,

Nhìn lại về đường Tu (Phần 5) – Hồi ký tu hành

Giới thiệu danh sách bài hồi ký tu tập

  1. Nhìn lại về đuờng Tu (Phần 1) – Bước Đầu Tìm Hiểu, Bước Đầu Ngộ – LBK
  2. Nhìn lại về đường Tu (Phần 2) – Hồi ký tu tập – CDT
  3. Nhìn lại về đường Tu (Phần 3) -Quá Trình TU Học – Cô Tám
  4. Nhìn lại về đường Tu (Phần 4) – Quá trình tu học – Phương
  5. Nhìn lại về đường Tu (Phần 5) – Hồi ký tu hành – Chị Quy
  6. Nhìn lại về đường Tu (Phần 6) – Quá trình nhận thức – LHL

Ghi chép của chị Quy

Học được 2 tháng, thày cho viết nhật ký tu hành. Tôi ôn lại quá khứ và tự hỏi: tại sao tôi thích nghe Phật pháp? Tại sao tôi say sưa đi học? Mặc dầu trời rét và mưa rất to? Chẳng những thời tiết xấu cản trở tôi mà ngay con và cháu cũng không muốn tôi đi vì chúng sợ tôi bị ốm. Chúng gàn quải và khó chịu; ngược lại tôi vẫn không mảy may dao động, những gì xảy ra tôi thấy chẳng đáng quan tâm.

Như một cái gì cuốn hút, tôi phóng xe lướt nhanh trên con đường đê nhỏ hẹp, khó đi lại, chật ních người để đến nhà em Liên – Đê La Thành – nơi tôi học.

Đến nơi – để xe trong sân, rồi bước vào nhà, lòng nhẹ nhàng, thoải mái. Và cứ thế… cứ thế…

Nay ngồi nhớ lại, từ ngày còn nhỏ, tôi sống với ba mợ, tôi rất được cưng chiều. Trong nhà có u già nhưng tôi vẫn tự làm lấy các việc. Tôi lúc nào cũng tươi cười, vui vẻ với mọi người. Ba mợ rất quý tôi, bảo sao tôi nghe vậy nên không bao giờ tôi bị đòn, bị mắng.

Đi học cũng thế, tôi luôn chăm lo học tập, trật tự nghe giảng, yêu mến bạn bè. Tôi vẫn còn nhớ: Đặc biệt bắt được cái gì, dù lớn dù nhỏ, tôi cũng đem nộp cô (có lẽ là cái nhân cho tôi học Đạo). Ra ngoài đường, thấy các cụ già chống gậy, mắt kém, tôi hay dắt đi sang đường, đầy xe qua lại. Trên tàu điện và ôtô, tôi nhường chỗ. Những người tàn tật hay ăn xin, tôi thương lắm. Tiền ăn sáng (ba tôi cho) tôi không ăn, tôi cho họ mà lòng cảm thấy thích thú, vui vui.

Dần dần học lên cao, tôi vẫn như vậy. Vào đến trường Sư phạm, tôi muốn sống tự lập, muốn có nhiều thời gian học, đỡ phải đi lại, tôi xin nội trú. Chủ nhật được nghỉ, tôi mới về nhà.

Ra trường, đi dạy học tôi cũng chăm lo công việc: chấm bài, trả bài đúng hạn. Giáo án nào cũng soạn kỹ, nộp trước một tuần.

Đặc biệt lên bục giảng, tôi rất say sưa và dồn hết tâm sức để giảng cho các em dễ hiểu.

Đặc tính thương người vẫn còn xu hướng phát triển hơn nữa: Tôi hay cho vở và đối đãi đặc biệt với các em có hoàn cảnh không bình thường. Có khi tôi giành cả buổi chiều hoặc ngày không có giờ dạy, đến thăm gia đình những em đó. Thấy hoàn cảnh túng thiếu, khó khăn của các em, tôi thường nghĩ trong đầu là: Tại sao em ấy lại khổ thế? Tại sao bố mẹ em ấy lại phải bỏ nhau? Tại sao mọi người cứ phải lăn lộn đi kiếm sống, dậy sớm thức khuya, làm lụng vất vả? Tại sao người hiền lành lại rất khổ, kẻ độc ác chẳng bị sao? Tôi chưa giải thích được mà chỉ nghĩ: Có lẽ chỉ tu là hết khổ. Vì có thân là có khổ nhưng khổ thân còn khắc phục được, chứ khổ tâm thì bị day dứt, khổ sở thường xuyên, không chịu nổi.

Tôi lại thấy ở chùa, các nhà sư sống rất an lạc, không có những điều như tôi vừa kể. Họ sống đạm bạc, thanh tịnh. Bản thân các nhà sư còn giúp đỡ cho chúng sinh khỏi khổ bằng cách giảng Phật pháp. Họ được mọi người quý nể, cung kính. Từ đấy, tôi cứ thích đến chùa, thích được lễ Phật, thích được ăn chay, đạm bạc như họ.

Đi dạy được một năm tôi đã nhận ra: khổ không phải chỉ thiếu thốn về vật chất mà còn khổ về tinh thần nữa.

Người giầu, tiền của dư thừa. Họ suốt ngày phải toan tính để kiếm được nhiều tiền. Họ có một, lại muốn có hai, có hai lại muốn có bốn… lòng tham vô đáy. Sẵn có của, con chơi bời, hư hỏng. Vợ cũng thế, sướng quá lại đi lăng nhăng. Đây là cái khổ về tinh thần của người chồng. Hoặc ngược lại đối với người vợ.

Còn người nghèo thì sao? Họ ít tiền nên ăn tiêu phải dè sẻn, con cái không có điều kiện chơi bời, nhà nghèo, con cái lại thương bố mẹ nên cố gắng học, học giỏi. Vợ chồng gian khổ có nhau nên thương nhau, người vợ thuỷ chung, và ngược lại người chồng cũng thế. Họ khổ về vật chất nhưng lại sướng về tinh thần. Khổ về vật chất còn khắc phục được, chứ khổ về tinh thần thì vô bờ bến!

Liên hệ đến em học sinh ấy, bố mẹ bỏ nhau nên tinh thần em ấy rất khổ, bố mẹ em ấy cũng rất khổ.

Vậy người ta lấy nhau đã là sướng chưa? Đã sung sướng thế thì tại sao phải bỏ nhau? Sinh ra con mà thế thì con có sướng không? Tôi nghĩ, cứ đi tu là sướng nhất. Sướng cả lúc sống và cả khi chết. (Mới biết thế)

Đang hiểu đến đây thì tôi mất đi người cha kính yêu (do bệnh hiểm nghèo), tôi đoán là ba tôi quá lo nghĩ về việc hiến cả ba ngôi nhà (gần 500m2) cho chính phủ. Chắc ba tiếc của và nghĩ ngợi về xã hội lúc đó?

Bốn chị em tôi chỉ còn mẹ, mẹ lại rất buồn. Chúng tôi tháy mẹ buồn cũng rất buồn. Các con bị hụt hẫng. Mẹ tôi không nuôi người giúp việc nữa. Mẹ tôi sống giản dị, cần cù, chịu khó, tham gia vào tổ sản xuất mì sợi để có tiền nuôi chúng tôi ăn học. Tuy thế, mẹ cưng chiều chúng tôi hơn cả khi ba tôi còn sống (tôi đã là cô giáo).

Cả nhà sống lặng lẽ như vậy. Cho đến năm sau (22 tuổi), có người đến dạm hỏi tôi. Bởi cả nể, mẹ tôi suy nghĩ đây là chỗ họ hàng (xa), quen biết nhau rồi lại “môn đăng hậu đối” nên nhận lời cho ăn hỏi. Tôi kịch liệt phản đối (vì không thích chuyện đó, người đó). Vì sự cổ hủ, phong kiến, mẹ tôi đã doạ: “Con nhà tử tế, gia đình người ta nề nếp, mình lại biết gốc tích, vào nhà người ta chỉ sướng thôi con ạ!”.

Sự việc này cùng với lúc chính sách “công tư hợp doanh, cải tạo nhà cửa”. Cú xốc về tinh thần (ba tôi mất) lại hụt hẫng về kinh tế nên mẹ tôi cương quyết gả chồng cho tôi.

Tôi là đứa con lớn trong gia đình, lại là đứa con ngoan, luôn luôn tuân theo “khuôn mẫu” bố mẹ đặt ra và đặc biệt lúc nào cũng làm vui lòng bố mẹ (ngay từ bé). Bây giờ thấy ba không còn, mẹ lại buồn, vất vả nhiều, lại được mẹ giải thích hợp lý. Thế là tôi đành chỉ biết theo quan niệm “âu là số phận cả thôi”.

Lễ cưới tổ chức rất linh đình. Về nhà chồng, vớ phải bà mẹ chồng còn phong kiến hơn cả mẹ tôi. Tôi như con thỏ non, bố mẹ chồng bảo sao, nghe vậy (bản chất từ nhỏ đã thế). Thói quen ấy được mẹ chồng rất quý và bằng lòng.

Việc giảng dạy và quan tâm tới học sinh không còn được như trước, tôi thấy buồn và khổ lắm.

Tôi nhận ra một điều là: Mọi sự áp đặt đều chẳng ra gì. Đúng là chế độ phong kiến làm cho người ta nhu nhược. Chắc vì lẽ này mà cách sống trong tâm trí nặng ở trong tôi.

Và cũng từ đây, tôi muốn có một cái gì đấy giúp cho tôi được tự do hơn.

Khi sinh đứa con đầu tiên, tôi đã thấy chán ghét cảnh sống vợ chồng (bắt đầu từ khi lấy chồng thì đúng hơn).

Vì trách nhiệm người vợ và vẫn cách sống nhu nhược ấy, bảo sao nghe vậy ấy! Tôi lại sinh đứa con thứ hai! Vẫn như cái máy, như người rô-bốt… ngày tháng năm trôi qua, cứ thế… cứ thế…

Bây giờ tôi mới khẳng định rằng, trả lời rằng: Nỗi khổ về tâm và luôn luôn phải sống trong khuôn mẫu, bức bách về mọi mặt, tôi thấy rất khổ, mong được giải thoát. Muốn được giải thoát có lẽ phải học Phật pháp. Do vậy tôi rất thích đi nghe những buổi giảng pháp tại chùa Quán Sứ và lúc đó tôi thấy thanh thản hơn, dễ chịu hơn, tự nhiên tôi thích đến chùa lễ Phật. Tôi chưa hiểu tu là gì mà chỉ biết học tụng kinh và niệm Phật như các người đến chùa làm như thế rồi cầu mong Đức Phật phù hộ cho đỡ khổ. Tôi ham đi lễ chùa đến mức: Dạy tiết 2 (8h) mà vẫn đi từ 4h30 để kịp vào chùa Hà (cách 6, 7km) để lễ, rồi vẫn kịp giờ lên lớp. Tôi đến chùa Hưng Ký tụng kinh, niệm Phật. Xong mọi việc (tôi cho là quan trọng nhất) ấy, tôi lao đầu vào soạn bài, chấm bài. Tôi phải thức khuya lắm mới làm hết việc. Thức khuya lại bị ông chồng phản đối.

