Giới Thiệu Thiền Trí Tuệ, Thiền trong khi đang tư duy, suy nghĩ giải quyết vấn đề

A. GIỚI THIỆU VỀ THIỀN TUỆ

✓ Nếu bạn là người không có nhiều thời gian để thực hành thiền định.
✓ Nếu bạn muốn có được an lạc một cách nhanh chóng, không cần mất nhiều thời gian để tập luyện.
✓ Nếu bạn muốn sự an lạc sẽ ở mãi bên mình, chứ không bị mất đi khi rời phòng tập.
✓ Nếu bạn muốn chỉ thực hành thiền một lần, nhưng sẽ hưởng thụ kết quả mãi mãi.
✓ Nếu bạn muốn đạt đến an lạc bằng trí tuệ, chứ không phải bằng thiền định.
✓ Nếu bạn muốn có được sự minh mẫn, sáng suốt trong mọi hoàn cảnh.
✓ Nếu bạn muốn có được sự say mê với bất cứ công việc nào, trong bất cứ điều kiện nào.
✓ Nếu bạn muốn thoát khỏi sự trì trệ của bản thân trong công việc cũng như cuộc sống.
✓ Nếu bạn muốn làm chủ bản thân mình trong bất cứ hoàn cảnh, điều kiện nào.
✓ …..
Thiền tuệ chính là giải pháp đáp ứng được những mong muốn nói trên của bạn.
✓ Thiền tuệ sẽ giúp bạn thực hành thiền định mà không tốn quá nhiều thời gian.
✓ Thiền tuệ sẽ giúp bạn có được an lạc một cách nhanh chóng, không cần mất nhiều thời gian để tập luyện.
✓ Thiền tuệ sẽ giúp bạn có sự an lạc sẽ ở mãi bên mình, chứ không bị mất đi khi rời phòng tập.
✓ Thiền tuệ sẽ giúp cho sự an lạc sẽ ở mãi bên bạn, chứ không bị mất đi khi rời phòng tập
✓ Thiền tuệ sẽ giúp bạn chỉ thực hành thiền một lần, nhưng sẽ hưởng thụ kết quả mãi mãi.
✓ Thiền tuệ sẽ giúp bạn đạt đến an lạc bằng trí tuệ, chứ không phải bằng thiền định.
✓ Thiền tuệ sẽ giúp bạn có được sự minh mẫn, sáng suốt trong mọi hoàn cảnh.
✓ Thiền tuệ sẽ giúp bạn có được sự say mê với bất cứ công việc nào, trong bất cứ điều kiện nào.
✓ Thiền tuệ sẽ giúp bạn thoát khỏi sự trì trệ của bản thân trong công việc cũng như cuộc sống.
✓ Thiền tuệ sẽ giúp bạn làm chủ bản thân mình trong bất cứ hoàn cảnh, điều kiện nào.
✓ …….

I. Khái niệm về Thiền

1. Thiền là gì?

Thiền thực ra là cách nói tắt của 2 từ Thiền na, vốn là phiên âm tiếng Việt của chữ Dhyana trong tiếng Sanskrit. Nó có nghiã là dòng chảy của tâm trí (Flow), tương tự với chữ Jhāna trong tiếng Pali. Dhyana hay Flow phát sinh, khi có sự hợp nhất (Yoga) giữa thân, tâm và trí. Như vậy, về nguyên nghiã thì các thuật ngữ Thiền, Flow hay Yoga là đồng nghĩa với nhau.

Ở trên là ý nghĩa nguyên thủy của Thuật ngữ Thiền. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển của mình, ý nghĩa của thuật ngữ Thiền đã được mở rộng thành những hoạt động để đạt đến trạng thái Flow (hay Yoga). Do vậy, ý nghĩa mở rộng của Thiền là: Chánh niệm. Chánh niệm là cái nguyên nhân cần phải có để đạt tới kết qủa là trạng thái Flow. Và khi thực hành chánh niệm thì chưa chắc ta đã đạt được trạng thái Flow. Điều này có nghiã là trong Chánh niệm, chưa chắc đã có Flow. Nhưng trong Flow luôn luôn có Chánh niệm (1) ..

Trong nghĩa thứ nhất hay nguyên nghĩa, thì Thiền là kết quả của việc thực hành Chánh niệm.

