Thiền cho người mới nhập môn

Phần 1: Các bài tập căn bản

I- Bài tập trong tĩnh

Ngồi Kiết già hoặc Bán già (tốt nhất là nên tập ngồi kiết già, ban đầu hơi khó khăn một chút, nhưng sau một thời gian sẽ quen đi).

Giữ cho thẳng lưng: đầu tiên để lưng thẳng tự nhiên, rồi hơi ưỡn bụng ra trước một chút.

Hai bàn tay bắt kết ấn lại với nhau, sao cho ngón cái của bàn tay này chạm vào ngón cái của bàn tay kia, hai bàn tay đặt chồng lên nhau và giữ cho song song với mặt đất. Giữ cho mũi bàn tay bên trên đặt vào cuối gan bàn tay (ngang với chân của ngón tay cái) bên dưới, chứ đừng để quá. Lưng của bàn tay bên dưới đặt lên gót chân, và giữ cho nó tỳ sát vào bụng. Còn các ngón tay của nó để tự do không tỳ vào đâu cả, và ta phải luôn nhớ duy trì nó cho song song với mặt đất.

Ngoài việc duy trì cái lưng thẳng và hai bàn tay kết ấn lại như trên, ta không làm gì nữa cả, hãy để mọi việc còn lại (kể cả những suy nghĩ khởi lên trong tâm) được tự do hoạt động (Automatic). Hãy duy trì trạng thái như vậy cho đến hết buổi tập. Thời gian tập càng kéo dài càng tốt.

II- Bài tập trong động

1- Khi làm việc

Chú ý vào công việc làm của mình, không để cho xao lãng. Hãy biến công việc của mình thành một trò chơi, hãy quên đi tất cả những tính toán của mình.

Tôi còn nhớ hồi 4-5 tuổi mà được làm việc ví dụ như rửa bát chẳng hạn thì tôi thích thú lắm, bởi vì đối với tôi đó là một thứ trò chơi chứ không phải là một công việc. Tôi chăm chú hoàn thành công việc một cách mỹ mãn, và vui vẻ. Lớn lên một chút, cũng công việc đó, nhưng tôi làm việc theo trách nhiệm, không còn là một trò chơi nữa, cho nên sự hứng thú trước kia biến mất, chỉ còn lại sự khó chịu và bực bội mà thôi.

Vì vậy nếu có thể biến công việc thành một trò chơi và chăm chú hoàn thành nó một cách nghiêm túc thì thật là hay.

2- Khi hoạt động bình thường

Những lúc hoạt động bình thường hãy chú ý giữ sao cho có một cái lưng thẳng, không khom mình cúi đầu xuống một cách tự nhiên như trước. Đi đứng khoan thai nhẹ nhàng, và tự tại. Khi đi xe đạp, xe máy (Xe Honda),… hãy giữ cho lưng thẳng, và chú ý quan sát cảnh vật đang diễn ra.

3- Khi giao tiếp

Hãy chú ý quan sát cho kỹ xem mọi người đang nói cái gì? Hãy nhận biết đúng như thật những gì đang được diễn ra, tránh suy diễn, suy đoán một cách vô căn cứ.

Ví dụ:

– Thấy nhà bên cạnh chửi chó, mắng mèo thì ta chỉ thấy nhà bên cạnh chửi chó mắng mèo mà thôi. Đừng thấy họ chửi xiên chửi xéo, nói cạnh, nói khoé ta…

– Thấy người ta hỏi: “Tại sao anh biết là tôi không biết anh” Thì chỉ hiểu đúng như vậy mà thôi, chứ đừng nên suy diễn là họ ám chỉ là họ biết mình.

– Thấy người ta hỏi mình là: “Anh có muốn trao đổi thảo luận với tôi trong tinh thần không định kiến hay không?” Thì chỉ thấy thế mà thôi, đừng vội suy doán là họ ám chỉ mình bị định kiến với họ.