Do đó, tôi phải lập ban thờ Phật ở nhà để đỡ mất thời gian đi lại và ông chồng đỡ kêu.

Sau đó, mẹ tôi mất, nỗi đau khổ lại càng tăng lên, tôi chỉ biết tụng kinh cho mẹ…

Thời gian ấy, tôi buồn lắm, chỉ biết ai nhờ, tôi đi tụng kinh giúp ngay.

Tôi cứ tưởng như thế là theo đạo Phật và Phật phù hộ cho tôi.

Cho đến ngày duyên đến (1996), chị Loan giới thiệu cho tôi đến học lớp số 7, Thuốc Bắc. Tôi thích lắm! Đi học rất đều, không nghỉ buổi nào. Nếu có việc, phải nghỉ một buổi là tôi tiếc lắm.

Chúng tôi được thày Huyền Cương hướng dẫn: Vô thường, Tứ Diệu Đế, lục căn, ngũ uẩn, Kinh Bát Nhã… Trong thời gian này, tôi hiểu được con người sinh ra là biết có khổ rồi. Có 8 mối khổ lớn:

  • Sinh khổ: Loài người khi sinh ở trong thai đã có tình thức, thai sống trong chỗ tối tăm, nhơ nhớp, lọt lòng ra đã kêu khóc oa… oa…
  • Bệnh khổ: Có thân là có bệnh, có người vướng phải bệnh hiểm nghèo, còn gây khổ luỵ cho người khác, nỗi khổ về bệnh là hiển nhiên.
  • Lão khổ: Con người khi già rồi, các căn đều suy yếu, mắt mờ, chân chậm, ăn kém ngon, ngủ chẳng đẫy giấc… luật vô thường chuyển biến, khi đem đến cho hương sắc, khi đem đến vẻ phai tàn… (già là khổ).
  • Tử khổ: Mọi người đều muốn sinh bệnh, tử an nhưng việc ấy rất khó được, mà khi chết, phần nhiều sắc thân lại bị khổ hành hạ đau đớn. Người sống buồn rầu phải lìa bỏ thân nhân.
  • Ái biệt ly khổ: Sự khổ khi xa lìa người thân yêu, điều này trong hoà cảnh chiến tranh ta càng thấy rõ. Người ở lại sầu, người đi thương. Biết bao người tuổi còn trẻ, tử thần cướp đi người yêu quý, phải chịu cảnh goá bụa, bơ vơ. Cảnh sinh ly – tử biệt quả là khổ.
  • Oán tằng hội khổ: Những kẻ đối nghịch, thù oán ở gần bên gièm pha, nói xấu, mưu hại làm ta phải bực bội, không yên. Còn nhiều gia đình, cha mẹ, anh em, vợ chồng không đồng ý kiến thường có sự tranh cãi, giận ghét lẫn nhau…
  • Cầu bất đắc khổ: Mong cầu không toại ý. Ngàn muôn ước vọng, cầu mong mà không được. Đó là nỗi khổ.
  • Ngũ ấm thạnh khổ: Sắc (thuộc về thân), thọ, tưởng, hành, thức (thuộc về tâm). Điều này bao quát 7 món khổ trước: Thân thì sinh, già, bệnh, chết, đói, khát, nóng, lạnh, vất vả, nhọc nhằn. TÂM thì buồn, giận, lo, thương, trăm điều phiền luỵ.

Tám điều trên đây là Bát khổ. Hiểu được như vậy là đã đến gần với Đạo.

Thày còn dạy cho biết Vô thường. Hiểu được mọi vật nay còn mai mất, không có cái gì đứng yên thì ta thấy không tham đắm nữa. Nhờ điều này làm cho tôi bớt tham, nếu có điều kiện nên giúp đỡ người thiếu thốn, khó khăn, không nên tham mà tích cóp, để giành cho mình vì “sống, chết ai biết được nhanh hay chậm” mà tham đắm.

Muốn khỏi khổ ngay bây giờ thì trước hết sáu căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) không dính sáu trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) khỏi khởi yêu ghét nên một phần được giải thoát.

Thày còn dạy quán niệm hơi thở, quán thân bất tịnh và dạy ngồi thiền để vào định, tránh vọng tưởng để phát tuệ. Nhất là khi nào sân lên, có thể niệm Phật cho quên hoặc ngồi thiền cho tâm lắng xuống… kể ra thì còn dài…

Một năm trôi qua, hết duyên… (con rể thày mất ở bên Ăng-gô-la, thày phải đón cháu về Hà Nội nuôi, con gái thày vẫn ở bên đó). Thày không dạy chúng tôi nữa.

Chúng tôi bầu bác Ngoạn làm tổ trưởng (người đọc nhiều kinh sách) – đại đa số sách của thư viện chùa Quán Sứ, bác hướng dẫn chúng tôi học.

Chúng tôi thường dùng kinh và sách của Hoà thượng Thích Thanh Từ để làm nền tảng rồi tự học với nhau.

Chúng tôi ngồi thiền trước rồi vào học và thảo luận sau. Ngồi thiền 30’, đối với việc này, bác Ngoạn rất nghiêm túc. Phải ngồi đúng tư thế, lưng phải thẳng, hai ngón tay cái chập vào nhau, hai bàn tay đặt lên nhau (tay trái ở dưới, tay phải ở trên), thở đều (sổ tức). Thiền xong, mọi người đọc Bát Nhã Tâm Kinh (đồng thanh rất đều). Sau mới vào thảo luận. Chúng tôi đọc trước, phát biểu ý hiểu và thắc mắc của mỗi người. Thí dụ: Kinh Kim Cang, Kinh Thủ Lăng Nghiêm (Thày Chiểu giảng), Kinh Viên Giác, chiêm nghiệm thêm quyển Tín Tâm Minh và Kinh Pháp Bảo Đàn…

Đến tháng 10-2002, duyên lại đến, anh Tiến báo cho chị Loan đi nghe một thày trong Cần Thơ ra nói chuyện hay lắm. Chị Loan bận, gọi điện bảo tôi đi kẻo phí. Từ xưa đến nay, tôi vẫn thích nghe Phật pháp nên tôi đi ngay – Và từ đó đến nay, tôi học theo cách giảng của thày.

Thày còn trẻ nhưng cách truyền đạt thật đặc biệt. Thày chỉ nhận là người hướng dẫn trao đổi nên yêu cầu mọi người không gọi bằng thày.

Phương pháp hỏi – đáp và dùng giáo cụ của thày làm mọi người phải tư duy để hiểu ra vấn đề. Thí dụ: Thầy để bao kiếm (có thanh kiếm ở trong vỏ) trên bàn và hỏi mọi người: – Không được sờ tay vào bao kiếm này mà rút được kiếm ra thì làm cách nào?

Mọi người tìm mọi cách, vắt óc ra nghĩ rồi trả lời: – Chịu!

Nhưng một bạn khác hùng dũng bước lên rút thanh kiếm ra khỏi bao và để bên cạnh.

Thày cười và bảo là: – Đúng!

Vậy cứ đúng như thật mà làm. Rút ra, thế là xong. Vì ta cứ cho sự việc là quan trọng nên phải nghĩ nọ nghĩ kia, thấy nó phức tạp quá, khó xử quá. Đấy là do thói quen tâm trí từ vô thỉ đến nay cứ hay suy luận cái này cái kia cho rắc rối. Phải thấy sao nói vậy.

Chỉ ví dụ đơn giản ấy. Chúng tôi suy ra được bài học vô cùng bổ ích:

Trong đời sống hàng ngày tại sao mình không đơn giản như sự thật vốn có mà cứ quanh co, suy đoán, đánh giá cho sự việc nó phức tạp thêm lên. Thí dụ: Bà hàng xóm hay ai đấy không nói chuyện với mình. Ta chỉ nên biết là bà ấy không nói thôi. Sao cứ phải suy nghĩ: chắc bà ấy giận mình, sao ấy nhỉ, hay là… hay là… Thế có phải tự mình dày vò mình. Nếu biết sự thật như thế nào thì nó như thế ấy, không phóng tâm suy nghĩ gì. Đơn giản thế mà cứ làm nó phức tạp lên để mà khổ, để mà suy nghĩ?

Chỉ có phương pháp này mọi người mới hiểu và nhớ lâu. Cũng như cách giải một bài toán, phải tự mình nghĩ rồi làm, thày không trả lời ngay – khi hiểu sẽ tự rút ra bài học cho mình.

Cả buổi học chỉ là hỏi – đáp. Cười nói rất vui vẻ mà kiến thức “tự nhảy vào” đầu mình. Nhờ cách đó mà trí tuệ được nảy sinh.

Đến lúc này, tôi mới hiểu: Từ bé tới khi gặp thày tôi mới chỉ sống từ bi mà chưa có trí tuệ và như thế học Phật mới chỉ đi một chân, nay thày cho chúng tôi một chân nữa đi mới vững. Vì đạo Phật là đạo giải thoát – Đạo từ bi và trí tuệ.

Ở nhóm học này có mấy chị tụng kinh rất giỏi và nhiều năm rồi, thậm chí có người còn là chủ xám nữa mà nay nhận ra (trong đó có tôi):

Đi lễ Phật mà cầu hết khổ thì không thể hết khổ. Phật chỉ ra con đường thoát khổ cho chúng sinh thực hiện, sẽ hết khổ chứ Phật không ban vui, cứu khổ cho ai được. Cụ thể là phải học và hiểu TỨ DIỆU ĐẾ, Bát Chánh Đạo… Hiểu được khổ là gì, nguyên nhân gây ra khổ, sự diệt khổ và con đường đi đến diệt khổ. Đó là tu. Còn trước đây tôi chỉ hiểu tu là làm điều tốt cho mọi người, là giúp đỡ những người gặp khó khăn, là thật thà, là vào chùa lễ Phật…

Tu như thế cũng rất tốt nhưng chưa giải thoát. Thày đã dạy chúng tôi cách tu để thoát khổ vĩnh viễn.