Trong nghĩa thứ hai, hay nghĩa mở rộng, thì Thiền chính là Chánh niệm.

Lưu ý: Trong Thiền không có sự nỗ lực của ý chí, không có sự ức chế.

1. Có một sự khác biệt rất lớn giữa Chánh niệm khi ở trong Flow và Chánh niệm ngoài Flow. Sự khác biệt đó là: Chánh niệm khi ở trong Flow là Chánh niệm tự nhiên, không cần phải tác ý để có nó, thuộc về kết quả. Còn Chánh niệm ngoài Flow là Chánh niệm cần phải có sự tác ý duy trì mới có, thuộc về nguyên nhân.

2. Phân biệt sự khác nhau giữa các loại thiền

Thiền có nhiều loại, nhưng ta có thể phân làm 2 loại chính là Thiền vắng lặng (Meditation) và Thiền tuệ.

Thiền vắng lặng, như tên gọi của nó, hướng người tập đến sự vắng lặng của tâm trí, ngưng suy tư, ngừng tưởng tượng…..mang lại cho người tập một cảm giác thoải mái, dễ chịu và tập trung, giúp đánh tan stress ngay lúc đang tập. Nhưng sau khi trở về với công việc thì họ sẽ lại tiếp tục bị stress trở lại, và lại tiếp tục tìm đến Thiền vắng lặng để giải tỏa nó. Thiền vắng lặng không cho phép ta nhớ về quá khứ, dự đoán tương lai, lập kế hoạch hành động, giải quyết vấn đề…

Còn Thiền Tuệ thì không hướng đến sự vắng lặng của Tâm trí, mà hướng đến sự vắng lặng của “CÁI TÔI”, hay nói cách khác là hướng đến sự vắng lặng của “Hình ảnh bản thân”. Trong Thiền Tuệ không có sự dừng lại của suy tư, tưởng tượng….mà là suy tư, tưởng tưởng một cách chủ động. Do vậy, trong Thiền Tuệ ta vẫn có thể nhớ về quá khứ, dự đoán tương lai, lập kế hoạch hành động, giải quyết các vấn đề ….

II. Thiền vắng lặng

1. Giới hạn của Thiền vắng lặng

Trên thế giới hiện nay, rất nhiều người lầm tưởng về công năng của Thiền vắng lặng. Họ cứ nghĩ rằng, thực hành Thiền vắng lặng tốt sẽ phát sinh trí tuệ. Đây là một sự ngộ nhận rất lớn. Thực ra thì trí tuệ là thứ đã có sẵn, chứ không phải chờ thực hành Thiền, mới làm phát sinh trí tuệ. Ở đây, họ có một sự lầm lẫn giữa trí tuệ, vốn là khả năng làm phát sinh nhận thức, với chính nhận thức được phát sinh nhờ trí tuệ.

Chính vì vậy, có rất nhiều người lao vào thực hành Thiền vắng lặng một cách miệt mài trong nhiều thời gian, với mong muốn làm phát sinh trí tuệ, để có được một cuộc sống không stress. Điều này sẽ không bao giờ xảy ra, vì họ đã đi sai đường. Cái kết quả lớn nhất mà Thiền vắng lặng có thể mang lại cho người tập là trạng thái vắng lặng của Tâm định (samàdhi). Đây là kết quả của sự tập luyện mang lại. Nó sẽ nhanh chóng bị mất đi, khi người hành giả xả thiền để trở về với cuộc sống hàng ngày, để rồi bị stress trở lại.

Dưới đây là những lời chia sẻ về vấn đề này, của Thiền sư Phra Àcariya Thoon Khippapanno:

Trích: Thoát dòng trần tục
https://www.budsas.org/uni/u-ngan/thoatdong.htm

Và Thiền sư Ajahn Chah:

Ghi chú:

Ajahn Chah sinh năm 1918 trong một ngôi làng phía Bắc Thái Lan. Ngài xuất gia sa di từ lúc còn nhỏ và trở thành một vị tỳ khưu năm hai mươi tuổi. Ngài theo truyền thống hành đầu đà của các sơn tăng trong nhiều năm; hằng ngày mang bát xin ăn, chuyên tâm hành thiền và đi khắp nơi để truyền bá giáo pháp.

