,

Bàn về tâm linh – tác giả Nguyễn Đức Quý

Mục lục

Lời nói đầu  

Đã gần mười năm qua, kể từ khi nghị quyết của Bộ chính trị ĐCSVN về công tác lý luận trong giai đoạn hiện nay (số 01/NQ – TW  28 – 3 – 92), ra đời, đánh dấu một giai đoạn mới trong công tác nghiên  cứu lý luận của Đảng. Và cũng từng ấy thời gian, từ khi tôi được đọc  cuốn sách đầu tiên của Đạo Phật. Kể từ đó, cuộc đời tôi được lật sang  một trang sử mới.  

Với nhận thức : “Chân lý là một “, chỉ có cách trình bày về nó mới  khác nhau mà thôi, tôi luôn luôn tìm những điểm tương đồng, trong  những học thuyết triết học khác nhau. Vì thế, tôi luôn luôn dùng những  kiến thức khoa học, và những kiến thức triết học, được trang bị khi ngồi  trên ghế nhà trường, và thu thập trong thực tế cuộc sống, để giải thích  cho những giáo thuyết của Đạo Phật mà tôi đọc. Và ngược lại, tôi dùng  những kiến thức về Phật pháp mà tôi mới thu nhận được, để soi tỏ, bổ túc cho những chỗ thiếu sót trong nhận thức của mình. Nhằm làm hoàn  thiện thêm những kiến thức về khoa học, và những kiến thức về triết học  của mình.  

Chính vì vậy, tôi đã nhanh chóng thâm nhập được vào kho tàng giáo lý thâm sâu của Đạo Phật. Nhờ đó, làm thay đổi cuộc sống của tôi. Nó làm cho cuộc sống của tôi thoải mái hơn, bớt ngột ngạt hơn, và thanh thoát một cách lạ lùng. Cũng đã lâu rồi, tôi muốn hệ thống những kiến  thức của mình, mà tôi đã thu thập được, sau khi nghiên cứu Phật pháp,  vào trong một bài viết. Nhưng chưa bao giờ tôi thành công. Dù đã viết  hàng chục lần, nhưng chưa bao giờ tôi ưng ý cả. Vì chúng không lột tả được hết những nhận thức của tôi. Tôi chưa thể trình bày về những nhận  thức đó một cách hoàn chỉnh như ý của mình. Nhưng cũng nhờ những  lần viết đó, mà nhận thức của tôi được nâng cao lên, khả năng trình bày  cũng được hoàn thiện dần. Tháng 10 vừa qua, nhân đọc một số bài viết  trong mục “trao đổi về tâm linh” trên báo Sức khỏe và đời sống. Tôi đã  nảy ra ý định viết một bài tham dự. Kết quả không phải là một bài, mà  một cuốn sách được ra đời. Và lần này tôi đã thành công, Những gì cần  phải trình bày, đã được tôi trình bày trong một bố cục hoàn chỉnh và  thống nhất với nhau. Nay tôi xin được phép giới thiệu nó với bạn đọc  đứa con tinh thần này của mình.  

Cuốn sách này gồm có ba phần là :  

Phần một: Bàn về tâm linh.  

Phần hai: Lý giải các hiện tượng dị thường.  

Phần ba: Về một số các vấn đề triết học đang được quan tâm. 

Nó được tôi chia ra làm hai tập, tập một là phần 1, còn tập hai bao gồm phần hai và phần ba.

Trong cuốn sách này, có nhiều vấn đề đụng chạm đến những nhận thức truyền thống của mọi người, mà chúng ta vẫn cho là những điều hiển nhiên. Và cũng có nhiều vấn đề, tôi đưa ra chỉ mang tính giả thiết, nhằm tìm cách lý giải một cách hợp lý nhất, đối với những chỗ bế tắc, mà khả năng của khoa học hiện nay chưa giải quyết được. Ví dụ như vấn đề: “làm thế nào não biến được các tín hiệu khách quan, thành các cảm nhận chủ quan?”. Nếu có bạn đọc nào đòi hỏi tôi phải chứng minh cho  nó là đúng. Thì xin thưa rằng tôi không chứng minh được! Xin bạn đọc đừng vội cười! Bởi vì tôi thấy: vấn đề chứng minh nó là đúng, không quan trọng! Quan trọng là nó có giải quyết được chỗ bế tắc, mà chúng ta  gặp phải, một cách hợp lý nhất hay không?  

Có thể có bạn đọc cho rằng như thế là không khoa học. Nhưng tôi  xin khẳng định rằng họ đã nhầm. Ngày nay có nhiều người theo khoa học, nhưng thực sự họ không hiểu được thế nào là tinh thần khoa học. Nhiều người cho rằng, đối với bất kỳ một kiến thức nào mà chúng ta đưa ra. Thì chúng ta phải chứng minh được nó, đó mới là khoa học. Thực ra  không phải là như vậy! Trong khoa học, tất nhiên là có rất nhiều vấn đề chúng ta có thể chứng minh được. Nhưng cũng có một số vấn đề, mà chúng ta không thể chứng minh được. Đó chính là các tiên đề, và các lý  thuyết khoa học khác nhau. Tuy chúng ta không chứng minh được tính  hợp lý của chúng, nhưng chúng ta vẫn bị buộc phải thừa nhận sự đúng đắn của chúng, và dùng chúng làm cơ sở để chứng minh, kiểm chứng những vấn đề khác. Và lẽ dĩ nhiên là chúng ta vẫn thừa nhận sự đúng đắn của chúng cho tới khi nào mà chúng vẫn chưa được chứng minh là sai lầm, là phi lý. Đối với các tiên đề thì chúng ta coi là những điều hiển  nhiên. Còn đối với những lý thuyết khác nhau. Chúng chỉ là những giả thiết, chưa được chứng minh. Chúng ta chấp nhận chúng, vì chúng giúp chúng ta giải quyết được những chỗ bế tắc, trong nhận thức của chúng ta về chân lý, mà chúng ta gặp phải trong thực tiễn cuộc sống. Và mỗi một  lý thuyết như vậy được ra đời là cả một cuộc cách mạng, vì nó sẽ vấp  phải sự chống đối của những tư tưởng bảo thủ, lạc hậu. Mỗi một lý  thuyết mới được chấp nhận, là một cuộc diễu hành thắng lợi của những tư tưởng tự do, so với những tư tưởng cố chấp, bảo thủ, lạc hậu và trì trệ. Ví dụ như thuyết tương đối của Anhxtanh, mô hình nguyên tử của Ninxơ Bo, Bảng HTTH các nguyên tố hóa học của Men đê lê ép,vvv.  

Những vấn đề mà tôi đưa ra, có thể khiến cho mọi người khó chấp nhận. Vì nó mâu thuẫn với những gì, mà xưa nay chúng ta coi là hiển nhiên. Chính vì coi là hiển nhiên, nên chúng ta không bao giờ đặt vấn đề hoài nghi, và cũng không dám đặt vấn đề hoài nghi. Và khi gặp một người nào đó đặt vấn đề hoài nghi về chúng, thì thường chúng ta rất khó chịu. Nhưng tại sao chúng ta lại khó chịu? Chính là vì nó đụng chạm đến những kiến thức chủ quan “của” chúng ta. Nghĩa là đụng chạm đến bản ngã (hay cái tôi) của chúng ta; đụng chạm đến sự tự ái của chúng ta: “dám nói ta là sai ư?”.  

Nếu bạn đọc nào có cảm thấy như vậy, hãy bình tĩnh tìm hiểu, suy nghĩ, chiêm nghiệm trên tinh thần thật sự khách quan xem:  Việc hoài nghi về những điều hiển nhiên đó có hợp lý không? Nếu là không hợp lý thì không hợp lý ở chỗ nào? Và tại sao không hợp lý? Việc không cho phép hoài nghi về những điều hiển nhiên đó có hợp lý  không? Nếu là hợp lý thì hợp lý ở chỗ nào? Và tại sao hợp lý?  Và các bạn hãy suy nghĩ về câu nói của Mác trả lời con gái. Khi  con gái của Mác hỏi :”Câu châm ngôn mà cha yêu thích nhất?”. Mác đã trả lời: “Hoài nghi tất cả!”. Đối với câu trả lời của Mác, có thể có nhiều cách hiểu khác nhau. Riêng tôi không trực tiếp trình bày ý kiến của mình ở đây. Mà tôi xin phép được trích dẫn những điều mà Accadi Vácxbéc, tác giả cuốn: ”Suy nghĩ về những câu Mác trả lời con gái” (người dịch Đặng Ngọc Long, do nhà xuất bản trẻ xuất bản năm 2000), viết trong bài: “Câu châm ngôn mà cha yêu thích nhất”, để nói thay suy nghĩ của  mình như sau:  

Như vậy “hoài nghi tất cả“ của Mác nói, đây không phải là theo chủ nghĩa hoài nghi, nghi ngờ tất cả mọi người. Mà chính là hoài nghi tất cả những nhận thức, những tư tưởng, và những quan điểm của mình. Xu hướng giáo dục, của nền giáo dục hiện đại ngày nay trên thế giới, và ở nước ta là hướng đến việc khắc phục “tính ì tâm lý”, nhằm đánh thức  tiềm năng sáng tạo của con người. Nguyên tắc thực hiện của nó chẳng  phải cái gì lạ, mà đó chính là phương châm đã được Mác nêu ra: “Hoài  nghi tất cả”.  

Tinh thần hoài nghi này cũng đã được Phật Thích ca chỉ dạy trong  Kinh điển :  

Vậy, để phát triển trí tuệ, nâng cao nhận thức, không có cách gì  khác hơn là chúng ta phải “ hoài nghi tất cả”, kể cả những điều, mà chúng ta thấy là hiển nhiên.  

Nhưng tại sao chúng ta lại không dám hoài nghi những điều có  tính hiển nhiên? Chỉ có một lời đáp duy nhất hợp lý, đó là vì chúng ta sợ phải đối diện với một sự thật: những nhận thức đó “của” chúng ta là sai lầm. Thà là không biết còn hơn! Như vậy thì chúng ta mới yên tâm để nắm giữ chúng. Thực sự trong những cái mà chúng ta yêu quý nhất như danh, lợi, và “kiến thức của chúng ta”. Thì cái mà chúng ta yêu quý nhất  chính là “kiến thức của chúng ta”. Có nhiều người có thể từ bỏ được cả danh và lợi, nhưng họ lại không thể từ bỏ được những kiến thức sai lầm  của mình. Nói như vậy để cho chúng ta thấy sự trói buộc, sự nô lệ của chúng ta vào “kiến thức của mình“, mạnh mẽ đến mức nào. Và đó chính là lý do vì sao chúng ta không muốn bị mất nó, không muốn thấy  nó là sai lầm. nên không muốn, và không dám đặt vấn đề hoài nghi nó. Thế nhưng tại sao chúng ta lại muốn nắm giữ nó, không muốn từ bỏ nó, dù có thể là nó sai lầm? Chúng ta hãy suy nghĩ xem việc nắm giữ nó có lợi ích gì cho chúng ta? Nếu việc nắm giữ nó có mang lại lợi ích  thực sự cho chúng ta, thì việc nắm giữ đó còn có thể biện minh được. Nhưng nếu việc nắm giữ nó không mang lại lợi ích thực sự cho chúng  ta, thậm chí lại còn làm hại nữa, thì việc nắm giữ chúng là có hợp lý  không? Nếu việc nắm giữ chúng mà làm cho cuộc sống của chúng ta thoải mái hơn, làm cho con người chúng ta trở nên lạc quan, yêu đời, và  tự tin, mạnh mẽ hơn, vvv. Thì nó cũng xứng đáng được ta nắm giữ. Nhưng nếu việc nắm giữ chúng mà làm cho cuộc sống của chúng ta  khó chịu, bực bội hơn, làm cho con người chúng ta trở nên tiêu cực,  chán đời, và tự ti, yếu ớt hơn, vvv. Thì nó có xứng đáng để được chúng ta  nắm giữ hay không? Nếu nó là hợp lý, là phù hợp với chân lý khách  quan, thì phần nào chúng ta còn có thể biện minh được. Nhưng nếu  chúng ta thấy rõ ràng là nó không hợp lý, thì chúng ta biện minh làm sao  đây?  

Xin bạn đọc lưu ý một điều là: tôi viết ra cuốn sách này không  phải để quảng bá cho Đạo Phật, cũng không phải để chứng minh cho  giáo lý của Đạo Phật. Mặc dù xét về nội dung thì có vẻ như vậy. Đạo Phật vốn là Đạo Phật, nó chẳng cần ai quảng bá, cũng chẳng cần ai  chứng minh cho giáo lý của mình.Tôi viết ra cuốn sách này, cốt để trình  bày lên những nhận thức của mình mà thôi. Đó là những tinh hoa trong  triết thuyết của Đạo Phật mà tôi may mắn tiếp thu được. Theo tôi hiểu,  quan điểm của Đảng ta trong việc nghiên cứu triết lý của Đạo Phật nói  riêng, và các hệ thống triết học khác ngoài CNDVBC nói chung, không  phải với mục đích chính là để công kích, bài bác chúng. Mà mục đích  chân chính của việc nghiên cứu ở đây, là nhằm tìm hiểu để tách ra, và  gạn lọc những tư tưởng sai lầm, không phù hợp với chân lý, và tiếp thu,  kế thừa những tinh hoa trong các hệ thống triết học đó, nhằm bổ sung,  làm giàu, và làm hoàn thiện hơn nữa hệ thống lý luận của CN Mác – Lê  Nin.  

Ở đây cũng cần phải nói thêm rằng, những điều tôi trình bày chỉ là  kiến thức của riêng tôi, hoặc kiến thức Phật pháp của riêng tôi. Có thể nó  không giống với nhiều người, hoặc không đúng với tinh thần, với bản ý  của chư vị Phật, Tổ, những người tạo lập ra hệ thống triết thuyết đó. Nhưng điều đó không quan trọng, điều quan trọng là cuộc sống của tôi trở lên tốt đẹp hơn, tươi đẹp hơn, con người của tôi trở nên lạc quan, yêu  đời, và tự tin hơn,vvv, nhờ những hiểu biết đó của mình. Trong cuốn sách này, tôi đã trình bày lên những nhận thức của bản  thân. Có thể chúng chưa phải là hợp lý, nhưng do hạn chế của bản thân  mà tôi chưa phát hiện ra được. Nếu bạn đọc nào phát hiện ra được những  chỗ bất hợp lý của nó, xin vuim lòng chỉ giáo. Còn nếu bạn đọc nào  muốn tranh luận với tôi, về những vấn đề được tôi đưa ra trong cuốn  sách này. Thì tôi rất vui mừng tiếp nhận, dù là gặp trực tiếp hay là qua  thư, với một yêu cầu là : tranh luận để đi đến chân lý, chứ không phải là  tranh luận để hơn thua, giành phần phải về mình, dẫn đến bài bác đả kích lẫn nhau. Vì bản thân tôi cũng là một người rất ham tranh luận.  Mọi thư từ xin liên lạc với tôi theo địa chỉ:  

NGUYỄN ĐỨC QUÝ  

86/1A Đường Cách mạng tháng 8,  

 An Thới, TP Cần Thơ 

Tel : 071 – 826042.  

Rất hân hạnh được đón chào!  

Cuối cùng: vì khả năng có hạn, nên nếu việc trình bày của tôi có  chỗ nào sơ suất, rất mong bạn đọc niệm tình tha thứ. và bỏ qua cho./.  

TÁC GIẢ

PHẦN I: BÀN VỀ TÂM LINH  

Trong thời gian gần đây, ở nước ta, rộ lên khá nhiều thông tin về các hiện tượng dị thường, và được gọi là hiện tượng tâm linh. Đối với vấn đề này, có khá nhiều người dễ dàng tin tưởng một cách mù quáng, say mê và nhiệt tình ủng hộ. Ngược lại, có nhiều người khác chẳng cần  tìm hiểu đúng sai, xem xét nghiên cứu một cách khách quan. Họ ra sức  bài xích, một mực chống đối một cách quyết liệt, chỉ vì nó không phù  hợp với chính kiến của mình. Một số ít người tỉnh táo hơn. Họ không dễ dàng tin tưởng một cách mù quáng, cũng không vội vàng bác bỏ, phủ nhận. Mà ở đây, họ đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu một cách khách quan  những vấn đề này, để tìm cách giải thích, lý giải chúng theo tinh thần  khoa học.  

Trong tình hình như vậy, báo “sức khỏe và đời sống” mở chuyên mục: “Trao đổi về vấn đề tâm linh”, để đăng tải những ý kiến khác nhau,  của mọi người về vấn đề này. Đây quả là một việc làm rất đáng được  hoan nghênh. Điều đó cũng cho thấy rõ, việc giải thích các hiện tượng  tâm linh, là một vấn đề được nhiều người quan tâm, theo dõi, và là một  nhu cầu cần thiết đối với mọi người.  

Tất cả các hiện tượng dị thường, mà chúng ta gặp, đều có liên quan  tới vấn đề tâm linh. Vì vậy, thật là thiếu sót nếu chúng ta cố công đi lý  giải các hiện tượng dị thường, mà chẳng biết gì về tâm linh. Chúng ta  không thể lý giải được các hiện tượng dị thường, nếu trước đó chúng ta  không tìm hiểu về vấn đề tâm linh.  

Để tìm hiểu về vấn đề này, trước hết chúng ta hãy nghiên cứu về ý  nghĩa của thuật ngữ “Tâm linh”. Bởi vì đối với vấn đề này có nhiều cách  hiểu khác nhau. Cùng sử dụng thuật ngữ “Tâm linh” này, nhưng mỗi  người hiểu mỗi cách khác nhau. Dẫn tới chỗ hiểu khác nhau, về những  vấn đề có liên quan đến nó, như : nó có tồn tại hay không tồn tại? mối  quan hệ giữa vật chất và tâm linh như thế nào? vvv giữa mọi người với  nhau. Từ đó dẫn đến chỗ tưởng là hiểu được ý của nhau, nhưng thực  chất lại không hiểu nhau chút nào, ông nói gà, bà hiểu vịt, và xảy ra vấn  đề tranh luận mãi không thôi, chẳng đi tới đâu cả.  

Tôi xin lấy một ví dụ để minh họa như sau: ở miền bắc có quả mận, ở miền nam cũng có quả mận (trái mận), bây giờ nếu một người  miền bắc và một người miền nam vô tình gặp nhau, và bàn luận với  nhau về quả mận như : quả mận là gì? nó như thế nào? ăn vào ta sẽ có  cảm nhận như thế nào?… thì họ sẽ cãi nhau mà chẳng đi tới đâu. Ai cũng  thấy là mình đúng, đối phương sai lầm, bảo thủ, cố chấp. Tất nhiên là chẳng ai chịu ai. Vậy ở đây ai sai? ai đúng? ai cũng đúng cả! nhưng họ không nhất trí được với nhau, chỉ vì một lẽ đơn giản là quả mận ở trong  nam – mà người miền nam biết – không phải là quả mận ở ngoài miền  bắc – mà người miền bắc biết. Quả mận trong nam, là quả roi ở ngoài  bắc.  

Chính vì để tránh trường hợp “ông nói gà, bà hiểu vịt”, mà tôi thấy  cần phải giải thích thuật ngữ “Tâm linh” này, hiểu theo cách của tôi.  Cũng cần lưu ý thêm rằng, đây là tôi trình bày theo nhận thức chủ quan  của tôi, để bạn đọc tham khảo. Còn nó đúng hay sai, hợp lý hay không  hợp lý, là tùy theo nhận thức chủ quan của mỗi người.  

Vậy “Tâm linh” là gì? Bây giờ chúng ta sẽ đi tìm hiểu về nó.

CHƯƠNG I: TÌM HIỂU Ý NGHĨA CỦA THUẬT NGỮ TÂM LINH

Để ý chúng ta sẽ thấy thuật ngữ “Tâm linh” là một chữ Hán – Việt.  Nó có xuất xứ từ Trung quốc, du nhập vào Việt nam, và được Việt nam  hóa. Vì thế, để có thể hiểu ý nghĩa đích thực của nó, chúng ta phải truy tìm từ xuất xứ của thuật ngữ này. Ở đây, “Tâm linh” là một cặp, gồm hai  chữ ghép lại với nhau. Đó là chữ “Tâm” (心), và chữ “Linh” (灵). Vì vậy, để tìm hiểu về ý nghĩa của thuật ngữ “Tâm linh”, trước hết  chúng ta hãy tìm hiểu về ý nghĩa của từng chữ một.  

1. Ý nghĩa của chữ Linh

Chữ “Linh” gồm hai bộ là bộ “vũ” (雨) ở bên trên, và bộ “Hỏa” (火)  ở bên dưới.  

Hỏa (火) nghĩa là lửa, nhiệt, nóng,… ở đây nó tượng trưng cho  sự sống.  

Tại sao vậy?  

Bởi vì, nếu để ý theo dõi, chúng ta sẽ thấy giữa người sống và một  xác chết khác nhau ở chỗ: người sống thì ấm áp, có hơi nóng, còn xác  chết thì lạnh ngắt, không có “hơi ấm”1.  

Như vậy, “Hỏa” (火) ở đây tuy nghĩa đen là chỉ cho nóng, lửa, nhiệt, vvv. Nhưng người ta dùng nó với nghĩa gián tiếp, là để chỉ cho “Sự sống”. Vì lẽ đó, để phân biệt, cho khỏi nhầm lẫn với nghĩa đen của nó, người ta thêm vào bên trên nó bộ. Bộ này không có ý nghĩa riêng, mà chủ yếu là giải thích cho chữ “Hỏa”. Nó ở bên trên, tượng trưng cho  một cái vỏ chết cứng; lại không có nghĩa, tượng trưng cho sự vô hồn, vô  cảm. Vậy, nó tượng trưng cho phần xác ở bên ngoài. Chữ “Hỏa” (火), tượng trưng cho “hơi ấm” làm nên “sự sống” bên trong, và nó chỉ mang ý nghĩa này, khi đứng dưới bộ mà thôi. Điều này tượng trưng cho vấn đề không có “hơi ấm” (là biểu hiện của “Sự sống”) tồn tại một mình, độc lập, với thân xác; và nằm ngoài thân xác. Nó chỉ có thể tồn tại bên  trong một xác thân vật chất mà thôi. Để cho khỏi nhầm lẫn với “Hỏa”, hiểu theo nghĩa thông thường, người ta không gọi là “Hỏa” nữa, mà gọi là “Linh”.  

Vậy “Linh” chỉ đến một cái, có liên hệ với “Sự sống”, của một  động vật, được thể hiện qua “hơi ấm”. Hiểu về ý nghĩa của chữ “Linh”  theo hướng này, ở Trung quốc có hai giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là trước khi Đạo Phật du nhập vào Trung quốc. Giai đoạn thứ hai là sau khi  Đạo Phật du nhập vào Trung quốc.  

1.1. Ý nghĩa của chữ Linh, được hiểu trước khi Đạo Phật du nhập vào Trung quốc

Đây là ý nghĩa khởi thủy. Ở đây, người Trung quốc thấy có sự liên hệ giữa “sự sống” và “hơi ấm”. Họ không thể tìm thấy “Sự sống” ở chỗ nào không có “hơi ấm”. Do đó họ đồng hóa hai cái lại với nhau. Nghĩa  là “Sự sống”, cùng với cái có liên hệ với “Sự sống”, là “hơi ấm”, là một. “Linh” chính là “hơi ấm”, và “hơi ấm” chính là “Linh”.

1.2. Ý nghĩa của chữ Linh, được hiểu sau khi Đạo Phật du nhập vào Trung quốc

Sau khi Đạo Phật du nhập vào Trung quốc, những yếu tố mang đậm màu sắc giáo lý của Đạo Phật, cũng ảnh hưởng sâu rộng vào mọi  mặt của đời sống văn hóa xã hội, của Trung quốc. Và Ngôn ngữ là cái bị ảnh hưởng rất nhiều. Ý nghĩa của nhiều từ ngữ bị ảnh hưởng, thay đổi so với xuất xứ của nó, trong đó có chữ “Linh”. Để tìm hiểu về ý nghĩa của chữ “Linh” ở giai đoạn này, chúng ta hãy tìm hiểu về “sự sống”. Chúng ta có hai khía cạnh tiếp cận, để tìm hiểu về “sự sống”. Đó là:  

– Tiếp cận tìm hiểu về “sự sống” dưới khía cạnh vật lý. Ở đây, chúng ta tìm hiểu về các tổ chức vật chất, mà trong đó có “sự sống”; và  tìm hiểu về sự hoạt động của các bộ phận, các cơ quan, trong các tổ chức  vật chất đó. Đây là lĩnh vực nghiên cứu của các bộ môn vật lý, sinh  học,vvv. Chúng ta cũng cần lưu ý rằng : việc tìm hiểu về “hơi ấm” nói  trên, cũng thuộc về sự tìm hiểu dưới khía cạnh vật lý này. Để tìm hiểu về “sự sống” dưới khía cạnh vật lý, chúng ta không thể nhận biết về chúng  một cách trực tiếp, thông qua các giác quan. Mà chúng ta chỉ có thể tìm  hiểu về chúng một cách gián tiếp, thông qua các dụng cụ đo, cùng các  con số, các biểu thức toán học, vvv.  

