Một số nhận thức sai lầm về Thiền

Anh Bình thân mến!

Tôi có nhờ Mai gởi cho anh một lá thư, không biết anh đã nhận được chưa? Nay tôi viết tiếp cho anh lá thơ này, để nói với anh một số vấn đề.

Theo tôi hiểu thì sự tu tập là rèn luyện “cách nhìn Như Thị”, luôn luôn phải sống trong “cách nhìn Như Thị”.

  • Khi nghe mọi âm thanh, lời nói, vvv.. thì phải nghe “Như Thị”
  • Khi nhìn mọi hình ảnh màu sắc, chữ viết, …. thì phải nhìn trong “Như Thị”.
  • Khi ngửi mọi mùi hương thì phải ngửi trong “Như Thị”
  • Khi nếm mọi vị thì phải nếm trong “Như Thị”
  • Khi thân cảm nhận mọi xúc chạm, trạng thái cảm xúc, cảm giác,… thì phải cảm nhận trong “Như Thị”
  • Khi ý khởi biết mọi pháp thì phải biết trong “Như Thị”.

Mà:

  • Khi nghe trong “Như Thị”, thì không nghe!
  • Khi nói trong “Như Thị”, thì không nói!
  • Khi ngửi trong “Như Thị”, thì không ngửi!
  • Khi nếm trong “Như Thị”, thì không nếm!
  • Khi cảm giác trong “Như Thị”, thì không cảm giác!
  • Khi biết trong “Như Thị”, thì không biết!
  • Khi nói trong “Như Thị”, thì không nói!
  • Khi đi, đứng, nằm, ngồi, trong “Như Thị”, thì không đi, đứng, nằm, ngồi !

Nghĩa đó anh đã thấu suốt chưa?

Ở đây tôi xin lấy ví dụ để minh họa. Trong cuốn “Đối thoại” (Nhớ gì, con người là tổng hợp các quy luật ……….), trang 9 có đoạn:

“Đức Phật: Câu hỏi của con thể hiện như tính phức tạp của quy luật, nên ta không phải trả lời nữa

Ở đây “Đức Phật” trả lời nhưng “không nói”, đó là nghĩa nói trong như thị. Sự trả lời đó không nằm trong phạm vi của ngôn từ.

Nếu người nghe “không nghe” (mà nghe rất rõ từng câu một) thấy Phật nói, đó là nghe trong “Như Thị”. Người đó sẽ thấy Phật không nói, không chạy theo ngôn ngữ, không chạy theo nội dung câu nói của “Đức Phật”, và thấy được chỗ trả lời của Phật trong “Câu hỏi của con thể hiện như tính phức tạp của quy luật, nên ta không phải trả lời nữa” .

Nếu người nghe “có nghe” thấy “Đức Phật” nói, nghĩa là không nghe trong “Như Thị”, mà nghe trong “Giác Quan”. Người đó sẽ thấy “Đức Phật” có nói, không chạy theo ngữ nghĩa của danh tự, truy tìm câu trả lời của “Đức Phật” trong ý nghĩa của câu: “Câu hỏi của con thể hiện như tính phức tạp của quy luật, nên ta không phải trả lời nữa”.

Ví dụ:
   “Nguyễn hoàng Lan: Câu trả lời của người là: “quy luật rất phức tạp ạ!

ở đây cô Lan hiểu câu: “Câu hỏi của con thể hiện như tính phức tạp của quy luật, nên ta không phải trả lời nữa” của “Đức Phật”, trong sự truy tìm ý nghĩa của ngôn từ, nên không thể thấy câu trả lời đích thực của “Đức Phật”. Đó là nghe “không Như Thị”, chạy theo “Giác Quan”.

Nếu sống trong nhận thức “Như Thị”, thì không chạy theo biểu hiện của giác quan, không chạy theo các hình tướng hư vọng bên ngoài, mà thấy Phật, trở về với Phật, với Chân lý.

Còn nếu chạy theo biểu hiện của các giác quan, chạy theo hình tướng hư vọng bên ngoài, thì đó là sống trong nhận thức “không Như Thị”. Khi đó sẽ không thấy Phật, không trở về với Phật, với Chân lý.

Anh Bình ạ!

Cùng một câu nói, câu viết như nhau. Ví dụ: “Nhà ngươi ngã còn lớn lắm! mà ngã còn lớn thì đâu phải là chân lý!” (Đối thoại – Tính mục đích, phá chấp danh, tr 67). Nhưng nói hoặc viết trong những tâm thái khác nhau, nên người nói hoặc viết cũng khác nhau.

Các vị Thánh nói hoặc viết trong “Như thị”, nên không nói, không viết. Kẻ phàm phu nói hoặc viết trong sự theo đuổi các giác quan nên có nói. Nhưng điều này (Trong Như thị hay theo đuổi các giác quan) chỉ có người nói, người viết đó tự biết mà thôi. Người ngòai không thể biết được (Kinh sách gọi là nóng lạnh tự biết).