Ajahn Chah hành thiền dưới sự chỉ dẫn của nhiều thiền sư danh tiếng trong đó có ngài Ajahn Mun, một vị thiền sư nổi danh và được kính trọng vào thời bấy giờ. Ajahn Chahđã chịu nhiều ảnh hưởng của ngài Ajahn Mun. Ajahn Chah là một thiền sư tuyệt diệu, Ngài đã dạy đạo một cách trực tiếp, rõ ràng, và tận tụy chia xẻ sự chứng nghiệm giáo pháp của mình cho những người đến sau. Lời dạy của Ngài thật đơn giản: “Hãy để sự vật tự nhiên, đừng dính mắc. Hãy xã bỏ tất cả. Sự vật thế nào hãy để y như vậy”. Ngài Ajahn Chah viên tịch vào ngày 16 tháng Giêng, 1992 ở Wat Ba Pong, tỉnh Ubon Ratachani, Thái Lan.

2. Thiền định (Samatha)

Thiền định hay Thiền chỉ (Samatha) là loại Thiền tập trung vào một đối tượng, nhằm đạt tới sự nhất tâm. Ví dụ nhìn vào 1 điểm, tập trung vào hơi thở,… Khi sự nhất tâm xuất hiện thì chỉ còn duy nhất một đối tượng đó mà thôi, ngoài ra không còn gì khác.

Với người mới thực hành Thiền định, khả năng duy trì sự tập trung trên một đối tượng chưa cao, thường hay bị những suy nghĩ lăng xăng nổi lên và quấy rối. Nếu càng tập lâu, thì mức độ tập trung sẽ càng gia tăng và những dòng tư tưởng lăng xăng sẽ càng giảm đi. Khi dòng tư tưởng chấm dứt thì đó là lúc Nhập định (samàdhi). Đặc điểm của Thiền định là hướng đến sự vắng lặng của các tư tưởng.

Đây là môn thiền được sử dụng phổ biến nhất cả trong và ngoài đạo Phật. Kỹ thuật thực hành nó tương đối đơn giản. Nhưng để đạt được kết quả, ta phải bỏ ra rất nhiều thời gian để luyện tập. Việc thực hành Thiền định sẽ giúp ta nâng cao sức tập trung (Định lực), nhưng nó không giúp cho ta phát huy được trí tuệ sẵn có của mình trong lúc hành thiền.

3. Thiền quán (Vipassana)

Pháp hành Thiền quán Vipassana gồm có 4 khu vực quán niệm là quán thân, quán thọ, quán tâm và quán pháp. Trong đó 3 khu vực quán niệm đầu: quán thân, quán thọ, quán tâm thuộc về Thiền vắng lặng. Trong pháp Thiền này, người quan sát và đối tượng được tách ra làm hai, chứ không nhập lại làm một như Thiền định. Đối tượng quan sát trong thiền quán là đối tượng thay đổi chứ không phải là một đối tượng duy nhất. Khác với Thiền định chỉ có thể được thực hành trong một oai nghi là “Ngồi Thiền”, Thiền quán có thể được thực hiện trong cả 4 oai nghi: đi đứng, nằm, ngồi. Đối tượng của Thiền quán cũng rộng hơn. Nó bao gồm cả các đối tượng hình thể, thân thể lẫn cảm giác, cảm xúc cho đến tâm trạng, hành vi, suy nghĩ, tầm cầu….

So với Thiền định, thì kỹ thuật của Thiền quán phức tạp hơn và cũng khó nắm bắt hơn. Nhưng nó mang lại sự hiệu quả cao hơn rất nhiều so với Thiền định.

Bài kinh hướng dẫn chi tiết nhất về Thiền quán của Đức Phật là Kinh Đại niệm xứ thuộc Trường Bộ Kinh

Quán thân là pháp quán thuộc về thân. Quán thân tức là biết rõ về thân trong hiện tại. Đa số mọi người biết đến quán thân qua pháp quán hơi thở. Tuy nhiên ngoài quán hơi thở, chúng ta còn có thể quán các cảm giác trong thân, ngoài thân, hay các hành động, cử động…. khi chúng đang hiện khởi. Ví dụ quán các hành động của thân như sau:

“Khi bước tới, bước lui, biết rõ việc mình đang làm. Khi ngó tới, ngó lui, biết rõ việc mình đang làm. Khi co tay khi duỗi tay biết rõ việc mình đang làm. Khi mang áo Sanghàti (Tăng-già-lê), mang bát, mang y, biết rõ việc mình đang làm. Khi ăn, uống, nhai, nếm, biết rõ việc mình đang làm. Khi đi đại tiện, tiểu tiện, biết rõ việc mình đang làm. Khi đi, đứng, ngồi, nằm, biết rõ việc mình đang làm .”

