Thiệt Ngộ Và Giải Ngộ

Người tu theo Thiền tông nếu không cẩn thận sẽ rất dễ bị nhầm lẫn sự giải Ngộ của mình là Thiệt Ngộ. Sự nhầm lẫn giữa Thiệt Ngộ và giải Ngộ là một sự nhầm lẫn vô cùng tai hại, nó cũng giống như ta được hàng thật và được hàng giả vậy.

Tu thiền nếu được Giải Ngộ nếu thiếu cảnh giác thì sẽ khó mà đạt đến thiệt Ngộ. Chính vì vậy trong nhà Thiền mới có câu: “Kiến giải làm lấp bít đường Kiến tánh”. Kiến Giải: ấy chính là Giải Ngộ, còn Kiến Tánh ấy mới là Thiệt Ngộ.

Thật khó để mà phân biệt cho rõ ràng đâu là Giải Ngộ và đâu là Thiệt Ngộ. Có lẽ từ lâu lắm rồi người tu Thiền thường rơi vào Giải Ngộ hơn là được Thiệt Ngộ. Nhìn bề ngoài, người giải Ngộ cũng thông suốt về Thiền như người Thiệt Ngộ, họ có thể thông suốt hết tất cả các công án trong thiền môn, lão thông Kinh điển…. Chính vì vậy nên mới dễ gây ra sự ngộ nhận cho đó là Thiệt Ngộ.

Đa phần người học Thiền ngày nay là học Thiền qua sách vở, ngữ lục… của các Thiền sư để lại, do đó đều phát sinh Giải Ngộ trước rồi sau đó mới đi đến chỗ Thiệt Ngộ. Nhưng như đã nói: giữa Giải Ngộ và Thiệt Ngộ rất giống nhau, thiệt khó mà phân biệt, cho nên phần nhiều người ta nhầm tưởng là mình đã Ngộ Thiệt, nên không còn phấn đấu để đạt được Thiệt Ngộ. Còn người nào có tâm muốn đi tới Thiệt Ngộ cũng không biết làm sao để được.

Cái nguy hiểm nhất của Sự Giải Ngộ tạo ra cho người hành giả tu Thiền là nó làm mất “NGHI” nơi người hành giả. Trong tu Thiền có NGHI mới có NGỘ, không NGHI sẽ không NGỘ, tiếu NGHI tiểu NGỘ, đại NGHI đại NGỘ. NGHI chính là yếu tố thúc đẩy người hành giả đi đến Ngộ một cách tự nhiên. Nhưng Giải Ngộ lại làm cho mất NGHI. NGHI đã mất thì NGỘ cũng chẳng được.

Chỉ có những người có hùng tâm, có chí hướng lớn, khát khao đạt NGỘ một cách thực sự mới có thể vượt qua mật ngọt chết người của sự Giải NGỘ, thành thật xem xét lại cái sở NGỘ của mình, dám đối diện nhìn thẳng vào nó và phát hiện ra những điểm không ổn mơ hồ trong đó để mà khắc phục và đi đến Thiệt Ngộ.

Để giúp cho người hành giả có cơ sở để xem xét lại sở Ngộ của mình, Tôi viết ra bài này nhằm phân biện giả _ chân cho bạn đọc tham khảo.

Giữa Giải Ngộ và Thiệt Ngộ có thể phân biệt qua nhiều yếu tố, nhưng tôi nghĩ yếu tố rõ ràng nhất và dễ phân biệt nhất đó là: “sự nương tựa”. Với người Giải Ngộ thì vẫn còn nương tựa. Còn với người đã được Thiệt Ngộ thì không còn nương tựa.

– Nương tựa vào cái gì???

– Đó là nương tựa vào sự chỉ dẫn của người khác, hoặc nương tựa vào chính bản thân mình!

Dấu hiệu của sự nương tựa ấy nằm trong hai chữ “Giải thích”. Có nhiều loại giải thích khác nhau như Giải thích ý chỉ của người khác (hiểu ý chỉ), hoặc giải thích về Pháp hành để áp dụng, tức là “hành theo kiến giải”.

Hành theo kiến giải nghĩa là ta tạo lập ra hiểu biết về mục đích, và cách thức để đạt được mục đích (là kiến giải về cách thức an trú tâm) và sau đó áp dụng để thực hành theo.