Phương pháp hỏi – đáp với từng người nên buộc ai ai cũng phải suy nghĩ. Khi trả lời rồi, thày vặn vẹo mãi cho bằng bật ra vấn đề thì thôi. Chính nhờ phương pháp này, mọi người phải đọc trước tài liệu ở nhà (thày phát sách và tài liệu cho chúng tôi). Đến lớp ai cũng sợ thày hỏi vặn (mà hỏi rõ nhiều). Từ đấy chúng tôi học vấn đề nào là chắc vấn đề đấy (tuy nhiên ai không đọc tài liệu thì nắm không chắc – số đó ít thôi).

Giờ đây tôi được hiểu kỹ hơn về “Tứ diệu đế” mà trước đây đã được học (chỉ biết thế nào là khổ, chưa có biện pháp diệt khổ).

Nay thày đúc kết ngắn gọn hơn về “khổ”.

  • Trong cuộc sống có khổ không?
  • Có người giầu không khổ.
  • Liệu người giầu có phải lo lắng, đau đớn khi sinh không? Họ có bệnh, có ốm không? Họ có chết không?
  • Thế là có sinh, có bệnh. Vậy thì họ cũng khổ.
  • Vậy khổ là gì?
  • Khổ là những đau đớn về thể xác và những bức bách về mặt tinh thần. Có hai loại khổ: Khổ thân và khổ tâm.
  • Thế nào là khổ thân?
  • Khổ thân là làm thân ta đau đớn hoặc buốt lạnh, nóng bức quá, hoặc nghe nhiều tiếng động choé tai, nhức óc hoặc làm chói mắt, khó chịu hoặc muốn có mà không có được.
  • Tóm lại, những cảm giác đau đớn, khó chịu, bất như ý mà ta gặp phải.
  • Cho thí dụ: Muốn con ngoan, học giỏi mà nó cứ hư, học dốt.
  • Muốn mua một chiếc xe máy mà không có tiền.
  • Muốn giàu mà cứ nghèo khổ mãi.
  • Muốn tránh xa những người hại mình, nói xấu mình mà cứ phải ở bên cạnh
  • Còn khổ tâm là gì?
  • Khổ tâm là ở sâu bên trong tâm lý của tâm.
  • Cụ thể khổ tâm có mấy trạng thái?
  • Có 5 trạng thái tâm lý của tâm: sầu, bi, khổ, ưu, não.
  • Cụ thể từng loại?
  • Sầu: u sầu, buồn bã. Ví dụ: người thân bị liệt, không đi lại được.
  • Bi: bi ai. Thí dụ: khóc lóc khi con mình chết hoặc tai nạn.
  • Khổ: chỉ chung cho tất cả cảm giác khó chịu khác của tâm.
  • Ưu: ưu tư, lo lắng. Người thân đi xa, lâu ngày không có tin tức.
  • Não: sự bực tức, nổi nóng, sân hận, hờn mát… Thí dụ: bảo con, con bướng, không nghe lời…
  • Trong cuộc sống khổ nhiều hay sướng nhiều?
  • Khổ nhiều hơn sướng (khổ 7 phần, sướng 3 phần).
  • Muốn đỡ khổ ta phải làm gì?
  • Phải tìm nguyên nhân gây ra khổ. Sau đó vạch ra phương hướng giải quyết
  • Đúng. Có mấy nguyên nhân gây ra khổ?
  • Có hai nguyên nhân gây ra khổ. Nguyên nhân gây ra khổ trên quả và nguyên nhân gây ra khổ trên nhân. Sau đó thày lấy ví dụ: Giả sử dưới lòng đất có nguồn nước, đất ở đây bị thủng một lỗ, nước theo đó tuôn ra, chảy thành một dòng suối vào nhà. Muốn không cho nước tràn vào nhà, ta làm thế nào?
  • Ta sẽ đắp đê, ngăn nó lại. Cách này giải quyết không triệt để gọi là giải quyết trên quả.
  • Ta trở lên đầu nguồn để lấp lỗ, gọi là giải quyết trên nhân, cách này giải quyết triệt để.

Vậy muốn diệt khổ ta phải tìm nguyên nhân gây ra khổ để diệt khổ.

  • Tìm ra nguyên nhân đã hết khổ chưa?
  • Chưa hết khổ. Ta có thể ví với người bác sĩ khi khám cho bệnh nhân là tìm nguyên nhân gây ra bệnh. Biết được nguyên nhân rồi, ta phải diệt cái nguyên nhân ấy thì sẽ hết bệnh.

Cũng như ta phải hiểu nguyên nhân gây ra khổ là do ham muốn. Thí dụ: Ta đang đi xe đạp, muốn có một chiếc xe máy tốt nhưng không có tiền mua. Ta thấy khổ. Nếu bỏ cái ham muốn xe máy mà bằng lòng việc đi xe đạp. Thế là hết ham muốn và cũng là hết khổ.

  • Ta muốn con ngoan, học giỏi. Ta đã cố gắng dạy dỗ bằng nhiều cách và tận tâm giúp con học. Nhưng nó có giỏi, có ngoan không là ở nơi nó. Nó vẫn học dốt và nghịch ngợm. Thường không học đạo, ta thấy rất khổ. Nhưng ta làm hết mình mà không được thì ta cứ bằng lòng như vậy và không ham muốn nữa (mặc dù đó là ham muốn chính đáng) thì ta đỡ khổ. Ta hướng cho con cách khác phù hợp. Thí dụ học nghề chẳng hạn. Tâm ta không bám dính vào sự việc ấy mà tích cực giải quyết cách khác. Vì có phải ai cũng là trí thức được đâu. Không học được, ta cho lao động chân tay. Lao động nào cũng là nuôi sống bản thân, không phân biệt, không tính toán, không ham danh. Thế là hết khổ. Ta ví nuôi con giống như ta trồng cây. Ta chăm sóc, tưới tắm, bón phân; nhưng do thời tiết xấu hạt không phát triển được. Cây không thể tốt được. Đó là do cây chứ đâu phải tại ta.

Trong đời sống, chúng ta có rất nhiều ham muốn, càng nhiều ham muốn càng khổ, vì 10 cái ham muốn may ra được 3. Còn 7 cái không đạt được. Vậy ta diệt được ham muốn là hết khổ. Ác cái, người đời ham muốn một rồi lại ham muốn hai, hai được rồi lại ham muốn có bốn và cứ như thế trôi lăn mãi và khổ, khổ mãi.

Làm thế nào để diệt ham muốn? 

  • Khi nó bắt đầu khởi ham muốn, ta phải buông
  • Phải tìm nguyên nhân gây nên ham muốn đó?
  • Có phải là tham, sân, si không?

Mình muốn sống thoải mái, muốn có xe máy, đi cho sướng. Muốn con học giỏi cho danh giá. Tất cả cái muốn đó là vì mình hay vì người khác. Chắc chắn là vì mình. Nếu là vì mình thì đã tốt chưa? Mình quý tiền nên ham muốn có tiền. Muốn sướng nên phải bươn trải, lăn lộn để ra nhiều tiền cũng là do yêu tiền (ái tiền). Và vì thích tiền quá sẽ lao vào con đường bất chính: lừa gạt, trộm cắp, tham ô, mất đạo đức con người, rồi ngồi tù, đi cải tạo? Kiếp sống này không thanh thoát thì kiếp sống sau thanh thoát sao được. Kiếp này gây tội, kiếp sau trả quả. Luật nhân quả rất công bằng và tinh vi. Làm điều thiện sẽ có quả lành. Làm điều ác sẽ có quả dữ. Điều này tôi nghiệm thấy rất đúng. Bởi vì những người xả bỏ quyền lợi, chức tước, sống cuộc đời đạm bạc, giúp người khốn khó, hoạn nạn, luôn luôn làm điều lành điều tốt với mọi người nên được ai ai cũng quý mến. Họ ít gặp hoạn nạn, luôn được an vui, hạnh phúc. 

Thày còn cho biết rõ vì ái dục (dục vọng, ham muốn) nên gọi là TẬP ĐẾ. Thí dụ: Thói quen từ vô thỉ kiếp đến nay, con người khó bỏ là lòng ham muốn: có cái này muốn có cái kia; có nhà rồi lại muốn nhà 2 tầng, 2 tầng rồi lại muốn 3 tầng… Có xe máy là hơn xe đạp rồi nhưng lại muốn đổi xe đời tốt hơn, khi có xe máy đời mới, tốt rồi, lại muốn có ôtô… Còn ái dục thì nhiều vô kể, cái gì chẳng thích, chẳng yêu: thích có vợ đẹp, thích con khôn, thích nhà cao cửa rộng và nhất là yêu tiền, yêu đô la lắm, ngay cả cái gì đẹp mà chẳng yêu chẳng thích. Kể ra không hết được cái thích, cái yêu, cái ham muốn.

Chính ái dục gây nên khổ là như vậy.

DIỆT ĐẾ: Ta phải diệt ái dục (dục vọng, ham muốn). Phải bỏ dần cái thích, cái yêu, cái ham muốn đó đi. Càng nhiều ham muốn càng khổ.

Ví dụ nào cho thấy ham muốn là khổ?

Kể ra thì rất nhiều ham muốn. Nếu có ham muốn tốt như thích học Phật pháp để được giải thoát, ham muốn đọc sách để nâng cao hiểu biết, ham muốn thiền, ham muốn nghiên cứu tìm tòi để phát minh sáng kiến phục vụ con người ngày một văn minh… Đó là ham muốn tốt ham muốn loại này ta không diệt. Ta diệt những ham muốn xấu như: Khi từ xe đạp mà sắm được xe máy là thoả mãn rồi lại còn muốn xe đời này, đời kia, kẻo không bằng chúng bạn hoặc là để sĩ diện, để cho sang trọng, quý phái, để cho người ta phục mình, khen mình. Thực ra, cái xe chỉ là phương tiện đi lại (kể cả xe đạp), cái đó không quan trọng mà làm ta phải khổ. Đấy chỉ là một ví dụ nhỏ, còn nhiều ví dụ khác nữa.

Tóm lại, những ham muốn để phục vụ cho cái bản ngã của mình là ham muốn xấu, cần phải diệt (Diệt đế).