Quán thọ là biết rõ về tâm trạng của bản thân trong hiện tại. Có 3 tâm trạng là khó chịu (Khổ thọ), dễ chịu (lạc thọ) và bình thường, không khó chịu cũng không dễ chịu (bất khổ, bất lạc thọ). Quán thọ là việc nhận biết rõ trạng thái hiện tại: dễ chịu, hay khó chịu, hay bình thường và duy trì sự nhận biết đó.

Quán thọ và Quán thân cũng hướng đến sự vắng lặng của tư tưởng. Nhưng kết quả của chúng không phải là Nhập định (samàdhi) mà là Chập định* (Kanika samadhi) hay Sát na định.

Quán tâm là pháp quán thứ ba trong Thiền quán. Khác với Thiền định là phải ngừng tư tưởng, trong Quán tâm không cần phải ngừng tư tưởng. Các dòng tư tưởng có thể vẫn xuất hiện, nhiệm vụ của người tập là phải nhận biết được chúng khi chúng xuất hiện, tồn tại và biến mất. Sự vắng lặng trong quán tâm không phải là sự vắng lặng của các dòng tư tưởng mà là sự vắng lặng của các “ý niệm”.

* Hành giả thiền Chỉ Samatha có thể giữ tâm Cận định an trụ trên đối tượng hết giờ này đến giờ nọ đi nữa, đối tượng thiền vẫn chỉ là một vật hoặc ‘tướng’ duy nhất, không hề thay đỗi. Trong khi đó, đối với hành giả thiền Quán Vipassana, tâm Chập định vẫn an trụ trên đối tượng trong một thời gian dài, nhưng đối tượng của Chập định thay đỗi, có lúc là hơi thở, có lúc là ý nghĩ và có lúc là cảm giác trên thân. Tâm Chập định tự động bắt lấy và an trụ trên những đối tượng khác nhau trong những thời khắc khác nhau.
(Trích Tâm định và Thiền quán, Thiền Sư U Silananda, https://www.budsas.org/uni/u-vbud/vbthn075.htm )

4. Thiền chủ động

Về bản chất, Thiền chủ động là một loại Thiền quán. Như tên gọi của nó, Thiền chủ động thiên về việc điều khiển, dẫn dắt các hoạt động của bản thân thay vì quan sát như Thiền quán. Trong Thiền chủ động sẽ xuất hiện sự quan sát (quán) một cách tự nhiên và không có chủ ý. Trong lịch sử, Thiền chủ động thường được thực hành trong Thiền Tông Trung Hoa và nó không được nhắc tới trong hệ phái Nam Tông (là hệ phái chuyên về Thiền Vipassana). Cả Thiền chủ động và Thiền quán đều hướng về Chánh niệm. Tuy nhiên Niệm có 2 loại là Niệm quan sát và Niệm hành động. Thiền quán (Vipassana) chủ về Niệm quan sát, còn Thiền chủ động lại chủ về Niệm hành động. Do đặc tính chủ về hành động, cho nên Thiền chủ động rất phù hợp cho việc thực hành thiền trong các hoạt động. Nó là nền tảng của Thiền trong võ thuật, dưỡng sinh…..

Chúng ta có thể hiểu về Thiền Chủ động giống như là khi những người đua xe đang lái môt chiếc xe đua trên đường. Khi đó, người và xe hợp nhất, nhưng người vẫn là người, xe vẫn là xe. Hoạt động của xe là chạy trên đường theo sự điều khiển của người đua xe. Còn hoạt động của người đua xe là điều khiến chiếc xe chạy qua các hoạt động: giữ tay lái, lên xuống ga, đạp thắng (phanh)…. Ở đây, mỗi con người có thể chia ra làm hai phần là phần thể xác và phần tâm hồn. Phần thể xác giống như chiếc xe, còn phần tâm hồn giống như người đua xe. Phần tâm hồn sẽ điều khiển phần thể xác, giống như là người đua xa điều khiển chiếc xe. Còn phần thể xác sẽ hoạt động theo sự điều khiển của phần tâm hồn. Bản thân phần tâm hồn lại có thể chia thành 2 phần: phần chủ động và phần bị động (Phần bị động cũng là phần nhận biết được, cảm nhận được…). Phần bị động giống như chiếc xe, còn phần chủ động giống như người đua xe. Phần chủ động sẽ điều khiển phần phần bị động, giống như là người đua xa điều khiển chiếc xe. Còn phần phần bị động sẽ hoạt động theo sự điều khiển của phần chủ động.

