủy là một thực thể vật lý. Nó là một nguyên tố duy nhất trong vũ trụ tạo nên các hạt cơ bản.

1.2.2 Nhận xét

Trong quan niệm mới này, vật chất nguyên thủy chỉ còn giữ lại hai đặc điểm, của vật chất nguyên thủy, theo quan niệm cũ. Đó là đặc điểm thứ nhất: “nó là một thực thể vật lý”, và đặc điểm thứ hai: “Nó là một nguyên tố duy nhất cấu tạo nên các hạt cơ bản”. Còn đặc điểm thứ hai, và đặc điểm thứ tư, bị loại bỏ. Loại bỏ ở đây, không có nghĩa là ta cho rằng chúng không có các đặc điểm đó. Mà ta loại bỏ nó ra khỏi nội dung của vật chất nguyên thủy, với tư cách nó như là những thuộc tính cố hữu, bất di bất dịch của vật chất nguyên thủy. Chúng có phải là một thuộc tính của vật chất nguyên thủy hay không? Còn phải xem xét sau! còn phải nhờ lý thuyết và thực nghiệm kiểm chứng, khi tìm ra vật chất nguyên thủy.

Việc loại bỏ thuộc tính có năng lượng, là một việc làm rất khó khăn, khó mà vẫn chấp nhận nổi đối với các nhà vật lý. Bởi vì loại bỏ thuộc tính có năng lượng ra khỏi vật chất nguyên thủy, có nghĩa là ta loại bỏ ra khỏi nó một loạt những thuộc tính quan trọng, như: khối lượng, trọng lượng ,sự tương tác lực.v.v., mà đó là cơ sở của các công thức lý thuyết, cũng như các phép đo trong thực nghiệm. Nghĩa là, nó loại bỏ toàn bộ cơ sở nền tảng, mà trên cơ sở đó, bộ môn vật lý hình thành và phát triển, tạo ra những thành quả rực rỡ như ngày nay. Cho nên điều đó xem ra khó có thể chấp nhận được. Nhưng thực tế, chính bộ môn vật lý đã đưa ra những chứng cớ, những cơ sở hết sức khoa học, để chứng minh điều đó. Đó là kết luận: “chân không phải là trống rỗng, không phải là không có gì, nó có thể dao động, có thể sinh hạt”. Mà ở chỗ gọi là chân không thì ở đó năng lượng bằng không, nghĩa là không có năng lượng. Nhưng vẫn có sự hiện diện của vật chất!

Tuy vậy, nói như thế, không có nghĩa là bộ môn vật lý mất vai trò trong việc tìm hiểu về “vật chất nguyên thủy”, mà nó vẫn là một bộ môn quan trọng nhất nghiên cứu về lãnh vực này, và cũng là có khả năng nhất. Bởi vì, tuy nó không thể dùng các công thức toán học để biểu diễn, không thể dùng các công thực nghiệm để đo đạc trực tiếp vật chất nguyên thủy. Nhưng nó có thể làm được việc đó với vật chất có năng lượng. Qua đó mà chúng ta nhận biết được một cách gián tiếp vật chất không có năng lượng, và vật chất nguyên thủy. Thực tế đã chứng minh điều đó. Chính vật lý, chứ không phải bộ môn nào khác, đã khám phá ra sự bí ẩn của vật chất và vật chất nguyên thủy. Chính vật lý đã phát hiện ra: ở chỗ không có năng lượng, ở đó cũng có vật chất và vật chất nguyên thủy.

Quan niệm mới, cách nhìn mới này về vật chất nguyên thủy, không những có thể chi phối trực tiếp con người trong cuộc sống, mà riêng với bộ môn vật lý, nó mở ra một cánh cửa mới để quan sát, tìm hiểu thế giới tự nhiên, góp phần thúc đẩy bộ môn vật lý phát triển hơn nữa, tạo ra những thành quả mới để phục vụ con người.

1.2.3 Cơ sở khoa học của việc loại bỏ thuộc tính có năng lượng

Để loại bỏ thuộc tính có năng lượng, đưa ra quan niệm mới về vật chất nguyên thủy, tôi dựa trên 3 kết quả sau của vật lý hiện đại làm cơ sở. Đó là:

Sóng điện từ có thể lan truyền trong chân không.

Không gian của chân không là không gian cong.

Chân không có khả năng sinh hạt, có thể dao động và ảnh hưởng đến electron ở trong nó.

Để chứng minh tôi dùng phương pháp phản chứng:

Nếu quan niệm hiện tại đúng: nghĩa là vật chất nguyên thủy đồng hóa với năng lượng, thì nó phải đúng trong mọi trường hợp, chỗ nào năng lượng bằng không (nghĩa là không có năng lượng), thì ở đó phải không có vật chất nguyên thủy, tức là không gian ở đó phải là không gian trống rỗng.

Nhưng thực tế các kết quả nói trên cho thấy:

Các sóng điện từ có thể lan truyền trong chân không. Mà sóng chỉ là sự lan truyền dao động, của một môi trường vật chất nào đó. Vậy chân không phải có vật chất. Cho nên nó không phải là không gian trống rỗng.

Chân không là không gian cong. Vì vậy phải có vật chất trong chân không (thì nó mới cong được). Nghĩa là nó không phải là không gian trống rỗng.

Chân không có khả năng sinh hạt, có thể dao động, và ảnh hưởng đến Electron trong nó. Điều đó cũng có nghĩa là: chân không không phải là một không gian trống rỗng.