Cái khổ của chúng ta thì nhiều nhưng còn cái khổ quan trọng nữa mà nhà giàu cũng không tránh được. Đó là khổ do sinh – lão – bệnh – tử:

Do sinh: con người sinh ra là có thân. Có thân thì có khổ (như đã nói ở phần trên – khổ thân và khổ tâm). Con người sinh ra – lớn lên – trưởng thành rồi sẽ già dần. Càng già sức khoẻ càng kém, da thịt nhăn nheo, xương cốt rã rời, bệnh tật nổi lên, làm việc gì cũng bất như ý nên khổ. Muốn tóc xanh, nó cứ bạc. Muốn mắt sáng, nó cứ mờ. Muốn thông thái, nó cứ quên. Ngồi một chỗ, không làm được việc gì. Muốn khoẻ, nó cứ đau ốm nên rất khổ. Có người muốn chết nhưng nó vẫn sống. Từ đó bệnh tật càng phát triển. Khi bệnh thì thân thể đau đớn, mất sức, vô lực, không thể điều khiển mọi vật như ý mình nên khổ.

Còn chết thì sao? Ai cũng sợ chết. Lúc biết sắp chết thì sợ hãi, lo âu nên khổ.

Đó là tất cả những gì về Khổ mà Đức Phật đã chỉ dạy trong phần Khổ đế.

Đời sống con người từ thằng ăn mày đến ông vua ai cũng qua: Sinh – Lão – Bệnh – Tử nên ai cũng khổ. Bây giờ nhiều người muốn thoát khổ (người giầu có tỷ phú cũng khổ, người nghèo đã đành).

Chính vì lẽ ấy, nhiều người tìm đến đạo Phật. Vì đạo Phật là đạo giải thoát, đạo giác ngộ.

  • Vậy muốn diệt ham muốn (nguyên nhân gây ra khổ), ta phải làm gì?
  • Ta phải diệt ham muốn xấu đi.
  • Nhưng người ta không cho đó là ham muốn xấu thì sao?
  • Người ta không cho đấy là ham muốn xấu vì người ta chưa hiểu.
  • Người ta chưa hiểu thì làm thế nào cho người ta hiểu?
  • Phải cho họ thấy ham muốn đó không đưa đến kết quả gì cả về đường thoát khổ.

Muốn thoát khổ phải diệt Vô minh, tức phải hiểu đúng sự thật. Vì họ hiểu sai sự thật nên mới khổ.

Nhờ những câu hỏi đáp như vậy nên tôi nhận ra vấn đề một cách rõ ràng.

À, thì ra vô minh là “chưa hiểu” sự thật tất cả mọi cảnh đều là ảo, là huyễn.

Diệt vô minh là diệt những cái chưa hiểu. Diệt những cái chưa hiểu là phải hiểu, hiểu sự thực.

Đức Phật sau bao nhiêu năm tháng tu hành đã tìm ra được sự thật là: “Tất cả cảnh vật, con người đều là ảo, là huyễn”.

  • Làm thế nào biết được tất cả các cảnh, các vật và cả con người đều là huyễn, là ảo?
  • Thày hỏi: Nếu đang đi trên đường, ta nhìn thấy một tập tiền toàn tờ 50.000đ, ta có khởi lên ý ham muốn nhặt nó không?
  • Có!
  • Vì sao ta lại nhặt?
  • Vì có thể dùng nó mua sắm được các thứ cho mình.
  • Nghĩa là ta thấy nó là thật?
  • Đúng ạ!
  • Nhưng nếu ta xem trên tivi, có một cảnh diễn, trong đó có túi tiền toàn tờ 100.000đ ta có khởi lên ý muốn nhặt không?
  • Không!
  • Vì sao?
  • Vì đó không phải là tiền thật!
  • Đúng thế! Khi ta còn thấy nó là thật nên ta mới khởi ham muốn nhặt. Nhưng ta biết nó không phải là thật thì ta không nhặt.
  • Tóm lại: ham muốn khởi lên khi ta thấy là thật, có thể sở hữu được. Nó sẽ không khởi lên khi ta thấy là giả, không sở hữu được.
  • Một dẫn chứng rõ ràng hơn: Trò chơi hiện thực ảo: Mắt mình nhìn thấy cảnh vật không giống như xem tivi mà nó là cảnh vật trong không gian ba chiều, giống như cảnh thực quanh đây. Thậm chí tay ta còn có thể sờ mó vào nó, có thể cầm nó lên như thực. Trong trò chơi này, thấy một cọc tiền lớn, bạn có khởi ham muốn lấy nó không? Tất nhiên là không.
  • Vì nó là giả, là ảo ảnh, không dùng được.
  • Nhưng thực tế, thấy tiền, ta khởi lên ham muốn nhặt cọc tiền. Vì nó là thực, mình có thẻ dùng được
  • Ai có thể lấy một thí dụ khác để làm rõ một vật khác là ảo, là huyễn?
  • Mọi người???
  • Thày nói: có khi nào ta nhìn lên bầu trời thấy hình con cò hay hình dấu ^ (dấu â) do nhiều con chim nhỏ tập hợp lại mà thành không?
  • Có ạ!
  • Vậy các vật, các cảnh, ta nhìn thấy cũng như thế đấy! Ví dụ: Cái kính – Ta nhìn đúng là cái kính. Nhưng nếu ta tháo mắt ra, tháo ốc ra, gọng kính riêng, gọng mắt riêng thì còn là cái kính không?
  • Dạ, không!
  • Vậy cái kính là do tập hợp các bộ phận mà thành. Ai cho một ví dụ khác.

Bông hoa hồng chẳng hạn – có hoa là do đất cho thức ăn cho cây, ánh sáng mặt trời cho nhiệt độ, nước cho độ ẩm, các yếu tố ấy cho cây tăng trưởng và có được bông hoa đẹp. Nhưng bông hoa đó tuy có thực tướng nhưng cũng do giả hợp mà thành. Ta dùng được khoảng một tuần hoa héo dần, cánh rụng, hoa tàn. Thế là vứt đi. Cảnh vật xung quanh cũng huyễn ảo như vậy. Con người cũng thế! Tất cả đều do các yếu tố khác tạo nên như: Đất (các thức ăn) nuôi cho xương cốt, thịt da sống, con người phải thở mới sống được. Đó là do gió. Khi hít vào mà không thở ra được, hoặc thỏ ra mà không hít vào được thì chết. Nếu thân nhiệt quá 40 độ hoặc dưới 34 độ thì chết (đó là lửa). Vậy yếu tố tạo nên con người là đất, nước, gió, lửa. Một trong những yếu tố ấy mất đi thì con người bại hoại. Thế chẳng là huyễn ảo hay sao?

Hoặc thầy dùng con cò hay dấu ^ trên bầu trời ta nhìn thấy do nhiều con chim nhỏ hợp lại, cùng bay mà thành những hình ấy, đâu có con cò hay dấu ^. Vậy con cò cũng chẳng có tướng thật, nhưng giả hợp là gì?

Vậy diệt ham muốn là phải diệt Vô minh. Khi diệt vô minh gọi là minh sanh, đó là thời điểm mà ta chợt tỉnh.

Ta nhận biết cảnh, đồ vật, hay người đều do 5 giác quan: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý.

Thí dụ: Ta nhìn thấy cái xe qua màu sắc, hình dáng của nó, hai cái này tách biệt nhau: Màu là màu, hình dáng là hình dáng. Cùng một hình dáng nhưng có thể có màu sắc khác nhau. Nhưng giả sử xe và xung quanh đều thuần nhất một màu thì có nhìn thấy hình ảnh của chiếc xe không. Tất nhiên là không. Vậy ta thấy hình dáng và màu sắc có liên quan với nhau. Vì cái khung xe là khu vực giới hạn nó với không gian có màu sắc. Nghĩa là hình dáng chính là phạm vi, là giới hạn của một khu vực màu sắc nào đó. Vậy hình dáng và màu sắc tuy là 2 nhưng quy về là một. Mà màu sắc quy định hình dáng. Do đó cái ta vẫn thấy là thực tế. Đó chính là màu sắc.

Đấy là những cái ta nhìn thấy, còn cái ta sờ thấy thì sao? Đó là cảm giác nóng, lạnh, ấm, mát hay trơn, nháp… Ta vẫn cho đó là cái có thực (thuộc về thế giới khách quan).

Nếu ta chứng minh rằng những màu sắc và cảm giác nóng lạnh, trơn nháp không phải là thực trong thế giới khách quan mà chỉ là ảo ảnh, huyễn hoá, giống như cảnh trong mơ:

Thí dụ: Đặt tay lên mặt ghế đá, ta thấy mát mát đó là thuộc về cái ghế này, thuộc về thế giới khách quan. Giả sử ta lại sờ vào tảng đá lạnh đến cóng tay, rồi lại sờ lên mặt ghế đá; Lúc này thấy mặt ghế ấm ấm chứ không phải là mát lạnh nữa.

Vậy cái thấy mát hoặc ấm là nó phụ thuộc vào chủ quan của con người. Vậy tất cả các vật, ta nhìn thấy nó là ảo ảnh, huyễn hoá do TÂM sinh ra. Vấn đề màu sắc của khung xe cũng thế. Ta nhìn thấy khung xe màu lam nhưng người bị bệnh mù màu thì chỉ thấy màu xám hoặc trắng thôi, họ không thấy màu xanh, đỏ, tím, vàng như mình. Họ giống như ta xem phim đen trắng mà thôi. Thế giới nghĩa là màu sắc ta nhìn thấy phụ thuộc vào chủ quan con người. Tất cả do TÂM con người tạo ra. Vậy nó có giống như những hình ảnh hiện ra trong giấc mơ không?

Chính là như vậy đó. Từ đây có thể suy ra rằng: tất cả những cái ta nhìn thấy đều là ảo ảnh.

Ta phải hiểu cấu trúc vật lý là một tổ hợp của các hạt cơ bản, chúng được liên kết với nhau (trong đạo Phật gọi là “duyên”) theo những quy luật xác định nào đó. Tuỳ theo quy luật liên kết của chúng thế nào mà tương ứng ta có loại vật chất đó. Thí dụ cái cốc, cái ấm chẳng hạn – do một tổ hợp các hạt cơ bản, liên kết với nhau tạo thành. Hoặc chiếc đồng hồ cũng vậy, rồi gồm nhiều bộ phận, nhiều chi tiết ghép lại mà thành. Nếu ta gỡ từng bộ phận ra thì đâu còn là chiếc đồng hồ. Ngôi nhà cũng thế, gồm nhiều sắt thép, cát, xi măng, gạch, gỗ… cấu trúc nên. Nếu tách từng phần ra đâu còn cái nhà?

Vậy tất cả đều có tướng giả hợp.

Biết được điều đó suy đến con người mình cũng là giả hợp. Do thân tứ đại hợp thành mà thôi. Vậy TA là ai?