5. Thiền đối tr

Khi bị stress, thường người ta nghĩ ngay đến Thiền, như là một liệu pháp để giải tỏa stress. Cái Thiền giúp giải tỏa stress đó, là Thiền đối trị. Do mục đích là giúp người tập giải tỏa stress ngày lúc đó, mà Thiền đối trị thiên về mượn ngoại cảnh bên ngoài, chứ không nâng cao nội lực bên trong của người tập, cho nên nó đòi hỏi ngoại cảnh phải giúp làm dịu tâm trí. Phòng tập phải bố trí nơi yên tĩnh, phối hợp với mùi hương và âm nhạc càng tốt để dễ đưa người tập vào trạng thái thư giãn, yên tĩnh.

Thiền đối trị không có một kỹ thuật riêng biệt, mà nó sử dụng tất cả các kỹ thuật Thiền khác nhau như Thiền định, Thiền quán, Thiền buông thư….

Sự khác nhau nằm ở chỗ:

a. Đối với các loại Thiền khác, thì Thiền là hành động cuả chủ thể nhằm đạt Định, rồi từ Định phát huy Trí Tuệ để hướng tới một cộng sống không stress. Do vậy trong các loại Thiền này, người thực hành Thiền đóng vai trò trung tâm, quyết định đối với kết quả đạt được, sự nỗ lực cá nhân được đề cao.

b. Thiền đối trị lại khác. Ở đây, Thiền đóng vai trò như một công cụ giúp giải tỏa stress. Trong Thiền đối trị, người thực hành Thiền đóng vai trò phụ thuộc đối với kết quả đạt được, sự nỗ lực cá nhân không được đề cao. Mà người dạy và hoàn cảnh, điều kiện bên ngoài đóng vai trò trung tâm, quyết định đối với kết quả đạt được.

III. Thiền Tuệ

Ngoài Thiền vắng lặng ra, còn một loại Thiền khác, ít được nói tới, vì nó còn nằm trong vòng bí ẩn. Đó là Thiền Tuệ. Khác với Thiền vắng lặng, chỉ hướng về sự vắng lặng đúng như tên gọi của nó, Thiền Tuệ không hướng về sự vắng lặng mà hướng về sự hoạt động của tâm trí. Đây là một môn Thiền được thực hành trong khi đang tư duy, suy nghĩ, tìm tòi, khám phá và giải quyết vấn đề. Các bạn có thể hình dung về Thiền Tuệ, qua sự mô tả của 2 Thiền sư người Thái lan: Phra Àcariya Thoon Khippapanno và Ajahn Chah:

Thoát dòng trần tục. – Thiền sư Phra Àcariya Thoon Khippapanno

Hương vị giải thoát – Thiền sư Ajahn Chah

Như vậy, qua sự mô tả của 2 vị Thiền sư nói trên, chúng ta thấy rõ Thiền Tuệ là loại thiền được thực hành trong khi đang làm việc, không phải chỉ làm việc chân tay, mà còn làm việc bằng trí óc như: suy tư, tưởng tượng tới tương lai, hồi tưởng về quá khứ, giả tưởng (tưởng tượng ra những điều mà ta chưa từng nhìn thấy)… Nó khác biệt hoàn toàn với Thiền vắng lặng là loại thiền chỉ có thể thực hành được khi ta không làm việc, không suy tư, không tưởng tượng tới tương lai, không hồi tưởng về quá khứ, không giả tưởng…

* “Sinh hoạt bên ngoài” ở đây là những cảm giác mà ta cảm nhận từ lục trần (sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp) xuyên qua lục căn (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý) — đối chiều với “sinh hoạt bên trong” là các tầng Thiền jhàna, nơi đây tâm “không đi ra ngoài” theo các cảm xúc.