– Tiếp cận tìm hiểu về “sự sống” dưới khía cạnh tâm lý. Tức là  chúng ta tìm hiểu về “sự sống”, thông qua các hoạt động tâm lý như :  cảm giác, tri giác, biểu tượng, khái niệm, phán đoán, tư duy, tình cảm,  cảm xúc, ý chí, vvv. Đây là lĩnh vực nghiên cứu của các bộ môn tâm lý  học, nhận thức học, tri thức học, vvv. Ở đây, chúng ta có thể nhận biết về chúng một cách trực tiếp, thông qua các giác quan. Và chúng ta không  thể tìm hiểu về chúng một cách gián tiếp, thông qua các dụng cụ đo, cùng các con số, các biểu thức toán học, vvv 2, như trong trường hợp tiếp  cận tìm hiểu về “sự sống”, dưới khía cạnh vật lý.  

Đạo Phật không chủ trương lý thuyết suông, mà lấy công phu nội chứng, nhận biết trực tiếp làm vấn đề then chốt. Vì vậy, giáo lý của Đạo  Phật, chỉ trình bày về những gì xảy ra dưới khía cạnh tâm lý, là chủ yếu.  Và để tìm hiểu về ý nghĩa của chữ “Linh” theo tinh thần này, thì chúng ta phải tìm hiểu nó, theo hướng tiếp cận về mặt tâm lý.  

Các hoạt động tâm lý của sự sống là cảm giác, tri giác, biểu tượng, khái niệm, phán đoán, tư duy, tình cảm, cảm xúc, ý chí, vvv. Chúng là các hoạt động tâm lý khác nhau, và không phải bao giờ cũng có mặt  cùng lúc với nhau. Có lúc có cái này. Có lúc có cái khác. Nhưng xuyên suốt qua tất cả những hoạt động đó, có một cái luôn luôn có mặt. Đó là “sự nhận biết”. Nhờ có nó, mà chúng ta nhận biết được các hoạt động  tâm lý đó. Vì vậy chúng ta có thể khẳng định rằng: dấu hiệu của sự sống dưới khía cạnh tâm lý, chính là sự nhận biết. Sự nhận biết chỉ có ở trong  những tổ chức vật chất có sự sống. Vì vậy, chúng ta còn gọi vật có sự sống là “vật hữu tri” (tri tức là biết); còn vật không có sự sống là “vật vô tri”.  

Trong sự nhận biết, luôn luôn có chủ thể nhận biết (cái năng biết) –  tôi xin phép được viết tắt là CTNB – và đối tượng bị nhận biết (cái bị biết) – tôi xin phép được viết tắt là ĐTBNB. ĐTBNB là tất cả các sự vật,  hiện tượng vật lý cũng như tâm lý, cùng các mối quan hệ xảy ra giữa  chúng với nhau,vvv, mà chúng ta có thể nhận biết được. Chúng là cái bị động, nên không thể gọi là “Linh” được. Cái mà được gọi là “Linh” ở động, nên không thể gọi là “Linh” được. Cái mà được gọi là “Linh” ở đây, chính là CTNB. Bởi vì CTNB có tác dụng: nhận biết các ĐTBNB.  Tác dụng này không thấy có ở tất cả các vật vô tri nào. Như vậy một vật  nào đó, mà chúng ta gọi là có “Linh”, nghĩa là nó có khả năng nhận biết  các đối tượng. Còn một vật nào đó, mà nó không có khả năng nhận biết  các đối tượng, chúng ta gọi là vật không “Linh”. Điều đó có nghĩa là :  “Linh” có liên quan với tác dụng nhận biết các đối tượng. Nhưng ở đây,  nó không ám chỉ tới tác dụng nhận biết. Mà thông qua tác dụng nhận  biết này, nó gián tiếp ám chỉ tới “cái có tác dụng nhận biết này”. Cái đó  là CTNB. Điều này cũng giống như khi chúng ta nói “lá rung”, để ám  chỉ cho “gió”; và nói “quạt quay”, để ám chỉ cho “điện” vậy.  

2. Ý nghĩa của chữ Tâm

Phần trên đã bàn về chữ “Linh”, bây giờ chúng ta tìm hiểu qua chữ “Tâm”.  

Chữ “Tâm” (心), là một chữ Hán, theo ý nghĩa sơ khai là tâm điểm, là trung tâm. Nhưng cũng giống như chữ “Linh”, khi Đạo Phật du nhập vào Trung hoa, ý nghĩa của nó cũng bị ảnh hưởng bởi triết lý của Đạo Phật. Nghĩa là nó được gán cho ý nghĩa của sự sống. Bởi vì, trung  tâm của sự sống – nhận thức dưới khía cạnh tâm lý, theo quan điểm của  Đạo Phật – là CTNB. Trong sự sống, tất cả các hoạt động tâm lý đều  thay đổi, chỉ có CTNB là không thay đổi mà thôi.Tất cả các hoạt động  tâm lý của sự sống đều diễn ra xung quanh sự nhận biết, nghĩa là chúng  diễn ra xung quanh một vấn đề cốt lõi, trung tâm, là CTNB. Do vậy  người ta lấy ngay “Tâm”, là ý nghĩa “trung tâm” của sự sống nói trên,  để đặt tên cho CTNB.  

3. Kết luận về ý nghĩa của thuật ngữ Tâm linh

Như chúng ta đã biết ở trên, cả hai chữ “Tâm” và “Linh” đều chỉ về CTNB. Chỉ có điều khác là “Tâm”, đại diện cho đặc điểm là trung  tâm của sự sống; còn “Linh” thì đại diện cho khả năng nhận biết các đối  tượng, của CTNB. Vậy tóm lại “Tâm linh”, được hiểu theo nghĩa ở đây,  chính là CTNB. Tìm hiểu về “Tâm linh”, chính là tìm hiểu về CTNB, và  ngược lại, chúng ta tìm hiểu về CTNB, chính là tìm hiểu về “Tâm linh”. 

CHƯƠNG II: CHỦ THỂ NHẬN BIẾT LÀ GÌ?  

CTNB chính là “Ta”. Nói CTNB, tức là nói về “Ta” với tư cách như là một ĐTBNB, và dùng nó với tư cách một danh từ. Còn nói “Ta”  thì đó là một đại từ nhân xưng, mà CTNB dùng để chỉ chính mình, trong  khi xưng hô. Đại từ nhân xưng được dùng ở ba ngôi.  

Ngôi thứ nhất : ta, tôi,… (i), chỉ CTNB nơi người nói.  

Ngôi thứ hai: anh, chị,…(you),chỉ CTNB nơi người nghe.  Ngôi thứ ba : anh ấy, chị ấy,… (he, she), chỉ CTNB nơi người thứ ba đang được nói đến.  

1. Những cách hiểu khác nhau về chủ thể nhận biết

Hiểu về “CTNB” cũng có nhiều cách hiểu khác nhau. Nhưng đại khái thì chúng ta có thể chia làm ba nhóm chính. Nhóm thứ nhất là nhóm duy tâm, nhận biết về “CTNB” chỉ dưới khía cạnh tâm lý; Nhóm thứ hai là nhóm duy vật, nhận biết về “CTNB” chỉ dưới khía cạnh vật lý; Nhóm thứ ba là nhóm tổng hợp, nhận biết về “CTNB” một cách tổng hợp gồm cả khía cạnh vật lý và tâm lý.  

1.1. Nhóm thứ nhất là nhóm duy tâm

Nhóm thứ nhất nhận biết về “CTNB” chỉ dưới khía cạnh tâm lý,  cho rằng “CTNB” là sự nhận biết, hay còn gọi là “Tâm”. Trong nhóm này lại có nhiều quan điểm khác nhau, như sau:  

– Quan điểm thứ nhất cho rằng tư tưởng (tức ý thức tư duy) là CTNB.  

– Quan điểm thứ hai cho rằng ý thức (có thể có tư tưởng, hoặc không  có tư tưởng) là “CTNB”.  

– Quan điểm thứ ba cho rằng Sự tri giác là CTNB.  

– Quan điểm thứ tư cho rằng Sự cảm giác là CTNB.  

– Quan điểm thứ năm cho rằng hợp thể của tất cả các hoạt động tâm  lý là CTNB.  

1.2. Nhóm thứ hai là nhóm duy vật

Nhóm thứ hai, nhận biết về CTNB chỉ dưới khía cạnh vật lý, cho  rằng CTNB là phần thuộc về thế giới vật chất này. Trong nhóm này  cũng lại có nhiều quan điểm khác nhau, như sau:  

Quan điểm thứ nhất cho rằng cái xác thân máu thịt này (phần  cứng) là CTNB.  

Quan điểm thứ hai cho rằng phần hơi ấm hoạt động trong xác thân  máu thịt này (phần mềm) là CTNB.  

Quan điểm thứ ba cho rằng tổng hợp của cả phần hơi ấm hoạt động trong xác thân máu thịt này (phần mềm), và cái xác thân máu thịt này (phần cứng) là CTNB.

1.3. Nhóm thứ ba là nhóm tổng hợp

Nhóm thứ ba là nhóm tổng hợp, nhận biết về CTNB một cách tổng  hợp gồm cả hai khía cạnh vật lý và tâm lý. Cho rằng CTNB bao gồm tất  cả những cái gì có liên quan đến chúng ta, gồm cả khía cạnh vật chất lẫn  khía cạnh tinh thần, như xác thân, ý nghĩ, kiến thức, tên tuổi, bà con,  dòng họ, bằng cấp, học vị, tài sản,vvv. 

Tuy rằng có nhiều điểm khác nhau, nhưng cả ba nhóm đều có hai đặc điểm chung là: Chấp nhận CTNB có sự thay đổi trong quá trình sống của mình. Chấp nhận CTNB, như là một ĐTBNB. 

Hai đặc điểm chung của cả ba nhóm

Chấp nhận CTNB có sự thay đổi trong quá trình sống của mình

Đặc điểm chung thứ nhất là: tất cả đều chấp nhận CTNB có sự thay đổi trong quá trình sống của mình. Nghĩa là: chấp nhận sự vi phạm luật đồng nhất trong logic học, đối với khái niệm CTNB.  

Theo luật đồng nhất trong logic học thì CTNB khi mới sinh chính  là CTNB; CTNB khi 8 tuổi chính là CTNB; CTNB hiện nay chính là CTNB; Và CTNB sau này cũng chính là CTNB. CTNB bất biến không bao giờ thay đổi. Nếu CTNB thay đổi trong quá trình sống của mình, thì  CTNB sẽ không còn là CTNB nữa. Bởi vì do sự thay đổi, nên CTNB khi  mới sinh là một CTNB khác (CTNB A); CTNB khi 8 tuổi là một CTNB  khác (CTNB B); CTNB hiện nay là một CTNB khác (CTNB C); Và  CTNB sau này sẽ là một CTNB khác (CTNB D). Như vậy sẽ vĩnh viễn  không bao giờ chúng ta có thể tìm thấy được một cái gì, được gọi là  CTNB, tồn tại trong một khoảng thời gian khác không nào đó. Bởi vì nó  luôn lyôn thay đổi không ngừng. Nếu chấp nhận sự thay đổi của CTNB,  nghĩa là chúng ta chấp nhận rằng CTNB vừa là CTNB A; vừa là CTNB B; vừa là CTNB C; vừa là CTNB D;… “CTNB” vừa là cái này, lại vừa là  cái kia. Đó gọi là sự vi phạm luật đồng nhất trong logic học.

Chấp nhận CTNB, như là một ĐTBNB

Đặc điểm chung thứ hai là : tất cả đều chấp nhận CTNB, như là một ĐTBNB. Và vì vậy chúng ta có thể biết được “CTNB”. Như vậy,  theo quan điểm của các nhóm đó, thì chúng ta phải chấp nhận rằng :  CTNB vừa là CTNB, lại vừa là ĐTBNB.  

2. Chủ thể nhận biết hiểu theo quan điểm của Đạo Phật

Phần trên, tôi đã trình bày về một số quan điểm nhận thức khác nhau về CTNB. Nhưng ở đây tôi không bàn về tính đúng, sai, hợp lý, hay không hợp lý,vvv của các quan điểm trên. Mà tôi chỉ xin lưu ý rằng: chúng ta đang tìm hiểu về ý nghĩa của thuật ngữ “Tâm linh”. Nếu chúng ta hiểu ý nghĩa của thuật ngữ “Tâm linh”, theo những quan điểm về CTNB nói trên, thì thật là không hợp lý.

Bởi vì, như phần trên tôi đã phân tích, chúng ta đang truy tìm ý nghĩa của thuật ngữ “Tâm linh” theo  xuất xứ của nó. Điều này dẫn chúng ta tới chỗ, hiểu thuật ngữ “Tâm linh” theo triết lý của Đạo Phật. Và hiểu theo triết lý của Đạo Phật, thì “Tâm linh”, chính là CTNB. Nên ở đây, chúng ta cần phải hiểu ý nghĩa  của thuật ngữ CTNB, theo quan điểm của Đạo Phật, thì mới hợp lý. 

Vậy quan điểm của Đạo Phật về vấn đề này như thế nào? 

Theo Đạo Phật thì chúng ta hoàn toàn không thể biết được CTNB

Trước hết phải khẳng định rằng: Đạo Phật không chấp nhận cả ba cách hiểu về CTNB của ba nhóm nói trên. Bởi vì Đạo Phật không chấp nhận sự vi phạm luật đồng nhất trong logic học. Và Đạo Phật cũng không chấp nhận vấn đề “CTNB” vừa là CTNB, lại vừa là ĐTBNB. Bởi vì nếu như vậy thì có hai “CTNB”, một “CTNB” là người biết, và một  “CTNB” là người bị biết. Đó là một điều vô lý không thể chấp nhận được.  

Trong tất cả những cái như thân xác, hơi ấm, tư duy, ý thức, cảm giác, tri giác, vvv, chúng ta không thể nào tìm thấy được một cái gì nhất thành bất biến, để có thể gán cho nó cái tên “CTNB”. Hơn nữa, chúng chính là “những cái bị nhận biết”, chứ không phải là CTNB. Vì vậy Đạo Phật khẳng định: tất cả những cái nằm trong vòng bị nhận biết của chúng ta, như thân xác, hơi ấm, tư duy, ý thức, cảm giác, tri giác, vvv có bản chất luôn luôn biến đổi (vô thường), không phải là “CTNB”. Chúng ta không thể tìm thấy “CTNB” trong phạm vi ĐTBNB. Hay nói cách khác là chúng ta không thể biết được “CTNB”. Hễ chúng ta vừa móng khởi tâm đi tìm “CTNB”, là sai rồi (vì đi tìm “CTNB” nơi đối tượng). Ngôn ngữ không thể trình bày, diễn tả về “CTNB” được. Bởi vì ngôn ngữ là qui ước do con người đặt ra, để chỉ những gì mà con người có thể biết được. Nghĩa là để chỉ những gì nằm trong phạm vi của ĐTBNB. Mặt khác, chính bản thân ngôn ngữ cũng là ĐTBNB. Nên ngôn ngữ không thể trình bày, diễn tả về CTNB được.  

Tóm lại, theo Đạo Phật thì chúng ta hoàn toàn không thể biết được CTNB.  

Như chúng ta đã biết ở trên, đứng trên lập trường tuyệt đối, thì không thể có một câu trả lời hợp lý, cho câu hỏi: CTNB là cái gì? Đúng hơn, câu hỏi được đặt ra: “CTNB là cái gì?” là một câu hỏi không hợp lý. Nói như thế nghĩa là: chúng ta hoàn toàn không thể biết được gì về CTNB hay sao? Cũng không hẳn là như vậy!  

Nhận biết được sự tồn tại, sự có mặt của CTNB

Tuy chúng ta không thể biết được CTNB. Nhưng chúng ta lại có thể nhận biết được sự tồn tại, sự có mặt của nó. Chúng ta có thể có được sự nhận biết này, là nhờ vào tác dụng của nó.

Tác dụng của CTNB, chính là các sự nhận biết khác nhau, bao gồm cảm giác, tri giác, biểu tượng, khái niệm, phán đoán, tư duy, vvv. Ngoài ra, tác dụng của CTNB còn có các “hành”, là những sự hoạt động vật lý như các hoạt động thân thể (đi, đứng, nói năng, hít thở, ăn uống,…); và các hoạt động tâm lý khác nhau, như tưởng tượng, so sánh, phán đoán, tư duy, tình cảm, ý chí,vvv.

Tuy rằng chúng ta không thể biết được CTNB. Nhưng chúng ta lại có thể nhận biết được các “sự nhận biết”, và các “hành” – là các hoạt  động tâm lý, vật lý khác nhau – là tác dụng của nó. Qua đó chúng ta biết  đến sự tồn tại, hiện hữu của nó. Điều này cũng giống như chúng ta biết về sự tồn tại của gió, là nhờ lá rung (lá rung là tác dụng của gió); Chúng ta biết về sự tồn tại của dòng điện, là nhờ đèn sáng (đèn sáng là tác dụng  của dòng điện) vậy.  

Có thể giả lập CTNB là ĐTNB để tạm tìm hiểu

Ngoài ra, đứng trên lập trường tuyệt đối, là chúng ta không thể biết được CTNB. Nhưng nếu đứng trên lập trường tương đối mà xem xét, thì chúng ta có thể giả lập nó làm ĐTBNB, để tạm tìm hiểu. Cần nhớ rằng: chúng ta chỉ mượn tạm phương tiện, giả lập nó làm đối tượng, tạm dùng ngôn ngữ để diễn tả, trình bày, để tạm tìm hiểu về nó mà thôi. Chứ nó không phải là ĐTBNB thật sự. Ngôn ngữ không thật sự diễn tả, trình bày  được về nó.

CHƯƠNG III: TÌM HIỂU VỀ CHỦ THỂ NHẬN BIẾT THEO CÁCH GIẢ LẬP LÀM ĐỐI TƯỢNG

Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu về CTNB, như thể nó là một ĐTBNB. Cần lưu ý rằng: ở đây, chúng ta đã coi nó như là một ĐTBNB rồi. Cho nên tạm thời chúng ta coi nó không phải là chúng ta – những người đang nghiên cứu về nó. Do mối quan hệ này mà chúng ta có hai  thế đứng.  

Thế đứng thứ nhất, chúng ta chỉ coi nó như là đối tượng một phần, còn một phần thì vẫn đồng hóa với chúng ta. Trong trường hợp này, chúng ta không biến nó thành ra một cảnh tướng, mà chúng ta có thể nhận biết, hoặc hình dung ra được. Và chúng ta chỉ tìm hiểu về CTNB, trong mối quan hệ với tác dụng của nó.  

Thế đứng thứ hai, chúng ta coi nó như là một đối tượng hoàn toàn độc lập, và tách rời chúng ta, không còn một chút đồng hóa nào. Trong trường hợp này, chúng ta biến nó thành ra một cảnh tướng, để cho chúng  ta có thể nhận biết, và hình dung ra được, để tìm hiểu.  

Tương ứng với hai thế đứng đó, mà chúng ta có hai cách để tìm  hiểu về CTNB. Và bây giờ, chúng ta sẽ tìm hiểu về CTNB theo hai cách, tương ứng với hai thế đứng đó.  

I. TÌM HIỂU VỀ CHỦ THỂ NHẬN BIẾT THEO CÁCH THỨ NHẤT (là đối tượng một phần)

Ở đây, chúng ta tìm hiểu về CTNB, theo thế đứng thứ nhất. Tức là, chúng ta chỉ coi nó như là đối tượng một phần, còn một phần thì vẫn đồng hóa với chúng ta. Và chúng ta sẽ tìm hiểu về CTNB trong mối  quan hệ với tác dụng của nó. Cho nên, để tìm hiểu về CTNB, chúng ta  bắt đầu từ những tác dụng đó. Tác dụng của CTNB thì có nhiều. Nhưng  chúng ta có thể gôm lại, làm hai loại chính. Đó là “sự nhận biết”, và các  “hành”.  

1. Tìm hiểu về chủ thể nhận biết trong mối quan hệ với các sự nhận biết

Trước hết, chúng ta hãy tìm hiểu về các sự nhận biết.  

1.1 Tìm hiểu về sự nhận biết

Sự nhận biết có nhiều loại, với nhiều cấp độ khác nhau. Ở một con người bình thường sống trong xã hội, bao giờ cũng tồn tại hai hệ thống  nhận thức song song với nhau, và còn được gọi là hai hệ thống tín hiệu.  Đó là hệ thống tín hiệu thứ nhất, và hệ thống tín hiệu thứ hai.

Hệ thống tín hiệu thứ nhất, là hệ thống nhận thức trực tiếp, thông  qua trực giác, thuộc về nhận thức cụ thể. Nó tương ứng với giai đoạn  nhận thức cảm tính (trực quan sinh động), bao gồm : cảm giác, tri giác,  biểu tượng. Hệ thống nhận thức này, không chỉ có ở trong những con  người sống trong xã hội, mà nó có ở trong tất cả mọi người, và có ở trong người sống trong xã hội, mà nó có ở trong tất cả mọi người, và có ở trong mọi loài động vật. Chỉ khác nhau về sự hoàn thiện, và độ phức tạp, tùy theo cấu trúc cơ thể của chúng mà thôi.  

Hệ thống tín hiệu thứ hai, là hệ thống nhận thức gián tiếp, thông  qua ngôn ngữ văn tự, thuộc về nhận thức trừu tượng. Nó tương ứng với  giai đoạn nhận thức lý tính, bao gồm: khái niệm, phán đoán, tư duy. Hệ thống nhận thức này, chỉ có riêng ở trong những con người sống trong xã hội.  

Để tìm hiểu về CTNB, chúng ta chỉ cần tìm hiểu về nó trong mối  quan hệ với sự nhận biết trực tiếp là đủ. Vì nó có ở nơi tất cả mọi loài  động vật, còn hệ thống nhận biết gián tiếp, chỉ có riêng ở trong con người sống trong xã hội, mà thôi. Do vậy, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu về cấu trúc, của hệ thống nhận biết trực tiếp.  

1.1.1 Cấu trúc của hệ thống nhận biết trực tiếp

Trong hệ thống nhận thức trực tiếp, sự nhận biết cũng có nhiều cấp độ khác nhau. Đó là cảm giác, tri giác, và biểu tượng.  

Cảm giác là sự nhận biết cơ sở, sơ cấp. Nó là sự nhận biết trực tiếp  và cụ thể nhất, hoàn toàn không có một sự liên quan nào với ký ức cả.  Tri giác là sự nhận biết thứ cấp. Tri giác về một cái gì đó, chỉ xuất  hiện khi ta đã có ký ức về nó, và ký ức này phải đủ mạnh thì sự tri giác  mới xuất hiện. Nghĩa là trước đó ta phải có cảm giác về nó, và cảm giác  này được ghi vào bộ nhớ. Tri giác thì lại có nhiều lớp, nhiều loại khác  nhau, rất là phức tạp. Có sự tri giác về những khía cạnh đơn lẻ của sự vật, hiện tượng. và lại có những tri giác tổng hợp, với nhiều mức độ khác nhau về sự vật, hiện tượng.  

Biểu tượng của một sự vật, hiện tượng, chỉ xuất hiện khi chúng ta  đã có sự tri giác tổng hợp, ở một mức độ nào đó về nó. Đó là đấu hiệu để ta nhận ra nó. Biểu tượng cũng phụ thuộc vào ký ức, giống như sự tri  giác.  

Giữa cảm giác và tri giác, với người bình thường thì rất khó phân biệt một cách rõ ràng và minh bạch. Để phân biệt sự khác nhau giữa cảm  giác, và tri giác, chúng ta có thể tưởng tượng ra một hoàn cảnh như sau:  đột nhiên ta bị mất sạch trí nhớ, quên hết tất cả. Khi đó, nhìn mọi vật, ta  vẫn thấy rất rõ màu sắc, hình dáng của chúng, phân biệt được cái này với cái kia – đó chính là cảm giác về những vật đó. Nhưng chúng ta không  biết một cái gì cả, không biết gì hết – đó là do không có sự tri giác về các  sự vật, hiện tượng đó. Khi có sự tri giác thì chúng ta sẽ biết đây là cái  ghế, đây là cái bàn, vvv. Hoặc chúng ta xem xét một ví dụ khác : nhìn lên một đám mây trên bầu trời một lúc, ta sẽ thấy hình ảnh của người nào  đó. Như vậy, ban đầu chúng ta không thấy người ấy, khi đó gọi là không có sự tri giác về người ấy. Sau đó, khi ta nhìn thấy người ấy, thì lúc đó  gọi là có tri giác về người ấy. Tất nhiên trong cả hai trường hợp, chúng  ta chỉ không có tri giác về các sự vật, hay hình người trong đám mây mà  thôi. Chúng ta vẫn còn những sự tri giác khác, như tri giác về các hình  ảnh, màu sắc trong trường hợp mất trí nhớ, và tri giác về đám mây trong trường hợp sau,vvv. Ở đây không có cảm giác thuần túy. Trong cuộc  sống hàng ngày của chúng ta, rất hiếm khi gặp được cảm giác thuần túy. Nó chỉ có trong những ngày tháng đầu tiên, của cuộc sống của chúng ta, sau khi chào đời; hoặc trong những trường hợp đặc biệt như người bị bệnh mộng du, hoặc những người có sự tu tập thiền định sâu xa. Trí nhớ càng suy giảm, thì sự tri giác càng kém, nhưng sự cảm giác thì vẫn không bị ảnh hưởng gì.  