– … vvv….

Khi xem phim, hãy chú ý theo dõi những cảnh đối đáp trong đó xem mọi người nói chuyện có đúng với sự thật diễn ra hay không?

   Trước khi nói bất cứ một câu nào, cũng hãy chú ý dừng lại một chút (làm chậm lại) để giữ được sự tự chủ (tự tại) đối với lời nói của mình.

HẾT PHẦN 1

(Mời các bạn đón xem Phần 2: Giải thích ý nghĩa của pháp Thiền)

Hỏi đáp

Câu hỏi số 1:

Em là người mới nhập môn. Đọc cái bài này của bác Quý cũng thấy hay hay. Nhưng em đọc thấy có định nghĩa về Toạ Thiền như sau :

Hoà nhập vào tuệ giác minh diệu vốn có trước khi khởi tỉnh thức thì gọi là Thiền. Lìa khỏi mọi vướng bận trần cấu bên ngoài thì gọi là toạ. Chỉ ngồi xếp bằng và nhắm nghiền mắt thì không phải là toạ Thiền. Nếu ngồi lặng lẽ suy cứu dòng tư tưởng của mình 1 cách tinh tế thì mới tạm gọi là đôi chút công phu.

Bác Quý nghĩ sao? và đừng nói rằng Phật tánh vốn bao trùm muôn vật, vượt lên mọi khái niệm đối đãi : Trái – phải, đúng -sai, có- không…của lý luận nhị nguyên, như 1 tấm gương trong phản chiếu ảnh tượng của muôn vật 1 cách rõ ràng và vô tư bởi điều này em nghe rồi.

À ngoài ra em có nghe đến 1 số câu chữ trong pháp Thiền mà không có hiểu nghĩa bác giúp em nha!

1.Vô cầu, vô chứng

2.Kiến tánh khởi tu

3.Tự ngã

4. Thiền chướng

5.Buông xả

6.Viên thành tánh không

7.Tâm viên ý mã

(Bác mà cứ viện lý do cần phải có nguyên cả câu là em không muốn hỏi nữa đâu và em sẽ tự có nhận xét về bác đó)

Trả lời câu hỏi số 1:

Ý của tác giả như thế nào thì em không biết. Nhưng em căn cứ vào những gì mà em đọc thấy, xin giải thích cho bác theo chỗ hiểu của em như sau:

– “Tuệ giác minh diệu vốn có trước khi khởi tỉnh thức” – tức là cái trí vô sư vốn có nơi mỗi người.

– “Trần cấu bên ngoài” – tức là những sự nhận thức sai lầm, vô căn cứ, sản phẩm của tâm phân biệt.

Vậy ý của tác giả là: “Hoà nhập vào trí vô sư thì gọi là Thiền. Lìa khỏi cái tâm phân biệt thì gọi là toạ”

Nói thì thành hai, nhưng thực chất lại chỉ có một: Hoà nhập vào trí vô sư chính là Lìa khỏi cái tâm phân biệt; và ngược lại: Lìa khỏi cái tâm phân biệt chính là Hoà nhập vào trí vô sư.

Trí vô sư là cái trí tự nhiên vốn có của tất cả mọi người, và lúc nào cũng đang sống với nó, lúc nào mà chẳng hoà vào nó. Chẳng qua Tâm phân biệt động loạn dấy khởi, làm che mờ nó đi, thành ra ta không tự nhận thức được nó mà thôi. Một khi ta lìa bỏ Tâm động loạn thì trí vô sư tự nhiên hiển hiện rõ ràng.