  • Thày hỏi chị cho biết chị là ai? Tôi là Liên.
  • Trên thế gian biết bao nhiêu người tên là Liên, tất cả đều là chị à? Đó chỉ là tên mình chứ đâu phải là mình? Chị nhớ là tôi hỏi chị là ai chứ có hỏi tên chị là gì đâu?
  • Vậy mình là cái thân ngồi đây này
  • Giả sử tôi chặt một cánh tay này vứt ra ngoài. Lúc bấy giờ chị là cánh tay hay phần thân còn lại? Liên trả lời: là phần thân còn lại và cứ thế chặt tiếp chân vứt ra ngoài, rồi chặt ngang ngực xuống, vứt phần dưới ra ngoài. Lúc đó, chị là cái gì?
  • Mình chết mất còn gì?
  • Chưa chết đâu, trong y học người ta vẫn nuôi sống được. Rồi tiếp tục chặt vứt ra ngoài. Còn cái đầu chặt đôi, chị là phần nào?
  • Điều đó cũng không biết nữa (Liên nói).

Vậy không thể tìm được cái gì là chị trong cái thân này.

Càng phân tích ta càng thấy rõ con người chỉ là sự duyên hợp (theo đạo Phật, dùng từ này) hay còn gọi là do nhiều phân tử, nhiều tế bào hợp lại mà thành. Vậy nó là huyễn là ảo mà thôi. Khi ta biết được điều này, ta có thể nói: Cái thân ngũ uẩn này không có thật. Cái thân này chỉ là một lũ tế bào hợp thành mà thôi. Từ đó, ta không vì cái thân, tu bổ cho nó nhiều quá dẫn đến tham ái – ham muốn rồi cứ khổ nà đến khổ kia chồng chất. Ta muốn diệt khổ thì phải hiểu được vô minh. Diệt vô minh là thoát khổ.

Để tiếp tục diệt khổ, thày còn dạy cho ta pháp “ngồi thiền”.

Thiền là tất cả mọi hoạt động đều chậm lại để có trí tuệ đối ứng và tim đỡ phải làm việc. Do đấy sự việc không chao đảo.

Vì sao lại thế? Thiền không có nghĩa là phải ngồi khoanh chân, bán già hay kiết già (sẽ nói sau) mà thiền ở mọi nơi, mọi lúc. Ví dụ: có người nói chọc ta, mạt sát ta. Nếu không hiểu thiền, ta sẽ nổi xung lên, không trầm tĩnh, có thể còn xảy ra xô sát, cãi nhau. Nhưng khi biết thiền trong động rồi thì ta hết sức bình tĩnh. Ta có thể chững lại vài giây rồi hãy nói, ta kéo tâm cho tĩnh lặng để khi nói khong bột phát (thiếu bình tĩnh), lời nói của ta chủ động, làm đối phương dịu lại, tránh làm cho sự việc căng thẳng, chao đảo.

Đó là hành thiền chứ không phải thiền hành. Thiền hành là chân bước chậm, đi lại trong vườn hay trong sân, giữ tâm tĩnh lặng, bỏ vọng động.

Còn toạ thiền là ngồi theo bán già (xếp chân bằng tròn, một chân để lên đùi, chân kia để bên dưới) hoặc ngồi theo kiết già (hai chân đan nhau, hai bàn chân đặt lên đùi). Cố gắng ngồi kiết già tốt hơn. Còn tay đặt lên chỗ giao nhau của hai bàn chân hoặc nâng tay lên trên rốn một đốt ngón tay. Tay phải để ngửa, tay trái đặt lên tay phải cũng để ngửa sao cho 2 ngón tay cái chập vào nhau. Lưng giữ thật thẳng, mắt nhìn vào một điểm (có thể ngang tầm mắt hay nhìn xuống dưới chiếu ngồi – mở 2/3 mắt). Thở nhè nhẹ có thể đếm thầm từ 1 đến 10 rồi đếm ngược lại. Cứ thế ngồi ít nhất 30’ mỗi ngày hoặc 2, 3 giờ càng tốt – luyện cho tâm tĩnh lặng – Ngoài đối với tất cả cảnh giới thiện ác, tâm niệm chẳng khởi gọi là TOẠ, trong thấy tự tánh chẳng động gọi là THIỀN. Thiền định là: Ngoài lìa tướng là thiền. Trong chẳng loạn là định. Ngoài thiền trong định là THIỀN ĐỊNH.

Nếu kết hợp cả thiền và thêm vào việc đếm đậu cũng rất tốt. Ngày đếm 3 lần, mỗi lần từ 200 hạt lên 1000 hạt.

Tiếp tục diệt khổ, thày dạy pháp “Thấy biết như thật”: Thày đưa cái “hộp tròn” rất lạ (không ai biết là vật gì). Thày giơ lên hỏi:

  • Đây là cái gì?
  • Không biết.

Có người tìm cách dùng mọi từ trả lời cho thật đúng, nhưng đều sai. Một người trả lời:

  • Là “cái đó”.

Thày gật đầu.
Vẫn cái đấy, thày giơ lên hỏi:

  • “Cái này tên gì?”
  • Không biết

Thày giơ cái cốc uống nước lên hỏi:

  • Cái này tên gì?
  • Cái cốc.

Thày nói đúng. Thày chỉ vào cái hộp “lạ” và hỏi:

  • Mọi người có thấy 2 vật này giống nhau không?
  • Không.
  • Thế sao không biết vật tròn “lạ” kia mà lại biết hai vật không giống nhau? Thế là có biết mà lại trả lời không biết. Đó là vô lý vì có biết khác nhau mà lại nói là không biết (vì tâm trí đánh lừa). Nay ta phải quay về cái biết sẵn có, cái biết thực tại: Thày hỏi, ta không cần loay hoay tìm từ mà miêu tả (vì cái đó khó đoán), ta chỉ cần giơ cái đó lên hoặc gõ vào “cái đó” là được.

Còn cái cốc ta biết, ta trả lời là cái cốc hoặc dùng phương pháp chỉ thẳng, không dùng ngôn ngữ văn tự – Ta chỉ vào cái cốc không cần nói là “cái cốc”. Một ví dụ nữa, thày hỏi: “gâu gâu” là gì? Ta nói là tiếng chó sủa. Vậy người đang nói “gâu gâu” là chó à? Do thói quen dùng ngôn ngữ suy ra. Thực tế nó chỉ là âm thanh vô nghĩa. Ta chỉ cần trả lời: “gâu gâu” là “gâu gâu” – chỉ thẳng.

Thày gõ thước vào bàn theo nhịp bài hát “Như có bác Hồ trong ngày vui toàn thắng” rồi hỏi: Đây là cái gì? Vì mình thuộc bài hát ấy nên trả lời ngay là thày gõ nhịp bài hát “Như có bác Hồ…” Nếu là người nước ngoài họ có hiểu không? Tất nhiên là họ chỉ thấy tiếng gõ “cộc cộc” vào bàn mà thôi. Ta phải thấy đây là âm thanh vô nghĩa. Ta trả lời thày:

  • Đây là “cộc cộc” – gõ vào bàn.
  • Đúng.

Ta phải rời tâm trí, đừng suy ra. Ta quen sử dụng tâm trí rồi dùng nó trói buộc mình. Mình chỉ hiểu một cách thực tế (thấy biết như thật). Nghe như thế nào thì hiểu như thế ấy (sẽ đơn giản được trong cuộc sống). Còn thí dụ nữa:

Thày lấy giấy ra vẽ một hình tròn và chữ “cái bút” trên giấy rồi hỏi:

  • Đây là cái gì?
  • Hình tròn, chữ “cái bút”
  • Sai.

Một người lấy giấy ra vẽ một hình tròn và viết chữ “cái bút” vào giấy, rồi đưa thày.

  • Đúng.

Ta đã quên cái biết trước mắt mà cứ dùng cái biết trong ký ức (tâm trí). Tâm trí luôn đánh lừa ta, ta phóng chiếu ra ngoài nên phải biết cách ly tâm trí và biết thế nào là thế ấy – Pháp “thấy biết như thật”. Hoặc thày đưa ra cái chén. Thày hỏi cái này là cái gì?

  • Một người chỉ vào và nói “cái đó”.
  • Đúng (thày nói). Nếu ta nô lệ vào tâm trí (thói quen suy nghĩ từ ngàn xưa) thì sẽ trả lời: Đó là cái “đựng nước để uống”.

Như thế là phải suy nghĩ rối rắm, tìm cách định nghĩa để đặt tên là “cái chén”. Ở đây hỏi là cái gì chứ không hỏi tên cái này là gì? Nếu có trí tuệ sẽ hỏi lại: – Cái này là “cái đó” giơ nó lên. Và hỏi lại: Thày hỏi cái này là cái gì chứ không hỏi cái này tên gì. Nếu ta trả lời cái này tên là “cái chén” cũng không được vì cái chén còn gọi là cái bát ăn cơm (Miền Nam nói vậy thì sao?)

Giống như kiểu hỏi: – Quả táo có mấy hạt?

Ta phải hỏi “táo” nào? Nếu là “táo ta” thì có một hạt. Nếu là táo tây lại có nhiều hạt.

Quả “doi” ở miền Bắc nhưng miền Nam gọi là “quả mận”. Chính vì lẽ đó khi ta nghe hoặc khi ta nói phải thật rõ biết. Khi nhìn cũng phải thấy biết như thật, không suy tưởng, phóng chiếu (dùng tâm trí). Được như vậy tức là ta đã tách rời tâm trí ra khỏi vật. Thày cầm chiếc cốc, thày nhấn mạnh: Ta buông cái tay ra khỏi cái cốc – Ta rời tâm trí ra khỏi vật.

Cái gì chưa hiểu, ta hỏi lại cho rõ, chớ nên phóng tâm suy diễn. Ngôn ngữ có quy ước khác nhau nên hiểu khác nhau. Mọi lời nói ta đều thấy đấy là âm thanh vô nghĩa. Ta nghe họ nói cứ coi như đang nghe những người nước ngoài nói, mình không hiểu.

Thí dụ người hàng xóm chửi chó mắng mèo mà chửi mà mình nghe thấy. Vậy người ta “chửi chó mắng mèo” có phải họ chửi xiên, chửi xéo mình không? Tự ý mình áp ý vào người ta, bắt người ta hiểu theo mình. Tự ta lôi vào ta rồi bực bội, khó chịu, rước hoạ vào thân.

Vậy thì có pháp cách ly là: chặt đứt sự trói buộc vào tâm trí – thấy biết như thật – 6 căn không dính với 6 trần.

Nhờ pháp này mà tôi sống thanh thản hẳn lên. Thí dụ: Nghe con nói là: “Bây giờ thày còn ở đây thì mẹ thế thôi. Thày vào trong kia thì mẹ lại đâu vào đấy. Giá trước kia là tôi bực lắm, sẽ mắng cho nó một trận. Nhưng bây giờ tôi thấy nó nói thế mình biết thế, không sống trong tâm trí (suy diễn, liên tưởng) nữa nên mình an lạc.