1.1.2 Tìm hiểu về sự cảm giác

Để tìm hiểu về CTNB, chúng ta chỉ cần tìm hiểu về nó, trong mối  quan hệ với cảm giác là đủ. Bởi vì cảm giác là cái xuất hiện ngay từ khởi  đầu của cuộc sống, và luôn luôn tồn tại trong mọi sự nhận biết, không  phụ thuộc vào ký ức chủ quan của mỗi người. Còn những sự nhận biết  khác, chỉ xuất hiện ở vào một giai đoạn phát triển nào đó của chúng ta,  không phải lúc nào cũng có mặt trong mọi sự nhận biết, và phụ thuộc  vào ký ức chủ quan của mỗi người.  

Để tìm hiểu về cảm giác, trước hết chúng ta phải tìm hiểu xem nó là cái gì? Từ đâu ra? Nằm ở đâu? Những đặc điểm nổi bật của nó là gì? Và bây giờ chúng ta sẽ đi tìm hiểu từng phần một.  

1.1.2.1 Cảm giác là gì?  

Vấn đề này tưởng như đơn giản, nhưng thực ra vô cùng phức tạp.  Giải quyết vấn đề này, tức là chúng ta đã giải quyết được vấn đề then  chốt, cho việc tìm hiểu về CTNB, theo quan điểm của Đạo Phật.  

“Cảm giác” là một tên gọi chung, cho sáu loại cảm giác riêng biệt  sau:  

  • Loại thứ nhất : Cảm giác về hình ảnh, màu sắc còn gọi là cảm giác  thị giác.  
  • Loại thứ hai : Cảm giác về âm thanh còn gọi là cảm giác thính  giác. 
  • Loại thứ ba : Cảm giác về mùi còn gọi là cảm giác khướu giác.
  • Loại thứ tư : Cảm giác về vị còn gọi là cảm giác vị giác.
  • Loại thứ năm : Cảm giác về thân thể còn gọi là cảm giác thân giác. Trong loại thứ năm này, chúng ta lại có thể phân làm hai nhóm là:
    • Nhóm thứ nhất: Cảm giác ngoại thân giác, là các cảm giác xúc chạm của thân thể với bên ngoài, còn gọi là cảm giác xúc giác.
    • Nhóm thứ hai: Cảm giác nội thân giác, là các cảm nhận nội tại của ta về chính bản thân thân thể, gồm có: cảm giác thăng bằng, cảm giác thân thể, cảm giác khó chịu, cảm giác dễ chịu, cảm giác bình thường, vvv.  
  • Loại thứ sáu: Cảm giác chung còn gọi là cảm giác ý giác.

Trừ loại cảm giác thứ sáu, năm loại cảm giác còn lại hoạt động  hoàn toàn biệt lập với nhau. Nhưng cả sáu loại cảm giác đều theo một  nguyên lý như nhau. Bởi vì: thực sự chúng chỉ là sáu tên gọi khác nhau,  của cùng một sự cảm giác, khi nó hoạt động trong những khu vực khác  nhau mà thôi.

Cảm giác chỉ là những ảo ảnh, tồn tại trong thế giới chủ quan của chúng ta, và phụ thuộc vào chủ quan của chúng ta.  

Như trên đã trình bày, cả sáu loại cảm giác đều theo một nguyên lý như nhau. Bởi vì: thực sự chúng chỉ là sáu tên gọi khác nhau, của cùng một sự cảm giác, khi nó hoạt động trong những khu vực khác nhau mà  thôi. Vì thế, chúng ta có thể lấy một loại cảm giác, để đại diện cho tất cả các cảm giác còn lại. Trong tất cả các cảm giác, thì “cảm giác thị giác”  là cái ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến sự nhận thức của chúng ta. Vì thế, chúng ta lấy “cảm giác thị giác” làm đối tượng để tìm hiểu.  

Theo một quan niệm thông thường nhất, khi chúng ta nhìn (cảm  giác thị giác) một vật nào đó, và chúng ta thấy được hình ảnh, màu sắc của nó. Thì chúng ta hay tự cho rằng: mắt ta nhìn thấy những vật – có hình đáng, và mầu sắc như vậy – ở bên ngoài ta, trong thế giới khách quan. Nó tồn tại độc lập với ta, không phụ thuộc vào ta.  

Có thật như thế không?  

Điều này hoàn toàn là sai lầm, thực tế diễn ra không phải là như những gì chúng ta tưởng. Những gì mà chúng ta nhìn thấy (hình dáng  và màu sắc), không phải là những vật thể có thực, tồn tại ở bên ngoài “Ta”, độc lập với “Ta” trong thế giới khách quan. Mà chúng chỉ là  những ảo ảnh, được phóng chiếu ra, từ trong tâm thức chủ quan của “Ta”, tồn tại trong cảm giác chủ quan của “Ta”, và phụ thuộc vào chủ quan của “Ta”. Đây chính là nhận thức của Đạo Phật, là quan điểm của Đạo Phật. Và bây giờ, tôi sẽ chứng minh sự đúng đắn trong nhận thức đó  của Đạo Phật, bằng những kiến thức khoa học hiện đại. Trước hết, chúng ta hãy xem xét xem tiêu chuẩn để phân biệt giữa  thực và giả, mà chúng ta vẫn dùng xưa nay có chính xác hay không? Theo nhận thức thông thường, thì chúng ta cho rằng: những cái gì  thuộc về mắt thấy tai nghe, tay sờ mó được, thì nó là có thực, là cái tồn  tại trong thế giới khách quan, độc lập với chủ quan của con người. Mới thoạt nghe thì tưởng đúng lắm, nhưng thực ra không phải như vậy. Để thoạt nghe thì tưởng đúng lắm, nhưng thực ra không phải như vậy. Để thấy rõ điều này, chúng ta hãy xem xét trường hợp bị ảo giác. Những ai có hiểu biết về môn tâm thần học trong y học, đều biết đến một chứng  bệnh, đó là bệnh ảo giác. Những người bị bệnh ảo giác có thể nhìn thấy  những vật thể, với hình dáng và màu sắc, tương tự như những vật thể thật, mà thực tế nó hoàn toàn không có. Những người khác không hề nhìn thấy (ảo thị giác). Họ không thể phân biệt được đâu là thật, đâu là giả. Mà họ nhìn thấy tất cả là như nhau. Hoặc tai họ nghe được những  âm thanh giống như thực, nhưng thực tế không hề có. Những người khác  không hề nghe thấy (ảo thính giác); Mũi họ ngửi được những mùi giống như thực, nhưng thực tế không hề có. Những người khác không hề ngửi  thấy (ảo khướu giác); Miệng họ cảm nhận được những vị giống như thực, nhưng thực tế không hề có (ảo thính giác); Thân họ cảm nhận được  những trạng thái, hoặc những sự xúc chạm giống như thực, nhưng thực  tế không hề có (ảo thân giác, ảo xúc giác). Đặc điểm chung là họ không  thể phân biệt được đâu là thật, đâu là giả. Mà họ cảm nhận thấy tất cả là như nhau. Chúng ta hãy đọc một đoạn mô tả, được trích ra trong một cuốn sách “Tâm thần học”:  

“Ảo giác là cảm giác về một tri giác đã có trước, mà không hề có  một kích thích nào mới của ngoại cảnh phù hợp với nó (Goldstein). Đối  với người bệnh, ảo giác là một tri giác có thật, chứ không phải là một  điều gì tưởng tượng. Trong trạng thái ảo giác, người bệnh trông thấy,  nghe thấy, ngửi thấy thật, chứ không phải tưởng tượng ra, hình dung ra.  Đối với người có ảo giác, cảm giác chủ quan trở nên có thật, cũng y như những cảm giác bắt nguồn từ thế giới khách quan (Griesinge).  

Những lời sau đây của người bệnh minh họa cho đặc điểm của ảo giác: “Tôi nghe thấy những tiếng nói, bởi vì tôi nghe thấy những tiếng nói. Việc ấy xảy ra như thế nào tôi không biết, nhưng những tiếng nói đó  đối với tôi cũng rành rọt như tiếng nói của anh; nếu như tôi phải tin những lời của anh là có thật, thì xin phép cho tôi tin những lời mà tôi nghe thấy cũng là có thật. Cả những lời của anh, cả những lời kia tôi đều có thể cảm thấy ở mức độ như nhau””3.

Ảo giác có thể có ảo giác đơn lẻ, hoặc ảo giác phức hợp. Trong ảo  giác phức hợp chúng ta có thể nhìn thấy một món đồ, và rờ, chạm vào  nó, thậm chí cầm nắm nó lên, đập nó bể tan, và nghe được âm thanh va  đập của nó; Hoặc chúng ta có thể nhìn thấy một người nào đó, có thể rờ 

chạm vào người đó, và nói chuyện với người ấy như với một người thật.  Bây giờ giả sử chúng ta là những người bị bệnh ảo giác phức hợp.  Thì ở đây, chúng ta lấy tiêu chuẩn nào, để phân biệt được đâu là hình  ảnh ảo giác (giả), và đâu là vật thể thật, mà không cần nhờ sự giúp đỡ của một ai? Tiêu chuẩn mắt thấy tai nghe, tay sờ mó, có còn dùng được  nữa hay không?  

Câu trả lời là không! Chúng ta không thể phân biệt được đâu là  thực, đâu là ảo. Tiêu chuẩn mắt thấy tai nghe, tay sờ mó không thể dùng  được. Điều đó có nghĩa là tiêu chuẩn mắt thấy tai nghe, tay sờ mó, để nhận biết một vật là có thực, không thể dùng được. Chúng ta dùng nó là  không chính xác. Điều này cũng phải thôi. Vì rõ ràng có cái, chúng ta có  thể mắt thấy tai nghe, tay sờ mó rõ ràng, mà vẫn là ảo ảnh, không có  thực cơ mà.  

Vậy tiêu chuẩn chính xác để phân biệt thực và giả là gì?  Ở đây chỉ có một tiêu chuẩn duy nhất chính xác. Đó là : một sự vật, hay hiện tượng nào đó, được gọi là “có thật”, khi và chỉ khi, nó  thuộc về thế giới khách quan, tồn tại ở bên ngoài, độc lập, và không phụ thuộc với chủ quan của con người .  

Bây giờ tôi sẽ chứng minh tất cả những gì mà chúng ta nhìn thấy,  đều là ảo ảnh, không có thực. Ví dụ sau đây sẽ minh chứng rõ ràng điều đó:  

Giả sử vào thời điểm t=t1, tại điểm A, có một ngôi sao A tức thời  được sinh ra và phát sáng. Ngôi sao này tồn tại trong vòng nửa năm.  Đúng thời điểm t=t1+0,5 năm, ngôi sao A tức thời bị hủy diệt. Câu hỏi  được đặt ra là ta ở điểm C trên trái đất, cách điểm A một năm ánh sáng,  sẽ nhìn thấy ngôi sao A được sinh ra, tồn tại và hủy diệt vào thời điểm  nào.  

Câu trả lời rất dễ dàng: Ta sẽ thấy ngôi sao A được sinh ra vào  thời điểm t= t1+1 năm, tồn tại trong vòng nửa năm, từ thời điểm t= t1+1  năm, đến thời điểm t= t1+1,5 năm, và nó sẽ bị hủy diệt vào thời điểm t=  t1+1,5 năm.  

Vấn đề được đặt ra ở đây là : ngôi sao A mà ta nhìn thấy, được  sinh ra và tồn tại, sau khi ngôi sao A thực đã bị hủy diệt nửa năm. Vậy  ngôi sao A mà ta nhìn thấy, có phải là ngôi sao A thực (ngôi sao A thực  này được gọi là ngôi sao vật lý), tồn tại trong thế giới khách quan hay  không?  

Câu trả lời dĩ nhiên là không! Có một số người sẽ lý luận rằng :  phải có ngôi sao A thực, thì mới có ngôi sao mà ta nhìn thấy. Điều này  không sai, nhưng chúng ta chưa cần quan tâm đến vấn đề đó. Vấn đề mà  chúng ta cần quan tâm ở đây là : ngôi sao A mà ta nhìn thấy, không phải  là ngôi sao A thực, trong thế giới khách quan. Điều đó có nghĩa là : ngôi  sao A mà ta trực tiếp nhìn thấy, không phải là một vật thể có thực, tồn  tại ở bên ngoài ta, độc lập với ta trong thế giới khách quan. Nó không  phải là một ngôi sao vật lý. Khoảng thời gian chênh lệch giữa sự xuất  hiện, tồn tại và hủy diệt của ngôi sao A thật (vật lý), với sự xuất hiện,  tồn tại và hủy diệt của ngôi sao A, mà ta nhìn thấy là 01 năm. Nó được  gọi là độ lệch pha.  

Từ ví dụ về ngôi sao đó, chúng ta suy ra rằng : tất cả những gì mà  chúng ta nhìn thấy, không phải là những vật thể có thực, tồn tại ở bên  ngoài “Ta”, độc lập với “Ta” trong thế giới khách quan. Chỉ có điều, so  với ngôi sao A, thì khoảng cách của chúng đến chúng ta gần hơn. Nên  độ lệch pha của chúng cũng nhỏ hơn rất nhiều, có thể coi như bằng  không. Điều đó làm cho chúng ta có một sự nhận thức sai lầm, về sự đồng nhất giữa các vật thể vật lý (có thật), tồn tại thực sự trong thế giới  khách quan, với những hình ảnh mà chúng ta nhìn thấy. Mà trong thực  tế, chúng hoàn toàn không phải là một, hoàn toàn không đồng nhất với nhau4.

Tóm lại, tất cả những gì mà chúng ta nhìn thấy, đều là ảo ảnh,  không có thực. Vì chúng không thuộc về thế giới khách quan. Và chúng  tồn tại phụ thuộc vào chủ quan của con người.  

Trở lại với ví dụ ngôi sao A, một vấn đề khác được đặt ra là : ngôi  sao A mà ta nhìn thấy nửa năm sau từ đâu mà ra? và nó nằm ở đâu? khi  mà nó không phải là một vật thể có thực, tồn tại trong thế giới khách  quan. Nếu chúng ta cho rằng : nó nằm trong thế giới khách quan bên  ngoài “Ta”, thì có hợp lý hay không?  

Về nguồn gốc của ngôi sao mà ta nhìn thấy, chúng ta đã biết rằng: nó không phải là một ngôi sao thật, tồn tại trong thế giới khách quan ở bên ngoài “Ta”. Nên dĩ nhiên, nó không thể có nguồn gốc từ thế giới khách quan, ở bên ngoài “Ta” được. Và như vậy thì chắc chắn, nó phải được sinh ra từ trong thế giới tâm thức chủ quan của “Ta” mà thôi,  không thể khác được.  

Điều này có đáng nghi lắm không?  

Chẳng có gì đáng nghi ngờ cả. Vì tâm thức chủ quan của chúng ta, vốn hoàn toàn có khả năng phóng chiếu ra những hình ảnh như vậy  trong thực tế, như là một cái máy chiếu phim. Tôi có hai dẫn chứng.  

Dẫn chứng thứ là những hình ảnh, phong cảnh trong những giấc  mơ. Chúng hoàn toàn là sản phẩm của tâm thức chủ quan của chúng ta.  Chúng do tâm thức chủ quan của chúng ta phóng chiếu ra. Rõ ràng là  tâm thức chủ quan của chúng ta, có khả năng phóng chiếu ra các hình  ảnh, cảnh vật, như là một cái máy chiếu phim. Tất nhiên, đây là những  hình ảnh hư ảo, không có thật. Nhưng ở phần trên tôi cũng đã chứng  minh được rằng : những hình ảnh, cảnh vật mà chúng ta nhìn thấy, và  cho là thật từ xưa tới nay, cũng chỉ là những hình ảnh hư ảo, không có  thật, như những hình ảnh trong mơ đó mà thôi. Tất nhiên giữa chúng có  một số khác biệt nào đó, về nguyên nhân xuất hiện, mà chúng ta sẽ tìm  hiểu sau. Nhưng đó chỉ là những điều nhỏ nhặt, không quan trọng.  

Dẫn chứng thứ hai chính là hiện tượng ảo giác, đã được nói đến ở trên. Chúng ta thấy rõ ràng: các hình ảnh ảo giác, không thể có nguồn  gốc từ bên ngoài, trong thế giới khách quan được. Mà nó được phóng  chiếu ra từ trong tâm thức chủ quan, của người bị ảo giác. Và ở đây, sau khi xuất hiện. Thì đối với người bị ảo giác, nó cũng thực không kém gì  các loại đồ vật khác, mà chúng ta cho là thực. Vấn đề được thấy ở đây,    không phải là vấn đề đồ vật ảo đó giống với đồ vật thật, như chúng ta  vẫn nghĩ xưa nay; Mà thực ra, vấn đề là : cái chúng ta gọi là đồ vật thật  đó, cũng chỉ là ảo ảnh như là đồ vật ảo đó mà thôi. Tất cả chúng đều  được phóng chiếu ra, từ tâm thức chủ quan, của người bị ảo giác. Thực  ra tất cả chúng ta đang sống trong một ảo giác tập thể, chứ chẳng có gì lạ.  

Tóm lại ngôi sao đó, và tất cả những hình ảnh mà chúng ta thấy hàng ngày xung quanh đây, được phóng chiếu ra từ trong tâm thức chủ quan của chúng ta.  

Ở trên đã giải quyết xong vấn đề về nguồn gốc của ngôi sao. Bây  giờ chúng ta tìm hiểu xem, hình ảnh của ngôi sao A mà ta nhìn thấy đó,  nằm ở đâu? Chúng có nằm trong thế giới khách quan hay không? Nghĩa  là chúng ta tìm hiểu về vấn đề : toàn bộ những cảnh vật mà chúng ta cảm  giác được, nằm ở đâu?  

Nhiều người cho rằng, toàn bộ cảnh vật mà chúng ta cảm giác  được, nằm trong thế giới khách quan. Đây lại là một sự sai lầm lớn nữa.  Sở dĩ chúng ta có nhận thức như trên, là do dựa trên nhận thức  phân đôi (nhị nguyên) giữa một bên là “Ta”, và một bên là thế giới còn  lại. Nhận thức sai lầm này cho rằng “Ta” là người biết, tồn tại một cách  độc lập, tách rời cảnh vật bị biết. Từ sự nhận thức phân đôi này, mà có  những quan điểm cho rằng người biết là cái xác thân máu thịt này; Hoặc  người biết nằm trong cái xác thân máu thịt này – mà chúng ta có thể nhìn  thấy được, cảm nhận được; Hoặc con mắt của “Ta” là người biết; Hoặc  người biết là “Ta”. Và tất cả những gì còn lại ngoài nó, mà chúng ta có  thể nhìn thấy, thuộc về thế giới khách quan bên ngoài.  

Nhưng sự thực thì có đúng như vậy hay không? Ta có phải là cái  xác thân máu thịt này hay không? con mắt của “Ta” có phải là người biết cảnh vật hay không? Người biết cảnh vật có phải là “Ta” hay không? Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu về những vấn đề này.  

Theo tinh thần của Đạo Phật, nhận thức cho rằng: cái xác thân máu thịt này là “Ta”, là người biết cảnh vật, là một nhận thức sai lầm. Và bây giờ tôi sẽ chứng minh sự nhận thức đó là sai lầm. Dưới đây tôi sẽ chứng minh theo hai cách.  

Cách thứ nhất chứng minh rằng: người biết và cái xác thân máu thịt này, không đồng nhất với nhau.  

Cách thứ hai chứng minh rằng: chúng ta sẽ không thể tìm được  một cái gì gọi là người biết nơi cái xác thân máu thịt này.

Trước khi đi vào phần chính, tôi xin lưu ý rằng, Đạo Phật không chấp nhận sự vi phạm luật đồng nhất trong logic học. Bởi vì sự vi phạm  luật đòng nhất này sẽ dẫn chúng ta tới những sự nhận thức sai lầm. Chỉ khi chúng ta tôn trọng tính hình thức, mà ở đây cụ thể là luật đồng nhất, thì chúng ta mới có thể có được sự nhận thức đúng đắn được. Dưới đây,  tôi xin phép được chứng minh sự hợp lý, trong quan điểm nói trên của Đạo Phật, trước khi đi vào phần chứng minh: người biết, và cái xác thân  máu thịt này, không đồng nhất với nhau.  

Để hiểu rõ hơn về luật đồng nhất, và tính hợp lý của việc tôn trọng nó. Chúng ta hãy xem xét một ví dụ sau. Giả sử vào ngày Y, ông X ra  cửa tiệm A, để mua một chiếc xe đạp A, với giá tiền A. Bên cạnh đó là  cửa tiệm B, có bán một chiếc xe đạp B, giống hệt như chiếc xe A, với  giá tiền B. Nhưng ông X không mua chiếc xe B, mà ông mua chiếc xe A. Sau khi mua về thì ông sử dụng nó để đi. Tất nhiên với thời gian, các  phụ tùng của nó sẽ bị hư hỏng, và ông X phải mua các phụ tùng khác ở bên ngoài để thay thế. Và bây giờ chúng ta lại giả thiết rằng: sau 20  năm, thì tất cả các phụ tùng của chiếc xe ban đầu, kể cả khung (sườn) xe  đều bị thay thế hết. Và chúng ta lại giả thiết rằng: mỗi khi mua phụ tùng thay thế, ông X lại ra cửa tiệm B để mua. Còn người chủ tiệm B, mỗi khi  ông X đến mua đồ, thì lại tháo một món đồ tương ứng trong chiếc xe B ra, để bán cho ông ta. Tổng số tiền mua phụ tùng mà ông X phải bỏ ra là B.  

Vấn đề được đặt ra ở đây là, vào thời điểm 20 năm sau khi mua  chiếc xe A, tức là thời điểm toàn bộ phụ tùng của chiếc xe B đã thay thế hết vào chiếc xe A. Khi đó, nếu có ai hỏi ông X : đây là chiếc xe nào?  ông mua nó ở đâu? vào thời điểm nào? với giá tiền bao nhiêu? Thì ông  ta sẽ trả lời ra sao?  

Lẽ dĩ nhiên là ông ấy sẽ trả lời rằng “đây là chiếc xe A, tôi mua vào ngày Y cách đây 20 năm, tại cửa tiệm A, với giá tiền A”. Và tôi tin chắc rằng bất cứ ai trong chúng ta, khi rơi vào hoàn cảnh như vậy, cũng  sẽ trả lời như thế mà thôi.  

Nhưng trả lời như vậy thì có đúng không?

Tất nhiên là không! Bởi vì chiếc xe của 20 năm sau, rõ ràng là  chiếc xe B, với tổng số tiền mua là B; chứ nó không phải là chiếc xe A,  với số tiền mua là A như ông X đã trả lời.  

Tại sao lại có một sự nhầm lẫn trong sự nhận thức của ông X, và  của chúng ta, lớn đến như vậy? 

Chính là do sự không tôn trọng luật đồng nhất của logic học, trong sự nhận thức của ông X, và cũng là của chúng ta, mà ra. Để thấy rõ điều  này, chúng ta tiếp tục xem xét.  

Bây giờ, khi chúng ta đã thấy rõ, và thừa nhận rằng chiếc xe của 20 năm sau, là chiếc xe B chứ không phải là chiếc xe A. Thì có một vấn đề được đặt ra ở đây là: Kể từ thời điểm nào, chiếc xe A trở thành chiếc xe B?  

Có thể có một số người sẽ cho rằng, thời điểm này, là thời điểm  mà bộ phận cuối cùng của chiếc xe được thay thế. Như vậy thì thật là  không hợp lý. Vì giả sử bộ phận cuối cùng đó là một cái pêđan (bàn đạp), thì trước khi nó được thay thế, chiếc xe đó là chiếc xe A. Mà trong  chiếc xe A đó, chỉ có mỗi một mình cái pêđan đó là của cái xe A mà  thôi. Như vậy thì thật là không hợp lý. Hoặc có thể có người cho rằng  thời điểm mà chiếc xe A trở thành chiếc xe B là thời điểm thay cái  khung (sườn) của nó. Như vậy cũng không hợp lý, vì trong trường hợp  cái khung xe được thay đầu tiên, thì sao? Lúc này ta đâu có thể bảo rằng  nó là chiếc xe B được. Mặt khác, bản thân bộ khung đó, cũng do nhiều  ống sắt được ghép lại với nhau. Cho nên bản thân nó cũng có thể được  thay thế dần dần, và trong trường hợp này, có thể tìm thấy được thời  điểm chuyển đổi đó hay không? Tất nhiên là không!  