Vì vậy cốt lõi của toạ Thiền theo định nghĩa đó chính là xa lìa cái tâm phân biệt. Mà cái tâm phân biệt này là cái tâm phân biệt phải quấy, tốt xấu, đúng sai,… mà nền tảng của nó là dựa trên nhận thức cho rằng ta biết… ta hiểu… Nghĩa là dựa trên nền tảng cho rằng những nhận thức của ta là tuyệt đối đúng, là bất biến. Vậy xa lìa cái tâm phân biệt nghĩa là ta không sống trong ta biết… ta hiểu… mà ta sống với sự thấy biết như thực, thấy như thế nào thì thấy đúng như thế:

Thấy biết như thực tâm không sanh,
Như lý tư duy chẳng khỏi tình.
Chứng được pháp không nên vô trụ,
Kiến giải dù sai chẳng buộc ràng.

Đây chính là pháp Thiền: “Tâm không”; hay ” Vô sở trụ”; hay ” Như lý tác Ý”; hay Tự tánh lưu xuất”, vvv.. Là thứ Thiền được Lục Tổ Huệ Năng nói tới trong Kinh Pháp Bảo Đàn, cũng là thứ Thiền trong cuộc sống.

Đây là nghĩa của chữ Toạ Thiền hiểu theo lối thông thường, mà em gọi nó bằng danh từ “Thiền kỹ thuật”. Người viết nói như vậy chỉ là để phá chấp cho những người kẹt vào pháp Thiền kỹ thuật đó mà thôi. Cần phải nhớ đây là lời nói phá chấp, như tuỳ bệnh cho thuốc, chứ không phải là người nói tạo lập một tri kiến (nhận thức) nào cả. Nếu hiểu theo lời nói mà phát sanh tri kiến (nhận thức) là sai lầm.

Điều này là bình thường không có gì phải bàn. Đó chính là thứ “Thiền tham” đã được em nói tới.

Chỉ có một con vẹt mới làm như vậy!

Rất sẵn sàng!

Đây là một vấn đề rất dễ gây hiểu lầm cho người Tu ngày nay. Thực ra chỉ có bốn trường hợp được gọi là sống trong Vô cầu vô chứng chính thức mà thôi. Đó là:

Vô cầu vô chứng thứ nhất là chỉ cho Niết bàn. Nghĩa là Khi được Giác Ngộ Giải thoát vào cảnh Giới Niết bàn thì không có có cầu, không có thấy mình Chứng được cái gì cả.

Vô cầu vô chứng thứ hai là chỉ cho công phu tu tập của người Tu Thiền sau khi đã Kiến Đạo. Đạo ở đây là con đường đưa đến Giác Ngộ Giải Thoát, nó chính là con đường Bát Chánh Đạo, con đường độc đạo duy nhất đưa đến Giác Ngộ Giải thoát. Kiến đạo nghĩa là Chứng Ngộ được Con đường Bát Chánh Đạo, cũng có nghĩa là Chứng Ngộ được Tứ diệu Đế.

Vô cầu vô chứng thứ ba là chỉ cho công phu tu tập của người Tu Thiền sau khi đã chứng Ngộ được Pháp “Tâm không”, hay ” Vô sở trụ”; hay ” Như lý tác Ý”; hay Tự tánh lưu xuất”,vvv.. đã được em bàn đến ở phần trên. Khi Chứng Ngộ được pháp này, người hành giả không cần tu mà vẫn tu (Tu vô tu)- Vô cầu – Vì họ đã sống trong Thiền. Tất nhiên khi ở trong Pháp này người hành giả sẽ không thấy có chứng, có đắc gì cả – Vô chứng.

Vô cầu vô chứng thứ tư, Chỉ cho công phu bảo nhậm Ông Chủ (Tự Tánh hay Phật Tánh) trong lúc ngồi “toạ Thiền”, của người đã Kiến (thấy) Tánh.

Ngoài bốn trường hợp này ra những trường hợp khác đều không đúng, bị rơi vào chỗ bắt chước mà thôi.

Tánh tức là Phật Tánh, hay Tự tánh…. là cái Tâm, cái Ta chân thật của tất cả chúng ta. Kiến Tánh tức là Thấy được Phật Tánh.