IV. Đặc điểm về sự hoạt động của Thiền Tuệ

Về bản chất, Thiền Tuệ giống như Thiền chủ động. Nhưng, Thiền tuệ thiên về việc điều khiển, dẫn dắt các hoạt động trí tuệ của bản thân thay vì chỉ điều khiển các hoạt động phi trí tuệ như Thiền Chủ động. Trong Thiền Tuệ sự quan sát sẽ nhập vào làm một với ý niệm chứ không tích ra như Thiền quán và Thiền chủ động. Thiền Tuệ cũng hướng về Chánh niệm như Thiền chủ động và Thiền quán. Tuy nhiên Niệm trong Thiền Tuệ là sự hợp nhất của Niệm quan sát và Niệm hành động. Do đặc tính chủ về hoạt động trí tuệ, cho nên Thiền Tuệ rất phù hợp cho việc thực hành thiền trong các hoạt động trí tuệ.

Trong Thiền Tuệ, ý niệm hợp nhất với sự quan sát, hợp nhất với tư duy, suy nghĩ, hợp nhất với sự nhận thức, hợp nhất với sự tìm kiếm…. và dẫn dắt các hoạt động đó theo sự định hướng của ta (phần chủ động). Nó hoàn toàn khác với Thiền quán tâm, mà ở đó ý niệm tách rời và đóng và đóng vai trò quan sát thụ động đối với nhận thức, tư duy, sự tìm kiếm…. (trong Thiền quán tâm các hoạt động nhận thức, tư duy, sự tìm kiếm…. diễn ra một cách tự động, ngoài sự định hướng của ý niệm).

Chúng ta có thể hiểu về Thiền Tuệ giống như là khi một người điều khiển chiếc xe tự lái.

Hoạt động của xe là chạy trên đường theo sự điều khiển của người lái xe. Người lái xe có thể điều khiển chiếc xe theo 2 cách:

  • Cách điều khiến thứ nhất là lái xe chạy một cách trực tiếp qua các hoạt động: giữ tay lái, lên xuống ga, đạp thắng (phanh)….
  • Cách điều khiển thứ hai là bật chế độ tự lái, khi đó chiếc xe sẽ chạy theo sự điều khiển của hệ thống máy tính điều khiển trong xe.

Mỗi con người cũng giống như vậy trong Thiền Tuệ: có thể chia ra làm hai phần là phần chủ động và phần bị động.

  • Phần chủ động gồm có Ta và ý niệm (Trong đó Ta giống như người lái xe, Ý niệm giống như hệ thống máy tính điều khiển xe)
  • Phần bị động là nhận thức, tư duy, tìm kiếm, quan sát….(Phần bị động giống như chiếc xe)

Phần chủ động sẽ điều khiển phần bị động (Ta sẽ điều khiển phần bị động một cách trực tiếp hoặc thông qua ý niệm, giống như là người lái xe điều khiển chiếc xe một cách trực tiếp, hoặc thông qua hệ thống máy tính điều khiển). Còn phần phần bị động sẽ hoạt động theo sự điều khiển của phần chủ động.

V. Tác dụng của Thiền Tuệ

Thiền Tuệ không hướng con người ta đến cảm giác bình an ngay lúc đang hành thiền, không giúp ta giải tỏa stress trong nhất thời, rồi sau đó sẽ tiếp tục bị stress trở lại, như Thiền vắng lặng, mà nó hướng ta đến một cuộc sống không còn stress. Vì stress không còn, nên ta cũng chẳng cần phải đi giải tỏa nữa. Nó là một phương pháp giúp ta sử dụng Trí tuệ của Phật ở bên trong mình, để khám phá sự thật, khám phá ra được cái chốt của vấn đề, hầu mang lại một cuộc sống không stress sau đó. Điều này có nghĩa là: người thực hành Thiền tuệ, trong nhất thời, đặc biệt là trong những buổi thực hành đầu tiên có thể không có được cảm giác bình an, thoải mái, dễ chịu như khi thực hành thiền vắng lặng.