Thực ra, nếu tìm hiểu kỹ, chúng ta sẽ không bao giờ tìm ra thời  điểm đó. Vì một lí do rất dễ hiểu, là không có thời điểm, mà chiếc xe A  chuyển đổi thành chiếc xe B. Chúng ta đi tìm thời điểm chuyển đổi chiếc  xe A thành chiếc xe B, bởi vì chúng ta cho rằng, chỉ có duy nhất hai  chiếc xe này tồn tại mà thôi. Thực ra trong khoảng thời gian 20 năm đó,  không phải chỉ có hai chiếc xe A và B tồn tại. Mà còn có rất nhiều chiếc  xe khác nữa như các xe C1, C2, C3,…..Cn-2, Cn-1, Cn cũng xuất hiện.  Khi bộ phận đầu tiên của chiếc xe A bị thay thế, thì thời điểm thay thế đó, chính là thời điểm chiếc xe C1 xuất hiện. Khi bộ phận thứ hai của  chiếc xe A bị thay thế, thì thời điểm thay thế đó, chính là thời điểm chiếc  xe C2 xuất hiện. Vvv. Khi bộ phận cuối cùng của chiếc xe A bị thay thế,  thì thời điểm thay thế đó, chính là thời điểm chiếc xe B xuất hiện.  Chúng ta có thể tìm thấy thời điểm chiếc xe A chuyển thành chiếc xe  C1, hoặc chiếc xe C1 chuyển thành chiếc xe C2, hoặc chiếc xe C1  chuyển thành chiếc xe C2,,………..,, hoặc chiếc xe Cn chuyển thành chiếc  xe B Chứ chúng ta không thể nào tìm thấy được thời điểm chiếc xe A  chuyển thành chiếc xe B.  

Nhận thức về sự tồn tại của nhiều chiếc xe, chứ không phải chỉ có  duy nhất hai chiếc xe A và B, là một nhận thức hợp lý. Vì nó phù hợp với logic và tiến trình của sự việc. Chỉ có dựa vào sự nhận thức như vậy  chúng ta mới có thể lý giải được vấn đề: tại sao chúng ta không thể tìm ra được thời điểm chiếc xe A chuyển thành chiếc xe B. Nhận thức này  bắt nguồn từ luận đề sau: Một sự vật vẫn còn là sự vật đó, khi và chỉ khi các thành phần vật chất cấu tạo nên nó chưa có sự thay đổi. Còn khi đã  có sự thay đổi các thành phần vật chất cấu tạo nên nó, thì nó sẽ không  còn là nó nữa. Đây chính là nội dung của luật đồng nhất trong lôgic học.  

Qua ví dụ trên, rõ ràng chúng ta thấy, việc tôn trọng luật đồng nhất  trong logic học, là hợp lý, vì nó sẽ dẫn chúng ta tới nhận thức đúng đắn.  Còn sự vi phạm nó, là không hợp lý, vì nó sẽ dẫn chúng ta tới nhận thức  sai lầm. Từ đây chúng ta sẽ chuyển qua phần chứng minh những vấn đề đã được nêu ra.  

Trước hết tôi sẽ chứng minh người biết và cái xác thân máu thịt  này không đồng nhất với nhau.

Chúng ta thấy cái thân hiện nay, và cái thân khi mới sinh ra, là hai cái thân hoàn toàn khác nhau. Chúng khác nhau không những về hình  dáng, kích thước, khối lượng, mà cả về các thầnh phần vật chất cấu tạo  nên chúng. Giả sử khi mới sinh ra, “thân ta” được hợp thành bởi các hạt  cơ bản có đánh số H1, H2. H3,……..,Hn-2, Hn-1, Hn. Thì hiện nay các  hạt cơ bản đó đã bị đào thải ra ngoài trong quá trình sống rồi, Và thay  vào đó là các hạt cơ bản khác. Điều này cũng giống y như ví dụ về chiếc  xe đạp nói trên vậy. Nhưng “Ta” hiện nay và “Ta” khi mới sinh ra là  một với nhau (theo luật đồng nhất). Vậy nếu “Ta” là cái thân này, thì đó  là một điều không hợp lý. Vì “Ta” là cái thân nào trong hai cái thân đó  (thân khi mới sinh, và thân hiện nay). Nếu “Ta” là cái thân khi mới sinh, thì hiện nay cái thân đó không còn nữa, nhưng “Ta“ vẫn còn. Đó là một  điều vô lý. Còn nếu “Ta” là cái thân hiện nay, thì khi mới sinh cái thân  hiện nay chưa có, nhưng lúc đó “Ta” đã có rồi. Đây cũng là một điều vô lý.  

Ngoài ra, nói “cái thân này”, chỉ là tạm gọi mà thôi. Thực ra chúng  ta chẳng thể tìm ra được một cái gì gọi là “cái thân này” cả. Vì chúng ta  không thể tìm thấy được một cái gì đó không thay đổi, trong một khoảng  thời gian khác không nào đó. Mà tất cả đang luôn luôn thay đổi. Cái thân  hiện tại đây, chúng ta vừa để ý đến nó, thì nó đã mất mất rồi, và thay vào  đó là những cái thân khác. Vậy nếu “Ta” là cái thân này, thì “Ta” là cái  thân nào? Thân quá khứ, thân hiện tại, hay thân vị lai? “Ta” chẳng phải  là cái thân nào cả, tất cả đều không đúng và không hợp lý. Vì “Ta” có  mặt, tồn tại xuyên suốt cả ba thời quá khứ, hiện tại, vị lai. Còn những cái  thân này, chúng chỉ có mặt ở vào thời điểm tồn tại của chúng mà thôi.

Thân quá khứ chỉ có mặt ở quá khứ. Trong quá khứ thì có, còn trong  hiện tại và vị lai thì không. Thân hiện tại chỉ có mặt ở hiện tại. Trong  hiện tại thì có, còn trong quá khứ và vị lai thì không. Thân vị lai chỉ có  mặt ở vị lai. Trong vị lai thì có, còn trong hiện tại và quá khứ thì không.  

Phần trên tôi đã chứng minh cái thân này không phải là “Ta” theo  cách thứ nhất. Bây giờ tôi sẽ chứng minh điều đó theo cách thứ hai. Đó  là chứng minh rằng chúng ta không thể tìm được một cái gì gọi là người  biết nơi cái thân xác này. Nghĩa là, sau khi đã loại bỏ tất cả những cái gì  vay mượn ở bên ngoài, không phải là “Ta” ra ngoài, thì chúng ta sẽ không thấy có một cái gì được gọi là “Ta” cả. Những cái vay mượn ở bên ngoài, là những cái không phải là “Ta”, khi loại bỏ chúng ra ngoài,  thì “Ta” vẫn còn ở đó, không vì thế mà bị mất đi. Còn cái mà được gọi  là “Ta”, là cái mà khi bị loại bỏ ra ngoài, thì “Ta” sẽ không còn ở đó nữa.  

Để bạn đọc hiểu ý nghĩa của phương pháp tìm “Ta” này, tôi xin lấy  ví dụ để minh họa như sau:  

Tạm thời coi cái thân này là “Ta”. Trên đó, ta mặc cho nó những  bộ quần áo, và đeo cho nó các loại nữ trang như cà rá (nhẫn), dây  chuyền, vòng tay, vvv. Thì những bộ quần áo và đồ nữ trang đó, chính là  những cái không phải “Ta”, mà là những vật vay mượn ở bên ngoài. Bởi  vì, khi ta loại bỏ chúng ra ngoài, “Ta” vẫn không bị mất đi.  

Và bây giờ, giả sử ta có một con búp bê bằng nhựa, cái cốt nhựa  đó, giống như cái thân của ta, chính là con búp bê. Ta gọi cái cốt nhựa  đó là cái “Ta” của con búp bê. Trên đó, ta mặc cho nó những bộ quần  áo, và đeo cho nó các loại nữ trang như cà rá (nhẫn), dây chuyền, vòng  tay, vvv. Thì những bộ quần áo và đồ nữ trang đó, chính là những cái  không phải con búp bê, mà là những vật vay mượn ở bên ngoài, Bởi vì,  khi ta loại bỏ chúng ra ngoài, thì cái “Ta” của con búp bê vẫn không bị mất đi (nơi con búp bê).  

Giả sử rằng, chúng ta có hai con búp bê giống hệt nhau. Chúng  được mặc nhiều lớp quần áo bên ngoài, bao phủ cả cái đầu và mặt mũi.  Nhưng trong con thứ nhất thì có cốt nhựa ở bên trong. Còn con thứ hai  thì hoàn toàn không có cốt nhựa, mà nó chỉ gồm nhiều bộ quần áo xếp  chồng lên nhau mà thôi. Ở đây chúng ta thấy :  

Con búp bê thứ nhất có cái “Ta” của con búp bê. Vì khi loại bỏ những cái không phải “Ta” của con búp bê ra ngoài, thì chúng ta sẽ tìm  thấy cái “Ta” của con búp bê này. Nó chính là cái cốt nhựa. Vậy cái  “Ta” của con búp bê không bị mất đi (nơi con búp bê). Ngược lại, nếu chúng ta loại bỏ cái cốt nhựa này ra ngoài thì cái “Ta” của con búp bê sẽ bị mất đi (nơi con búp bê).  

Con búp bê thứ hai không có cái “Ta” của con búp bê. Vì khi loại  bỏ những cái không phải “Ta” ra ngoài, thì chúng ta sẽ không tìm thấy cái “Ta” của con búp bê, không còn lại một cái gì cả.  

Trên đây là ví dụ để tôi hiển bày ý nghĩa của phương pháp tìm “Ta”, được tôi sử dụng ở đây. Bây giờ chúng ta sẽ tìm xem cái thân này  có phải là “Ta” hay không?  

Chúng ta, ai cũng biết cái thân này là một tập hợp của vô số các tế bào khác nhau. Và chúng ta có thể tách bỏ riêng từng tế bào ra khỏi cái  thân này. Để tìm “Ta”, chúng ta hãy loại bỏ ra ngoài tất cả những cái gì không phải là “Ta”.  

Trước hết chúng ta hãy tìm hiểu xem: có tế bào nào, không phải là “Ta” hay không? Chúng ta sẽ thấy không có một tế bào nào, mà khi tách  ra khỏi cái thân này, “Ta” sẽ bị mất đi. Do đó chúng ta có thể kết luận rằng tất cả các tế bào cấu tạo nên cái thân này đều không phải là “Ta”.  Tất cả các tế bào đó đều là đồ vay mượn ở bên ngoài.  

Như vậy chúng ta thấy: sau khi đã loại bỏ tất cả những cái vay  mượn ở bên ngoài, không phải là “Ta”, ra ngoài, sẽ không còn lại một  cái gì cả nơi cái thân này, hoàn toàn trống rỗng (Giống như trường hợp  của con búp bê thứ hai, chỉ là tập hợp của các bộ quần áo khác nhau,  không có cốt nhựa), không tìm thấy được một cái gì gọi là “Ta” nơi cái  thân này.  

Tóm lại không có “Ta” nơi cái thân này. Cái thân này không phải  là “Ta”. Và bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu về vấn đề có phải “người biết  cảnh vật” nằm ở trong cái xác thân máu thịt này hay không?  

Về vấn đề “người biết” nằm trong cái xác thân máu thịt này. Ở đây  có hai quan điểm nhận thức về “người biết” này : Quan điểm thứ nhất  cho rằng con mắt của Ta là “người biết” cảnh vật, và là “Ta”. Quan điểm  thứ hai cho rằng “người biết” cảnh vật là “Ta”, nhưng không phải là con  mắt của “Ta”. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu về từng quan điểm một.  

Quan điểm thứ nhất cho rằng con mắt của “Ta” là “người biết”  cảnh vật. Theo quan điểm này thì : Ta nhìn thấy cảnh vật bên ngoài nhờ con mắt của mình. Hay nói chính xác hơn là mắt ta nhìn thấy cảnh vật  bên ngoài – nó là chủ thể nhìn. Nó là chính “Ta”.

Có thực như vậy không?

Chúng ta thấy, nếu là mắt nhìn, thì khi mắt tốt, lúc nào chúng ta  cũng phải nhìn thấy. Nhưng trong thực tế, có nhiều khi mắt tốt, nhưng  nhiều người vẫn không nhìn thấy (vì hệ thống thần kinh thị giác bị trục trặc). Và hiện nay, có nhiều người mắt bị hư (bị mù), nhưng họ vẫn có thể nhìn thấy được. Nhờ “máy nhìn”. Đó là một hệ thống gồm một  camera nhỏ gắn vào mắt kính râm, nối với một máy tính nhỏ, và các điện cực cấy ghép trong đầu5. Ở đây, mắt của họ bị hư, cho nên không  thể nói là mắt nhìn thấy được. Mặt khác, trong mơ chúng ta cũng nhìn  thấy cảnh vật, với hình ảnh, màu sắc y như thật, và ở đây, chúng ta cũng  không thể nói là mắt nhìn thấy các cảnh vật đó.  

Quan điểm thứ hai cho rằng “người biết” cảnh vật là “Ta”, nhưng  không phải là con mắt của “Ta”. Quan điểm này, tuy không theo nhận  thức cho rằng con mắt của ta là “người biết” cảnh vật  

Thông thường, khi chúng ta dùng thuật ngữ “người biết”, thì  đương nhiên chúng ta coi đó là “Ta”. Nhưng ở đây chúng ta đang xét lại  vấn đề xem “Người biết cảnh vật “có phải là “Ta” hay không? Vì vậy để giữ được tính khách quan, từ giờ trở đi tôi sẽ dùng thuật ngữ “cái biết”,  để thay thế cho “người biết cảnh vật”.  

Ta thấy “cái biết” có nhiều loại, có “cái biết ở mắt”; có “cái biết ở tai”; có “cái biết ở mũi”; có “cái biết ở lưỡi”; có “cái biết ở thân”; có  “cái biết ở ý”. “Cái biết ở mắt” chỉ biết được các hình ảnh và màu sắc  (thuật ngữ của Đạo Phật gọi là “sắc”). “Cái biết ở tai” chỉ biết được các  âm thanh (thuật ngữ của Đạo Phật gọi là “thanh”). “Cái biết ở mũi” chỉ biết được các mùi hương (thuật ngữ của Đạo Phật gọi là “hương”). “Cái  biết ở lưỡi” chỉ biết được các vị (thuật ngữ của Đạo Phật gọi là “vị”).  “Cái biết ở thân” chỉ biết được các trạng thái, và các xúc chạm của thân  thể (thuật ngữ của Đạo Phật gọi là “xúc”). “Cái biết ở ý” có thể biết  được tất cả các đối tượng, bao gồm luôn cả sắc, thanh, hương, vị, xúc, và  tất cả các đối tượng nào mà ta có thể nhận biết được (thuật ngữ của Đạo  Phật gọi là “Pháp”). Như vậy nghĩa là có nhiều “cái biết”, chứ không  phải là chỉ có một “cái biết” duy nhất. Nếu “Ta” là “cái biết”, thì “Ta” là  cái biết nào? Nếu “Ta” là “cái biết ở mắt”, thì khi không có “cái biết ở mắt” – nào? Nếu “Ta” là “cái biết ở mắt”, thì khi không có “cái biết ở mắt” – trường hợp người bị mù bẩm sinh – phải không có “Ta”. Nhưng  thực tế dù không “có cái biết ở mắt”, thì vẫn có “Ta”. Nên “Ta” không  phải là “cái biết ở mắt”. Nếu “Ta” là “cái biết ở tai”, thì khi không có  “cái biết ở tai” – trường hợp người bị điếc bẩm sinh – phải không có  “Ta”. Nhưng thực tế dù không “có cái biết ở tai”, thì vẫn có “Ta”. Nên  “Ta” không phải là “cái biết ở tai”. Cũng vậy với các “cái biết” ở mũi, lưỡi, thân. Trường hợp dễ lầm nhất, là chúng ta cho rằng “Ta” là “cái  biết ở ý”. Nếu “Ta” là “cái biết ở ý”, thì khi không có “cái biết ở ý” –  trường hợp người bị mộng du, ngủ mê không mơ, khi mới sinh,… – phải  không có “Ta”. Nhưng thực tế dù không “có cái biết ở ý”, thì vẫn có  “Ta”. Nên “Ta” không phải là “cái biết ở ý”. Trường hợp cho rằng “Ta”  là hợp thể của tất cả các “cái biết”, cũng là không hợp lý. Vì khi tinh  trùng phối hợp với noãn bào (thụ tinh), tức là một sinh vật được ra đời,  nghĩa là đã có “Ta”. Khi đó, và cả trong những ngày tháng đầu tiên của  cuộc sống, “Ta” đã có. Nhưng lúc đó hoàn toàn chưa có cả sáu “cái biết”  nói trên, vậy thì “Ta” làm sao có thể là chúng được? Hơn nữa sáu “cái  biết” này, là sáu “cái biết” tách rời, độc lập với nhau, thì “Ta” làm sao  có thể vừa là “cái biết này”, lại vừa là “cái biết kia” được? Tóm lại, “Ta”  không thể là “cái biết” được. “Cái biết” không phải là “Ta”.  

Tóm lại qua những điều đã được trình bày ở trên, chúng ta thấy rõ  rằng : Cái xác thân máu thịt này không phải là “cái biết”; “Cái biết”  không nằm trong cái xác thân máu thịt này; Con mắt của ta không phải  là “cái biết”; Và “Cái biết” không phải là “Ta”. Nhưng những điều đó  vẫn chưa đủ cơ sở, để chỉ ra chỗ sai lầm trong nhận thức, cho rằng : cảnh  vật mà chúng ta cảm giác được, nằm trong thế giới khách quan. Để làm  được điều này, chúng ta phải chứng minh được rằng : nhận thức phân  đôi về thế giới của chúng ta từ xưa tới nay là sai lầm.  

Nhận thức phân đôi, hay nhị biên, giữa một bên là “Ta”, và một  bên là thế giới còn lại, cho rằng “cái biết” cảnh vật tách rời “cảnh vật bị biết”. Chính do nhận thức này, mà chúng ta cho rằng thế giới bị nhìn  thấy – tức là “cảnh vật bị biết” – là thế giới khách quan ở bên ngoài  chúng ta. Nó tách rời, độc lập với chúng ta. Đây là một vấn đề cực kỳ tinh tế, và khó hiểu. Có thể nói không ngoa rằng: nó là một trong những  vấn đề phức tạp nhất, khó hiểu nhất, trong triết thuyết của Đạo Phật. Khi  chúng ta hiểu rõ được nó, tức là chúng ta đã mở ra cánh cửa, để thâm  nhập sâu vào trong giáo lý của Đạo Phật. Còn nếu chưa hiểu rõ được vấn  đề này, chưa thông suốt được vấn đề này, thì chúng ta sẽ khó mà có thể hiểu được giáo lý của Đạo Phật, một cách chính xác được. Dưới đây tôi  xin trình bày rõ sự sai lầm của nhận thức này.  

Như tôi đã trình bày ở trên, thông thường trong mỗi người chúng  ta đều có sáu loại cảm giác, nhưng thực chất thì chỉ có một mà thôi. Sáu  loại cảm giác chỉ là sáu tên gọi khác nhau, của cùng một cảm giác,  tương ứng với sáu khu vực hoạt động khác nhau của nó. Vì thế, chúng ta  chỉ cần tìm hiểu về một loại cảm giác nào đó, là đủ để hiểu được cả sáu loại cảm giác. Ở đây, tôi lấy cảm giác về thân thể làm đại diện để tìm hiểu.  

Bây giờ chúng ta hãy tự đập vào đầu ngón chân cái một cái. Tại đó chúng ta sẽ thấy đau. Chúng ta hãy tìm hiểu những vấn đề sau:  Vấn đề thứ nhất : “cái đau” mà chúng ta cảm thấy nằm ở đâu?  Câu trả lời sẽ là : “cái đau” mà chúng ta cảm thấy, nằm ở ngay chỗ bị đập là đầu ngón chân.  

Vấn đề thứ hai: “cái biết đau” nằm ở đâu?  

Đây chính là chỗ mà chúng ta phải tìm hiểu cẩn thận và kỹ càng.  Thông thường, chúng ta dễ dàng xác định vị trí của “cái đau”, mà chúng  ta cảm thấy, nhưng lại rất mơ hồ về vị trí của “cái biết đau”. Lý do là vì  nó không phải là ĐTBNB của chúng ta. Cho nên chúng ta không thể nhận biết được nó, và vị trí của nó. Dẫn đến những kết luận không có  căn cứ, ví dụ như có người cho rằng “cái biết đau” nằm ở trong não bộ chẳng hạn. Ở đây, tôi thấy không cần phải luận bàn về những kết luận  không có căn cứ đó. Mà ở đây, tôi xin đưa ra một phương pháp để xác  định vấn đề này. Phương pháp đó là : tìm chỗ biết đau. Chỗ nào trên  thân thể của chúng ta biết đau tức là “cái biết đau” nằm ở đó. Và rất dễ dàng chúng ta thấy chỗ nào bị đau – Tức là chỗ trú của “cái đau” mà  chúng ta cảm thấy – thì đó cũng là chỗ biết đau – Tức là chỗ trú của “cái  biết đau”. Trong trường hợp này, thì chỗ bị đau, chính là đầu ngón chân,  nơi bị đập.  

Và do đó, câu trả lời cho câu hỏi trong trường hợp này sẽ là : “cái  biết đau” nằm ở ngay chỗ bị đập là đầu ngón chân.  

Từ đây chúng ta thấy là “cái đau” mà chúng ta cảm thấy, nằm ở đâu, thì “cái biết đau”, nằm ngay ở đó. Nghĩa là “cái bị biết” nằm ở đâu,  thì “cái biết” nằm ngay ở đó.  

Và, chúng ta đi đến chỗ nhận thức như sau : cảnh vật mà chúng ta  nhìn thấy nằm ở đâu, thì cái biết cảnh vật nằm ngay ở đó. Điều đó có  nghĩa là khi chúng ta nhìn thấy cả một khoảng trời bao la, thì “cái biết”  có ở bất cứ chỗ nào, trong khoảng trời bao la đó. “Cái biết” có mặt ở tất  cả mọi chỗ trong thế giới mà chúng ta nhìn thấy. Nó trùm khắp hết tất  cả. Đối với hầu hết tất cả mọi người, thì đây quả là một điều vô cùng phi  lý, do sức thôi miên của sự nhận thức phân đôi về thế giới từ trước đến  nay, tạo ra cho họ. Nhưng nếu xét kỹ thì những điều đó chẳng có gì là  phi lý cả.  

Toàn bộ thế giới mà chúng ta nhìn thấy đây, chẳng khác gì cái thế giới mà chúng ta nhìn thấy trong một giấc mơ cả. Nói chính xác hơn thì  cái thế giới mà chúng ta nhìn thấy này, đích thị là một thế giới ở trong mơ. Chỉ có điều đây là một giấc mơ khá dài, so với những giấc mơ hằng  đêm của chúng ta mà thôi. Ngay khi ở trong mơ, thì cảnh vật đó đối với  chúng ta lúc đó là thật, chứ không phải là mơ, như khi đã tỉnh dậy.  Chúng ta thấy nó là thật, cũng thật như chúng ta đang nhìn thấy cảnh vật  quanh đây vậy. Nếu lúc đó, có ai ở trong mơ nói với chúng ta là chúng ta  đang mơ, những cảnh vật mà chúng ta đang nhìn thấy chỉ là ảo ảnh, thì  chúng ta đâu có dễ tin. Chỉ đến khi tỉnh dậy, hết mộng, bao nhiêu cảnh  vật đó biến mất hết, không còn lại một chút dấu tích nào, thì chúng ta  mới biết rõ rằng đó chỉ là một giấc mơ, cảnh vật trong đó chỉ là những ảo ảnh không thực mà thôi. Ở đây, cũng vậy, dù đang mơ nhưng chúng  ta lại thấy là thực, và cái nhận thức sai lầm này đã ăn sâu, bám rễ chắc  chắn vào chúng ta từ xưa tới nay, đâu có thể nào dễ dàng phủ nhận được. Nhưng dù chúng ta không chấp nhận là mơ, mà thấy nó là thực, thì cũng  không vì vậy mà chân lý bị đảo ngược được. Một giấc mơ, mãi mãi vẫn  là một giấc mơ, không thể trở thành thật được. Dù chúng ta có chấp  nhận hay không chấp nhận, thì nó vẫn là thế. Chân lý mãi mãi vẫn là  chân lý, không phụ thuộc vào nhận thức chủ quan, vào ý chí chủ quan của chúng ta được. Không thể vì được chúng ta chấp nhận, mà phi chân  lý trở thành chân lý. Và cũng không vì chúng ta không chấp nhận, phủ nhận, bác bỏ, mà chân lý trở thành phi chân lý được. Chân lý không bao  giờ có thể bị bẻ cong, mà chỉ có sự bẻ cong nhận thức về chân lý mà  thôi. Cảnh vật mà chúng ta nhìn thấy đây, thế giới mà chúng ta nhìn thấy  đây, chỉ là những ảo ảnh, do tâm thức của chúng ta phóng hiện ra như một giấc mơ. Điều này đã được tôi trình bày rõ ràng ở phần trên. Giữa  giấc mơ ngoài đời này, và giấc mơ hằng đêm, đích thực là có bản chất  như nhau. Chúng chỉ khác nhau về tác nhân kích thích mà thôi. Điều này  chúng ta sẽ tìm hiểu ở phần sau. Chính vì vậy, chúng ta có thể lấy giấc  mơ, để tìm hiểu về những vấn đề, mà chúng ta đang quan tâm. Đó chính  là vấn đề: “Cái biết” có mặt ở tất cả mọi nơi trong thế giới mà chúng ta  nhìn thấy. Nó trùm khắp hết tất cả.  