Có hai loại Kiến Tánh:

Loại Thứ nhất là Kiến Tánh của Ý có sanh có diệt, nên cần Phải bảo nhậm, gìn giữ không cho quên.

Loại Thứ hai là Kiến Tánh của Trí (Bát nhã) thường hằng bất biến, không có sanh không có có diệt. Cho nên sau khi đã đạt được Kiến Tánh của Trí này là xong việc không cần phải Tu nữa. Vì vậy gọi là “Kiến Tánh Thành Phật”

Quá trình bảo nhậm, gìn giữ việc nhớ đến Phật Tánh, sống với Phật Tánh, chính là quá trình tu tập. Sự tu tập này, vì vậy chỉ có sau khi đã Kiến Tánh (Của Ý) nên mới nói là “Kiến Tánh khởi tu”

Ngã là âm của Tiếng Hán. Dịch sang tiếng Việt có nghĩa là Ta. Ta ở đây không có nghĩa chỉ là nghĩa của ta trong chữ chúng ta. Mà ta ở đây là cái ta chung cho tất cả.
Ví dụ: cái dép nó có cái “ta” của nó. cái xe nó có cái “ta” riêng của nó….

Tự Ngã nghĩa là cái Ta của tự nó, đối lại Khách Ngã là cái ta ở bên ngoài vào. Khi Khách ngã mất đi thì nó không mất, còn khi Tự ngã mất đi thì nó không còn.

Ví dụ như em đây bao gồm cả cái thân thịt và quần áo cùng với đồ trang sức…. Thì có thể tạm coi cái thân thịt này là Tự ngã, và quần áo đồ trang sức là Khách Ngã.

Là chướng ngại của việc Tu Thiền. Có hai chướng ngại đối với việc tu Thiền là Phiền não chướng và Sở tri chướng.

Phiền não hay sự khổ tâm làm cho tâm ta bất an, xáo động,.. không thể định tâm được. Mà tu Thiền cốt định tâm nhằm tập trung tư tưởng để phát triển trí Huệ. Mà muốn định tâm thì cần phải an tâm. Phiền não là tâm ta không an, nên không thể định tâm được. Vì vậy nó là một chướng ngại cho việc tu Thiền, và được gọi là Phiền não chướng.

Kiến thức (hay sở tri) của ta một mặt giúp cho ta nâng cao hiểu biết, nhưng nếu chúng ta chấp kẹt vào đó, cho sự hiểu biết của mình là đúng rồi, không cần phải tìm hiểu thêm nữa (rơi vào lỗi tự chứng, thấy có chứng có đắc), nên bị rơi vào thôi đoạ, không thể tiến lên thêm được trong công phu tu Thiền. Vì vậy đây là một chướng ngại rất lớn đối với việc Tu Thiền. Và được gọi là sở tri chướng. Ta chỉ có thể biết cách thoát khỏi nó, khi chứng đắc được pháp: ” Tâm không”, đã được bàn tới ở trên.

Sự buông xả chỉ thực sự có được khi ta có được sự rõ biết (Giác).Còn nếu ta đem tâm buông xả bất cứ một cái gì, thì đó chính là ta đang bị trói buộc, trói buộc vào sự buông xả.

Nghĩa thứ nhất là chỉ Chân Tâm, Phật Tánh, … Vì đặc Tính của nó là “Viên Thành Tánh không”.

Nghĩa thứ hai là chỉ kết quả tối hậu của việc tu hành Giác Ngộ Giải thoát, đạt đến chỗ Viên thành (đầy đủ Trọn vẹn) cái Tánh Không, trong tâm của người hành giả.

Viên tức là con khỉ, mã tức là con ngựa, câu này ý nói cái tâm và cái ý của chúng ta nó luôn luôn hoạt động, chạy nhảy không ngừng như con khỉ, con ngựa vậy.