Thậm chí thời gian đầu còn có cảm giác khó chịu, nhức đầu. Bởi vì họ đã rời bỏ Thiền Tuệ, khi phát hiện ra những mâu thuẫn, những nhận thức sai lầm của bản thân, mà họ chưa muốn thừa nhận, nhưng cũng không thể từ bỏ nó đi (vì đó là sự thật của bản thân, đã được họ nhận ra bằng chính trí tuệ của mình). Cảm giác khó chịu sẽ dần dần được dịu đi và giảm xuống tương ứng với số lần thực hành của bạn. Càng thực hành nhiều sẽ càng dễ chịu. Bởi vì lần thực hành trước sẽ có tác dụng làm giảm sự khó chịu cho lần sau. Trạng thái an lạc sẽ phát sinh khi bạn hoàn toàn thực hành đúng kỹ thuật của Thiền Tuệ. Dưới đây là chia sẻ của một bạn Thiền sinh, sau khi đã nhập được vào Thiền Tuệ trong chương trình “Giải mã cuộc sống không stress”

Còn dưới đây là những khó khăn, mà chính bạn thiền sinh đó đã cảm thấy, trong lần đầu tham dự:

VI. Giới hạn của Thiền Tuệ

Giới hạn của Thiền Tuệ là với người mới tham dự sẽ rất khó để nắm bắt kỹ thuật. Ngoài ra nó còn đòi hỏi rất cao dối với người dạy. Bởi vì nhìn bên ngoài nó không khác gì với lối suy tư thông thường cả và nó rất dễ gây nhầm lẫn. Có rất nhiều vị thiền sư có công phu tư chứng rất cao trong Thiền vắng lặng, nhưng họ vẫn không nắm bắt được kỹ thuật của pháp hành Thiền Tuệ. Rất khó để có thể dùng lời nói giúp cho người khác nắm bắt được các kỹ thuật của Thiền Tuệ. Điều này cho thấy việc dạy Thiền Tuệ cho người khác là một điều rất khó khăn.

VII. Thiền quán Vipassana – sự phối hợp giữa Thiền vắng lặng và Thiền Tuệ

Do Thiền Tuệ có sự giới hạn như đã nói ở trên. Đó là việc hướng dẫn, truyền đạt các kỹ thuật của nó từ người thầy cho người học rất khó khăn. Cho nên Đức Phật đã đem 2 môn thiền này phối hợp với nhau, lấy ưu điểm của môn thiền này để bổ túc cho khuyết điểm của môn thiền kia để ra pháp hành Thiền quán Vipassana.

Pháp hành Thiền quán Vipassana gồm có 4 khu vực quán niệm là quán thân, quán thọ, quán tâm và quán pháp. Trong đó 3 khu vực quán niệm đầu: quán thân, quán thọ, quán tâm thuộc về Thiền vắng lặng. Riêng khu vực quán niệm thứ tư: quán pháp, thì thuộc về Thiền Tuệ.

Với sự phối hợp này, ban đầu người học sẽ được chỉ dạy về Thiền vắng lặng vốn có ưu điểm là kỹ thuật đơn giản. Người học dễ nắm bắt, dễ thực hành. Người dạy dễ chỉ dẫn.

Ngoài ra nó còn phù hợp với việc bố trí ngoại cảnh, để mang lại cảm giác dễ chịu, thoái mái cho người học. Nhưng nhược điểm của nó là không giúp người học biết cách sử dụng trí tuệ, để giải quyết vấn đề stress tận trong gốc rễ của nó. Nhược điểm này sẽ được khắc phục bởi Thiền Tuệ (quán pháp). Khi người học thực hành Thiền vắng lặng đã đạt được sự vắng lặng thì họ sẽ được chỉ dẫn chuyển qua Thiền Tuệ, bằng cách vừa duy trì sự vắng lặng ở bên trong, vừa nhìn ra thế giới bên ngoài, vừa khởi lên sự tưởng tượng, suy tư về bản chất của thê giới đó. Do có sự vắng lặng ở bên trong, nên người học không bị rơi vào suy tư thông thường, mà họ được chuyển qua Thiền Tuệ một cách dễ dàng.

Thiền sư Ajahn Chah có đưa ý kiến của mình về vấn đề này, trong cuốn sách Hương vị giải thoát như sau:

Đây thực sự là một sự phối hợp tuyệt vời. Nhưng nó chỉ phù hợp với người xuất gia, hoặc ít nhất cũng phải là chuyên tu. Còn đối với đa số mọi người chúng ta, đang sống trong thế giới của cơm, áo, gạo, tiền, thì không thể có thời gian để theo đuổi.