Người nói thì như vậy, còn người nghe, người đọc thì sao?

Nếu người nghe, người đọc trong “Như thị” thì không nghe, không đọc (không theo đuổi các giác quan, không thấy không biết (mà nghe rất rõ, đọc rất rõ, thấy rất rõ, biết rất rõ). Do đó không có tâm phân biệt, nên không thấy có Phật và chúng sanh. Không có thấy Phật đang thuyết pháp và chúng sanh đang nói chuyện. Đây chính là tâm bình đẳng mà người tu cần phải có. Phật và Chúng sanh chỉ là sản phẩm của nhận thức giác quan, của kẻ phàm phu sống trong cách nhìn tương đối theo biểu hiện của giác quan mà thôi.

Nếu người nghe, người đọc trong “không Như thị” thì có nghe, có đọc, có thấy, có biết (trong sự theo đuổi nhận biết biểu hiện của các giác quan). Do đó có tâm phân biệt, nên thấy có Phật và chúng sanh. Thấy có Phật đang thuyết pháp và chúng sanh đang nói chuyện. Đây chính là tâm không bình đẳng mà người tu cần phải tránh. Người này căn cứ vào đâu để phân biệt? Chẳng có căn cứ vào đâu được cả (Vì người này nói, viết; là nói, viết trong trong Như thị, hay trong sự theo đuổi các giác quan, chỉ có người ấy tự biết, người khác không thể biết được), chỉ hòan tòan phụ thuộc vào lòng tin mà thôi. Lòng tin này là pháp tương đối, là sản phẩm của nhận biết giác quan theo biểu hiện, là sản phẩm của sự ngã mạn. Với những người nào, người đó tin là Phật, là Thánh thì mọi lời nói của họ đều là chân lý, đều là thuyết pháp. Với những người khác, người đó tin là chúng sanh, là phàm phu, thì lời nói của họ sai, có tâm tranh đấu, hơn thua, ngã mạn….nên coi thường.

Tôi có làm một bài kệ hiển bày lý này như sau:

Luận đạo và luận đời

“Không nói”, “không nghe”, là luận đạo.
“Có nói”, “có nghe”, ấy luận đời.
“Có” và “không” tuy hai mà một.
“Đạo” và “đời”, vốn chẳng rời nhau.

Kẻ chưa biết luận “đạo”, ra “đời”.
Người đã biết luận “đời”, thành “đạo”.
“Luận đời”, “luận đạo”, nào có khác.
Chỉ do tâm phân biệt mà ra.

Ngay lời nói, mà ta không nói,
Chẳng lìa nghe, ta vẫn không nghe.
Trong một câu, sắn có “hai huyền”,
Điều ảo diệu, kẻ ngu sao biết.

Nói mà không nói, nói gì vậy?
Nghe mà không nghe, nghe điều chi?
Người nói không! người nghe chẳng có!
ở đâu ra cái việc đạo đời.

Tôi vốn là anh, mình là một,
Anh vốn là tôi, thể vẫn đồng.
Cả hai ta, và cả thế gian,
Rốt ráo vốn là không gì khác.

Lý là vậy, có gì xa lạ.
Nhưng chớ nhầm tri giải mà nguy.
Nếu đã thực nhận ra điều đó,
Còn sanh tâm phân biệt hay sao?

Đó! Những điều người tu nên biết,
Để không phân việc đạo, việc đời.
Hãy an trú trong tâm tĩnh lặng,
Mặc tình cho pháp tự xuất lưu.

Anh Bình ạ! Cùng một câu nói, câu viết như nhau. Ví dụ: “Nhà ngươi ngã còn lớn lắm! mà ngã còn lớn thì đâu phải là chân lý” (Đối Thoại – tính mục đích, phá chấp danh, tr 67). Nhưng nói hoặc viết trong những tâm thái khác nhau, nên người nói hoặc viết cũng khác nhau.

Các vị Thánh nói hoặc viết trong “Như Thị”, nên không nói, không viết.

Kẻ phàm phu nói hoặc viết trong sự theo đuổi các giác quan nên có nói.

Nhưng điều này (trong Như Thị hay theo đuổi các giác quan) chỉ có người nói, người viết đó tự biết mà thôi. Người ngoài không thể biết được (Trong Kinh sách gọi là nóng lạnh tự biết)

(Còn nữa)

Ấn chia sẻ, nếu bạn thấy bài viết này hữu ích cho ai đó đang cần!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Bài viết mới đăng

CẬP NHẬT THÔNG TIN VÀ CÁC KHOÁ HỌC THIỀN VIỆT NAM

Đăng kí nhận thông tin mới

DMCA.com Protection Status