Chưa chi mà bác đã doạ dẫm em thế này, đáng lẽ em không trả lời cho bác, nhưng vì nể bác đã từng ủng hộ em bên ttvnonline nên em mới phá lệ một lần mà trả lời cho bác. Lần sau thì không như thế nữa đâu nhé. Em sẽ không trả lời mọi câu hỏi, lời nói có mang tính chất khiêu khích đâu.

Còn việc bác nhận xét về em ra sao thì mặc xác bác, em không quan tâm đến điều đó, bác đừng dùng nó làm con ngoáo ộp để doạ em nhé!

Câu hỏi số 2:

Hai tám năm trời
Ôm một khối nghi
Trải bao kiến đắc
Chẳng dứt tư gì
Một kêu một đáp
Chợt bặt thị phi
Rõ ràng sáng tỏ
Sạch bóng sở tri 

Trả lời câu hỏi số 2:

Đây là Kiến giải của một người mới Ngộ dọc đường, chưa đến được chỗ tới đích thực của Thiền. Nếu em nhớ không nhầm thì đó là lời của một Thiền sư Trung Hoa đời Đường hay Tống thì phải.

Câu hỏi số 3:

Xin hỏi bác, môn thiền của bác liên hệ với vật lý như thế nào ạ? Bác nghĩ thế nào về sự hình thành vũ trụ ? Nếu dùng thiền có thể giải thích hay trong thiền quan niệm thế nào về nó ạ ? Em còn một câu nữa, thực chất thiền là gì ạ ? Nó có đồng nhất với Phật pháp không? Xin mọi người cho ý kiến.

Trả lời câu hỏi số 3:

Thiền giúp cho ta phát huy được tính sáng tạo, chống được sức ỳ của tư duy, nâng cao khả năng tư duy khoa học, và như vậy giúp cho ta học hỏi, nghiên cứu Vật Lý được Tốt hơn.

Trước hết cần phải định nghĩa Vũ trụ là gì đã bác ạ! rồi tuỳ theo mỗi định nghĩa về nó mà có nhưng câu trả lời tương ứng!

Thiền không có quan niệm về Vũ trụ! Cái có liên quan đến Vũ trụ là Phật Pháp cơ!

Thực chất Thiền là sống, và nhận biết hiện tại một cách đúng như nó là nó!

Cũng không hoàn toàn đồng nhất đâu!

Câu hỏi số 4:

Em có điều này cứ băn khoăn mãi không biết hỏi ai, xin bác Quý giải thích cho em biết: Tánh là gì?

Trả lời câu hỏi số 4:

Tánh tuy chỉ là một tên, nhưng trong Đạo Phật dùng nó với hai nghĩa, bác muốn hỏi đến nghĩa nào ạ?

Loại thứ nhất là Tánh trong nghĩa tánh chất (hay tính chất)

Ví dụ: Tánh không của vạn pháp, nghĩa là nói đến tánh chất của vạn pháp là không! bác có thể tham khảo vấn đề này trong bài: “Tánh không là gì?”

Loại thứ hai là Tánh trong nghĩa là Bản thể, đối lập với tướng là Hiện tượng; hay là Lý (tánh) đối lập với Sự (tướng),.vvv.. Nó còn có nhiều tên gọi khác như Phật Tánh, Chân như, Chân Tâm,…. Trong vậy lý học nó được biết đến dưới cái tên “Vật chất nguyên thuỷ” hay là Vaccum. Bác có thể tham khảo thêm trong bài: “Pháp là gì?”