Thày còn nhắc chúng tôi là luôn tìm lỗi ở nơi mình, không tìm lỗi người. Và tu trong từng lời nói, từng ý nghĩ. Cái gì cũng “thấy biết như thật” mà thôi. Do đó con nói thế mà mình thấy lỗi ở mình là chưa tu tốt chứ không trách con, mới móng khởi lên mình đã nhận biết rồi.

Thế là tôi tìm lỗi nơi mình: “Mình tu chưa tốt nên con nó mới nói thế”. Cần phải “tu” tốt hơn, bảo nhậm Ông chủ chắc hơn kể cả thày vào trong đó rồi.

Trường hợp nữa là: Nhà cửa các cháu bầy bừa, mình dọn cho gọn gàng. Mình dọn biết là dọn không phóng tâm ra là: À! Mình nghỉ hưu rồi, bây giờ mình như “ô-sin” giúp việc không công cho chúng nó. Tâm trí hoạt động mạnh khiến ta mua cái bực mình, khổ tâm vào người…

Hoặc ai làm cái gì, biết họ làm cái đấy. Ai nói câu gì, biết họ nói câu đấy – “thấy biết như thực” – không nhận xét, không đánh giá, không khen chê nên sống rất thoải mái và ai cũng phải bằng lòng.

Những cử chỉ, lời nói không đẹp cũng không làm tôi bận lòng. Tôi liên hệ: Nước biển và sóng biển cùng là nước. Nước là chủ thể, là mình. Sóng là các hình tướng – mình nghĩ thế nào thì nó ra như thế. Mặt trời cũng như thế, nó luôn chiếu sáng, nếu ta đóng cửa thì nó không chiếu sáng được vào nhà, (vì không thấy được mặt trời). Sự thật luôn hiển hiện nhưng vì ta không “thấy biết như thực”, cứ phóng tâm đi khắp nơi nên sự việc thật đơn giản mà thành phức tạp, rắc rối. Ta phải sử dụng trí tuệ, tức là cách ly tâm trí với sự việc thì sẽ thấy mặt trời. Cái suy nghĩ là từ ta chứ không phải từ nơi người khác. Cho nên mọi sự đánh giá đều không đúng.

Nơi mình nghĩ tốt thì thành tốt. Có nghĩa là: mình nghĩ người khác xấu, chính là mình xấu.

Chính vì vậy, vấn đề gì cũng phải hỏi cho thật kỹ để hiểu đúng sự việc, chớ vội vàng nhận định!

Pháp “thấy biết như thật” giúp ta bình tĩnh, không nổi sân.

Thí dụ: Trời lạnh, tôi có cháu gái (cháu ngoại) học lớp 9, vì sợ cháu ốm, tôi bảo cháu mặc thêm áo rồi hãy đi học. Cháu không nghe lời và nói là “cháu mặc đủ rồi”. Tôi nói thêm câu nữa, nó cáu. Bình thường thì tôi rất bực nhưng tôi đã biết dừng lại vài giây và nghĩ: Ta chỉ nên thấy nó không muốn mặc thêm. Thế thôi. Mình bảo nó, nhưng nó có nghe hay không là việc của nó. Mình không phóng chiếu thế này, thế kia thì không thấy bực. Sau đó quán chiếu: tuổi này sợ mặc nhiều, không có dáng (chả là mới lớn mà). Lúc nào rảnh việc gặp cháu phân tích về hậu quả của việc mặc không ấm. Thế có phải là ổn không? Hoặc cho nó cảm một lần cho nó chừa, có cảm cũng không chết được. Cái thân giả hợp này có gì mà quan trọng.

Tóm lại, muốn được an lạc là phải hành thiền, nghĩa là phải thấy cảnh mà tâm chẳng loạn.

Cụ thể trong mọi lúc, từng phút giây. Ngay cả trong khi “không giao tiếp”: Làm việc gì ý thức vào việc đó.

Ví dụ: Nhặt rau, thì quán chiếu từng ngọn rau, ngọn non ta lấy, ngọn già bỏ đi, không nghĩ lung tung, không phóng chiếu ra ngoài.

Đi xe trên đường cũng thế. Ta luôn biết đang ngồi trên xe, đang điều khiển nó với tốc độ nhanh, chậm, không nghĩ đến việc khác, cắt mọi vọng tưởng. Như thế vừa an toàn, vừa thoải mái.

Còn “trong khi giao tiếp”, thực hiện nghe mà không nghe. Thí dụ: Chuyện trò với bạn, bạn bảo mình là: “Hồi này, mình thấy cậu lẩm cẩm nặng rồi, học đạo gì mà suốt ngày ở nhà đọc sách rồi làm những gì mà chẳng thấy vác mặt đến nhà người ta”. Ta nghe rõ ràng nhưng không động tâm. Ta chỉ biết đó là âm thanh. Nghe xong, ta phải “bấm tay” một tý cho trấn tĩnh rồi mới nói. Khi nói chỉ dùng lời để thông tin lại thôi, có gì mà bực. Thí dụ: Ta trả lời: “Bạn thấy tôi lẩm cẩm à?”.

Ừ! Quá lẩm cẩm là đằng khác! Phải đi chơi đây chơi đó mới vui chứ?

Tớ thấy không lẩm cẩm. Ở nhà đọc sách mình thấy vui hơn, thích hơn là đi chơi. Kiểu trả lời “thấy thế nào, nói thế ấy” không dính vào nội dung lời người ta nói mà phát khùng lên.

Thí dụ khác: Khi ngồi đọc sách – tiếng hát trong vô tuyến hoặc tiếng cãi nhau bên ngoài hàng xóm… mình có nghe thấy nhưng không kẹt ở đó mà mất tập trung. Tâm mình không động, nếu động vào những cái đó là bị dính rồi (chẳng giải quyết được cái gì).

Vì mình đã nghiệm thấy như thế và làm như thế rồi nên đời sống rất an lạc.

Mình không an lạc (cái gì cũng nghe) là do mình chứ không phải tại người khác. Mình hãy tự tu (từng phút, từng giây), đừng có tâm đi giáo hoá người khác. Mình muốn quan tâm tới họ, mình phải tập tu đã. Tu được tốt tức là quan tâm đến họ, giúp đỡ họ.

Mình cố gắng tu tức là mình cố gắng giúp người khác. Ta phải thực hiện thật tốt khẩu hiệu “Nghe mà không nghe”, “nghe thấy biết như thực” không phóng tâm, phán xét, suy tưởng.

Yếu tố này rất quan trọng (phải tập hàng ngày). Nếu không thực hiện được, mình sẽ loạn động, bất an, nổi sân và khổ đau (khi nghe lời nói khó chịu(. Phải luôn làm chủ sự nghe, không bị lời nói của họ điều khiển. Người ta có quyền nói, nghe hay không là quyền ở mình. Họ chửi là việc của họ, không thèm để ý lời nói của họ, mình không quan tâm.

Bởi vì mọi người cái gì cũng nghe, lọt vào tai rồi, phóng chiếu, suy diễn, đánh giá và áp đặt ý của mình vào câu nói(đã chắc ý mình đã đúng?) nên mới hay bực mình, cãi lộn. Cuộc sống không yên ổn.

Buổi học tiếp tục hấp dẫn…

Vì mọi người vẫn có thói quen sống trong tâm trí (hay phóng chiếu, tưởng tượng, đánh giá…) nên thày phải luyện cho chúng tôi cách ly tâm trí với sự việc, sự vật. Thí dụ:

  1. Thày miêu tả ngôi nhà lửa: Một người ở trong ngôi nhà đang bốc lửa cháy rừng rực. Trên nóc nhà sắt bịt kín, các cửa làm bằng sắt và khoá bên ngoài. Làm thế nào mà ra được?
  2. Người ta nuôi một con ngỗng nhỏ ở trong bình thuỷ tinh. Nó lớn dần, lớn dần đến khi cổ nó vươn dài bằng cổ bình thuỷ tinh. Bây giờ làm thế nào lấy được con ngỗng ra mà không đập vỡ bình?
  3. Thanh kiếm cắm vào trong bao kiếm, bây giờ không được sờ vào mà rút được được thanh kiếm ra khỏi bao?

Thày hỏi cách giải quyết. Mọi người vắt óc ra nghĩ! Tất cả đều chịu. Duy nhất có một người không phụ thuộc vào ngôn ngữ trả lời:

Ví dụ về ngôi nhà lửa: Bác ấy bảo là chuyện vô lý, không cần trả lời.

Thày bảo vẫn trả lời được.

Bác ấy trả lời: “Ngôi nhà ấy đẹp nhỉ?”.

  • Đúng.

Như vậy là bác đó đã tách khỏi ngôn ngữ của họ vừa nói (nghĩa là không bị dính vào ngôn ngữ) bác ấy đã dùng trí tuệ quán chiếu – “như lý tác ý”, bác đã không bị vướng vào tâm trí – bác dẹp và tách tâm trí ra khỏi ngôn ngữ lệ thuộc nên trả lời lảng sang vấn đề khác mà không trả lời trực tiếp vào vấn đề vô lý ấy. Chỉ nói “Ngôi nhà đẹp nhỉ? Hoặc một câu nào khác cũng được. Pháp đó gọi là pháp “nói đông chỉ tây”.

Câu hai cũng trả lời như vậy.

Nhờ pháp này, khi ta thấy người khác “chửi chó, mắng mèo”, ta không nghĩ là họ “chửi xiên, chửi xéo” mình. Ta chỉ “thấy biết như thật”, không suy diễn (tâm trí tách khỏi sự việc) nên không bực tức. Ta hãy dùng “tuệ” mà quán – thấy thế là như thế – Hết phiền não.

Hoặc ta có thể trả lời bằng cách: quán mọi vật và cảnh cũng như con người là huyễn là ảo.

Ta nói: Làm gì có người thật mà ra mới vào. Làm gì có con ngỗng mà lấy ra hay không lấy ra.

Câu 3 cũng thế. Ta có thể hiên ngang rút thanh kiếm ra khỏi bao và đặt thanh kiếm ra chỗ khác. Như thế là chứng minh một cách hùng hồn: Ta không phụ thuộc vào ngôn ngữ. Ta đã tách rời tâm trí và sống với trí tuệ.

Để thành thạo trong cuộc sống hàng ngày, thày tiếp tục luyện cho chúng tôi pháp “nói đông, chỉ tây”.