Giả sử chúng ta đang sống trong một giấc mơ. Chúng ta thấy thế giới trong đó, những cảnh vật trong đó, cũng chẳng khác gì chúng ta  đang nhìn thấy thế giới xung quanh đây, những cảnh vật xung quanh  đây. Chúng ta cũng thấy mình có một cái thân, với đầy đủ chân tay mặt  mũi. Và chúng ta cũng có thể thấy một thế giới với một khoảng không  bao la, vô tận. Vấn đề mà chúng ta cần tìm hiểu là cái thân đó có phải là  chúng ta hay không? Và cái thế giới đó, cái khoảng không bao la vô tận  đó, nó nằm ở đâu? bên trong chúng ta, hay bên ngoài chúng ta? 

Trước tiên chúng ta tìm hiểu về vấn đề cái thân đó có phải là  chúng ta hay không? Không thể nói rằng ở nơi cái thân đó không có  “Ta”. Nhưng nếu bảo rằng cái thân (trong mơ) đó là “Ta” thì có hợp lý  không? Dĩ nhiên là không! Bởi vì nếu nó là “Ta” thì khi thức dậy, cái  thân đó mất đi thì có nghĩa là “Ta” cũng mất đi ư? Thật là phi lý! Vả lại,  ngay trong khi đó vẫn còn có một cái thân khác đang nằm ngủ. Dù rằng  ngay lúc đó (lúc đang mơ), chúng ta không biết đến nó. Nhưng nó vẫn  có, không thể vì chúng ta không biết đến sự tồn tại của nó, mà phủ nhận  nó được. Và “Ta” là người nào đây? người đang nằm ngủ, hay là người  đang hoạt động chạy nhảy trong mơ? Nếu “Ta” là người đang nằm ngủ,  thì người đang hoạt động trong mơ kia là ai? Còn nếu “Ta” là người  đang hoạt động trong mơ, thì người đang nằm ngủ kia là ai? Đây là  những vấn đề không thể nào giải quyết ổn thỏa được, nếu chúng ta cố bám vào nhận thức cho rằng “Ta” là một trong hai cái thân kia để mà đi  tìm. May mắn là ở đây, tôi đã bác bỏ được nhận thức cho rằng “Ta” là  cái thân trong mơ; và ở phần trên tôi cũng đã bác bỏ được nhận thức cho  rằng “Ta” là cái xác thân máu thịt này. Cả hai cái thân đó, chúng không  phải “Ta”, nhưng “Ta” cũng không rời chúng. Trở lại với vấn đề, dù  “Ta” không phải là cái thân trong mơ, nhưng ngay ở trong mơ thì chúng  ta vẫn nhận nó là “Ta”, và nhận cảnh vật mà chúng ta nhìn thấy nằm ở bên ngoài “Ta”. Đây rõ ràng là một nhận thức sai lầm, vì toàn bộ cảnh  vật mà “Ta” nhìn thấy trong mơ, không ở “ngoài Ta”, mà ở “trong Ta”  

Thật vậy : Chúng ta hãy tìm hiểu đến vấn đề cái thế giới trong mơ,  cái khoảng không bao la vô tận, mà chúng ta nhìn thấy, nằm ở đâu? bên  “trong Ta”, hay bên “ngoài Ta”? Nếu nó nằm ở bên “ngoài Ta”, thì có  nghĩa là nó thuộc về thế giới khách quan, ai cũng có thể nhìn thấy, và lẽ dĩ nhiên cảnh vật, người, thú trong đó là có thật. Nhưng ai cũng biết là, trừ “Ta” là người đang mơ ra, không còn có một ai khác nhìn thấy được, và cảnh vật, người, thú trong đó, chỉ là những ảo ảnh không có thực Vì vậy nó không phải thuộc về thế giới khách quan, và không thể là nằm ở “ngoài Ta” được. Mà nó phải nằm ở “trong Ta”.  

Như vậy, chúng ta thấy cả cái thế giới trong mơ, cả cái khoảng  không bao la trong mơ, mà chúng ta nhìn thấy, đều nằm ở “trong Ta”.  Điều đó có nghĩa là ở trong thế giới đó, ở trong khoảng không bao la đó,  chỗ nào cũng có “Ta”, không chỗ nào là không có. Mà nếu “Ta” là  CTNB có ở mọi nơi, thì có lý do gì mà “cái biết” là công cụ để nhận biết  của nó, lại không có mặt ở tất cả những chỗ đó. Mặt khác, ở nơi nào mà  không có “cái biết”, thì chúng ta có thể biết được cảnh vật hay không?  Lẽ dĩ nhiên là không rồi. 

Do vậy ở nơi nào mà có cảnh vật chúng ta biết được, thì ở đó phải  có “cái biết”. Ngược lại, ở nơi nào mà không có “cái biết”, thì ở chỗ đó  không có cảnh vật mà chúng ta biết được. Cảnh vật mà chúng ta biết  được chính là “cái bị biết”. Vậy “cái biết” và “cái bị biết” không rời  nhau, không tồn tại độc lập, tách rời nhau.  

Mặt khác, khi nói đến thế giới khách quan, là chúng ta nói đến một  thế giới vật lý có thực, tồn tại độc lập với chủ quan của chúng ta. Vì vậy,  chỉ có những sự vật, hiện tượng vật lý có thật, tồn tại trong thế giới  khách quan, độc lập với chủ quan của con người, thì mới có thể gọi là  nằm trong thế giới khách quan được. Còn những gì mà chúng ta nhìn  thấy, cảm nhận thấy, như đã nói ở trên, chúng không phải là những vật  thể có thực, tồn tại ở bên ngoài chúng ta, độc lập với chúng ta trong thế giới khách quan; Mà chúng chỉ là những ảo ảnh, được phóng chiếu ra từ trong tâm thức chủ quan của chúng ta, tồn tại trong cảm giác chủ quan  của chúng ta, và phụ thuộc vào chủ quan của chúng ta, cho nên chúng  không thể nằm trong thế giới khách quan được.  

Tóm lại, chúng ta có thể khẳng định : sự nhận thức cho rằng, cảnh  vật mà chúng ta nhìn thấy, cảm giác được, nằm trong thế giới khách  quan, là một sự nhận thức sai lầm.  

Trong ví dụ về ngôi sao, thì chỉ có ngôi sao A thực, của một năm  trước, mới nằm trong thế giới khách quan mà thôi. Còn ngôi sao A mà ta  nhìn thấy một năm sau, là ảo ảnh, được phóng chiếu ra từ trong tâm thức  chủ quan của ta, tồn tại trong cảm giác chủ quan của ta, và phụ thuộc  vào chủ quan của ta, cho nên nó không thể nào nằm trong thế giới khách  quan được.  

Vậy nó nằm ở đâu?  

Trả lời câu hỏi này, cũng tương tự như khi chúng ta trả lời câu hỏi  : những cảnh vật mà chúng ta nhìn thấy trong mơ, chúng nó nằm ở đâu?  Đây là một câu hỏi thực khó trả lời. Bởi vì từ trước đến nay, chúng  ta vẫn đồng hóa cái thế giới mà chúng ta nhìn thấy, với thế giới vật lý có  thực trong thế giới khách quan. Cho nên, chúng ta hay quan niệm rằng  một cái chỗ “ở đâu” nào đó, của ngôi sao A mà chúng ta nhìn thấy, là  một vị trí nào đó trong thế giới vật lý có thực, trong thế giới khách quan.  Khi chúng ta tìm thấy được một chỗ “ở đâu” nào đó, có nghĩa là chúng  ta có thể nhận biết, có thể hình dung ra vị trí đó, trong mối quan hệ của  nó với những vị trí khác, trong thế giới khách quan. Nay, như trên tôi đã  trình bày, toàn bộ thế giới mà chúng ta nhìn thấy chỉ là những ảo ảnh,  được phóng chiếu ra từ trong tâm thức chủ quan của chúng ta, tồn tại  trong cảm giác chủ quan của chúng ta, và phụ thuộc vào chủ quan của chúng ta. Cho nên, chúng không thể nằm trong thế giới khách quan  được. Nhưng do sức thôi miên của nhận thức cũ, chúng ta vẫn bị lôi kéo  theo xu hướng, tìm cho nó một chỗ nơi nào đó, trong thế giới khách  quan. Còn cái thế giới khách quan, mà chúng ta nhận biết được, hình  dung ra được, và tìm cho thế giới ảo ảnh mà chúng ta nhìn thấy một chỗ nơi trong đó, có phải là thế giới khách quan thực sự hay không? Thực ra  thì không phải vậy! Chúng ta tuyệt đối không thể nào nhận biết được,  hình dung ra được, thế giới khách quan, cùng với những vị trí trong đó,  là như thế nào. Mà chúng ta phải luôn luôn nhận biết về nó, hình dung  về nó theo những gì mà chúng ta có thể nhận biết, hình dung ra được.  Những gì mà chúng ta có thể nhận biết, hình dung ra được, luôn luôn là  những cái thuộc về thế giới mà chúng ta nhìn thấy, tức là thuộc về thế giới của những ảo ảnh, được phóng chiếu ra từ trong tâm thức chủ quan  của chúng ta. Như vậy nghĩa là chúng ta bị rơi vào cái vòng luẩn quẩn :  tìm một chỗ trú cho toàn bộ cái thế giới ảo ảnh này, ở ngay trong thế giới ảo ảnh đó.  

Vì vậy, với câu hỏi ngôi sao A mà ta nhìn thấy nằm ở đâu?  Nếu chúng ta hiểu câu hỏi trên theo nghĩa là : ngôi sao A mà ta  nhìn thấy nằm ở đâu, trong thế giới ảo ảnh mà ta nhìn thấy? Thì câu hỏi  này chúng ta có thể trả lời được. Nhưng chúng ta không cần quan tâm  đến vấn đề này ở đây. Nó không quan trọng và không cần thiết.  Còn nếu chúng ta hiểu câu hỏi trên theo nghĩa là ngôi sao A mà ta  nhìn thấy, nằm ở đâu trong thế giới khách quan? Thì đây là một câu hỏi  hoàn toàn vô nghĩa, và sẽ vĩnh viễn không có câu trả lời. Câu hỏi này chỉ hợp lý, khi chúng ta hỏi cho ngôi sao A thực, tức là ngôi sao vật lý, của  một năm trước mà thôi.  

Để có thể hiểu được vấn đề này, chúng ta hãy tìm hiểu về cơ chế, làm phát sinh ra sự nhìn thấy các hình ảnh, màu sắc.  

Chúng ta biết rằng: để nhìn thấy một đồ vật nào đó (hình dáng và  màu sắc), thì phải có những yếu tố sau đây :  

  • Phải có người nhìn với mắt và hệ thống thần kinh thị giác hoạt  động bình thường.  
  • Phải có đồ vật đó trong phạm vi nhìn thấy được đối với người nhìn  thấy nó.  
  • Đồ vật được nhìn thấy phải là đồ vật tự phát sáng, hoặc nó phải  được chiếu sáng bằng một nguồn sáng nào đó.  

Nếu thiếu một trong ba yếu tố nói trên thì không thể có sự nhìn  thấy hình ảnh được. Cơ chế làm phát sinh ra sự nhìn thấy hình ảnh được diễn ra như sau: 

Ánh sáng từ đồ vật phát ra (do đồ vật đó tự phát sáng, hoặc do nó  phản xạ lại ánh sáng chiếu vào nó), truyền tới cơ quan cảm nhận thị giác  là con mắt người quan sát. Sau đó, nó đi xuyên qua con mắt. Do tác  dụng như một hệ thống thấu kính hội tụ của con mắt, các tia sáng được  hội tụ lại trên võng mạc, là một tập hợp của nhiều tế bào hình nón và  hình que. Trong các tế bào này có chứa các chất phức hợp của retinal  với scotopsin (trong tế bào hình que), và các photópin (trong các tế bào  hình nón), có khả năng hấp thụ ánh sáng. Khi ánh sáng truyền tới võng  mạc, nó được các chất đó hấp thụ. Dưới tác dụng của năng lượng ánh  sáng, một phản ứng hóa học sẽ được phát sinh ra, và làm xảy ra hiện  tượng “ưu phân cực màng”, tức là có sự thay đổi độ chênh lệch về điện  thế, giữa mặt trong và mặt ngoài của màng. Sự thay đổi điện thế này, sẽ được dẫn truyền thành một dòng xung điện, theo các nơron thần kinh thị giác, đến vùng thị giác tương ứng trên vỏ não (bạn đọc có thể tham khảo  kỹ hơn về quá trình này trong các cuốn sách dạy về sinh lý học). Do sự hoạt động của dòng xung điện này, mà xuất hiện các sóng điện từ tương  ứng. Chúng được phát ra môi trường bên ngoài, như là một cái máy phát  sóng vô tuyến. Khi xung diện di chuyển tới điểm tương ứng trên vỏ não  – chúng ta tạm gọi tên là “điểm X“ – thì điểm này sẽ trở thành nguồn  phát sóng, và chúng ta sẽ nhìn thấy hình ảnh tương ứng được hiện ra.  

Để có thể hiểu được chức năng của từng bộ phận, và quá trình hoạt  động làm phát sinh ra sự nhìn thấy hình ảnh, Chúng ta tìm hiểu thêm  một cơ chế làm phát sinh sự nhìn thấy hình ảnh, của máy nhìn, do con  người tạo ra (nhân tạo). Ở phần trên, tôi đã trình bày sơ qua về cấu trúc  của một máy nhìn, được giới thiệu trong bài “Máy giúp người mù nhìn  được”, đăng trên báo An ninh thế giới, số 199, ra ngày 19 – 10 – 2000,  tr.25. Đó là một hệ thống gồm một camera nhỏ gắn vào mắt kính râm,  nối với một máy tính nhỏ xíu, và các điện cực cấy ghép trong đầu.  Camera sẽ thu tín hiệu do ánh sáng gởi tới, để chuyển đổi thành các  xung điện. Các xung điện này sẽ được truyền vào máy tính. Tại đây  chúng sẽ được chuyển đổi thành các xung điện thần kinh, và được  truyền tới điểm X trên vỏ não, qua điện cực. Trong quá trình di chuyển  của dòng xung điện đó, xuất hiện sự phát sóng điện từ tương ứng. Khi  xung điện di chuyển tới “điểm X”, là điểm tiếp xúc của điện cực với vỏ não, thì điểm này sẽ trở thành nguồn phát sóng, và chúng ta sẽ nhìn thấy  hình ảnh tương ứng được hiện ra.  

Ngoài ra, chúng ta có thể kích thích thẳng vào “điểm X”, thông  qua một hệ thống gồm một máy phát xung điện thần kinh, nối với điện  cực cấy ghép trong đầu. Máy phát sẽ phát ra các xung điện thần kinh.

Các xung điện này sẽ được truyền tới điểm X trên vỏ não, qua điện cực. Trong quá trình di chuyển của dòng xung điện đó, xuất hiện sự phát  sóng điện từ tương ứng. Khi xung diện di chuyển tới “điểm X”, là điểm  tiếp xúc của điện cực với vỏ não, thì điểm này sẽ trở thành nguồn phát  sóng, và chúng ta sẽ nhìn thấy hình ảnh tương ứng được hiện ra.  

So sánh cả ba trường hợp làm phát sinh ra sự nhìn thấy hình ảnh  nói trên. Chúng ta thấy có một vấn đề quan trọng, là xung điện thần kinh  phải được truyền tới “điểm X”, là một điểm nằm trên vỏ não, thì chúng  ta mới nhìn thấy hình ảnh hiện ra. Nếu vì một lý do nào đó, mà xung  điện chỉ truyền tới điểm kế cận, tiếp giáp với “điểm X”, dù là ở vào  trường hợp nào trong ba trường hợp nói trên. Thì lúc đó sự nhìn thấy  hình ảnh, cũng không được xuất hiện.  

Như vậy, mấu chốt vấn đề để chúng ta tìm hiểu về cơ chế làm phát  sinh ra sự nhìn thấy hình ảnh, không phải là quá trình thu nhận tín hiệu ở con mắt, hay camê ra; cũng không phải là quá trình dẫn truyền tín hiệu ở trong hệ thống thần kinh thị giác, kể cả não bộ, hoặc ở trong hệ thống  tạo ra và dẫn truyền các xung điện thần kinh (nhân tạo). Mà mấu chốt  của vấn đề là : các xung điện thần kinh phải tới được “điểm X” nằm trên  vỏ não, ở vùng thị giác tương ứng. Và vì vậy, để tìm hiểu về cơ chế làm  phát sinh ra sự nhìn thấy hình ảnh. Thì chúng ta phải tìm hiểu về cơ chế,  làm phát sinh ra sự nhìn thấy hình ảnh, khi các xung điện thần kinh  truyền tới được “điểm X” nằm trên vỏ não. Đây là một vấn đề rất mới  mẻ, chưa từng được ai quan tâm tìm hiểu và để ý tới6. Nay tôi xin được phép trình bày về cơ chế, làm phát sinh ra sự nhìn thấy hình ảnh, khi các  xung điện thần kinh truyền tới được “điểm X” nằm trên vỏ não theo giả thiết của mình, để bạn đọc tham khảo.  

Quan sát quá trình diễn ra ở trên, chúng ta thấy khi xung điện thần  kinh truyền tới “điểm X”, thì nó sẽ trở thành một nguồn phát ra sóng  điện từ, tương ứng với xung thần kinh đó. Sóng này sẽ được phát ra, và điện từ, tương ứng với xung thần kinh đó. Sóng này sẽ được phát ra, và  lan truyền trong không gian. Nó tương ứng với hình ảnh được hiện ra.  Nếu để ý chúng ta sẽ thấy : mối quan hệ tương ứng giữa sóng được phát  ra, và hình ảnh được hiện ra, không phải là một mối quan hệ vật chất.  Mà nó thuộc về một mối quan hệ đặc thù khác. Đó là mối quan hệ gì?  Chúng ta thấy sóng được phát ra thuộc về thế giới vật lý khách quan,  còn hình ảnh mà chúng ta nhìn thấy, thuộc về thế giới tâm lý chủ quan.  Điều này phải được hiểu như thế nào? Chúng ta thật khó mà hình dung  ra. Nhưng rất may, có hai công cụ để giúp chúng ta gỡ rối vấn đề này.  

Công cụ thứ nhất là phép ánh xạ trong toán học. Bây giờ chúng ta  sẽ tìm hiểu về phép ánh xạ này. Để tìm hiểu về phép ánh xạ, trước hết  chúng ta hãy tìm hiểu về “Tập hợp”.  

Tập hợp là một trong những khái niệm cơ bản (nguyên thủy) của  toán học, không được định nghĩa, mà làm cơ sở để định nghĩa các khái  niệm khác. Có thể lấy ví dụ* về các tập hợp như : tập hợp các nghiệm  của một phương trình, tập hợp các điểm trên một đoạn thẳng, tập hợp tất  cả các cuốn sách trong một thư viện, tập hợp các sinh viên đang ngồi  trong một giảng đường… Lí thuyết tập hợp, do G. Cantor đặt nền móng  vào những năm 1871 – 1883, được coi là cơ sở của toán học hiện đại. Từ “tập hợp” thường cũng gọi tắt là “tập”. Để chỉ rằng x là một phần tử của  tập A ta viết x ∈ A”7.

Bây giờ chúng ta tìm hiểu về khái niệm “ánh xạ”.Theo định nghĩa về ánh xạ thì:

Ánh xạ từ một tập D vào một tập E, là một luật tương ứng f sao  cho với mỗi x Î D có đúng một phần tử tương ứng y Î E, ký hiệu y = f  (x).  

Ánh xạ này được ký hiệu là f : D → E. Phần tử y = f (x) gọi là ảnh  của x qua f. Cách viết khác của điều này là x → f (x) hoặc x → y.  D gọi là “miền xác định” của f, thường cũng ký hiệu là D (f);  f (D) := { y ∈ E : ∀ x ∈ D, y = f (x) } gọi là miền giá trị của f,  thường ký hiệu là R (f).  

…………………………………………………………………………………………….

Trong toán học, từ “ánh xạ” cũng thường được thay bằng từ “hàm” hoặc “toán tử”, với nội dung hoàn toàn như định nghĩa nói trên.”8 Sau khi đã có một kiến thức sơ bộ về ánh xạ rồi, bây giờ chúng ta  sẽ dùng nó để giải thích mối quan hệ giữa sóng được phát ra, và hình  ảnh được hiện ra. Nếu đứng về khía cạnh vật chất mà xem xét, thì chúng  ta chẳng thấy được mối liên quan nào, giữa hình ảnh được hiện ra, với  cái sóng này cả. Điều này cho phép chúng ta khẳng định: tập hợp chứa  các sóng được phát ra, và tập hợp chứa các hình ảnh được hiện ra, không  cùng nằm chung với nhau trong một tập hợp lớn hơn. Tập hợp chứa các  sóng khác nhau, thuộc về thế giới vật lý khách quan. Còn tập hợp chứa  các hình ảnh được hiện ra, thuộc về thế giới tâm lý. Thế giới vật lý  khách quan và thế giới tâm lý chủ quan là hai thế giới khắc nhau như nước với lửa vậy. Vì một thế giới là thế giới thực, và một thế giới còn lại  là thế giới ảo. Mối quan hệ giữa chúng giống như mối quan hệ giữa thế giới bên ngoài so với thế giới cảnh vật trong phim vậy. Nhưng vấn đề quan trọng ở đây là: chúng ta phải giải quyết ổn thỏa mối quan hệ khó  hiểu giữa sóng được phát ra, và hình ảnh được hiện ra. Như chúng ta đã  biết, đứng về khía cạnh vật chất mà xem xét, thì chẳng có mối liên quan  nào, giữa hình ảnh được hiện ra, với cái sóng này cả. Nhưng trên thực tế,  chúng lại có mối quan hệ với nhau như sau : Với một sóng thần kinh nào  đó, do nguồn phát ra là “điểm X”, trong thế giới vật lý; chúng ta luôn  luôn tìm thấy một hình ảnh tương ứng hiện ra trong thế giới tâm lý. Nếu  chú ý thì chúng ta sẽ thấy rằng : mối quan hệ đó, chính là mối quan hệ ánh xạ, mà chúng ta đã tìm hiểu ở trên. Nói chính xác thì mối quan hệ này chính là : ánh xạ từ tập D vào tập E. Tập D là tập hợp chứa các sóng được phát ra. Còn tập E là tập hợp chứa các hình ảnh được hiện ra. Và  đây chính là lời giải đáp cho vấn đề.  

Tóm lại bằng công cụ thứ nhất là phép ánh xạ trong toán học. Chúng ta đã hiểu được mối quan hệ rắc rối và khó hiểu giữa sóng được phát ra, và hình ảnh được hiện ra nói trên. Nhưng dùng công cụ toán học  thường trừu tượng, và khó hiểu đối với đa số mọi người, vì nó không có  tính chất trực quan sinh động, là vấn đề dễ hiểu hơn đối với đa số mọi  người. Cho nên phần dưới đây, tôi sẽ dùng đến công cụ thứ hai để giải  thích, sẽ dễ dàng hình dung hơn.  

Công cụ thứ hai chính là máy tính điện tử – tôi xin phép được viết  tắt là MTĐT. Nền khoa học kỹ thuật hiện đại thật đáng nể, nó tạo ra cho  con người vô số các phương tiện kỹ thuật, để giúp con người vươn lên  thống trị thế giới. Trong số những phương tiện kỹ thuật tiên tiến ngày  nay có MTĐT. MTĐT giúp cho con người nối dài những khả năng trí  tuệ của mình. Nó ngày càng giữ một vai trò quan trọng, trong hầu hết  các lĩnh vực khoa học kỹ thuật và đời sống hàng ngày của chúng ta. Thêm vào đó, nó còn tạo ra những nhận thức mới, về thế giới xung  quanh chúng ta. Trong vô số các tác dụng đó của MTĐT, may mắn thay  lại có một vấn đề, có thể giúp cho chúng ta giải thích được mối quan hệ rắc rối nói trên. Chúng ta hãy quan sát cấu trúc phần cứng của một máy  tính điện tử. Nó rất phức tạp, nhưng đại khái thì chúng ta có thể phân nó thành ba khối chính như sau:  

  • Khối đầu vào gồm những thiết bị để nhập dữ liệu như bàn phím, con chuột, micro, camera, vvv.
  • Khối đầu ra gồm các thiết bị để xuất dữ liệu như màn hình, loa, máy in, vvv.  
  • Khối trung tâm để xử lý dữ liệu thường được gọi là CPU. Đối với  máy vi tính thì nó là một cái hộp sắt, bên trong có gắn tất cả các bộ phận  có liên quan đến việc xử lý dữ liệu, như các bộ nhớ khác nhau, bộ vi xử lý, và các bộ phận phụ,vvv.  

Hai khối: đầu vào và đầu ra, không kết nối trực tiếp với nhau. Còn khối trung tâm thì được kết nối với hai khối còn lại, bởi các đường dẫn  truyền. Nguyên lý hoạt động của nó là: dữ liệu được nhập vào ở khối  đầu vào, và được đưa vào xử lý ở khối trung tâm, sau đó được xuất ra ở khối đầu ra.

