Không nói, không nghe, là luận đạo. Có nói, có nghe, ấy luận đời. Có và không tuy hai mà một. (1) Ðạo và đời, vốn chẳng rời nhau. (2) Kẻ chưa biết luận đạo, ra đời. Người đã biết luận đời, thành đạo. Luận đời, luận đạo, nào có khác. Chỉ do tâm phân biệt mà ra. Ngay lời nói, mà ta không nói, Chẳng lìa nghe, ta vẫn không nghe. Trong một câu, sắn có hai huyền, Ðiều ảo diệu, kẻ ngu sao biết. Nói mà không nói, nói gì vậy? Nghe mà không nghe, nghe điều chi? Người nói không! người nghe chẳng có! ở đâu ra cái việc đạo đời. Tôi vốn là anh, mình là một, Anh vốn là tôi, thể vẫn đồng. Cả hai ta, và cả thế gian, Rốt ráo vốn là không gì khác. Lý là vậy, có gì xa lạ. Nhưng chớ nhầm tri giải mà nguy. Nếu đã thực nhận ra điều đó, Còn sanh tâm phân biệt hay sao? Ðó! Những điều người tu nên biết, Ðể không phân việc đạo, việc đời. Hãy an trú trong tâm tĩnh lặng, Mặc tình cho pháp tự xuất lưu. Viết tại quán cơm chay thiên nhiên ở Bãi rác Thành công - Hà nội, tháng 8-2000- kỷ niệm nhân duyên gặp anh Tứ (Quảng nam)
Bài thơ: Luận Đạo & Luận đời
Bài viết mới đăng
- Chia sẻ một số bài kinh có liên quan đến pháp hành của sư Minh Tuệ
- Tổng hợp bài kinh liên quan về hiện tượng sư Minh Tuệ (Phần 3)
- Tổng hợp bài kinh liên quan về hiện tượng sư Minh Tuệ (Phần 2)
- Tổng hợp bài kinh liên quan về hiện tượng sư Minh Tuệ (Phần 1)
- Bàn về tâm linh – tác giả Nguyễn Đức Quý
- THIỀN HỌC ĐẠI CƯƠNG
CẬP NHẬT THÔNG TIN VÀ CÁC KHOÁ HỌC THIỀN VIỆT NAM
Để lại một bình luận