Từ ba kết quả đó, ta thấy chỉ có thể đi đến một kết luận: ”chân không không phải là không gian trống rỗng, mà trong đó có sự hiện diện của thực thể vật lý ( tức vật chất)”. Ngày nay loại vật chất tồn tại trong chân không vẫn còn bí ẩn. Người ta chưa biết gì nhiều về nó. Nhưng có một điều chắc chắn là – do chính định nghĩa của vật chất nguyên thuỷ – nó phải do vật chất nguyên thủy cấu tạo nên, nếu không thì chính nó là vật chất nguyên thủy. Vì vậy ta có thể khẳng định là có sự hiện diện của vật chất nguyên thủy trong chân không. Mà chân không thì không có năng lượng, vì vậy vật chất nguyên thủy ở đây cũng không thể có năng lượng được. Như vậy, ta thấy ít nhất ở đây có một trường hợp quan niệm hiện tại sai lầm. Do đó đây là một kết luận sai, và ta chỉ có thể có một kết luận, đó là: vật chất nguyên thủy không phải năng lượng, năng lượng không phải vật chất nguyên thủy. Không phải vật chất nguyên thủy chỉ có mặt ở chỗ có năng lượng

1.2.4 Lợi ích của quan niệm mới về vật chất nguyên thủy

Vật chất nguyên thủy trong quan niệm mới, bị loại bỏ bớt hai nội dung là hai nội hàm quan trọng. Mà nguyên tắc là: nội hàm giảm, thì ngoại diên tăng. Có nghĩa là ta mở rộng phạm vi tìm kiếm vật chất nguyên thủy ra. Ta có thể tìm kiếm vật chất nguyên thủy, trong nhiều vùng mới mà trước kia ta không hề nghĩ tới. Phạm vi tìm kiếm được mở rộng, thì khả năng phát hiện cũng lớn lên. Nghĩa là, nó giúp ta tìm thấy vật chất nguyên thủy dễ dàng hơn.

2. Quan niệm mới về cấu trúc của trường
2.1 Quan niệm hiện nay về cấu trúc của trường

2.1.1 Nội dung

Nói đến “trường”, nghĩa là ta nói đến một môi trường vật chất liên tục. Nhưng quan niệm cũ lại chấp nhận có một sự gián đoạn trong trường. Điều đó phải hiểu như thế nào?

Ta hãy tìm hiểu về cấu trúc của trường, theo sự giải thích sau: “Để mô tả trường ta phải gán những đặc trưng nào đó của trường đó, như cường độ hay thế năng chẳng hạn, tương ứng với mỗi điểm không gian của vùng mà trường đó tồn tại. Nhưng có vô số những điểm như thế, cho nên để mô tả trường cần có nhiều vô kể các thông số- chính vì sự kiện này mà người ta nói rằng trường có số bậc tự do lớn vô hạn.

Khái niệm bậc tự do lấy từ cơ học. Một chiếc lò xo một đầu cố định còn đầu kia móc vào một hòn bi sắt có thể coi là một ví dụ điển hình về một hệ cơ học có số bậc tự do. Chúng ta kéo viên bi một chút rồi bỏ ra. Các dao động sẽ bắt đầu. Cần bao nhiêu thông số để mô tả một viên bi? Một – chỉ cần chỉ rõ giá trị độ lệch của viên bi khỏi vị trí cân bằng, khi lò xo không bị nén, mà cũng không bị kéo trong từng thời điểm là đủ. Chúng ta hãy hình dung một mạng ba chiều được tạo nên bởi một số lớn những mắt xích dao động lò xo viên bi giống nhau như thế. Vì những mắc xích liên quan với nhau nên các dao động của tất cả các viên bi là phụ thuộc lẫn nhau, vì thế để tìm hiểu biến diễn của một hệ phức tạp như vậy tốt hơn cả là ta xét ngay nó một cách tổng thể. Theo cách xét như vậy ta thấy rằng mỗi quá trình dao động bất kỳ trong mạng là một sự kết hợp (sự chồng chập) của các chuyển động dao động sơ cấp – của sóng các dịch chuyển của các viên bi so với vị trí cân bằng đang lan truyền trong mạng. Số bậc tự do của một mạng như thế gấp ba lần số mắt xích dao động (vì sự dịch chuyển của viên bi được mô tả bằng ba tọa độ không gian). Hiển nhiên số các chuyển động dao động sơ cấp gọi là các dao động chuẩn tắc cần và đủ để mô tả động lực của mạng lò xo -viên bi cũng đúng bằng như thế. 

Chúng ta hãy giảm chu kì mạng của chúng ta (tức là khoảng cách giữa các viên bi) tới các kích thước nguyên tử; chúng ta sẽ có mô hình mạng tinh thể của chất rắn, các viên bi đóng vai trò các nguyên tử, còn các lò xo thực hiện chức năng của các lực giữa các nguyên tử. 

Nhưng chúng ta hãy tiếp tục và sẽ giảm một cách vô hạn chu kì mạng; sẽ xuất hiện continum liên tục, một hệ có số bậc tự do lớn vô cùng. Đây là mô hình “trường.”

2.1.2 Nhận xét

Trước hết: ta hãy vẽ ra một mô hình của trường, theo sự giải thích ở trên. 

Trường A là môi trường được cấu tạo từ những hạt vật chất (giống như những viên bi), có bán kính khác không, tiếp xúc trực tiếp với nhau. Chu kì mạng bằng không. 

Ở đây, ta cũng thấy có một sự liên tục nào đó của vật chất. Nhưng đó chỉ là sự liên tục trong phạm vi tương đối. Về mặt tuyệt đối, đây là môi trường vẫn mang tính gián đoạn. Cụ thể là: một phần tử vật chất, cấu tạo nên trường A này, có một giới hạn, một mặt phân cách nhất định. Không gian ở trong trường A không đồng nhất, vì có chen vào những lỗ hổng, tức là những khoảng không gian trống rỗng. 