Để giải quyết vấn đề được đề ra, chúng ta chỉ cần xem xét một MTĐT có cấu trúc đơn giản như sau: đầu vào là một cái bàn phím, đầu ra là một cái màn hình tinh thể lỏng, và CPU phù hợp. Trên bàn phím có các nút phím được in chữ, số, và các ký hiệu thích hợp. Khi chúng ta thực hiện một thao tác gõ vào một phím nào đó, ví dụ phím có mang chữ A, thì chúng ta sẽ thấy hiện lên trên màn hình một chữ A. Bây giờ chúng  ta sẽ tìm hiểu nguyên lý hoạt động của MTĐT trong trường hợp này.  

Trước hết nói về bàn phím, khi chúng ta nhấn lên một chữ A, chúng ta cứ tưởng rằng, mình nhập vào một chữ A, như nó đã được hiện ra trên màn hình. Thực ra không phải vậy, hiểu như vậy là quá sai lầm. Bởi vì việc hiện chữ A trên màn hình, là do chính ở cái phím mà ta nhấn  vào, chứ không phải là do nó được gán cho chữ A ở trên đó. Nếu bây  giờ, chúng ta thay đổi chữ được gán ở trên đó, ví dụ chữ B chẳng hạn, thì khi gõ vào đó, thì chữ được hiện ra trên màn hình vẫn là chữ A, chứ không phải là chữ B. Như vậy có nghĩa là chữ được gán ở trên bàn phím không quan trọng. Nó chỉ làm cho chúng ta nhớ được tác dụng của việc  nhấn vào phím đó, mà thôi. Vậy chúng ta đã nhập vào cái gì, khi thực  hiện thao tác nói trên? Nếu để ý, chúng ta sẽ thấy thực chất phím đó, chỉ là một cái công tắc điện thường mở. Khi nhấn vào đó, là chúng ta đang  thực hiện việc đóng công tắc điện đó lại. Như vậy thao tác nhấn phím  đó, thực chất chẳng khác gì thao tác bật công tắc đèn hàng ngày. Chỉ có  điều là chúng ta nhấn công tắc nào mà thôi. Nhấn công tắc nào ? đó là  dữ liệu nhập vào của của chúng ta. Dữ liệu được nhập vào ở đầu vào, chỉ có thế.  

Bây giờ chúng ta tìm hiểu đầu ra. Nó là một cái màn hình tinh thể lỏng. Màn hình này, là một tập hợp của các tinh thể lỏng, được ghép  cạnh nhau. Mỗi một tinh thể, bình thường thì tối, nhưng khi có dòng  điện thích hợp chạy qua, thì nó cháy sáng lên, như một cái bóng đèn.  Như vậy, màn hình này, thực chất chỉ là những cái bóng đèn điện, được  ghép lại với nhau. Chúng sáng hay tối là do sự qui định của CPU.  

Về sự hoạt động của CPU, trong mối liên quan với đầu vào và đầu  ra, nếu giải thích thật sự thì rất phức tạp, và cũng không cần thiết. Cho  nên ở đây, tôi xin đưa ra một mô hình đơn giản nhất, để giải thích thay.  Như chúng ta đã biết, đầu vào tương ứng với tập hợp của các công tắc,  còn đầu ra tương ứng với tập hợp của các bóng đèn. Vậy, chúng ta sẽ bố trí làm sao, cho có được sự hoạt động như trong trường hợp nói trên. Xét  sơ đồ bố trí như hình vẽ. Ở đây, để đơn giản, chúng ta chỉ cần tìm hiểu  sơ đồ tương ứng với một công tắc.

Trên hình 01, là sơ đồ 13 mạch điện giống hệt nhau, và mắc song song với nhau, của 13 cái bóng đèn, được ghép với nhau thành hình chữ A như hình 02. Trong mỗi mạch điện, có một cái bóng đèn và một cái  công tắc thường mở C. Công tắc này được điều khiển bởi rơle thường  mở R trên mạch điện trong hình 03. Rơle R sẽ đóng lại khi có dòng điện chạy qua mạch điện trong hình 03. Rơle R được điều khiển bởi công tắc  thường mở K. Việc đóng mở công tắc K là do chúng ta quyết định. Bình  thường khóa K mở, làm cho rơle R mở. Rơle R mở điều khiển các công  tắc bóng đèn C mở theo, đèn tắt. Khi chúng ta đóng khóa K, mạch điện  trong hình 03 sẽ được khép kín. Nó sẽ cho dòng điện chạy qua. Dưới tác  dụng của dòng điện, rơle R sẽ đóng lại, và đồng thời nó điều khiển sự đóng lại của các công tắc C. Do các công tắc C được đóng lại, làm khép  kín các mạch điện trong sơ đồ hình 01, mà trong đó có dòng điện chạy  qua làm cháy sáng các bóng đèn, và chữ A được sáng lên, hiện ra (do các bóng đèn được xếp với nhau theo hình chữ A).  

Về đại để, nguyên tắc hoạt động của MTĐT trong trường hợp trên, tất nhiên là phức tạp hơn bội phần. Nhưng nguyên tắc chung thì cũng y  như vậy. Phím A tương ứng với khóa K. Màn hình tương ứng với các  bóng đèn. Còn CPU tương ứng với tổ hợp của rơle R, và các công tắc C. Mà trong đó, rơle R tương ứng với bộ xử lý, cụm các công tắc C, tương  ứng với bộ nhớ. Thao tác gõ bàn phím của chúng ta, tương ứng với thao  tác bật công tắc K. Sự hiện ra của chữ A trên màn hình, tương ứng với sự sáng lên của chữ A mà chúng ta nhìn thấy9. CPU tương ứng với cụm  rơle R và công tắc C. Sự hoạt động điều khiển của CPU, tương ứng với  sự điều khiển của rơle R đối với sự cháy sáng bóng đèn.  

Tóm lại, tới đây chúng ta đã hiểu rõ được về nguyên tắc, sự hoạt  động xảy ra bên trong của MTĐT, khi chúng ta gõ vào phím A, để làm  xuất hiện ra chữ A trên màn hình. Như vậy ở đây có một mối quan hệ giữa lệnh ở đầu vào (là bàn phím), với hình ảnh được hiện ra trên đầu ra  (là màn hình). Tương ứng với một lệnh nào đó ở đầu vào, sẽ luôn luôn  có một hình ảnh hiện ra ở đầu ra. Đây chính là một phép ánh xạ. So sánh mối quan hệ giữa lệnh ở đầu vào, với hình ảnh được hiện ra ở đầu ra trên  MTĐT, với mối quan hệ tương ứng của sóng não được phát ra tại “điểm X”, và hình ảnh được hiện ra, mà chúng ta đang tìm hiểu. Chúng ta sẽ thấy hai mối quan hệ đó tương ứng với nhau, và đều là những phép ánh xạ. Lệnh gõ vào bàn phím (tức lệnh ở đầu vào) trên máy tính điện tử,  tương ứng với sóng não được phát ra tại “điểm X”. Hình ảnh được hiện ra trên màn hình MTĐT, tương ứng với hình ảnh được hiện ra, mà chúng ta nhìn thấy. Thế giới các hình ảnh được hiện ra trên màn hình,  tương ứng thế giới các hình ảnh được hiện ra, mà chúng ta nhìn thấy, đó chính là miền giá trị (tập E) trong phép ánh xạ. Tập hợp các lệnh gõ vào  bàn phím, tương ứng với tập hợp các sóng não được phát ra tại “điểm X”, đó chính là miền xác định (tập D).  

Như vậy chúng ta có thể coi rằng, cơ chế làm xuất hiện các hình  ảnh được hiện ra, mà chúng ta nhìn thấy, giống như cơ chế làm xuất hiện  các hình ảnh được hiện ra trên màn hình. Nghĩa là phải có một hệ xử lý  thông tin nào đó, có chức năng như một cái MTĐT, mà chúng ta không  biết tới, xử lý các tín hiệu ở đầu vào là các sóng não được phát ra tại  “các điểm X” nằm trên vỏ não, thành các hình ảnh được hiện ra, mà  chúng ta nhìn thấy. Ta gọi nó là hệ xử lý tiềm thức – tôi xin phép được  viết tắt là HXLTT – để phân biệt với hệ xử lý thông thường, là hệ thống  thần kinh, mà chúng ta đã biết. HXLTT này có sáu đầu ra khác nhau –  mà trong đó hiện ra các hình ảnh, các âm thanh, các mùi, các vị, các cảm  giác thân thể, và các ý – tương ứng với sáu đầu vào khác nhau – là sáu  loại sóng thể, và các ý – tương ứng với sáu đầu vào khác nhau – là sáu  loại sóng não tương ứng với sáu loại xung thần kinh: xung thần kinh thị giác, xung thần kinh thính giác, xung thần kinh khướu giác, xung thần  kinh vị giác, xung thần kinh thân giác, xung thần kinh ý giác. Tất nhiên  trong HXLTT phải có bộ nhớ để lưu giữ các dữ liệu.  

Nó là cái gì?  

Nó chính là bộ nhớ dài hạn của chúng ta! Hệ thống thần kinh của  chúng ta chính là một cái MTĐT. Trong đó có nhiều loại bộ nhớ khác  nhau, như bộ nhớ làm việc, bộ nhớ ngắn hạn, bộ nhớ dài hạn. Nhiều  người cứ tưởng rằng bộ nhớ dài hạn của chúng ta nằm ở trong bộ não,  thật là nhầm to! Vì bộ nhớ dài hạn là cái kho, để lưu giữ toàn bộ những  thông tin cá nhân, của chúng ta trong quá trình sống. Còn bộ não thì lại  không có chức năng đó, mà nó chỉ có chức năng lưu giữ các truy xuất,  và tổ chức lưu giữ các mối quan hệ (đối tượng). Bộ nhớ dài hạn có khả năng lưu giữ không hạn chế, dung lượng thì vô hạn. Còn bộ não của chúng ta thì khả năng lưu giữ hạn chế, dung lượng có hạn. Đây là những điều, đã được các nhà khoa học khám phá ra, và kết luận10.  Đến đây là xong phần giải thích cơ chế, làm phát sinh ra sự nhìn  thấy hình ảnh, khi các xung điện thần kinh truyền tới được “điểm X”  nằm trên vỏ não theo giả thiết của tôi. Còn những vấn đề như: bộ nhớ dài hạn nằm ở đâu? HXLTT nằm ở đâu? Cấu trúc của nó như thế nào?  Mối quan hệ của nó vói bộ nhớ dài hạn, với hệ thống thần kinh, với cơ thể của chúng ta, như thế nào,vvv. Chúng ta sẽ tìm hiểu sau, ở phần có  liên quan.  

Từ những điều đã được trình bày, chúng ta thấy rằng : thế giới mà  trong đó chứa đựng những hình ảnh mà chúng ta nhìn thấy, thuộc về một  thế giới khác hoàn toàn, so với thế giới của các sóng não, của các xung  điện thần kinh. Điều này cũng giống như thế giới, mà trong đó chứa  đựng những hình ảnh trên màn hình, thuộc về một thế giới khác hoàn  toàn, so với thế giới của các xung điện hoạt động trong MTĐT; hoặc  giống như thế giới cảnh vật hiện lên trong một tấm gương, thuộc về một  thế giới hoàn toàn khác, so với thế giới cảnh vật bên ngoài vậy. Thế giới thế giới hoàn toàn khác, so với thế giới cảnh vật bên ngoài vậy. Thế giới  của các sóng não, và của các xung thần kinh, thuộc về thế giới vật lý  khách quan. Còn thế giới mà trong đó chứa đựng những hình ảnh mà  chúng ta nhìn thấy, không thuộc về thế giới vật lý khách quan, mà nó là  thế giới tâm lý chủ quan.  

1.1.2.2 Tìm hiểu về cấu trúc của sự cảm giác

Trong Đạo Phật, hay dùng một thuật ngữ riêng để chỉ cho sự cảm  giác. Đó là thức, hay ý thức. Nhưng thông thường người ta hay dùng từ thức. Vì nếu dùng thuật ngữ ý thức, thì chúng ta dễ lầm với “ý thức” là  một trong sáu tên gọi khác nhau của thức. Thức chỉ có một, nhưng nó lại  hoạt động ở trong sáu khu vực độc lập với nhau. Do vậy mà người ta đặt  sáu cái tên tương ứng cho nó, khi hoạt động ở một trong sáu khu vực đó, và gọi là sáu thức. Đó là: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức.  

  • Nhãn thức là tên gọi thay cho cảm giác thị giác.  
  • Nhĩ thức là tên gọi thay cho cảm giác thính giác.  
  • Tỷ thức là tên gọi thay cho cảm giác khướu giác.  
  • Thiệt thức là tên gọi thay cho cảm giác vị giác.  
  • Thân thức là tên gọi thay cho cảm giác thân giác.  
  • Ý thức là tên gọi thay cho cảm giác ý giác.  

Năm thức đầu: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, mỗi cái chỉ hoạt động trong khu vực riêng biệt của mình. Riêng ý thức, có thể hoạt động ở khắp mọi nơi. Vì vậy, mà người ta hay lấy tên nó để chỉ cho thức. Ý thức, vì có thể hiện diện ở khắp mọi nơi, cho nên nó vừa có thể hoạt động độc lập một mình, lại vừa có thể hoạt động phối hợp  chung với một trong năm thức trước, và với chính bản thân một ý thức  khác. Đây chính là đặc điểm làm phát sinh ra tri giác, khái niệm, biểu  tượng, phán đoán, và tư duy sau này. Để cho thuận tiện, kể từ bây giờ chúng ta dùng từ thức thay cho cảm giác, nhãn thức thay cho cảm giác  thị giác, vvv.

Cấu trúc của một thức, theo Đạo Phật gồm có bốn phần là: tướng  phần, kiến phần, tự chứng phần, và chứng tự chứng phần. Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu từng phần một.  

Tự chứng phần không phải là phần thuộc về vọng (ảo) hoàn toàn. Nhưng nó cũng không phải là chân (thực). Nó là cái tác dụng nhận biết  của CTNB. Khi CTNB khởi ý nhận biết, tức là nó được sinh ra. Sự khởi  ý nhận biết một cách chủ động, được gọi là sự tác ý nhận biết. Khi có sự tác ý nhận biết, về một tướng (thuộc tướng phần) nào đó, thì chúng ta  ghi nhận được: sự biết tướng đó của kiến phần. Đây gọi là sự cảm giác  về tướng đó.  

Chúng ta có thể duy trì sự tác ý nhận biết, về một tướng cố định  nào đó, trong một khoảng thời gian nhất định. Sự tác ý này có nhiều cấp  độ khác nhau, tương ứng với các mức độ tập trung khác nhau, để tác ý  về tướng đó. Chúng ta có thể chia nó ra làm bốn cấp độ chính là: không  để ý, để ý, chú ý, và tập trung tinh thần.  

Khoảng không gian, mà tướng được tác ý nhận biết chiếm một chỗ, không cố định. Nó có thể mở rộng ra, thành toàn bộ khoảng không  gian, mà chúng ta nhìn thấy. Hoặc nó cũng có thể thu hẹp lại thành một  điểm, chỉ nhỏ như đầu một cây kim. Tướng bị nhận biết này thuộc về tướng phần của thức. Nếu để ý chúng ta sẽ nhận thấy: khoảng không gian mà tướng này choán chỗ càng lớn, thì sẽ tương ứng với mức độ tập  trung tác ý càng nhỏ. Và ngược lại, khoảng không gian mà tướng này  choán chỗ càng nhỏ, thì mức độ tập trung tác ý càng lớn. Khả năng tập  trung tác ý đó, không gì khác hơn, là khả năng duy trì một thức nhất  định nào đó.  

Tướng phần và kiến phần hoàn toàn là ảo ảnh (vọng). Nó lúc có lúc mất tùy theo điều kiện (duyên) có hay không? Nó thuộc về thế giới chủ quan ở bên ngoài.  

Tướng phần là phần tướng (hình tướng), hay phần bị biết (thuật ngữ Phật giáo gọi là sở biết).  

Kiến phần là phần biết (mà chúng ta hay nhầm là CTNB – thuật  ngữ Phật giáo gọi là năng biết).  

Chú ý: Khi nói tướng phần và kiến phần, chúng ta hay nghĩ rằng  đó là hai phần khác nhau, tách rời nhau. Nhưng thực ra không phải vậy,  mà đó thực ra chỉ là hai mặt của một vấn đề (Nói theo logic học, thì đó  là hai nội hàm khác nhau của cùng một khái niệm “thức”. Chúng cùng có chung một ngoại diên. Còn luận theo tướng, thì chúng là hai biệt tướng11 khác nhau của cùng một thức). Do vậy chúng không phải là hai phần biệt khác nhau của cùng một thức). Do vậy chúng không phải là  hai phần biệt lập với nhau. Kiến phần có ở ngay nơi tướng phần, nghĩa là  ở đâu có tướng phần, thì ở đó có kiến phần. Phần biết có ở ngay nơi  phần bị biết, nghĩa là ở đâu có cái bị biết, thì ở đó có cái biết. Năng biết  có ở ngay nơi sở biết, nghĩa là ở đâu có sở biết, thì ở đó có năng biết.  Liên quan tới vấn đề này, tôi đã trình bày kỹ ở phần trên. Nhưng phải  lưu ý rằng : tướng phần không phải là kiến phần; Cái bị biết không phải là cái biết; Sở biết không phải là năng biết, chúng ta chớ nhầm lẫn, đồng  hóa những khái niệm đó lại với nhau, mà nguy to.  

Cơ chế để làm phát sinh ra vọng thức, đã được trình bày ở phần  trên. Tôi xin trình bày sơ lại như sau : khi có một sóng não thích hợp  được phát ra tại một điểm phù hợp trên vỏ não, thì đó chính là một lệnh  ở đầu vào của HXLTT, tương ứng với một cái MTĐT. Do sự tác động  của lệnh ở đầu vào này, thông tin được lưu giữ ở một khu vực nào đó,  trong bộ nhớ dài hạn, sẽ được lấy ra và làm hiện vọng thức trên đầu ra tương ứng.  

Trong Đạo Phật, thông tin được lưu giữ ở một khu vực nào đó, trong bộ nhớ dài hạn, được gọi là “chủng tử”, nghĩa là hạt giống. Nó là  hạt giống của vọng thức. Chính nhờ có “chủng tử” này mà vọng thức  mới có thể hiện ra, khi có lệnh tương ứng ở đầu vào. Khi vọng thức đã  hiện ra, thì được gọi là “hiện hành”. “Hiện hành” có nghĩa là làm (hành)  cho hiện ra. Như vậy, khi ta nhìn thấy cảnh vật trong thực tế, có nghĩa là  nó được hiện hành. Và khi ta mơ thấy những cảnh vật đó, tức là nhìn  thấy những cảnh vật đó trong mơ, thì cũng có nghĩa là nó được “hiện  hành”, không có gì khác biệt nhau. Hai trường hợp là đồng như nhau, không khác.  

Vậy tại sao chúng ta lại phân biệt ra là thực và mơ ?  

Sự phân biệt này bắt nguồn từ những điểm khác nhau giữa chúng. Vậy sự khác nhau đó là cái gì ? Có phải là do các sóng não được phát ra  từ những điểm trên vỏ não khác nhau hay không? Tất nhiên là không  phải, vì với cùng một kết quả hiện ra trên màn hình như nhau, thì các sóng não, được phát ra từ những điểm trên vỏ não – là các lệnh ở đầu vào  – cũng phải như nhau.  

Vậy sự khác nhau là ở đâu?  

Chính là điều kiện làm xuất hiện lệnh ở đầu vào là khác nhau. Tuy rằng sự hiện ra ở đầu ra là như nhau, nhưng điều kiện làm xuất hiện lệnh  ở đầu vào là khác nhau. Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu về sự khác nhau  đó. Như chúng ta đã biết, có một MTĐT là HXLTT, hoạt động xử lý các  tín hiệu ở đầu vào, để cho ra các kết quả ở đầu ra là các “vọng thức”  khác nhau. Nhưng ngoài MTĐT đó ra, chúng ta còn có một cái MTĐT  khác nữa, đó là hệ thống thần kinh của chúng ta. Cái MTĐT thứ hai này  có các đầu vào, là các cơ quan thụ cảm như: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý;  Và các đầu ra, là các vùng tương ứng của chúng trên vỏ não. Năm cơ quan thụ cảm: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân là năm cơ quan thụ cảm bên  ngoài. Còn ý là cơ quan thụ cảm bên trong. Ý không phải là một cơ quan vật chất như năm cơ quan bên ngoài, mà nó chính là tác dụng của “Ta”. 

Chính ý điều khiển việc đi đến đầu ra của các tín hiệu, là các xung điện  thần kinh. Sự điều khiển này của ý cũng gần tương tự như sự rà đài, khi  ta dùng ti vi, hay rađiô vậy. Nó cho phép tín hiệu nào tới được đầu ra.  Tín hiệu ở đầu vào, là các kích thích của các sóng điện từ, các sóng âm  thanh, các phân tử, các dòng điện, vvv.  

Năm cơ quan thụ cảm bên ngoài nói trên, là năm cơ quan dễ thấy  nhất, và tất cả mọi người hầu như ai cũng biết. Nhưng các cơ quan đó  không phải là duy nhất. Ngoài các cơ quan đó ra, chắc chắn còn có nhiều cơ quan thụ cảm khác nằm trong não bộ. Những hiện tượng như thôi  miên, thần giao cách cảm, mà khoa học đã biết từ trước tới nay, và các  hiện tượng dị thường, được phát hiện trong thời gian gần đây, cho phép chúng ta khẳng định về sự tồn tại, của các cơ quan thụ cảm đó. Vì chúng  ta sẽ không thể lý giải được, giải thích được các vấn đề nói trên, nếu chúng ta chỉ chấp nhận có duy nhất năm loại cơ quan thụ cảm đó. Còn những cơ quan thụ cảm đó là gì? Và chúng hoạt động như thế nào?  Chúng ta sẽ tìm hiểu ở phần: “lý giải các hiện tượng dị thường”.  

Trở lại vấn đề, chúng ta thấy: ngoài năm cơ quan thụ cảm bên  ngoài, có cấu tạo vật chất nói trên. Hệ thống thần kinh còn có các bộ nhớ, nằm ở não bộ, có chức năng lưu giữ các truy xuất, và tổ chức lưu  giữ các mối quan hệ. Thông tin ở đầu ra của MTĐT này (tức là các sóng  não – lệnh đầu vào của HXLTT), được lưu giữ trong các bộ nhớ này.  Nhờ sự hoạt động của ý, có thể không cần các tín hiệu kích thích (lệnh)  ở đầu vào (các cơ quan cảm thụ), mà vẫn có thể có các xung điện, hoạt  động trong MTĐT (hệ thống thần kinh), để xuất tín hiệu ở đầu ra của nó. Điều này thì ai cũng biết.  

Sự sanh khởi của một ý, có thể là do CTNB tạo ra một cách chủ động, và được gọi là sự tác ý. Ngoài ra, còn có thể là do CTNB tạo ra, nhưng không phải là do chủ động, mà hoàn toàn thụ động theo sức đẩy của nghiệp lực12.  

Trong thực tế chúng ta thấy, khi chúng ta làm một việc gì đó một  cách có ý thức, thì đó là do chúng ta tạo ra một cách chủ động, và được  gọi là có sự tác ý. Còn có nhiều lúc, chúng ta làm những công việc hoàn toàn không có ý thức, thì đó là ý hoạt động theo sự thúc đẩy của nghiệp  lực, chứ không phải theo sự chủ động của chúng ta. Đây gọi là thất ý hay  thất niệm, tức là không có tác ý.  

Trong cuộc sống bình thường, có khi chúng ta có tác ý, tức là chủ động điều khiển sự hiện hành của vọng thức. Đó là những khi chúng ta  để ý, chú ý, tập trung tư tưởng. Khi đó chúng ta chủ động. Ý của chúng ta hoạt động, theo sự chủ động của chúng ta. Nhưng cũng có nhiều khi,  chúng ta không tác ý, tức là không chủ động điều khiển, sự hiện hành  của “vọng thức”. Chúng ta bị động. Ý của chúng ta bị hoạt động, theo sự thúc đẩy của nghiệp lực. Còn trong mơ, thì chúng ta hoàn toàn mất sự tác ý, tức là mất đi sự chủ động của mình. Không những chỉ mất đi sự tác ý làm hiện hành các vọng thức, mà mất đi tất cả mọi sự tác ý khác  nhau của mình. Chúng ta hoàn toàn bị động. Ý của chúng ta bị hoạt  động, hoàn toàn theo sự thúc đẩy của nghiệp lực.  

Đến đây, chúng ta đã tìm hiểu xong về kiến phần và tướng phần,  cùng với cơ chế làm phát sinh ra nó. Trong sự nhận biết này, kiến phần  của một thức sẽ nhận biết tướng phần của chính nó. Nhưng sự nhận biết  này có được thực hiện và ghi nhận hay không? Phụ thuộc vào vấn đề có  tự chứng phần hay không?  

Như đã trình bày ở phần trên, các phần của thức, dường như chẳng có một chút liên quan gì với nhau cả. Phần thì là tướng hư vọng bên ngoài (kiến phần và tướng phần). Phần thì chẳng phải thật, cũng chẳng  phải hư vọng (tự chứng phần). Vậy thì tại sao người ta lại gôm chúng,  chung vào trong cùng một sự nhận biết (thức)? Chính là do mối quan hệ tồn tại, và sự phối hợp hoạt động giữa chúng với nhau quy định nên. Chúng ta sẽ tìm hiểu về vấn đề này.  