VIII. Hai loại Thiền Tuệ

Thiền Tuệ gồm có 2 loại là Thiền Quán và Thiền Tham

1. Thiền quán

Thiền quán là loại Thiền thực hành khi ta quán sát và mô tả một đối tượng. Sự quán sát này bao gồm cả việc quan sát ở bề ngoài và đào sâu vào bên trong bằng công cụ phân tích, rồi sau đó là tổng hợp, khái quát để nhìn thấy nguyên nhân gốc rễ, hoặc các mối liên hệ bản chất của đối tượng đang quan sát với các đối tượng khác.

Điều này cũng tương tự như khi ta đưa cho một người nào đó một món đồ và yêu cầu người đó mô tả về món đồ nói trên. Để thực hiện yêu cầu, người đó phải nhìn vào món đồ và quan sát nó, rồi sau đó mô tả những gì mình nhìn thấy bằng ngôn từ. Thiền quán là vậy. Nó hoàn toàn khác với việc người đó lên mạng tìm kiếm những bài viết về món đồ đó của người khác, rồi đem ra nói lại.

Người thực hành Thiền quán phải có tâm thế như một con mèo đang rình chuột

2. Thiền Tham

Thiền tham là loại Thiền mà ta thực hành khi đang truy tìm hay tìm kiếm một đối tượng. Trong khi đối với Thiền quán, thì đối tượng đã được tìm thấy và việc của ta là quan sát, mô tả thì trong Thiền tham, đối tượng lại chưa được nhìn thấy, thậm chí là chưa từng biết và việc của ta là phải đi tìm cho ra nó.

Điều này cũng tương tự như khi ta tìm một món đồ để trong nhà lâu ngày không đụng tới. Ta biết nó nằm trong nhà, nhưng không nhớ để nó ở đâu, mà bây giờ cần phải dùng tới. Thế là ta phải đi tìm kiếm nó bằng cách lục tìm trong toàn bộ căn nhà, tìm chỗ này không có thì tìm chỗ khác. Tìm cho đến khi nào tìm ra mới thôi. Thiền tham cũng y như vậy.

Người thực hành Thiền tham có tâm thế luôn luôn đi tìm giống như tâm thế của một con chó săn đang săn tìm đồ vật

3. Quán pháp

Quán pháp là khu vực quán niệm thứ tư của Vipassana. Nó là một loại Thiền quán, nhưng không phải là tất cả của Thiền quán. Bởi vì ta có thể thực hành Thiền quán trong rất nhiều khu vực bao gồm cả khu vực quán sát về cuộc sống, quán sát về tình yêu, quán sát về kinh doanh…. Trong khi đó, nói đến quán pháp thì ta phải hiểu rằng đó là Thiền quán trong khu vực quán sát về bản chất của thế giới. Đối tượng của nó là bản chất của các đối tượng, cội nguồn phát sinh ra đối tượng đó và mối liên hệ bản chất của đối tượng đó với các đối tượng khác.

4. Thiền Đốn Ngộ (Zen)

Thiền đốn Ngộ là một loại Thiền tham. Nhưng không phải là tất cả của Thiền tham. Bởi vì ta có thể thực hành Thiền tham trong rất nhiều khu vực bao gồm cả khu vực về cuộc sống, về tình yêu, về kinh doanh….. Trong khi đó, nói đến Thiền đốn Ngộ thì ta phải hiểu rằng đó là Thiền tham chỉ riêng trong khu vực tìm kiếm Chân Tâm.

5. Tham thoại đầu

Tham thoại đầu là một loại Thiền đốn Ngộ. Nhưng không phải là tất cả của Thiền đốn Ngộ. Bởi vì nói đến Thiền đốn Ngộ là nói đến Thiền tham trong khu vực tìm kiếm Chân Tâm, dưới bất cứ hình thức nào. Trong khi đó, nói đến Tham thoại đầu thì ta phải hiểu rằng đó là Thiền đốn Ngộ, chỉ riêng trong khu vực tìm kiếm Chân Tâm, qua các công án trong nhà Thiền.

Ấn chia sẻ, nếu bạn thấy bài viết này hữu ích cho ai đó đang cần!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Bài viết mới đăng

CẬP NHẬT THÔNG TIN VÀ CÁC KHOÁ HỌC THIỀN VIỆT NAM

Đăng kí nhận thông tin mới

DMCA.com Protection Status
Mục lục