Tại sao các nhà vật lý lại chấp nhận một mô hình trường, không triệt để như vậy? 

Trước nhất, cho đến bây giờ các nhà vật lý vẫn sử dụng “trường” như là một khái niệm, để giải thích cho bản chất của quá trình truyền tương tác lực, không có yêu cầu nghiêm ngặt lắm, về tính liên tục của vật chất trong đó. 

Nhưng nay khái niệm đó lại được sử dụng cho “trường thống nhất” mà nhiều đặc điểm, thuộc tính của nó ta chưa biết hết. Liệu những yêu cầu về mô hình hiện nay của trường, có đáp ứng được đầy đủ các đòi hỏi, của các quá trình diễn ra, trong trường thống nhất hay không? Chúng ta không biết được. Trong trường thống nhất có thể có những quá trình vật lý nào xảy ra? Chúng ta cũng chưa biết được. Liệu có xảy ra quá trình dao động của trường thống nhất trong không gian hay không? Chúng ta cũng chưa biết được. Nhưng có một câu hỏi quan trọng là: nếu có sự lan truyền dao động của trường thống nhất trong không gian, thì mô hình trường có cấu trúc gián đoạn như vậy, có thỏa mãn không? có đáp ứng nổi không? – rõ ràng là không! 

Vì vậy để đảm bảo cho mọi quá trình vật lý có thể diễn ra trong trường thống nhất, ta không thể chỉ sử dụng trường như mô hình hiện nay được. Mà trên cơ sở mô hình có sẵn, cải tiến thêm để bảo đảm tính liên tục tuyệt đối, loại bỏ hẳn tính gián đoạn của trường. 

2.2 Quan niệm mới về cấu trúc của trường

2.2.1 Nội dung

Trường là một môi trường vật chất liên tục tuyệt đối, không có bất kỳ một khoảng không trống rỗng nào, vật chất trong đó không gián đoạn, nghĩa là không có mặt phân cách. Nó là một khối thống nhất. 

Ta có thể hình dung trường này, từ quan niệm cũ như sau: 

Trong trường A (tức mô hình cũ), các phần tử vật chất có bán kính khác không. Bây giờ ta giảm bán kính, của các phần tử vật chất đó xuống bằng không (giống như là một chất điểm trong cơ học cổ điển). Khi đó sẽ xuất hiện một miền continum tuyệt đối liên tục. Đó chính là “trường” theo quan niệm mới. Mô hình của nó bây giờ như sau: 

2.2.2 Nhận xét

Trường được hiểu theo ý nghĩa mới này, có thể thỏa mãn đối với mọi quá trình vật lý có thể xảy ra, kể cả việc truyền sóng ngang. Ta cũng có thể coi trường có cấu trúc hạt, như quan niệm hiện nay. Nhưng đây là những hạt chất điểm, không có kích thước, không có giới hạn cụ thể, không có mặt phân cách. Để dễ phân biệt, ta hãy gọi nó là: “chất điểm không”. Các “chất điểm không” liên tục với nhau, không thay đổi vị trí tương đối, đối với nhau. 

Chương III: Trường thống nhất và vật chất nguyên thủy

1. Các tiên đề
1.1 Tiên đề về sự tồn tại của vật chất nguyên thủy

1.1.1 Nội dung

“Vật chất nguyên thủy tồn tại trong toàn thể không gian vũ trụ. Nó tràn ngập hết thảy, không chừa một khoảng không gian trống rỗng nào, kể cả chân không”. 

1.1.2 Cơ sở của tiên đề

Đó là ba kết quả vật lý mà ta đã biết: 

  • Thứ nhất: sóng điện từ có thể truyền trong chân không. 
  • Thứ hai: Chân không có khả năng sinh hạt. 
  • Thứ ba: Chân không là không gian cong. 

Từ ba cơ sở trên, từ lâu các nhà vật lý đã đi đến kết luận rằng: chân không, không phải là không có gì, nó không phải là một không gian trống rỗng. Cái gì đã làm cho nó trở thành “không rỗng”? 

Còn cái gì nữa, ngoài những thực thể vật lý mà chúng ta vẫn gọi là vật chất?_ Chính là nó: vật chất. Nó đã làm cho chân không trở thành không rỗng. Nhưng nó là một thứ vật chất kỳ lạ: vật chất không có năng lượng. Nó có phải vật chất nguyên thủy hay không? Ta không biết. Nhưng ta biết chắc chắn một điều là: dù nó có là vật chất gì đi nữa, thì theo nguyên tắc, cũng phải do vật chất nguyên thủy tạo nên. Vì vậy ở đó phải có vật chất nguyên thủy. 

Mặt khác, chân không là một môi trường cho phép ánh sáng, tức sóng điện từ, truyền qua, nên lý đương nhiên, nó phải là một môi trường liên tục. 

Do đó, vật chất cấu tạo nên môi trường chân không cũng phải liên tục. Nghĩa là: không có sự tồn tại của bất kỳ một khoảng không gian trống rỗng nào, dù nhỏ đến đâu, trong môi trường chân không, cũng có nghĩa là trong môi trường vật chất tạo nên chân không. Nghĩa là vật chất nguyên thủy phải có mặt khắp mọi nơi trong vũ trụ, không chừa bất kỳ một khoảng không gian trống rỗng nào, dù nhỏ đến đâu. 