Ta thấy, kiến phần là cái biết cảnh vật (tướng phần). Vậy nó là chủ thể nhận biết, là người biết phải không?  

Không phải! (điều này đã được trình bày ở phần trên).  

Vậy thì cái gì là CTNB, là người biết?  

CTNB, phải là cái có thực trong thế giới khách quan. Và nó là cái  bắt buộc phải có, vì nó chính là “Ta”. Nếu xét kỹ thì trừ phần hư vọng là  kiến phần và tướng phần ra, tự chứng phần là tác dụng nhận biết của  chúng ta, không có cấu trúc vật chất, nên cũng không phải là thực. Bởi  vì cái mà được gọi là thực ở đây, phải là cái có cấu trúc vật chất, trong  thế giới khách quan. Vậy chỉ còn lại có chứng tự chứng phần, là phần  chưa được tìm hiểu tới. Theo nguyên tắc loại trừ, thì nó chính là CTNB.

Và nó chính là phần thực, phần có cấu trúc vật chất, trong thế giới khách quan. Tuy vậy, nó không làm nhiệm vụ nhận biết trực tiếp cảnh vật, vì  tác dụng này là của kiến phần. Vậy tác dụng của chứng tự chứng phần là gì?  

Để tìm hiểu về tác dụng của chứng tự chứng phần trong sự nhận  biết, chúng ta phải tìm hiểu mối quan hệ của nó, với kiến phần và tướng  phần. Đây là một mối quan hệ cực kỳ khó hiểu và rất phức tạp. Cũng  giống như vấn đề về sự nhận thức phân đôi, đã được nói tới ở phần trên.  Đây là một trong những vấn đề phức tạp nhất, khó hiểu nhất trong triết  thuyết của Đạo Phật. Khi chúng ta hiểu rõ được nó, tức là chúng ta đã  mở ra cánh cửa, để thâm nhập sâu vào trong giáo lý của Đạo Phật. Còn nếu chưa hiểu rõ được vấn đề này, chưa thông suốt được vấn đề này, thì  chúng ta sẽ khó mà có thể hiểu được giáo lý của Đạo Phật, một cách  chính xác được. Dưới đây tôi xin trình bày kỹ vấn đề này. Để giải quyết  vấn đề, chúng ta hãy xem xét một số ví dụ sau.  

Ví dụ thứ nhất: chúng ta cầm lấy con dao và cắt đôi một quả lê. Vấn đề cần tìm hiểu ở đây là: cái gì cắt quả lê? Có phải là chúng ta không? Không phải là chúng ta trực tiếp cắt quả lê. Ở đây trực tiếp cắt  quả lê là con dao, chứ không phải là chúng ta. Nhưng nếu không có  chúng ta, là người chủ động phía sau, thì con dao cũng không tự nó chủ động cắt quả lê được. Cũng vậy, biết cảnh vật (tướng phần) là do kiến  phần trực tiếp biết, chứ chứng tự chứng phần thì không trực tiếp biết  được. Nhưng phải có chứng tự chứng phần ở phía sau, thì kiến phần mới  có thể phát huy tác dụng biết của mình, chứ nó không tự biết.  

Ví dụ thứ hai: Quan sát một cái bóng đèn nê ông. Nó được phủ một lớp phát quang, và bên trong có khí nê – ông. Khi khí nê – ông được  đốt nóng lên, nó sẽ kích thích vào lớp phát quang, làm cho đèn sáng lên.  Vấn đề chúng ta cần tìm hiểu ở đây là: cái gì làm cho đèn sáng lên, lớp  phát quang hay khí nê – ông nóng? Không phải là khí nê – ông nóng, vì  nếu có khí nê – ông nóng, mà không có lớp phát quang, thì đèn sẽ không  sáng. Cái trực tiếp làm đèn sáng lên, chính là lớp phát quang, chứ không  phải khí nê – ông nóng. Nhưng nếu chỉ có lớp phát quang thôi, mà không  có khí nê – ông nóng phía sau, thì đèn cũng không sáng lên được. Cũng  vậy, biết cảnh vật (tướng phần) là do kiến phần trực tiếp biết, chứ chứng  tự chứng phần thì không trực tiếp biết được. Nhưng phải có chứng tự chứng phần ở phía sau, thì kiến phần mới có thể phát huy tác dụng nhận  biết của mình, chứ nó không tự biết.  

Ví dụ thứ ba: Trong đêm tối, chúng ta lấy một cái đèn pin, và chiếu sáng lên bầu trời (hư không), ta sẽ thấy một vệt sáng, đó là do các hạt bụi trong không khí bị sáng lên tạo ra. Nếu xét trong điều kiện lý  tưởng là không có một hạt bụi nào, thì vệt sáng đó sẽ biến mất, và bầu trời vẫn tối thui (nếu khó hình dung, bạn đọc có thể lấy một cái đèn laze  Trung quốc thay cho cái đèn pin cũng được).  

Như vậy ở đây, dù được cái đèn pin chiếu sáng, mà vùng bị chiếu  sáng vẫn tối thui, không sáng lên, giống như vùng không được chiếu  sáng. Nhưng trong vùng được chiếu sáng đó, có một tánh chất đặc biệt,  khác hẳn với vùng không được chiếu sáng. Tánh chất đó là : khi có bất  kỳ một vật nào, nằm trong vùng được chiếu sáng đó, nó sẽ được sáng  lên. Chúng ta gọi tánh chất đó là Tánh sáng. Ở chỗ nào có Tánh sáng, thì sẽ có sự sáng lên của vật, khi nằm ở trong đó. Ngược lại, ở chỗ nào  không có Tánh sáng, thì sẽ không có sự sáng lên của vật, khi nằm ở trong đó. Nhờ Tánh sáng, mà sự sáng được hiện ra. Khi sự sáng xuất  hiện, thì hình ảnh của vật cũng được xuất hiện. Sự sáng và hình ảnh của  vật, không phải là hai cái tách rời nhau, mà thực chất chúng chỉ là hai  mặt, của cùng một vấn đề. Chúng ta thấy là thấy hình ảnh và sự sáng, chứ không thấy được Tánh sáng.  

Cũng tương tự như vậy, chứng tự chứng phần giống như là Tánh  sáng, và ta gọi nó là Tánh biết (hay Tánh giác), còn kiến phần giống như là sự sáng, và tướng phần giống như là hình ảnh của vật. Ở chỗ nào có  Tánh biết, thì sẽ có cái biết khởi lên khi có đủ điều kiện. Ngược lại, ở chỗ nào không có Tánh biết, thì sẽ không có cái biết khởi lên. Nhờ Tánh  biết, mà cái biết được sanh khởi. Khi cái biết được sanh khởi, thì cảnh  vật cũng được xuất hiện. Cái biết và cảnh vật, không phải là hai cái tách  rời nhau, mà thực chất chúng chỉ là hai mặt, của cùng một sự nhận biết. Chúng ta thấy, là thấy cảnh vật, và biết được sự nhận biết, chứ không phải thấy được Tánh sáng.  

Trên đây, chúng ta đã tìm hiểu về mối quan hệ giữa chứng tự chứng phần, và vọng thức (kiến phần và tướng phần). Vậy, tất cả các  thức đều có chung một chứng tự chứng phần duy nhất, hay là mỗi thức  có một chứng tự chứng phần riêng biệt, độc lập với nhau? Đây cũng là  một vấn đề quan trọng, chúng ta cần phải quan tâm xem xét.  

Trước hết chúng ta thấy: đối với mỗi một người, thì chỉ có một  chủ thể nhận biết duy nhất mà thôi. Mà các vọng thức thì lại có rất nhiều. Điều này cho phép ta kết luận rằng: tất cả các thức nơi mỗi  người, đều có cùng một chứng tự chứng phần duy nhất, vì chứng tự chứng phần chính là chủ thể nhận thức, như đã trình bày ở trên. Bây giờ chúng ta tìm hiểu xem : chỉ có một chứng tự chứng phần duy nhất, hay  mỗi người lại có một chứng tự chứng phần riêng của mình. Xem xét kỹ chúng ta thấy: chỗ nào có cảnh vật, tức là có tướng phần, thì ở đó phải  có kiến phần, và chứng tự chứng phần. Như vậy có nghĩa là chứng tự chứng phần bao khắp hết tất cả mọi chỗ, những nơi mà vọng thức có thể hiện ra. Mặt khác, một thức nào đó, có thể hiện ra nhiều lần, lúc có thể ở chỗ này, lúc có thể ở chỗ khác. Điều nầy cho phép chúng ta khẳng định  rằng, chứng tự chứng phần, của tất cả các thức, đều có mặt ở khắp mọi  nơi. Nếu bây giờ, có hai người cạnh nhau, cùng nhìn thấy một cảnh vật  như nhau, thì điều đó có nghĩa là : chứng tự chứng phần của hai người,  có nhiều chỗ cùng ở trong một vị trí không gian với nhau, trùng khít  nhau, và bao trùm khắp tất cả cảnh vật mà họ nhìn thấy được. Mà như ta  đã biết, chứng tự chứng phần là có thực, có cấu trúc vật chất. Nghĩa là,  nó là vật chất, một “Vật thể”. Có thể nào xảy ra được chuyện : ở cùng  một vị trí trong không gian, lại đồng thời có hai vật có cấu trúc vật chất  khác nhau cùng song song tồn tại được hay không? Câu trả lời dĩ nhiên  là không! Điều này có nghĩa là chỉ có một chứng tự chứng phần duy  nhất, cho tất cả các vọng thức, chứ không phải là có nhiều chứng tự chứng phần.  

Ở trên chúng ta đã xác định được là chỉ có một chứng tự chứng  phần duy nhất, và nó bao trùm hết thảy. Mà chứng tự chứng phần ở đây  chính là CTNB, tức là “Ta”. Nhưng trong thực tế, chúng ta thấy có rất  nhiều người, tức là có rất nhiều CTNB. Vậy phải hiểu ra làm sao đây về vấn đề này? Vấn đề này chúng ta sẽ tìm hiểu ở phần sau. Phần trên, chúng ta đã tìm hiểu về mối quan hệ, giữa chứng tự chứng phần với kiến phần và tướng phần, bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu về mối quan hệ, giữa tự chứng phần với kiến phần và tướng phần. Sự nhận biết thông thường của chúng ta, thực ra không phải là một  sự nhận biết đơn. Mà nó là một sự nhận biết kép. Trong đó có hai sự nhận biết cùng song song tồn tại. Sự nhận biết thứ nhất là nhận biết cảnh vật, tức là kiến phần nhận biết tướng phần, và sự nhận biết thứ hai là  nhận biết chính sự nhận biết nói trên. Để hiểu rõ vấn đề này, chúng ta sẽ tìm hiểu về sự nhận biết hơi thở. Nếu để ý, chúng ta sẽ thấy, lúc bình thường chúng ta lúc nào cũng thở. Nhưng không phải lúc nào chúng ta  cũng nhận biết được hơi thở, cảm nhận được sự thở của mình. Chỉ khi nào nhớ đến hơi thở, chúng ta mới nhận biết được nó. Vậy sự nhận biết, mà chúng ta có thể nhận biết được, chỉ có khi có “ý” về nó. Khi có “ý”  về nó ở đây, tức là có tự chứng phần. Còn khi không có “ý” về nó, như trường hợp không nhớ đến hơi thở, tức là không có tự chứng phần. Trong trường hợp này thì chúng ta vẫn biết, tức là vẫn có sự hoạt động  nhận biết cảnh vật (kiến phần biết tướng phần). Nhưng chúng ta không nhận biết được chính sự nhận biết cảnh vật đó của mình. Điều này thể hiện rất rõ trong trường hợp mộng du, người bệnh đi lại, tránh các vật  cản rất tốt, chứng tỏ họ nhận biết được cảnh vật xung quanh. Nhưng họ hoàn toàn không nhận biết được chính sự nhận biết cảnh vật đó của  mình, không tri giác được nó. Cho nên sau này, họ không nhớ được  những gì đã xảy ra, mà họ đã từng cảm nhận được. Ngoài trường hợp bị mộng du, những người tu thiền trong sự thiền định sâu xa, cũng có thể cảm nhận được trạng thái này. Trong sinh lý học có đề cập tới một vấn  đề, có liên quan tới vấn đề này. Đó là: nếu mất vùng thị giác sơ cấp (Theo bản đồ vỏ não Brodmann, vùng thị giác sơ cấp của vỏ não nằm ở vùng 17, còn được gọi là vùng thị giác I hay vùng V – 1), thì mất cảm  giác thị giác có ý thức, nhưng vẫn còn những đáp ứng vô thức đối với sự thay đổi cường độ sáng, chuyển động của ánh sáng như quay mắt, quay đầu, tránh nguồn mạnh vvv13. Trường hợp bị mất vùng thị giác sơ cấp  này, tương ứng với trường hợp có kiến phần và tướng phần, nhưng  không có chứng tự chứng phần. Vậy nếu không có tự chứng phần, thì sự nhận biết chưa được đầy đủ.  

Tóm lại, “thức” ở đây thực chất chỉ là một cái tên gọi suông, để chỉ tới một pháp, là chỉnh thể thống nhất của ba thành phần là vọng thức, tự chứng phần, và chứng tự chứng phần, do con người tưởng tượng ra. Ở đây “vọng thức”, là tên gọi để chỉ cho phần tướng hư vọng, của thức. Nó chính là tên gọi để thay thế cho kiến phần và tướng phần ở trên. Chứng  tự chứng phần là phần thể thực của thức, chính là CTNB. Tự chứng  phần là phần tác dụng của CTNB, nó không phải là thực, nhưng cũng  không hoàn toàn là hư vọng.  

1.2 Chủ thể nhận thức nằm ở đâu?  

Như chúng ta đã biết ở trên, CTNB chính là chứng tự chứng phần  của thức, và nó có mặt ở khắp mọi nơi. Nhưng chúng ta không thể trực tiếp thấy được nó. Mà chúng ta chỉ có thể biết đến sự hiện hữu của nó, nhờ sự hiện ra của cảnh vật, tức là tướng phần mà thôi. Ở đâu có cảnh  vật là ở đó có nó. Nhưng nó không phải là cảnh vật, không phải ở trong cảnh vật, mà cũng không nằm ngoài cảnh vật. Ngược lại, cảnh vật không  phải là nó, không nằm trong nó, mà cũng không nằm ngoài nó, không  rời nó riêng có. Để có thể hiểu được mối quan hệ này, giữa CTNB và  cảnh vật, chúng ta có thể lấy một số ví dụ để minh họa như sau:

Ví dụ về mối quan hệ giữa màn hình chiếu bóng, và cảnh vật hiện  ra trong đó. Trong khi xem phim thì chúng ta chỉ thấy cảnh vật hiện lên  trên đó, mà không thấy màn hình. Nhưng chúng ta biết chắc chắn, là ở nơi cảnh vật hiện ra phải có màn hình. Chúng ta thấy ở đâu có cảnh vật  thì ở đó phải có màn hình (vì nếu không có màn hình ở nơi đó, thì cảnh  vật nương đâu mà lập). Nhưng màn hình không phải là cảnh vật, không  phải ở trong cảnh vật, mà cũng không nằm ngoài cảnh vật. Ngược lại,  cảnh vật không phải là màn hình, không nằm trong màn hình, mà cũng  không nằm ngoài màn hình, không rời màn hình riêng có.  

Ví dụ về mối quan hệ giữa tấm gương, và cảnh vật hiện ra trong  đó. Quan sát mối quan hệ giữa tấm gương, và cảnh vật hiện ta trong đó,  chúng ta thấy: ở đâu có cảnh vật thì ở đó phải có tấm gương (vì nếu  không có tấm gương ở nơi đó, thì cảnh vật nương đâu mà lập). Nhưng  tấm gương không phải là cảnh vật, không phải ở trong cảnh vật, mà  cũng không nằm ngoài cảnh vật. Ngược lại, cảnh vật không phải là tấm  gương, không nằm trong tấm gương, mà cũng không nằm ngoài tấm gương, không rời tấm gương riêng có.  

Ví dụ về xem phim hiện thực ảo. Nếu ai đã từng được xem phim  hiện thực ảo, thì sẽ biết rằng: khi chúng ta đeo kiếng lên mắt, mà mỗi mắt kiếng là một cái màn hình tivi, thì chúng ta sẽ thấy cảnh vật hiện ra trong đó, là cảnh vật trong không gian ba chiều, y hệt như cảnh vật mà  chúng ta thấy ở bên ngoài. Tuy vậy, ở đây còn một khuyết tật, là còn khoảng cách giữa mắt và màn hình. Cho nên chúng ta thấy có sự ngăn cách, tách biệt giữa chúng ta, và không gian cảnh vật trong phim.  

Bây giờ chúng ta hãy tưởng tượng rằng: nhờ kỹ thuật phát triển, người ta có thể chế tạo ra loại màn hình, mà chúng ta có thể đeo nó sát  vào tròng con mắt, cũng y như kiếng sát tròng vậy. Lúc này thì không  còn khoảng cách giữa mắt và màn hình. Vì thế chúng ta không thấy có  sự ngăn cách, tách biệt giữa chúng ta và không gian cảnh vật trong phim  nữa. Mà chúng ta hoàn toàn hòa mình vào cảnh vật. Cảnh vật trong  phim, được chúng ta nhìn thấy lúc đó, cũng giống hệt như cảnh vật bên  ngoài này vậy. Trong khi xem phim thì ta chỉ thấy cảnh vật hiện lên trên  đó, mà hoàn toàn không thấy màn hình. Nhưng chúng ta biết chắc chắn  là ở nơi cảnh vật hiện ra phải có màn hình. Ta thấy ở đâu có cảnh vật thì  ở đó phải có màn hình (vì nếu không có màn hình ở nơi đó, thì cảnh vật  nương đâu mà lập). Nhưng màn hình không phải là cảnh vật, không phải  ở trong cảnh vật, mà cũng không nằm ngoài cảnh vật. Ngược lại, cảnh  vật không phải là màn hình, không nằm trong màn hình, mà cũng không  nằm ngoài màn hình, không rời màn hình riêng có. 

Và đặc biệt nhất là ví dụ về chiếu sáng lên hư không. Xem xét ví  dụ lấy cái đèn pin chiếu lên hư không ở phần trên. Chúng ta thấy, lúc  bình thường, từ vị trí cái đèn nhìn lên chúng ta vẫn thấy tối om. Nhưng  trong khoảng không gian được chiếu sáng, nó có Tánh sáng, khác hẳn  những vùng khác không được chiếu, thì không có Tánh sáng. Chúng ta có thấy được Tánh sáng hay không? Câu trả lời là không! Vậy chúng ta  có biết được Tánh sáng nằm ở đâu không? Câu trả lời là có! Chúng ta có  thể xác định vị trí có Tánh sáng, bằng cách lấy một vật, và cho nó di  chuyển qua lại trong không gian. Chúng ta sẽ thấy có những chỗ nó hiện  hình sáng lên, và có những chỗ nó không hiện hình sáng lên. Những chỗ nào có sự sáng lên của nó, tức là phải có Tánh sáng ở đó. Chúng ta chỉ thấy sự hiện hình sáng lên của vật, mà không thấy Tánh sáng. Nhưng  chúng ta biết chắc chắn là, ở nơi có sự hiện hình sáng lên của vật, phải  có Tánh sáng. Chúng ta thấy ở đâu có sự hiện hình sáng lên của vật, thì  ở đó phải có Tánh sáng (vì nếu không có Tánh sáng ở nơi đó, thì sự hiện  hình sáng lên của vật cũng không thể có). Nhưng Tánh sáng không phải  là sự hiện hình sáng lên của vật, không phải ở trong sự hiện hình sáng  lên của vật, mà cũng không nằm ngoài sự hiện hình sáng lên của vật. Ngược lại, sự hiện hình sáng lên của vật, không phải là Tánh sáng,  không nằm trong Tánh sáng, mà cũng không nằm ngoài Tánh sáng,  không rời Tánh sáng riêng có. Chứng tự chứng phần như ở trên đã nói  gọi là Tánh biết, cũng tương tự như Tánh sáng. Tướng phần tức cảnh  vật, tương tự như hình dáng của vật. Vọng thức tức là sự nhận biết cảnh  vật, tương tự như sự hiện hình sáng lên của vật. Chúng ta chỉ thấy được  cảnh vật và sự nhận biết, mà không thấy được Tánh biết. Nhưng chúng  ta biết chắc chắn là: ở đâu có cảnh vật và sự nhận biết cảnh vật, thì ở đó  phải có Tánh biết (vì nếu không có Tánh biết ở nơi đó, thì cảnh vật và sự nhận biết cảnh vật không thể có). Nhưng Tánh biết không phải là cảnh  vật và sự nhận biết cảnh vật, không phải ở trong cảnh vật và sự nhận biết  cảnh vật, mà cũng không nằm ngoài cảnh vật và sự nhận biết cảnh vật.  Ngược lại, cảnh vật và sự nhận biết cảnh vật, không phải là Tánh biết,  không nằm trong Tánh biết, mà cũng không nằm ngoài Tánh biết, không rời Tánh biết riêng có.  

2. Tìm hiểu về chủ thể nhận biết trong mối quan hệ với tác dụng hành của nó 

Đối với tác dụng hành của CTNB, thì chúng ta có thể phân làm ba  loại chính là : thân hành, khẩu hành, ý hành. Bây giờ chúng ta sẽ tìm  hiểu về CTNB, trong mối quan hệ với ba loại hành nói trên. 

2.1 Tìm hiểu về chủ thể nhận biết với ý hành

Để tìm hiểu về vấn đề này, trước hết chúng ta phải tìm hiểu xem: ý là gì. Trong phần nói về tự chứng phần, tôi đã có nói sơ qua về sự “tác ý”. Vậy ý là gì? và sự tác ý là gì?  

Ý là gì?

Ý không phải là CTNB. Mà nó là một diệu dụng – tức là tác dụng  kỳ diệu – của CTNB. Phạm vi hoạt động của nó là không giới hạn, cả về không gian, lẫn thời gian trong CTNB. CTNB chính do tác dụng này,  mà có thể sử dụng được tất cả các tác dụng khác nhau của mình, như tác  dụng biết, hay tác dụng hành, nghĩa là sử dụng chức năng tạo tác của  mình (Do sự ảnh hưởng của “ý”, đến tất cả các hoạt động tạo tác khác  nhau, của CTNB, mà Phật Thích Ca gọi nó là “Tâm” trong Kinh điển  nguyên thủy. Và ngài khẳng định: Tâm tạo tác, tâm làm chủ,vvv. Tâm đây chính là ý).  

Ý không phải là một cái gì đó cụ thể, để cho chúng ta có thể nhận  biết được. Lý do một phần vì nó không phải là một ĐTBNB của chúng  ta, một phần khác là vì: nó chỉ tồn tại trong khoảng một thời gian hết sức  ngắn ngủi, mà trong Đạo phật gọi là một “sát na”. Một “sát na” là một  khoảng thời gian có giá trị bằng không. Nghĩa là : thời điểm đầu và thời  điểm cuối, hoàn toàn trùng khít với nhau. Có nghĩa là : “ý” vừa sinh ra  liền diệt, và một “ý” kế tiếp ra đời, rồi liền diệt, rồi cứ thế mà tiếp tục.  Nói như vậy, vẫn chưa làm rõ được nghĩa, về sự tồn tại của một ý. Tôi  xin lấy một ví dụ như sau để minh họa.  

Chúng ta hãy quan sát một lượn sóng đang di chuyển trên mặt nước. Mới thoạt nhìn, chúng ta tưởng như chỉ có một khối nước cố định, nhô lên khỏi mặt nước, đang di chuyển trên mặt nước. Nhưng thực sự thì  chẳng có một khối nước cố định nào đang di chuyển trên mặt nước cả. Chỉ có sự lan truyền dao động của các khối nước khác nhau, xung quanh vị trí cân bằng của chúng mà thôi. Khối nước cố định đang di chuyển, thực ra là một dòng lưu chuyển, liên tục thay thế lẫn nhau, của vô số các  khối nước khác nhau, giống hệt nhau, đang sanh diệt không ngừng. Tại một thời điểm nhất định, chúng ta luôn luôn tìm thấy một khối nước nhất định rời khỏi vị trí cân bằng. Nhưng nó chỉ tồn tại trong khoảng  một thời gian hết sức ngắn ngủi, có giá trị bằng không. Nghĩa là: thời  điểm đầu và thời điểm cuối, hoàn toàn trùng khít với nhau. Như vậy có  nghĩa là: khối nước vừa sinh ra liền diệt, và một khối nước kế tiếp ra đời, rồi liền diệt, rồi cứ thế mà tiếp tục. Ở đây một “ý” tương tự như một  khối nước vậy. Sự tồn tại của một “ý” cũng tương tự như sự tồn tại của  một khối nước không khác.  

