I – Thiền có nghĩa là gì?
Thiền đọc đầy đủ là “thiền na”, là phiên âm qua tiếng Việt Nam của chữ tiếng Phạn: Dhyāna. Dhyāna có nghĩa là dòng chảy của tâm trí, tương tự như chữ Flow (psychology) https://en.wikipedia.org/wiki/Flow_(psychology)
Trong trạng thái Thiền (Dhyāna) hoặc dòng chảy (Flow), đều có 3 đặc tính:
- Đặc tính thứ nhất: có sự enjoy đối với việc đang làm
- Đặc tính thứ hai: có sự rõ biết đối với thực tế đang diễn ra trong hiện tại.
- Đặc tính thứ ba: có sự toàn tâm toàn ý đối với việc đang làm (chứ không phải là sự tập trung tinh thần mang tính ức chế thường thấy).
Tuy nhiên giữa Dhyāna và Flow có một điểm khác nhau là điều kiện xuất hiện.
- Flow là trạng thái tự động xuất hiện khi ta rơi vào một hoàn cảnh, môi trường phù hợp
- Dhyāna là trạng thái có thể xuất hiện trong bất cứ hoàn cảnh, môi trường nào.
Trong Đạo Phật có chữ Jhāna có ý nghĩa tương tự Dhyāna. Có 4 tầng Jhāna là:
- First Jhāna
- Second Jhāna
- Third Jhāna
- Fourth Jhāna
Cả bốn trạng thái này đều thuộc về Chánh định, một chi phần trong 8 chi phần của Bát Chánh Đạo.
Như vậy, xét về nguyên nghĩa thì Thiền là một tên gọi để chỉ trạng thái chánh định của Đạo Phật. Có 4 cấp độ định của Chánh định là: định sơ thiền, định nhị thiền, định tam thiền, định tứ thiền.
II – Chỉ và quán
Chỉ (Samatha) và Quán (Vipasana) ban đầu vốn là những phương pháp thực hành như là những kỹ thuật rèn luyện tinh thần. Chúng không có nghĩa là Dhyāna (Thiền). Việc thực hành Chỉ và Quán thường trải qua hai giai đoạn.
- Giai đoạn ban đầu của việc thực hành Chỉ và Quán thường phải sử dụng ý chí và có sự ức chế.
- Giai đoạn sau phát sinh sau khi nhập định, hay nhập thiền, thì lúc này sẽ nhập được vào trạng thái Thiền (Dhyāna)
III – Các biến thể của Thiền
Như đã nói ở trên, Thiền vốn là tên gọi của trạng thái dòng chảy (Dhyāna) có thể xuất hiện trong bất cứ điều kiện hoàn cảnh, môi trường nào. Do vậy, bất cứ kỹ thuật nào, nếu người thực hành chưa có được trạng thái dòng chảy, thì không thể gọi là Thiền. Và nếu người nào có được trạng thái dòng chảy khi ở trong một hoàn cảnh, môi trường phù hợp thì cũng không gọi là Thiền.
Nhưng ngày nay, thiền được hiểu với rất nhiều ý nghĩa khác nhau, đa dạng và phong phú, chứ không còn giữ ý nghĩa nguyên thuỷ của nó nữa. Trong quá trình lưu truyền của Thiền và Đạo Phật, ý nghĩa của chữ Thiền đã có sự thay đổi, Chỉ và Quán vốn là những kỹ thuật rèn luyện tinh thần, đòi hỏi người tập phải có sự tập trung ý chí, ức chế tinh thần trong giai đoạn đầu, cũng được gọi là Thiền. Do vậy, có nhiều người cảm thấy Thiền là một cực hình, và không hề cảm thấy thích thú khi thực hành Thiền.
Một dạng biến thể khác của Thiền là sự thư giãn. Ngày nay ở phương Tây, do có sự nhầm lẫn thiền với trạng thái Flow, cho nên người ta thường tạo ra những bối cảnh mang đến sự thư giãn hoặc trạng thái Flow và gọi đó là Thiền. Các công cụ như Calm, hay Headspace… được xuất hiện chính là nhằm đáp ứng các nhu cầu đó.
Ngoài ra còn rất nhiều các kỹ thuật, các hình thức khác nhau, vốn dĩ không phải là thiền, không hề liên quan gì đến thiền, nhưng cũng được khoác cái áo mang tên Thiền…
V – Thiền Phật Giáo
Trong vô số các loại thiền khác nhau, thì nổi trội nhất vẫn là các dòng thiền của Phật giáo. Thiền Phật giáo có đặc điểm nổi trội nhất là việc giúp khai mở trí tuệ cho người thực hành. Về cơ bản, Thiền Phật giáo gồm có 2 trường phái chính là:
- Thiền quán (Vipasana) – là dòng thiền thuộc Hệ phái Nam Tông.
- Thiền Đốn Ngộ – là dòng thiền thuộc Hệ phái Bắc Tông.
Thiền đốn ngộ được hiện ra với những lời nói, ngôn ngữ kỳ quặc của các Thiền sư Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam.
Ví dụ:
Có vị tăng hỏi Thiền sư Vân Môn:
- Phật là gì?
Đáp:
- Que cứt khô.
Tuy nhiên nếu hiểu thấu bản chất của Thiền Đốn ngộ thì sẽ thấy nó và Thiền Vipasana không khác gì nhau. Sự khác nhau chỉ nằm ở cách tiếp cận lúc ban đầu, khi chưa nắm được kỹ thuật, còn khi đã nắm được kỹ thuật thì cả hai bên là như nhau, đều hướng đến sự rõ biết đối với thực tế đang diễn ra và giúp khai mở trí tuệ cho người thực hành.
Ngoài hai trường phái nói trên, các tông phái khác đều có sự thực hành kỹ thuật thiền Chỉ (Samatha) hoặc phép quán tưởng.
VI – Điểm giống nhau giữa Thiền Việt nam và các bộ môn Thiền Phật giáo khác
Cả Thiền Việt Nam và các loại Thiền Phật giáo khác đều có điểm giống nhau là khi thực hành đều có sự rõ biết đối với thực tế đang diễn ra và giúp khai mở trí tuệ cho người thực hành.
VII – Điểm khác nhau giữa Thiền Việt nam và các bộ môn Thiền Phật giáo khác
Điểm khác biệt của Thiền Việt nam so với các loại Thiền Phật Giáo khác là:
- Trong khi các loại Thiền khác, trạng thái dòng chảy chỉ xuất hiện ở giai đoạn sau thì với Thiền Việt nam trạng thái dòng chảy luôn xuất hiện.
- Trong khi các loại Thiền khác, với người mới tập, rất khó khăn trong việc khống chế, loại bỏ các vọng niệm tự động nổi lên, khiến cho họ bị mất tập trung, thì với Thiền Việt nam, việc thực hành lại rất dễ dàng.
- Các loại Thiền khác luôn bị giới hạn, không thể thực hành trong khi đang giao tiếp, trong khi đang suy nghĩ, tư duy, giải quyết vấn đề. Còn Thiền Việt nam có thể thực hành trong mọi mặt của cuộc sống, bao gồm cả khi đang suy nghĩ, tư duy, giải quyết vấn đề, vẫn thực hành được.
- Các loại Thiền khác chỉ phù hợp với người xuất gia, tập trung cả đời cho việc thực hành Thiền. Còn Thiền Việt nam vừa phù hợp với người xuất gia, vừa phù hợp với người tại gia.
Để lại một bình luận