 1.2 Tiên đề về sự tự tương tác lực của vật chất nguyên thủy 

 1.2.1 Nội dung tiên đề

“Vật chất nguyên thủy có khả năng tự tương tác tới chính nó.” 

1.2.2 Cơ sở của tiên đề

Nếu tiên đề thứ nhất đã được chấp nhận, thì tiên đề thứ hai là đương nhiên. Vì thực sự có sự tương tác lực giữa các vật chất khác nhau. Mà tất cả các chất đó, đều là sự thể hiện những cấu trúc khác nhau của chất nguyên thủy. Nên lý đương nhiên, các lực tương tác đó là các thành phần vật chất nguyên thủy, tự tương tác lẫn nhau, nếu không thì nó tương tác với cái gì? 

2. Trường thống nhất và vật chất nguyên thuỷ 
2.1 Vật chất cấu tạo nên chân không là vật chất nguyên thủy

Như ta đã biết ở trên, vật chất cấu tạo nên môi trường chân không phải liên tục, thì nó mới có thể cho phép các sóng ngang, như ánh sáng, truyền qua. Nghĩa là: nó là một trường. Mà ta biết, vật chất ở trong trường này không có giới hạn. 

2.2 Các hạt cơ bản là sự lan truyền dao động của một môi trường truyền sóng

Như chúng ta đã biết, các hạt cơ bản có tính chất sóng. Mà bản chất của sóng, không phải là một sự chuyển di của vật chất, mà là sự lan truyền dao động của một môi trường vật chất nào đó, gọi là môi trường truyền sóng. Dao động ở đây là dao động năng lượng (bản chất “hạt:” của hạt cơ bản sẽ bàn tới sau) của môi trường.

2.3 Môi trường truyền sóng điện từ là trường thống nhất – Vật chất cấu tạo nên môi trường truyền sóng điện từ là vật chất nguyên thủy

Chúng ta đã biết, sóng điện từ và các hạt cơ bản nói chung, lan truyền trong một môi trường truyền sóng. Mặt khác, các sóng điện từ này có thể truyền trong chân không. Vì thế môi trường truyền sóng này phải bao trùm cả chân không. Nghĩa là, nó phải là một môi trường vật chất liên tục, bao trùm hết thảy không gian vũ trụ. Môi trường này, tất nhiên là một môi trường vật chất liên tục, nên nó là một “trường”. Vật chất ở trong trường này, không có giới hạn, không có mặt phân cách, nên chúng phải đồng nhất với nhau, và không do một chất nào cơ bản hơn nữa tạo thành. Vì vậy chúng phải là “vật chất nguyên thuỷ”, môi trường dao động chính là “trường thống nhất”. Để cho tiện ta gọi chất này là “chất KHÔNG”. Môi trường truyền sóng bao phủ toàn vũ trụ, nghĩa là nó là một khối thống nhất. Nó chính là trường thống nhất. Bởi vì, nó là một khối thống nhất, nên nó chỉ là một “hạt” duy nhất. Ta gọi tên nó là hạt KHÔNG. 

Chương IV: Các thuộc tính bản chất của vật chất nguyên thủy

Hai môi trường sống của con người và ý nghĩa triết học của vấn đề 

—oOo— 

I. Hai môi trường sống của con người

1. Con người đang sống trong một môi trường hay hai môi trường? 

Sống trong cuộc sống hằng ngày một cách bình thường, chúng ta tưởng rằng mình chỉ sống trong một môi trường duy nhất, môi trường đó là môi trường sống khách quan của chúng ta. Nhưng những kết quả vật lý hiện đại cho phép ta khẳng định không phải như vậy. Thực sự chúng ta đang ở trong hai môi trường sống.

Môi trường sống khách quan là những lượn sóng năng lượng vô hình, đang hoạt động nhộn nhịp không ngừng, cùng với những mối liên hệ, liên kết giữa chúng với nhau.

Môi trường sống chủ quan, phụ thuộc vào môi trường sống khách quan và con người. Thực sự không phải chỉ có một môi trường sống chủ quan duy nhất, mà có đến năm. Đó là thế giới các hình ảnh, màu sắc, âm thanh, thế giới các mùi, thế giới các vị, thế giới các cảm giác, cảm nhận bởi thân.

Trong phạm vi bài viết này, chúng ta chỉ quan tâm tới thế giới của các hình ảnh, màu sắc mà thôi. Bởi vì đối với bốn thế giới kia, tác động làm nhầm lẫn sự nhận thức của con người không đáng kể, mà chỉ có thế giới hình ảnh màu sắc mới ảnh hưởng quan trọng. Thế giới hình ảnh màu sắc của mỗi con người- môi trường sống chủ quan của mỗi con người-chính là sự phản ánh môi trường sống khách quan, vào trong óc não con người.

Các sự vật, hiện tượng trong môi trường sống chủ quan có tính ổn định, xác định và bền vững tương đối. Chúng chính là sự phản ánh các mối liên hệ, liên kết của sóng năng lượng, trong môi trường khách quan. 

Bây giờ, chúng ta sẽ chứng minh sự tồn tại tách biệt giữa hai môi trường, bằng cách chứng minh sự không đồng nhất về không gian, sự không đồng bộ về thời gian, giữa hai môi trường đó. Bởi vì, nếu chỉ có một môi trường duy nhất, thì không thể có sự thiếu đồng nhất và đồng bộ nói trên. 