Muốn thực hành được pháp này, phải hiểu thế nào là Ông chủ. Thày phát tài liệu “Sống với Ông chủ” (do thày biên soạn) cho chúng tôi đọc trước ở nhà.

Ông chủ chính là ta, TA này là chủ thể nhận biết (nó không phải là cái ta đối tượng mà ta vẫn nhận xưa nay). Có thể gọi CTNB là chân tâm (tâm thực chứ không phải là cái tâm sinh diệt mà ta vẫn biết). TÂM này có đặc tính không sinh, không biến hoại, không thay đổi, không rung chuyển, thường hằng, bất biến. Trong đạo Phật, nó còn được gọi với nhiều tên: “PHÁP THÂN, PHẬT TÁNH, TỰ NGÃ, PHẬT…”. Nói ngắn gọn là TÂM (Tâm chân như).

Thày dạy có hai cách nhận biết tâm:

  1. Gián tiếp (thông qua ngôn ngữ) – Giáo
  2. Trực tiếp (chỉ thẳng) – Đốn

Trong chỉ thẳng lại có 2 cách:

  • Qua tướng
  • Qua dụng

Trong chỉ gián tiếp, có hai cách:

  • Qua hành động (thân, khẩu, ý)
  • Qua nhận biết

Nhận biết Ông chủ (TÂM, PHẬT…) bằng cách chỉ thẳng, tức là chỉ trực tiếp (không bao giờ làm được) vì phải thông qua tác dụng của Chân tâm mà biết đến Chân tâm. Cũng như thông qua biết “lá cây rung mà biết tới gió”. Phương pháp nà không cần tới sự trình bày của ngôn ngữ văn tự nên được gọi là chỉ thẳng, chứ không phải là chỉ thẳng thực sự:

Thí dụ: Thày hỏi “Anh là ai?”

Trả lời bằng vỗ tay vài cái.

Hoặc nói: là lá la.

Hoặc tay vẫy vẫy hay đưa một vật lên.

Người hỏi nghe thấy âm thanh hoặc nhìn thấy hành động hoặc vật là do sự sai sử để nhận biết. Đó là Ông chủ, tức là chủ thể nhận biết (chân tâm, Phật tính, Chân như…)

Người hỏi thông qua động tác để thấy Ông chủ.

Người trả lời cũng thông qua tác dụng để đưa Ông chủ ra.

Nhận ra Ông chủ còn thông qua dụng nữa kia.

Thí dụ: Điện là gì? Ta không trả lời bằng ngôn ngữ mà ta bấm công tắc cho đèn sáng hoặc bấm nút quạt cho quạt quay.

Ông chủ (CTNB) nhận biết quạt đang quay, đèn bật sáng.

Hoặc ta thấy lá rung – biết có gió.

Sự nhận biết ấy chính là Ông chủ (TÂM, TỰ NGÃ, PHẬT).

Người hỏi thông qua tướng, thông qua dụng, qua hành động hay qua nhận biết để thấy Ông chủ (người hỏi).

Còn người trả lời: Khi vỗ tay vài cái, hoặc nói là lá la, hay tay vẫy vẫy đưa một vật lên đều có Ông chủ sai sử để ta phát ra âm thanh, để ta đưa tay vẫy vẫy, để ta đưa một vật lên.

Nghe, nói, nhìn, sờ, gãi, nếm… đều có Ông chủ sai sử – đều có sự nhận biết. Thí dụ: lắc đầu. CTNB không lắc mà là đối tượng nhận biết nó lắc. Mắt không nhìn được mắt vì CTNB không nhìn được CTNB. Vì có CTNB nên nhắm mắt lại vẫn thấy màu đen, mở mắt ra vẫn thấy các cảnh.

Nghe cũng thế, lúc nào cũng nghe thấy, kể cả không gõ (tiếng mưa rơi, gió thổi, nói thầm, xe chạy) – tất cả các âm thanh đều có Ông chủ sai sử (CTNB) sai sử nên ta mới nghe, nhìn, ngửi, nếm, sờ được – chỉ có sự nghe, sự thấy, sự biết, không có người nghe, người thấy, người biết. Còn đối tượng nhận biết là: Cái lúc có lúc mất, cái có sinh có diệt, cái có năng, có sở.

Tất cả ba cái kể trên đều là đối tượng. Tôi suy ra “Sự nhận biết (Phật tính)” đó có thể so sánh với không khí, ngay cả kẽ hở bé nhất cũng có không khí. Nó không nhơ, không sạch, không to, không bé, không cao, không thấp… CTNB cũng thế. Phật đâu đâu cũng có.

Bây giờ tôi càng thấy rõ lời giảng của thày Chiểu (khi tôi còn học Phật pháp ở số 7 Thuốc Bắc), thày giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm, thày có nói: Cái tường cũng có Phật, cái tủ cũng có Phật, cái cây, cái nhà… đều có Phật. Trên lý thuyết biết vậy. Bây giờ tôi mới thực sự hiểu kỹ. Khi cúng Phật, ta khấn “Chư Phật mười phương” là như vậy.

Tóm lại, từ vô thỉ đến nay ai cũng sống với Ông chủ (Phật tính) chỉ có điều chưa nhận ra mà thôi.

Ông chủ vẫn thường hằng, bất biến mà ta cứ loay hoay đi tìm T M mà không hay biết.

Sau khi nhận ra Ông chủ, ta phải qua bước thứ hai (thực hành) – Phải luôn sống với Ông chủ. Bước này rất quan trọng cho ta tu hành và giải thoát thân, tâm. Vì thấy Ông chủ không có nghĩa là ta đã biết cách sống với Ông chủ.

  • “Sống với Ông chủ” là thế nào?
  • “Sống với Ông chủ” là sống với sự “Thấy Ông chủ” – lúc nào cũng nhận biết đang sống với Ông chủ, không bị rời Ông chủ.
  • Thí dụ: – Chị đi đến đây bằng gì?
  • Chị đi đến đây bằng xe đạp. (Đấy là sống với Ông chủ – hỏi cái gì, trả lời đúng với cái đó).

Nếu trả lời là: Đáng lẽ chị đi xe máy nhưng vì con chị nó đi chưa về, tức ghê cơ; thế cho nên chị phải đi xe đạp. (Đấy là đã rời Ông chủ – trả lời dài dòng, thừa, không đi vào phần chính câu hỏi)

Bệnh rời Ông chủ, thường xuyên ta mắc phải – vì thế hay nói nhiều, cũng vì thích nói, nói nhiều, hay bị rời Ông chủ. Vấn đề này phải luyện thật nhiều để nói ít và cái gì cũng phải “thấy biết như thật” – không phóng tâm, không bình luận, đánh giá, không khen chê thì giữ được Ông chủ.

Pháp này phải thực hiện cả trong khi tĩnh và trong khi động.

  • Trong tĩnh: “Sống với Ông chủ” thì ta không khởi tác dụng hành, không thấy cảnh nên không bị lôi, không bị ngôn ngữ (là một loại cảnh) lôi kéo. Nếu bị cảnh lôi tức là bị cảnh và ngôn ngữ lường gạt. Tức là do ta thấy cảnh, quên mất Ông chủ; gọi là “bị ăn cỏ”.

Thí dụ thử xem thế nào là “Sống với Ông chủ” trong tĩnh? Ta có đủ áo rét mặc rồi nhưng vì đi cùng bạn, bạn mua một cái áo rét vừa đẹp, vừa rẻ, ta khởi ý muốn mua (rời Ông chủ) nhưng sau, trấn tĩnh lại, không khởi tác dụng hành, không mua nữa vì đã đủ áo rồi. Thế là ta không bị cảnh lôi, ta đã giữ vững được Ông chủ – tức là ta sống trong “Ông chủ”, không bị “ăn cỏ” hoặc thí dụ khác: Nghe người bạn nói có mảnh đất mua rất rẻ, mua để đấy chỉ có lời ra mà tiền không bị mất giá. Ta đi xem, thấy người chủ đất nói năng hợp lý: Có mua chẳng đáng bao nhiêu mà quy hoạch mình có mất cả đâu. Nếu không quy hoạch, ở đây sau này phát triển (nay đã thấy họ mua và đang xây dựng) thì đắt lên bao nhiêu lần. Nếu không hiểu “đây là cỏ non đây”; tất cả cảnh, con người đều là ảo, bỏ vô minh rồi, sao còn tham. Để một đống tiền đấy mà lo vào thân à! Tham rồi. Tưởng cảnh thật à? Thế là quyết định không khởi ý mua nữa. Đó là không bị ngôn ngữ lường gạt, không bị “ăn cỏ” – không bị rời Ông chủ – Ta luôn sống với Ông chủ – TÂM yên.

  • Trong động: Sống với sự làm chủ “các hành động tạo tác”.

Thí dụ: Đi trên đường, ta bị một chiếc xe máy lướt nhanh, chạm vào ta. Ta bị ngã (chỉ đau chứ không làm sao), ta đứng dậy một lát cho đỡ đau, chỉnh lại xe rồi đi. Không khởi lên ý bắt đền, không chửi nhau, không đánh nhau. Như thế là ta đã làm tắt đi ý xấu, ta “giữ được Ông chủ” trong động. Ta suy nghĩ một cách tỉnh giác, không bị nghiệp lôi (mặc dù họ trái, ta phải, thậm chí xe ta bị hỏng (ta cho là do nghiệp mà thôi). Thế là ta đã “sống với Ông chủ” – TÂM yên, người khác (kia) cũng nhờ ta ngộ như vậy họ được yên vui.

Để có thói quen “Sống với Ông chủ” (Phật tính) – đây là điều quan trọng của người tu hành, của việc giải thoát. Cho nên thày dạy chúng tôi pháp “Cho nhau ăn cỏ”. Trong pháp này có 2 phần:

a. “Nói đông, chỉ tây” – còn gọi là một huyền (để tập giữ Ông chủ). Pháp này lúc bắt đầu học, nghe nói với nhau rất buồn cười, người ngoài thấy dở hơi. Thí dụ: – Hôm nay chị đến đây bằng phương tiện gì?

  • Trời rất nóng.

Đúng là “ông nói gà, bà nói vịt”. Nhưng không đâu! Đây là cách “giữ Ông chủ” – luyện cho ta không phụ thuộc vào ngôn ngữ, luôn tỉnh thức, không bị cảnh lôi – Ta luôn sống với Ông chủ.

Khi thạo pháp “nói đông chỉ tây” – một huyền, thầy hỏi: – Ứng dụng pháp này trong cuộc sống thế nào?