Câu hỏi số 5:

Này bác Quý! em kính bác là người cao tuổi nên tham khảo về Thiền. Bác nghiên cứu Thiền và đã trả lời nhiều câu hỏi về Thiền mà em thực sự chưa hiểu hết. Đã là Thiền sao bác biết em có ý khiêu khích? Em dặn bác thế vì thấy đôi lúc bác không trả lời hoặc trả lời ( xin lỗi bác – là em thấy cũng không nghiêm túc ). Nếu thực sự là Ngộ thì họ đâu có chấp sự vụn vặt đời thường? Em có đọc lời giáo huấn trong Thiền thế này :

Thành thật và thẳng thắn, luôn tỉnh táo để nhận ra lẽ nhân duyên. Từ tâm và độ lượng với kẻ khác, không khởi lòng đố kỵ và vị kỷ.

Bởi thế em không bực tức gì với những lời ngộ nhận nào cả. Nhưng dù sao đã là người có ý học Thiền em sẽ không bắt bẻ gì bác về chỗ đó vì nó không giúp cho cả bác và em tốt hơn được. Bài kệ chứng đạo mà em lấy làm chữ ký là của Thiền sư Genro của xứ Phù Tang ở thế kỷ 15 chứ ạ?

Cám ơn bác nhiều về những giải đáp! Em sẽ còn ở đây học với bác đó

Trả lời câu hỏi số 5:

Câu hỏi rất hay! nhưng em xin hỏi lại bác: đã là Thiền sao bác biết là em biết bác có ý khiêu khích?

Cùng là nhận về Thiền nhưng mỗi người lại có một chỗ sở đắc khác nhau, và tuỳ theo sở đắc của mình thế nào, mà người hành giả có những biểu hiện ra bên ngoài tương ứng.

Nếu bác thực sự muốn tìm hiểu về Thiền thì cứ việc đem cái tâm khiêm hạ đi tìm hiểu về những gì cần tìm hiểu là được rồi. Những lời nói dư thừa không liên quan đến nội dung chính là những trở ngại cho cuộc trao đổi giữ hai bên. Việc em không trả lời hoặc trả lời mà bác thấy không nghiêm túc đều có lý do của nó. Nếu bác không tự đánh giá mình cao quá, không cho nhận thức chủ quan của mình là đúng, thì cần phải đi tìm hiểu xem lý do vì sao em không trả lời hoặc trả lời như vậy, có phải không ạ?

Chấp hay không chấp là ở trong tâm của mỗi người, chứ đâu phải cái luận trên biểu hiện của hình tướng bên ngoài. Với lại không chấp tức là đã chấp rồi. Người hiểu Thiền không có vấn đề chấp hay không chấp.

Trong Thiền đích thực thì chẳng có giáo huấn gì cả. Những lời giáo huấn chỉ là phương tiện của các Thiền sư giả lập ra để tiếp dẫn cho người mới nhập môn mà thôi.

Vậy là em nhớ nhầm! nhưng đó vẫn là kiến giải của một người chưa hiểu sâu về Thiền

Bác cứ thành tâm trao đổi thì mọi việc sẽ tốt đẹp, còn mọi việc không tốt đẹp ấy là do nơi bác! lời nói của bác mâu thuẫn với hành động của bác!

Đọc xong bài viết, các bạn có ý kiến hoặc thắc mắc gì cần trao đổi, vui lòng để lại nội dung trong phần bình luận bên dưới cho Thiền Việt Nam biết với nhé.

Giới thiệu bài viết tương tự

  1. Thiền là gì? (Xuất bản vào lúc 9:00 ngày 17/6/2024, mời các bạn đón đọc nhé!)
  2. Giới Thiệu Thiền Trí Tuệ, Thiền trong khi đang tư duy, suy nghĩ giải quyết vấn đề. (Xuất bản vào lúc 9:00 ngày 12/7/2024, mời các bạn đón đọc nhé!)
Ấn chia sẻ, nếu bạn thấy bài viết này hữu ích cho ai đó đang cần!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Bài viết mới đăng

CẬP NHẬT THÔNG TIN VÀ CÁC KHOÁ HỌC THIỀN VIỆT NAM

Đăng kí nhận thông tin mới

DMCA.com Protection Status
Mục lục