Ta hãy xem ví dụ sau: 

Giả sử ta có nguồn sáng đặt ở vị trí A, mắt ta nhìn từ vị trí B. Khoảng cách AB=x. Nguồn sáng A bắt đầu phát sáng vào thời điểm t1. Nó phát sáng và tồn tại trong khoảng thời gian t’. Đến thời điểm t2 =t1+t’ nguồn sáng bị hủy diệt, ngừng phát sáng. Khi đó tia sáng đầu tiên đi tới điểm C, cách A một khoảng AC= x1. Và giả sử, sau một khoảng thời gian t’’ nữa, tia sáng đầu tiên mới di chuyển từ C tới B. Khi đó mắt ta mới nhìn thấy nguồn sáng A, và ta sẽ tiếp tục thấy nó phát sáng trong khoảng thời gian t’ kế tiếp. 

Nhận xét: 

Ta thấy nguồn sáng A thực sự sinh ra ở thời điểm t1, hoại diệt ở thời điểm t2 = t1 + t’. Còn nguồn sáng A mà ta nhìn thấy được sinh ra vào thời điểm t2+t’’, và hoại diệt vào thời điểm t2 +t’’ + t’. Rõ ràng, sau khi nguồn sáng thực sự đã bị hoại diệt một khoảng thời gian t’’, thì ta mới thấy hình ảnh của nó xuất hiện lần đầu tiên (được sinh ra). Trong lúc nó đang tồn tại, thì ta chẳng thấy gì cả, đối với ta nó hoàn toàn chưa được sinh ra. Còn đến khi nó đã bị hủy diệt, biến mất, thì khi đó ta mới thấy sự tồn tại của nó. Vậy sự xuất hiện của nguồn sáng A, và hình ảnh của nó do ta nhìn thấy, không cùng trong một khoảng thời gian, mà có một độ lệch pha nhất định, là khoảng thời gian t = t’+t’’=x/C (C:vận tốc ánh sáng trong chân không). 

Trong ví dụ trên chỉ mới xác nhận cho sự không đồng bộ về thời gian, thí dụ dưới đây sẽ cho ta thấy, có sự không đồng nhất về không gian. Ví dụ này được trích ra từ trong cuốn Vật Lý Vui, tr. 33 (NXB Đà Nẵng, tác giả Nguyễn Quyên). 

………………………………………….. 

…………………………………………………………………….. 

Ta thấy: Ngôi sao thật sự nằm ở vị trí B, còn ngôi sao mà ta nhìn thấy lại nằm ở vị trí A, rõ ràng là không có sự đồng nhất giữa ngôi sao thực (B), và hình ảnh ngôi sao mà ta nhìn thấy (A) trong không gian.

Tóm lại, ta thấy rõ ràng là không có sự đồng bộ về thời gian, và đồng nhất trong không gian, giữa các sự vật, hiện tượng xảy ra trong thế giới khách quan, và hình ảnh sự vật mà ta nhìn thấy. Điều đó khẳng định rằng phải có hai thế giới. Thứ nhất là thế giới khách quan. Thứ nhì là thế giới chủ quan của các hình ảnh, màu sắc mà ta nhìn thấy. Đó chính là hai môi trường sống của mỗi con người.

Như đã nói trên, có một sự thiếu đồng bộ, thiếu đồng nhất nhất định, giữa các sự vật, và ảnh của nó, mà ta nhìn thấy trong thế giới chủ quan. Nhưng trong cuộc sống thực tế, những nguồn ánh sáng quanh ta, ta lại thấy chúng dường như đồng nhất và đồng bộ với nhau, tại sao vậy? 

Lý do là như ta biết, khoảng thời gian và không gian lệch pha giữa chúng với nhau, phụ thuộc vào khoảng cách từ nguồn sáng tới mắt người. Trong cuộc sống bình thường, khoảng cách giữa ta và các nguồn sáng khoảng vài km đổ lại. Nghĩa là, nó rất nhỏ so với vận tốc ánh sáng (khoảng 300.000 km/s) nên khoảng thời gian lệch pha có thể coi như bằng không. Đó là lý do tại sao ta thấy chúng là một với nhau. 

Nếu khoảng cách giữa ta và nguồn sáng là khoảng cách vũ trụ, thì ta sẽ nhận thấy nó một cách rõ ràng hơn, ta có thể đọc tham khảo một đoạn dưới đây, trích trong cuốn Vật Lý Vui, tr. 147-148 (tác giả Nguyễn Nguyên, NXB Đà Nẵng 1997): 

Khi ta nói ánh sáng màu này, ánh sáng màu kia, ta cứ cho rằng ánh sáng, màu mà ta nhìn thấy, chính là ánh sáng, màu của sóng ánh sáng đó. Ví dụ:Ta nói ánh sáng màu đỏ có bước sóng 𝛌 ≌ 0,6563 𝜇m; ánh sáng màu vàng có bước sóng 𝛌 ≌ 0,5893 𝜇m; ánh sáng màu lam có bước sóng 𝛌 ≌ 0,4861 𝜇m,… Thực ra không phải vậy, ánh sáng, màu sắc mà ta nhìn thấy, là ánh sáng, màu sắc của nguồn phát ra ánh sáng đó mà thôi. Sở dĩ ta gọi nó là ánh sáng màu này, ánh sáng màu kia,… là để chỉ tác dụng của nó, là giúp cho ta nhìn thấy hình ảnh và màu sắc của các vật, nghĩa là có tác dụng đến thế giới chủ quan, của mỗi người mà thôi, ứng với mỗi một chùm sóng điện từ có bước sóng như vậy, tác động vào mắt ta, để làm hiện ra một hình ảnh, màu sắc tương ứng mà ta nhìn thấy ở vị trí nguồn ánh sáng. 