  • Tất nhiên “nói đông, chỉ tây” như thế này chỉ ứng dụng đối với những ai đã được học pháp này. Còn cuộc sống bên ngoài mà ứng dụng thế, người ta cho là mình điên, khùng, dở hơi.
  • Dùng trong trường hợp bình thường (trong cuộc sống) mà không điên khùng, không bị gọi là dở hơi được không?
  • Mọi người nghĩ không ra. Thày nói: Dùng pháp này được hợp lý thì rất hay. Thí dụ: Khi ta nghe điều gì không vừa ý mình hoặc khó chịu, không muốn nghe, ta đánh trống lảng. Thí dụ: Chị A nói chuyện với ta, chị ta đang kể xấu chị B: Hồi này nó hay nịnh thủ trưởng lắm, đi hối lộ thủ trưởng rồi… để được nâng lương… Ta không muốn nghe (vì chẳng ảnh hưởng gì đến mình, biết cũng chẳng giải quyết gì) ta dùng cách “Nói đông, chỉ tây” (gọi là một huyền) rất hợp lý: – Con cậu năm nay thi vào trường Đại học nào? Rõ ràng chị A phải trả lời mình. Thế là ta đã rẽ sang được chuyện khác.

Hay liên hệ đến tôi: Một hôm, cả nhà sắp ăn cơm (đã dọn ra rồi), thằng cháu 7 tuổi nghịch, làm vỡ cái phích. Mẹ cháu đánh cháu. Nó khóc ầm lên. Ăn cơm lúc này sẽ không ngon. Tôi áp dụng “Nói đông, chỉ tây” – Hôm nay bà gặp cô giáo cháu, cô bảo Khánh được 10 toán. Đúng không (Tôi biết cháu 10 toán)?

Thế là nó cười ngay: – Đúng! Cô khen cháu ở lớp đấy bà ạ! Nó bị cuốn hút vào câu chuyện, quên khóc. Cả nhà ăn cơm vui vẻ. Đây là cách “giữ Ông chủ” rất chắc. Cảnh không ảnh hưởng đến mình. Cái phích bị vỡ, đã vỡ rồi. Trước mắt mình là làm cho cả nhà ăn cơm ngon. Thế là tôi áp dụng cách “nói đông, chỉ tây” hợp lý đấy chứ? Ai bảo là tôi điên, tôi dở hơi?

Đây cũng là cách tu và hành có lợi cho mọi người nhờ biết cách “Sống với Ông chủ”.

b. Để áp dụng dễ dàng hơn, nói năng bình thường trong mọi trường hợp, thày dạy cách nói hai huyền. Cách nói 2 huyền là trả lời bình thường mà tự mình biết là mình “giữ được Ông chủ” mà người ngoài (không học pháp này) không thấy được là mình đang giữ Ông chủ. Đó là khi ta nói hay trả lời không mang tâm phóng chiếu, phán xét, đánh giá hay liên hệ tưởng tượng gì cả.

Hãy cho thí dụ cụ thể?

Thí dụ: – Em ăn cơm chưa?

  • Ăn rồi.

Người ta hỏi gì, mình trả lời nấy. Người ngoài thì thấy bình thường, nhưng ta thầm hiểu là đang “giữ Ông chủ”.

Còn người không giữ được Ông chủ, để tuột mất Ông chủ sẽ trả lời khi có ai hỏi:

  • Em ăn cơm chưa?
  • Em xỉa răng thế này mà chị không biết hay sao mà còn phải hỏi “ăn cơm chưa” thật là hỏi thừa, vô duyên.

Đó là tuột Ông chủ rồi, còn mang tâm phóng chiếu, phê phán, làm cho người nghe không vui, bực mình. Tu mà còn làm người khác khổ, buồn hay bực thì đã là tu chưa?

Pháp này – “Giữ được Ông chủ” rất cần thiết cho ta tạo nên sự an lạc, thoát khổ. Ta cần nhớ rõ: Trong câu nói nên giản dị, có thế nào biết thế ấy phải “Như lý tác ý” và “Như lý tư duy” – không phán xét, đánh giá, khen chê, tưởng tượng ra cái này, cái kia. Tôi muốn nhấn mạnh lần nữa qua ví dụ sau đây:

  • Chị có biết trộn nộm không?
  • Biết.
  • Chị bảo em cách làm với.

Nói cách làm cho em ấy hiểu. Thế là xong. Nhưng lại đèo thêm một câu: “Thông thường thế, con gái ai chẳng biết làm mà còn phải hỏi” – Thế là đưa ý vào rồi, đánh rơi mất Ông chủ rồi. Pháp này giúp chúng ta tránh làm người khác bực mình, họ không tức, không bực là cả hai đều an lạc, hạnh phúc. Không giữ được Ông chủ, hay phóng chiếu lung tung, tưởng tượng miên man, phán xét, phỏng đoán khiến TÂM chạy loạn lên, có bữa chỉ vì thế mà to tiếng, cãi nhau, đổ vỡ… Nói thì bình thường thế thôi nhưng làm được điều này rất khó nên phải quán thường xuyên và áp dụng từng lời nói, từng việc làm, tuyệt đối không rời Ông chủ, không bị cảnh lôi.

Thày còn nhấn mạnh việc thực hiện pháp này phải nhuần nhuyễn, luôn luôn lưu xuất thành thạo để tiến tới “Bảo nhậm Ông chủ”. Đạt tới trình độ bảo nhậm Ông chủ là cũng khá rồi.

Thày cho lịch luyện tập pháp này và tiếp tục giao bài tập để luyện cho chúng tôi. Vì trong cuộc sống có rất nhiều loại cỏ mà “cỏ non” là đằng khác. Có cỏ “rất non”, rất tinh tế, ta không cảnh giác là ta “ăn cỏ” mà không biết là mình đang ăn cỏ. Do đó, hàng ngày tiếp cận với ai ta cũng phải theo dõi các loại cỏ để tránh không ăn. Liễu ngộ được là ta đã luôn “sống với Ông chủ”. Để khỏi rơi mất Ông chủ, ta phải bảo nhậm “chỗ thấy Ông chủ” tức là vậy, là luôn luôn thấy được cỏ (dù rất tinh vi) ta không bị ăn cỏ.

Không bị ăn cỏ việc chứng ngộ TÂM KHÔNG chắc chắn sẽ xảy ra. Việc này là chìa khoá để dẫn ta tới chỗ hiểu được giáo lý đạo Phật một cách chính xác. Cụ thể là giúp cho ta sự an lạc, có cuộc sống vui vẻ, thảnh thơi.

Khi trả lời câu hỏi của thày đặt ra, tôi đã mấy lần trả lời chưa đúng. Từ đó về đào sâu suy nghĩ và tìm cách thực hành thì thày mới công nhận. Đến nay, tôi đã hiểu cách giữ Ông chủ và sống với Ông chủ quả thật là sung sướng, an lạc, không những đem niềm vui cho cá nhân tôi mà còn cho con, cháu và mọi người xung quanh nữa.

Cuối đợt học này, thày yêu cầu mọi người tìm cách giấu Ông chủ. Có người một tuần đã trả lời được, có người 2 tháng, có người hơn 1 năm. Riêng tôi, lần đầu chưa đạt. Lần thứ 2, tôi nghĩ: Ông chủ luôn luôn hiển lộ qua cuộc sống hàng ngày, ở đâu mà chẳng thấy Ông chủ, chỗ nào mà chẳng có Ông chủ. Ông chủ ví như mặt biển bao la, những đợt sóng nhô lên, nhô lên là sự hiển lộ Ông chủ, sóng tan lại trở về mặt biển. Vậy Ông chủ thường hằng, bất biến khác gì với không khí, chỉ có điều bây giờ ta mới biết mà thôi. Đâu đâu cũng có Ông chủ thì còn “giấu” cái gì? Vậy thày cho “Giấu Ông chủ” chỉ là “mẹo” của thày thôi. Ấy thế mà bao đêm tôi mất ngủ để giải đáp bài tập này. Khi tìm được cách lý giải tôi tưởng chừng như được thành Phật vì biết tất cả đều là không, thấy được như vậy lòng nhẹ nhàng, sung sướng. Giá như ai chửi thẳng vào mặt tôi, tôi cũng chẳng động. Giá như người mà tôi ghét nhất, coi thường nhất bảo tôi quỳ xuống “lạy” họ, tôi cũng quỳ được. Tôi đã rõ biết điều này, sao tôi sung sướng quá. Tôi reo lên với các con, các cháu: “Bà đã ngộ rồi”. Cháu ngoại bé nhất nhà hỏi: “Bà ngộ ra cái gì hở bà?”. Bà ngộ ra là: “Không có bà cũng không có cháu, tất cả đều không hết thì còn lo gì, nghĩ gì nữa, làm gì có ai mà đánh giá với chê với khen nữa. Bây giờ bà buông hết, chẳng còn gì mà buồn cả.

  • Thế ngộ là gì hả bà?
  • Ngộ là “hiểu” cháu ạ. Cũng như cháu hiểu cách giải bài toán và giả được bài toán khó mà mọi người chưa giải ra được. Hiểu và rõ biết sự thực của bà là sung sướng lắm. (tôi phấn khởi nên nói vậy thôi).

Bây giờ việc thấy, biết Ông chủ cũng buông nốt. Buông sở đắc không cần phải gò tâm bảo nhậm Ông chủ nữa. Sự thấy biết Ông chủ cũng không còn. Mọi hoạt động của ta lúc này rất thoải mái mà vẫn không xa Ông chủ. Ta không còn 2 tâm nữa. Tới chỗ này tu và không tu như nhau. Kết quả là ta đã chứng ngộ được “Tổ sư thiền” và có cuộc sống an lạc, tự tại.

Đây là những điều tôi nhận biết và hiểu được qua hơn 2 tháng tôi được học thày. Sự nhận biết này thấy sung sướng rồi, chúng tôi phải luyện tập rất nhiều, rất lâu nữa mới mong đạt được cách “sống với Ông chủ”. Đến đây cũng chưa được giải thoát đâu, mới “ngộ” ra thôi. Áp dụng trong cuộc sống mới là khó. Chúng tôi còn phải học rất nhiều, rất nhiều nữa. Phải cố gắng thực hiện bài học này vào từng phút trong cuộc sống hàng ngày.

Hoàn thành ngày 2-1-2003
Nguyễn Thị Quy
(hiệu diệu TỪ QUANG)

Ấn chia sẻ, nếu bạn thấy bài viết này hữu ích cho ai đó đang cần!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Bài viết mới đăng

CẬP NHẬT THÔNG TIN VÀ CÁC KHOÁ HỌC THIỀN VIỆT NAM

Đăng kí nhận thông tin mới

DMCA.com Protection Status
Mục lục