Giải thích được ý chỉ của người khác là khi ta gặp một hành vi hay lời nói khó hiểu của một vị tổ sư, thiền sư, thầy dạy,… và ta không hiểu. Sau đó gặp một người nào đó giải thích ý nghĩa những hành vi đó của họ cho ta và ta hiểu được ý nghĩa của chúng đây là sự hiểu nông cạn nhất. Khá hơn ta có thể tự tìm đọc Kinh sách, và qua đó ta hiểu được ý nghĩa trong hành vi của họ, nhưng cả hai trường hợp này chỉ mới có thể gọi là hiểu chứ chưa phải Giải Ngộ.

Còn có một trường hợp khác là do những hành vi kỳ quặc đó ta không hiểu và phát sinh một mối Nghi, Sau đó trong một duyên nào đó ta bỗng Ngộ ra ý chỉ đây chính là Ngộ, nhưng là Ngộ ý chỉ của Thày Tổ, Ngộ cái ý mà Thày Tổ muốn chỉ cho Ta chứ không phải là ta thực sự Ngộ ra được Tự tánh. Đây cũng là một dạng giải thích ý chỉ của người khác, cái Ngộ của ta có tác dụng giải thích ý của Thày Tổ. Vì vậy cái Ngộ đó cũng chỉ là giải Ngộ mà thôi .


Phần hỏi đáp

Câu hỏi:

Trả lời

Bây giờ em hỏi bác nhé:

Cái mà bác gọi là thấy em cãi nhau, ví dụ ở trên diễn đàn này, thực chất nó là cái gì????

Bác thấy em cãi nhau hay là bác chỉ thấy những hình ảnh vô nghĩa được sắp xếp với nhau theo một trật tự nào đó????

Khi bác nhìn vào đó thì trong tâm bác phát sinh ra sự nhận thức về một ý nghĩa nào đó! Và em xin hỏi cái ý nghĩa mà bác nhận thấy đó từ đâu mà ra??? nó nằm ở trong những hình ảnh vô nghĩa đó hay nó được phóng hiện ra từ tâm thức của bác và bác gán cho những hình ảnh đó??? Ý nghĩa mà bác hiểu được khi đọc những hình ảnh mà em vẽ ra đó, nó là ý của em hay là ý của bác mà bác gán cho em nói???

Nếu hạ xuống một bậc nữa!

Nếu chỉ xét trên ý nghĩa của những từ ngữ thì có cái gì gọi là cãi nhau ở đây???? Cãi nhau cũng là một quy ước do tâm thức của bác đặt ra mà thôi, nếu bác không có tâm cãi nhau thì bác chỉ hiểu những gì mình đang đọc, nó như thế nào thì hiểu như thế đấy, chứ không phát sinh ra cái định nghĩa như thế là cãi nhau..

Câu hỏi

Trả lời:

Không phải vậy! Đây là phân tích để tìm ra bản chất của vấn đề, nó hoàn toàn khác với việc thấy cây mà không thấy rừng!

Mức độ 1 ứng với người nước ngoài không biết tiếng Việt Nam đọc các bài viết đó, dĩ nhiên họ sẽ không thấy cãi nhau.

Mức độ 2 ứng với chỗ sống của em hiện nay thấy sao thì thấy vậy!

Cả hai mức độ đó đều không thấy cãi nhau!

Chẳng qua bác không sống được ở trong đó nên bác thấy cãi nhau mà thôi!

Việc em phân tích là để cho bác thấy nguyên nhân vì sao bác thấy em cãi nhau, và nguyên nhân đó là do nơi nội tại chủ quan của bác!

Câu hỏi

Trả lời

Chưa hiểu rõ lắm ý nghĩa của cụm từ “Tâm thức sai lầm” mà bác dùng ở đây là gì? bác có thể nói rõ hơn được không????

Câu hỏi

Trả lời

Đó chính là do quá trình học nói của chúng ta gây ra đó mà!!! Bác muốn biết rõ ngọn ngành quá trình tâm lý xảy ra trong quá trình học đó thì bác phải tìm hiểu về tâm lý học!

Ấn chia sẻ, nếu bạn thấy bài viết này hữu ích cho ai đó đang cần!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Bài viết mới đăng

CẬP NHẬT THÔNG TIN VÀ CÁC KHOÁ HỌC THIỀN VIỆT NAM

Đăng kí nhận thông tin mới

DMCA.com Protection Status
Mục lục