Sự tồn tại của hai môi trường này, cho ta thấy thời gian chỉ là một khái niệm có tính tương đối mà thôi. Hai biến cố có thể xảy ra đồng thời ở một môi trường này, lại không đồng thời ở môi trường khác. Thật vậy, ta hãy xem xét ví dụ sau: Giả sử ta có ngôi sao A cách xa điểm C (vị trí mắt nhìn của ta) một khoảng 300 năm ánh sáng. Thời điểm nó sinh ra và phát sáng là t1. Ngôi sao B cách điểm C một khoảng 500 năm ánh sáng. Thời điểm nó sinh ra và phát sáng là t1-200 năm.  

Như vậy: ở vị trí C trên trái đất, ta sẽ thấy 2 ngôi sao này được sinh ra ở vào cùng một thời điểm là t1+300 năm. Nghĩa là: trong môi trường chủ quan của ta, thì chúng đồng thời được sinh ra. Nhưng trong thực tế (trong môi trường khách quan) thì không phải như vậy, mà ngôi sao B được sinh ra trước ngôi sao A tới 200 năm. 

Kết quả này không những chỉ áp dụng cho mắt nhìn của ta, mà còn áp dụng cho tất cả các loại dụng cụ đo khác của khoa học, dù tối tân đến đâu, vì các máy đo cũng chỉ ghi nhận được sự tồn tại của các ngôi sao, thông qua sóng điện từ mà chúng gởi tới. Khi sóng chưa tới được máy đo, thì đối với ta, chúng chưa được sinh ra, chưa xuất hiện. 

Tóm lại, thời gian là một khái niệm hoàn toàn tương đối. Nó phụ thuộc vào việc ta xem xét các biến cố xảy ra trong tự nhiên dưới góc độ nào? (Hệ quy chiếu nào? hay môi trường nào?) 

Không những thời gian, mà chiều dài cũng là một khái niệm tương đối. Trong môi trường khách quan thì 2m tất nhiên là dài hơn 1m. Còn trong môi trường chủ quan, chiều dài phụ thuộc vào khoảng cách từ người nhìn đến vật thể. Cho nên, trong thế giới chủ quan, 1m có thể dài hơn 2m, thậm chí dài hơn cả 5m, 10m, 100m,… Ta có thể chứng minh một cách dễ dàng, nếu có một cái thước dài 1m dựng đứng trước mặt ta, và cách ta một khoảng 1m, ta sẽ thấy nó dài hơn nhiều so với những vật khác ở cách xa ta, mặc dù kích thước của chúng trong thực tế có thể rất lớn so với cây thước đó. 

Có một điểm đặc biệt của thế giới chủ quan là: nó giống như những hình ảnh được phóng hiện ra trên một cái phông có không gian ba chiều, từ giác mạc của con người. Nghĩa là hướng chiếu của nó ngược với hướng truyền của tia sáng tới làm xuất hiện ra nó. Điều này có vẻ như phi lý, nhưng thực sự là như vậy. Ta có thể làm một ví dụ để kiểm chứng. 

Ta đến ngồi, hay đứng trước một bức tường màu trắng, trên đó có chấm một điểm đen, khoảng cách tùy ý từ 5-10m cũng được. Sau đó ta nhìn vào 1 điểm màu đen nằm ở tâm 1 hình tròn màu trắng trên nền đen, kích thước tùy ý, đặt cách mắt ta khoảng 20cm-30cm. Tập trung nhìn vào điểm đen đó khoảng 5 phút. Sau đó ta hướng tầm mắt nhìn chăm chú vào điểm đen trên bức tường. Ta sẽ thấy hiện ra một hình tròn mờ mờ hơi tối màu, trên nền trắng của bức tường. Hình tròn này đồng dạng với hình tròn trắng trên giấy, có kích thước lớn hơn nhiều so với hình tròn trên giấy. Tỷ số giũa đường kính của hình tròn ta thấy trên bức tường, chia cho đường kính của hình tròn trên giấy, sẽ bằng tỷ lệ giữa khoảng cách từ mắt ta tới bức tường, với khoảng cách giữa mắt ta với tờ giấy. 

Kết quả đó nói lên một điều là hình ảnh mà ta nhìn thấy, được phóng hiện ra từ giác mạc, vì càng ra xa, nó lại càng lớn .

2. Một vài điểm khác biệt giữa môi trường chủ quan và môi trường khách quan. 

– Tia sáng truyền trong thế giới khách quan là những tia cong, còn tia nhìn trong thế giới chủ quan là những tia thẳng. Điều này dẫn tới một hệ quả là vị trí các ngôi sao mà ta nhìn thấy, sẽ không nằm trùng với vị trí của các ngôi sao thực trong thế giới khách quan. 

 Trong hình vẽ ngôi sao A là ngôi sao mà ta nhìn thấy, còn ngôi sao B là ngôi sao thực trong thế giới khách quan. Tia nhìn CA là một đường thẳng, biểu hiện nét đứt. Tia sáng BC là một đường cong, biểu hiện nét liền. 

– Hệ quy chiếu trong thế giới khách quan là hệ trục tọa độ cong OXYZ. Còn hệ quy chiếu trong thế giới chủ quan là hệ trục tọa độ thẳng Oxyz. 

 – Tia nhìn không có vận tốc, khoảng thời gian để mắt ta nhìn thấy các hình ảnh (kể từ khi ánh sáng đập vào giác mạc) là bằng nhau (hằng số) đối với mọi khoảng cách từ xa tới gần, và gần như tức thời. 

3. Mối quan hệ giữa thế giới khách quan và thế giới chủ quan. 

Ta biết, thế giới chủ quan là sự phản ánh thế giới khách quan vào óc não con người, nhưng nó phản ánh những cái gì? Tại sao các sự vật trong thế giới khách quan luôn tồn tại ở trạng thái vận động và phát triển không ngừng, khi được phản ánh vào trong óc não con người, lại cho ra những hình ảnh, màu sắc có độ ổn định, bền vững và xác định tương đối? Bây giờ chúng ta tìm hiểu những vấn đề nói trên. 

Các sự vật, hiện tượng xảy ra trong thế giới khách quan thực ra là những mối liên kết, liên hệ giữa các lượn sóng năng lượng với nhau theo một quy luật xác định. Khi có một chùm tia sáng mặt trời truyền tới một môi trường kể trên. Do đặc điểm của các mối liên kết giữa các sóng trong môi trường đó. Có một số loại liên kết đặc biệt, là liên kết chung duy trì nó, không cho nó tan rã ra thành các phần tử nhỏ hơn. Tùy theo đặc điểm của các mối liên kết trong môi trường đó, mà nó cho một số tia sáng đi qua, một số phản xạ, và một số hấp thụ. Nếu nó cho xuyên qua hoàn toàn thì đó là môi trường trong suốt. Nếu nó hấp thụ hoàn toàn, thì nó là vật đen tuyệt đối. Nếu nó phản xạ hoàn toàn thì nó là gương. Đa số các vật xung quanh ta nằm ở mức trung gian. Nó hấp thụ một số loại sóng nào đó, và phản xạ một số loại sóng khác, tùy theo đặc tính của các mối liên kết trong tự thân nó quy định.

Những sóng được phản xạ, được truyền tới mắt ta, và ta nhìn thấy hình dạng và màu sắc của nó. Hình dạng của nó phản ánh các giới hạn trong môi trường nói trên. Còn màu sắc của nó phản ánh thuộc tính của chùm tia phản xạ. Nghĩa là nó gián tiếp phản ánh thuộc tính của các mối liên kết nào đó trong môi trường. Bởi vì, tuy trong thế giới khách quan, các sóng năng lượng luôn vận động không ngừng, nhưng những mối liên kết giữa chúng lại có một ổn định, xác định, và bền vững tương đối. Vì vậy các hình dạng, màu sắc phản ánh chúng, trong thế giới chủ quan, cũng có tính ổn định, xác định và bền vững tương đối. 

4. Ảnh hưởng của các sự vật trong thế giới khách quan, ánh sáng, và cấu trúc cơ thể, tới thế giới chủ quan của mỗi người.

 – Thế giới chủ quan là sự phản ánh thế giới khách quan vào óc não con người. Nhưng muốn thực hiện được điều đó thì phải có đủ 3 điều kiện là:

– Có sự vật trong thế giới khách quan – nghĩa là tổ hợp của các sóng năng lượng, được liên kết với nhau theo những quy luật xác định nào đó; có ánh sáng – dòng hạt Foton; có con người với cấu tạo hoàn chỉnh, nghĩa là có mắt và hệ thống thần kinh thị giác tốt – là một tổ chức các tổ hợp sóng, được liên kết với nhau theo những quy luật đặc biệt nào đó. 

– Có sự vật trong thế giới khách quan, là điều kiện tiên quyết (ta hãy khoan xem xét đến các thuộc tính bản chất của nó). Bởi vì phải có nó, thì mới có sự phản ánh nó. Trước phải có vật, sau mới có ảnh. Vật không có thì sao có ảnh được? Vật nào thì ảnh đó – đó là công lý logic. Các sự vật trong thế giới khách quan đóng vai trò của vật; còn hình ảnh trong thế giới chủ quan đóng vai trò của ảnh.

Nếu các mối liên kết của sóng trong thế giới khách quan thay đổi, thì nó sẽ làm thay đổi các hình ảnh trong thế giới chủ quan. Một số các mối liên kết đó bị phá vỡ, sẽ làm phá vỡ hình ảnh trong thế giới chủ quan, thành nhiều phần. Tóm lại sự sanh, diệt, thay đổi của các tổ chức vật chất trong thế giới khách quan, sẽ dẫn đến sự sanh, diệt, thay đổi của các hình ảnh trong thế giới chủ quan.

Ánh sáng, có một vai trò cũng quan trọng không kém. Vì nó là cầu nối. Là tác nhân để di chuyển các thông tin, về thuộc tính của các sự vật, trong thế giới khách quan, vào óc não con người. Nếu không có nó thì dù có đầy đủ người và vật thì các hình ảnh cũng không hiện ra – như trong đêm đen. Sự thay đổi của ánh sáng cũng làm thay đổi màu sắc của hình ảnh. Đối với cùng một sự vật, cùng một con người, nếu ánh sáng trắng sẽ cho ra hình ảnh khác; ánh sáng đỏ sẽ cho ra hình ảnh khác; ánh sáng vàng sẽ cho ra hình ảnh khác. Vậy sự sanh, diệt, thay đổi của ánh sáng cũng kéo theo sự sanh, diệt, thay đổi của các hình ảnh trong thế giới chủ quan. Vai trò của con người cùng rất quan trọng. Là một tổ chức vật chất đặc biệt, cơ thể con người có khả năng biến đổi và giải mã các thông tin do ánh sáng mang tới, thành ra các hình dạng, màu sắc. 

Bởi vậy sự trục trặc trong cơ cấu vật chất đó: mắt hư, hệ thống thần kinh thị giác hư. v… thì đều dẫn tới chỗ bị mù – nghĩa là các hình ảnh không hiện ra. Những trục trặc nhỏ xảy ra trong nó cũng sẽ dẫn tới sự phản ánh không chính xác (mù màu, quáng gà, v. v.. ). 

5. Ý nghĩa vật lý của vấn đề

Chấp nhận sự tồn tại song song của hai môi trường sống, sẽ giúp cho ta giải thích dễ dàng một số hiện tượng như: ảo giác, phản chiếu của gương; mù màu, quáng gà; sự thay đổi màu sắc của các đồ vật khi thay đổi từ ánh sáng này sang ánh sáng khác, nhìn thấy ma quỷ… 

Mặt khác như trên đã nói: không phải chỉ có 1 môi trường chủ quan. Mà có năm môi trường chủ quan. Trong các môi trường chủ quan khác cũng có những hiện tượng tương tự. Nhất là ảo giác: tai nghe thấy người nói chuyện; nghe thấy các âm thanh lạ mà không ai nghe thấy cả; mũi ngửi thấy mùi hương; lưỡi cảm nhận những vị; và thân cảm nhận những cảm giác đặc biệt như; sống trong thân vô hình; cảm giác rời khỏi thân; bay bổng; sờ chạm thấy các đồ vật lạ. v. v… mà không xảy ra trong thực tế. Nhất là hiện tượng thay đổi sự cảm nhận như: cùng một ly nước lúc thì uống nó thấy vị đắng; lúc thì bình thường; lúc có vị ngọt; cùng một đồ vật lúc thì sờ tay thấy nó bình thường; lúc thì thấy nó ấm; lúc thì thấy nó mát. v. v… 

II. Ý nghĩa triết học của vấn đề

Trong triết học có bản đến hai giai đoạn nhận thức của con người là:

  • nhận thức cảm tính – tức trực quan sinh động;
  • và nhận thức lý tính – tức tư duy trừu tượng.

Ở giai đoạn nhận thức cảm tính có ba mức độ là cảm giác – tri giác – biểu tượng. Quá trình phản ánh thế giới khách quan vào trong óc não con người, thành ra thế giới chủ quan, tương ứng với giai đoạn đầu tiên là ”cảm giác”. Vì vậy trong giai đoạn này, những gì mà ta nhìn thấy, nghe thấy, ngửi thấy, nếm thấy, sờ thấy đều không phải là tự thân thế giới khách quan. Mà chúng cũng chỉ là những vật thuộc thế giới chủ quan mà thôi. Thế giới chủ quan này phản ánh không hoàn toàn trung thực thế giới khách quan; thậm chí có nhiều khi phản ánh rất sai lầm, vì vậy những khái niệm, phán đoán dựa vào cảm giác trực tiếp như thế này, mà xưa nay ta vẫn cho là đúng, có nhiều khi lại sai! Chỉ có những kết quả thực nghiệm mới chính xác được. 

Chính vì dựa vào những phán đoán sai lầm này. Mà ở Châu Âu thời Trung Cổ, người ta đã trói buộc các nhà khoa học bằng tam đoạn luận, phủ nhận vai trò của thực nghiệm. Việc thừa nhận sự tồn tại của hai môi trường này, còn có thể giúp ta giải quyết được một vấn đề lớn trong triết học đó là vật chất. Xung quanh vấn đề này, đã có khá nhiều cuộc bàn cãi, tranh luận với nhau, khi nó được hiểu như là một “khái niệm” trong logic hình thức. Nghĩa là coi nó là một thực thể, cơ sở đầu tiên, bất biến của các sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới khách quan. Do những tiến bộ về vật lý trong thế kỷ 20, người ta tưởng rằng ”vật chất tiêu tan mất” (quan điểm của các nhà triết học theo chủ nghĩa duy tâm); hoặc cho rằng: không thể hiểu vật chất như là một “khái niệm” trong logic hình thức, mà phải hiểu nó là một ”phạm trù triết học” trong logic biện chứng (quan điểm của các nhà theo chủ nghĩa duy vật biện chứng). 

Dưới sự soi sáng của lý thuyết về chất ête, ta thấy rõ ràng: không hề có chuyện “vật chất bị tiêu tan mất”, theo quan điểm của các nhà triết học theo chủ nghĩa duy tâm. Sở dĩ họ có quan điểm đó vì họ cho rằng: vật chất là các sự vật có hình ảnh, màu sắc, quán tính, có cấu trúc, có trọng lượng. v. v… nghĩa là, nó là sự vật nằm ở trong cả hai môi trường chủ quan và khách quan, hay nói cách khác họ chỉ nhận biết được là có một môi trường mà thôi. Họ chỉ biết về một khái niệm vật chất như vậy, ngoài ra không còn có một khái niệm vật chất nào khác, chính vì vậy. Khi phát hiện ra vật chất chỉ là một tổ hợp của các sóng, họ liền kết luận “không có vật chất“ hay “vật chất bị tiêu tan mất“. Trong khi thực sự có vật chất thực và nó thường hằng, bất biến, nhưng lại tồn tại trong trạng thái vận động không ngừng, đó là ête. Chỉ có một điều là khái niệm “vật chất “ của họ. Như vậy ta vẫn có thể hiểu cụm từ “vật chất” như là một “phạm trù triết học” trong logic biện chứng thì lại khác. Nó bao gồm luôn cả ête, cùng với các quá trình vận động của nó, trong những khoảng không gian và thời gian khác nhau. 

Cần Thơ, ngày 08-04-1999 

          Tác giả 

                            Nguyễn Đức Quý

Ấn chia sẻ, nếu bạn thấy bài viết này hữu ích cho ai đó đang cần!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Bài viết mới đăng

CẬP NHẬT THÔNG TIN VÀ CÁC KHOÁ HỌC THIỀN VIỆT NAM

Đăng kí nhận thông tin mới

DMCA.com Protection Status

Mục lục

Mục lục