Ý có thể sanh ra ở bất cứ chỗ nào trong phạm vi của CTNB. Một ý  trước có thể sanh ra ở vị trí này, và một ý sau có thể sanh ra ở một vị trí khác, trong phạm vi của CTNB. Khoảng thời gian giữa hai lần sanh đó  vô cùng nhỏ, có thể coi như bằng không, và luôn luôn cố định trong mọi  trường hợp. Còn khoảng cách giữa hai vị trí, mà ý trước và ý sau được  sanh ra, có thể là vô cùng nhỏ, cũng có thể là vô cùng lớn (bởi vì như chúng ta đã biết ở trên, kích thước của CTNB là vô cùng lớn). Như thế có nghĩa là: sự di chuyển của ý là như nhau trong mọi trường hợp. Và  sự di chuyển đó là tức thời, không có tốc độ, không phụ thuộc vào khoảng cách.  

Ý hành là gì?

Sự sanh khởi của một ý, có thể là do CTNB tạo ra một cách chủ động, và được gọi là sự tác ý. Và cũng có thể là do CTNB tạo ra, nhưng không phải là do chủ động, mà hoàn toàn thụ động theo sức đẩy của nghiệp lực. Chỉ có sự sanh khởi của ý, trong trường hợp do CTNB tạo ra một cách chủ động, thì mới được gọi là ý hành. Nghĩa là chỉ có sự tác ý mới được gọi là ý hành. Ý hành được chúng ta tìm hiểu ở đây, là ý hành thuần túy. Nó gồm có thọ, và tưởng.  

Thọ

Thọ là sự lãnh nhận.

  • Khi chúng ta lãnh nhận một món đồ nào đó, thì gọi là thọ món đồ đó.
  • Khi chúng ta lãnh nhận một kích thích nào đó, thì gọi là thọ kích thích đó.
  • Khi chúng ta lãnh nhận một sự cảm giác nào đó, thì gọi là thọ sự cảm giác đó.
  • Khi chúng ta lãnh nhận một sự tri giác, hay một biểu tượng nào đó, thì gọi là thọ sự tri giác hay biểu tượng đó. 
  • Khi chúng ta lãnh nhận một khái niệm, phán đoán, hay tư duy nào đó, thì gọi là thọ khái niệm, phán đoán, hay tư duy đó.

Món đồ, kích thích, cảm giác, tri giác, biểu tượng, khái niệm, phán đoán, tư duy mà chúng ta lãnh nhận đó, có thể là món đồ, kích thích, cảm giác, tri giác, biểu tượng, khái niệm, phán đoán, tư duy mà chúng ta thích, ghét, hay bình thường (không thích cũng không ghét). Tương ứng chúng ta có ba loại thọ là : thọ lạc (thích), thọ khổ (không thích), và thọ không lạc không  khổ (không thích cũng không ghét).  

Sự sinh khởi của thọ có thể không phải là do sự chủ động tác ý, của chủ thể nhận thức, mà là do nghiệp sanh ra – tức là thọ vô ý thức; Hoặc cũng có thể là do sự chủ động tác ý của CTNB, tức là thọ có ý  thức – Đây gọi là thọ hành.  

Tưởng

Tưởng là sự hoạt động của CTNB, làm xuất hiện sự nhận biết. Sự nhận biết này có thể là nhận biết cụ thể như: cảm giác, tri giác, biểu tượng; hoặc nhận biết trừu tượng như: khái niệm, phán đoán, tư duy. Chúng ta có thể phân tưởng làm hai loại là:

  1. Loại thứ nhất là những tưởng, thường được sinh ra hoàn toàn không theo chủ ý của CTNB, mà do sự thúc đẩy của nghiệp lực. CTNB  gần như hoàn toàn không có khả năng tạo ra tưởng này, ở những người bình thường, trừ một số trường đặc biệt, mà chúng ta sẽ tìm hiểu sau. CTNB, chỉ có thể làm được công việc, là ngăn chặn sự xuất hiện của nó, mà điều này, cũng yêu cầu phải có một sự tập luyện thích hợp trước đó.  Đây là những tưởng thuộc về những nhận biết trực tiếp. Đó là cảm giác và tri giác.
  2. Loại thứ hai là những tưởng, có thể được sinh ra theo chủ ý của  CTNB, và nó cũng có thể xuất hiện do sự thúc đẩy của nghiệp lực.. Đây là những tưởng thuộc về những nhận biết gián tiếp, như là biểu tượng,  khái niệm, phán đoán, tư duy.  

Trong những trường hợp, mà tưởng được sinh ra và xuất hiện, theo  ý chí chủ quan của CTNB, thì được gọi là tưởng hành.

Chỉ có thọ hành, và tưởng hành mới được gọi là ý hành.  

2.2 Tìm hiểu về chủ thể nhận biết với khẩu hành

Khẩu là cái miệng, cho nên người ta hay nghĩ rằng khẩu hành là  miệng nói. Thực ra như vậy không hoàn toàn chính xác. Vì trong hoạt  động nói của miệng, vừa có khẩu hành, lại vừa có cả thân hành (là hoạt  động cử động phối hợp của cả miệng, lưỡi, và cuống họng)  Theo định nghĩa của Tôn giả Kàmabhù trong KinhTương ưng bộ (Tập 4, trang 459) thì khẩu hành là tầm và tứ. Điều này được ngài giải  thích như sau: “Trước phải tầm cầu, tư sát,…,sau mới phát lời nói; do vậy tầm và tứ là khẩu hành”. Tầm nghĩa là tầm cầu, truy tầm (truy tìm), ví dụ : Chúng ta gặp một người quen mặt nào đó, và chúng ta nhớ lại  xem đã gặp người đó ở đâu. Quá trình nhớ lại đó là tầm. Còn tứ hay tư sát, nghĩa là tư duy, suy tư.  

Sự sinh khởi và hoạt động của tầm và tứ, có thể là do sự chủ động  tác ý của CTNB, tức là tầm tứ có ý thức – Đây là khẩu hành có ý hành đi  cùng; Hoặc cũng có thể không phải là do sự chủ động tác ý của CTNB,  mà là do nghiệp lôi, tức là tầm tứ vô ý thức – Đây là khẩu hành không có  ý hành đi cùng.  

2.3 Tìm hiểu về chủ thể nhận biết với thân hành

Thân hành tức là tất cả các hoạt động, hành động của thân thể, và các bộ phận của thân thể. Thông qua “ý”, CTNB có thể điều khiển cái thân thể này hoạt động theo ý muốn của mình. Đây là một vấn đề rất thú vị. Nó có liên quan đến việc lý giải một số công năng dị thường, sẽ được bàn đến ở phần sau.  

Sự sinh khởi và hoạt động của thân hành, có thể là do sự chủ động tác ý của CTNB, tức là thân hành có ý thức – Đây là thân hành có ý hành đi cùng; Hoặc cũng có thể không phải là do sự chủ động tác ý của CTNB, mà là do nghiệp lôi, tức là thân hành vô ý thức – Đây là thân hành không có ý hành đi cùng.  

Do nó có liên quan đến việc lý giải một số công năng dị thường, sẽ được bàn đến ở phần sau. Nên ở đây, chúng ta hãy tìm hiểu kỹ hơn, về thân hành này.

Thân thể của chúng ta, ngoài phần ảo là phần tồn tại, trong thế giới cảm giác của chúng ta, mà chúng ta nhìn thấy được, cảm giác được; còn có phần thực, là các tổ chức vật chất trong thế giới khách quan. Giữa chúng có mối liên hệ khắng khít với nhau. Bất cứ một sự thay đổi nào đó, diễn ra trong các tổ chức vật chất này, đều được phản ánh bằng một  sự thay đổi tương ứng, trong thế giới cảm giác của chúng ta. Và ngược lại, bất cứ một sự thay đổi nào, diễn ra trong thế giới cảm giác của chúng  ta, cũng đều là sự phản ánh của một sự thay đổi tương ứng, diễn ra trong các tổ chức vật chất, trong thế giới khách quan. Những hoạt động, những thay đổi của cái thân mà chúng ta nhìn thấy, cảm nhận thấy, không phải  là thân hành, vì chúng thuộc về thế giới ảo, thế giới cảm giác của chúng ta. Chúng chỉ phản ánh thân hành mà thôi. Thân hành thực sự, chỉ là những hoạt động, những sự thay đổi diễn ra trong các tổ chức vật chất, thuộc về thế giới khách quan.  

Và như vậy chúng ta thấy, CTNB có khả năng dùng ý của mình làm sanh khởi thân hành; nghĩa là nó có khả năng dùng ý của mình, để tác động lên các tổ chức vật chất, trong thế giới khách quan, làm di chuyển chúng, làm thay đổi chúng, thậm chí còn có thể làm phá hủy  chúng.  

II. TÌM HIỂU VỀ CHỦ THỂ NHẬN BIẾT THEO CÁCH THỨ HAI (là đối tượng hoàn toàn độc lập)

Ở đây, chúng ta tìm hiểu về CTNB, theo thế đứng thứ hai. Tức là, chúng ta coi nó như là một đối tượng hoàn toàn độc lập, và tách rời  chúng ta, không còn một chút đồng hóa nào. Trong trường hợp này, chúng ta biến nó thành ra một cảnh tướng, để cho chúng ta có thể nhận  biết, và hình dung ra được. Trong Đạo Phật, một ĐTBNB, thường được  gọi là một “pháp”. Để khảo sát, tìm hiểu về một “pháp”, chúng ta có thể tìm hiểu về nó dưới ba khía cạnh, là thể – tướng – dụng14. Và chúng ta cũng có thể nhận biết về CTNB, dưới ba khía cạnh, là thể – tướng –  dụng.  

Để tìm hiểu về những vấn đề này, trước hết chúng ta hãy tìm hiểu về Tàng thức, hay còn được gọi là Alaiza thức.  

1. Tìm hiểu về Tàng thức

1.1 Tàng thức là gì?  

Tàng, tức là kho tàng, hay kho chứa. Vậy Tàng thức tức là thức chứa, nghĩa là nó có công năng của một cái kho chứa. Nó chứa cái gì? Trong cuộc sống, tất cả những gì mà chúng ta đã nhận biết được, sẽ được lưu  giữ lại, ở một nơi nào đó. Nhờ vậy mà sau này, chúng ta có thể nhớ lại được chúng. Cái chỗ để lưu giữ những gì mà chúng ta đã nhận biết được  đó gọi là Tàng thức. Còn những gì mà chúng ta đã nhận biết được, thì gọi là thông tin được lưu giữ. Tàng thức có nhiều tên gọi khác nhau như Bộ nhớ dài hạn, Tiềm thức, Ký ức, A lại gia thức,vvv. Nó chính là bộ nhớ của HXLTT đã được nói tới ở trên.

Tàng thức là một vấn đề rất bí hiểm, mà chúng ta sẽ không bao giờ có thể biết rõ được nó. Chúng ta chỉ có thể mường tượng, về một phần nào đó của nó, thông qua những dấu hiệu bề ngoài của nó, được hiển lộ ra mà thôi. Chúng ta có thể tìm hiểu về cấu trúc của Tàng thức trên hai phương diện là:

  • cấu trúc vật chất
  • và cấu trúc lôgic
1.1.1 Cấu trúc vật chất

Tìm hiểu về cấu trúc vật chất của Tàng thức, tức là chúng ta tìm  hiểu về vật chất cấu tạo nên nó, và tìm hiểu về cấu tạo vật chất của nó.  Bởi vì Tàng thức có chức năng của một kho chứa, nên nó có thật. Nghĩa  là, nó là một vật thật, tồn tại trong thế giới vật lý khách quan, Vì thế, nó  có cấu trúc vật chất, nghĩa là được cấu tạo bởi vật chất. Để tìm hiểu về 

cấu trúc vật chất của Tàng thức, trước hết chúng ta hãy tìm hiểu về mối  quan hệ của nó với cơ thể con người.  

Trước hết chúng ta hãy tìm hiểu về cấu trúc vật chất của cơ thể con người. 

Cấu trúc vật chất của cơ thể con người

Cơ thể chúng ta được cấu tạo bởi vô số các tế bào khác nhau. Còn các tế bào là cơ sở đầu tiên của sự sống, được cấu tạo nên bởi các phân tử. Các phân tử lại do các nguyên tử hợp thành. Và cấu tạo của nguyên  tử, như mọi người đều biết là do các hạt cơ bản tạo thành. Còn các hạt cơ bản chúng do cái gì tạo thành? Và vật chất đầu tiên, hay còn gọi là Vật chất nguyên thủy, cấu tạo nên tất cả các vật chất khác nhau, là gì? Đây là những câu hỏi, mà bộ môn vật lý đang tìm kiếm, và cho đến nay, vẫn chưa có được một câu trả lời chính xác.  

Nói như vậy, không có nghĩa là chúng ta không thể biết được, về vấn đề này. Thực ra, những kiến thức của bộ môn vật lý hiện nay, đã đủ cơ sở, để đi đến một kết luận chính xác về chúng. Chỉ có điều, để làm  được vấn đề này, phải có một cuộc cách mạng, trong sự nhận thức của chúng ta về Vật chất nguyên thủy.

Sở dĩ các nhà vật lý ngày nay chưa  tìm được ra Vật chất nguyên thủy, là bởi vì họ đang đi tìm Vật chất nguyên thủy theo ý của họ, theo những đặc điểm mà họ quy định ra cho nó, bắt buộc nó phải có. Nhưng trong thực tế, Vật chất nguyên thủy đích thực, lại không có những đặc điểm, mà họ đã quy định cho nó. Vì vậy nó không được họ công nhận mà thôi.

Điều này giống như một người ở miền bắc, vào trong nam, và anh ta đi kiếm trái bòn bon. Anh ta chưa  từng nhìn thấy trái bòn bon, cũng chưa từng được nhìn thấy ảnh của nó. Anh ta chỉ được nghe đến cái tên của nó, và một vài đặc điểm, được mô  tả một cách sơ sài của nó, mà thôi. Sau đó, phát sinh lòng hâm mộ, và khi có dịp vào nam, anh ta đã đi tìm nó để thưởng thức. Đi vào chợ, anh ta tìm mãi, tìm mãi,… mà vẫn không thấy trái bòn bon đâu cả. Có người đã chỉ trái bòn bon cho anh ta. Nhưng anh ta không tin, không chấp  nhận, vì anh ta không thấy nó giống với những gì, mà anh ta đã tưởng  tượng về nó trước kia. Cũng vậy, ngày nay các nhà vật lý tự mình tưởng  tượng ra những đặc điểm, mà họ cho là Vật chất nguyên thủy phải có. Họ không thể chấp nhận Vật chất nguyên thủy, mà lại không có những đặc điểm đó, những đặc điểm mà họ đã gán cho nó. Cho nên dù đã tìm ra, họ cũng không biết đó chính là Vật chất nguyên thủy. Họ vẫn tiếp tục đi tìm, tìm mãi…  

Đó chính là môi trường truyền sóng điện từ, và các loại sóng của các hạt cơ bản khác. Ngày nay nó được biết đến dưới cái tên “Chân không vật lý” hay “Vacum”.

Vật chất nguyên thủy là một vật thể, là một “hạt” vật chất duy nhất tồn tại trong toàn thể vũ trụ này. Nó là một môi trường vật chất liên tục, tuyệt đối đồng nhất, đồng chất, bao trùm khắp hết cả vũ trụ này. Trên nó không có vật nào lớn hơn, dưới nó không có  vật nào nhỏ hơn, chúng ta không thể chia tách nó ra được. Điều này cũng giống như chúng ta ở trong nước, thì không thể chia tách nước ra  được. Nó như là một cái sân khấu, trên đó diễn ra các quá trình hoạt  động vật lý khác nhau. Các hạt cơ bản, chỉ là những “lượn sóng” trong  đó.

Mối quan hệ giữa các hạt cơ bản với Vật chất nguyên thủy này, cũng tương tự như mối quan hệ, giữa một lượn sóng đang di chuyển trên mặt nước, với chất nước vậy. Các cấu trúc vật chất khác nhau như nguyên tử, phân tử, tế bào, các cơ thể sống, núi non, sông hồ, biển cả, cho đến các  thiên thể, các hệ mặt trời, các thiên hà vvv đều chỉ là những cụm sóng, do các “lượn sóng” cơ sở – là các hạt cơ bản – kết tụ lại mà thành, chứ không phải là gì khác. Nghĩa là tất cả chúng, từ các hạt cơ bản cho đến  các dải ngân hà, đều chỉ là những dạng biểu hiện khác nhau, trong  những khu vực không gian và thời gian khác nhau, của Vật chất nguyên  thủy mà thôi.

Ở đây, không phải là Vật chất nguyên thủy cấu tạo nên hạt cơ bản, mà chính hạt cơ bản là biểu hiện của Vật chất nguyên thủy, trong một khu vực không – thời gian nào đó. Và như vậy, Vật chất nguyên thủy, không phải là phần tử vật chất nhỏ nhất, cấu tạo nên vật chất. Mà ngược lại, nó là phần tử vật chất lớn nhất, bao trùm lên tất cả15.  Nó chính là “nguyên thể” của vũ trụ. Trong đạo Phật, nó được gọi là “Chân Như”, hay “Thể Tánh”, “Tự Tánh” vvv.  

Vật chất theo quan niệm của chúng ta từ xưa tới nay, về thực chất, không phải là vật chất thực – tức là sự vật. Bởi vì nó luôn luôn biến đổi  không ngừng theo thời gian (không thỏa mãn luật đồng nhất trong logic  học), nghĩa là: nó chỉ là hiện tượng mà thôi.  

Để thấy rõ vấn đề này, chúng ta hãy tìm hiểu về mối quan hệ, và sự khác nhau giữa sự vật và hiện tượng.

Chúng ta hãy tạm coi các hạt cơ bản, nguyên tử, phân tử, đất, đá, núi non, biển cả, người, vật, cho đến các hành tinh là các sự vật. Chúng ta thấy: các sự vật là những pháp có cấu trúc vật chất. Và chúng ta có thể nắm bắt, sở hữu được chúng.  

Ngược lại, các hiện tượng như: sấm chớp, gió, mưa, dòng nước, sự lăn và sự đứng im của viên bi, các cảm xúc, cảm giác, hiểu biết, nhận thức, là những pháp không có cấu trúc vật chất. Và chúng ta không thể nắm bắt, sở hữu được.  

Quan sát kỹ ta thấy: các sự vật và hiện tượng luôn luôn đi đôi với nhau. Ở đâu có sự vật, là ở đó có hiện tượng, và ngược lại. Sự vật tồn tại, là luôn luôn tồn tại trong những trạng thái vận động khác nhau (đứng  im cũng là một trạng thái vận động). Không thể có sự vật tồn tại một  cách không không, rời ngoài vận động được. Các dạng vận động khác nhau của sự vật, và các biểu hiện khác nhau của nó (các dạng vận động), chính là các hiện tượng. Và vì thế: cũng không thể có sự tồn tại của hiện tượng bên ngoài sự vật được.  

Chính mối quan hệ gắn bó khắng khít này, giữa sự vật và hiện tượng, trong một số trường hợp đặc biệt, đã tạo nên cho ta ảo giác, dẫn đến một nhận thức sai lầm, là sự vật cấu tạo nên hiện tượng.  

Trường hợp thứ nhất: chất nước cấu tạo nên dòng nước. Đây là một nhận thức hoàn toàn sai lầm. Bởi vì nếu xét một “phân tử nước” trong dòng nước đang chảy đó, chúng ta không thể nói: “phân  tử nước” cấu tạo nên sự di chuyển, của “phân tử nước” đó được. Mà ta chỉ có thể nói rằng: hiện tượng di chuyển của “phân tử nước” này, là một trạng thái đang vận động của nó. Cũng vậy: dòng nước, thực chất là dòng di chuyển, của tất cả các “phân tử nước” trong đó, theo một hướng với nhau. Nó là biểu hiện sự vận động chung, của tất cả các “phân tử nước” mà thôi. Và chúng ta không thể nói là nó do các “phân tử nước” cấu tạo nên được.  

Trường hợp thứ hai: ảo tưởng về một khối nước cố định đang di chuyển trên mặt nước.  

Quan sát một lượn sóng lan truyền trên mặt nước, giữa hai bản phẳng song song.  

Hiện tượng lan truyền của một lượn sóng trên mặt nước

Chúng ta thấy dường như có một khối nước cố định, di chuyển trên mặt nước, theo phương truyền sóng. Theo như vậy thì khối nước này là một sự vật, được cấu tạo bởi chất nước. Nhưng thực ra không phải vậy, chẳng có một khối nước cố định nào, đang di chuyển trên mặt nước cả. Đó chỉ là hiện tượng sóng mà thôi. Nó là hiện tượng lan truyền của một lượn sóng trên mặt nước.

Nhưng nói như vậy, không có nghĩa là chúng ta phủ nhận hoàn toàn không có một khối nước nào, tồn tại trong lượn sóng đó. Tại bất cứ một thời điểm nào trong quá trình truyền sóng, chúng ta đều có thể tìm thấy được, một khối nước nhất định trong lượn sóng đó.  

Đó là một sự thay thế tuần tự, liên tục không gián đoạn (trơn), của các khối nước giống nhau vào nhau. Mỗi một khối nước, chỉ tồn tại tức thời một cách tuyệt đối (tức là tồn tại trong khoảng thời gian t = 0), liền ngay đó là một khối nước khác thay thế vào, rồi cứ thế tiếp tục, không ngừng. Khi một khối nước này thay thế khối nước trước, thì nó lệch đi  một đoạn tương ứng. Do sự thay thế là trơn, nên sự dịch chuyển của nó cũng là trơn (Chính điều này tạo ra cho ta ảo giác, về sự di chuyển của một khối nước cố định, trên mặt nước).

Sự thay thế lẫn nhau của các khối nước đó, chính là hiện tượng sóng.

Như vậy, sự vật ở đây là các khối nước tồn tại tức thời tuyệt đối (tức là tồn tại trong khoảng thời gian t=0). Còn hiện tượng, là sự thay thế lẫn nhau liên tục của chúng.

Ta không thể nói rằng: các khối nước cấu tạo nên sự thay thế đó được. Còn một khối nước cố định đang di chuyển trên mặt nước, chỉ là ảo giác của ta do sự thay thế tuần tự, liên tục không gián đoạn của các khối nước giống nhau, vào nhau mà thôi. Thực chất không có một khối nước cố định nào tồn tại cả.  

Trên thực tế, một cách tuyệt đối thì tất cả các sự vật như hạt cơ bản, nguyên tử, phân tử, đất, đá, núi non, biển cả, người, vật, cho đến các hành tinh, các thiên hà,… đều chỉ là các hiện tượng, là những biểu hiện trong những khoảng không gian và thời gian khác nhau, của Vật chất nguyên thủy mà thôi.  

Thật vậy:  

Tất cả các đồ vật lớn nhỏ, kể cả cơ thể người, đều chỉ là những dòng chảy của các hạt cơ bản. Cụ thể là chúng luôn luôn hấp thụ các hạt cơ bản từ môi trường bên ngoài vào, và bài tiết, bức xạ,… các hạt cơ bản  khác, từ chúng ra môi trường bên ngoài. Mà một dòng chảy của các hạt cơ bản như vậy, thì có khác gì dòng chảy của các hạt nước đâu? Làm sao mà chúng ta có thể cho đó là sự vật được, mà phải nói là hiện tượng mới đúng.  

Sâu xa hơn nữa, ngay bản thân các hạt cơ bản, là thành phần cấu tạo nên các dòng chảy đó, cũng chỉ là hiện tượng sóng mà thôi. Cũng giống như ví dụ về lượn sóng nước ở trên: Trong quá trình tồn tại của hạt cơ bản đó, chúng ta chẳng thể tìm thấy một hạt cơ bản cố định nào, di chuyển trong không gian và tồn tại trong thời gian. Mà chúng ta chỉ có thể tìm thấy một hiện tượng: là sự thay thế tuần tự, liên tục không  gián đoạn (trơn) của các phần Vật chất nguyên thủy khác nhau, rời khỏi vị trí cân bằng tĩnh của chúng, mà thôi. Tất nhiên, tại một thời điểm tức thời t=0 nào đó, trong quá trình xảy ra sự thay thế đó, chúng ta luôn luôn tìm thấy một phần Vật chất nguyên thủy cố định, rời khỏi vị trí cân bằng. Nhưng chúng ta không thể nói là: phần Vật chất nguyên thủy đó, cấu tạo nên sự thay thế đó được. Như vậy: chẳng có cái gì gọi là hạt cơ bản cả. Mà chỉ có những hiện tượng, là biểu hiện trong những khoảng  không gian và thời gian khác nhau, của Vật chất nguyên thủy mà thôi. Vậy tóm lại, cáu gọi là cơ thể con người, thực chất không phải là  một sự vật, không phải là vật chất, mà nó chỉ là một hiện tượng xảy ra trong thế giới khách quan mà thôi. Nhưng nó là một hiện tượng có cấu  trúc hết sức phức tạp.  

Mối quan hệ giữa Tàng thức và cơ thể con người

Chúng ta thấy, Tàng thức là một vật thể có thật, vì vậy nó phải là một vật thể, được cấu tạo bởi vật chất thực, tức là nó không phải là hiện tượng. Mà như chúng ta đã biết, chỉ có một vật thể duy nhất tồn tại, đó chính là Vật chất nguyên thủy.

Vậy vật chất tạo nên Tàng thức chính là Vật chất nguyên thủy. Hay Vật chất nguyên thủy chính là thể của Tàng  thức. Như chúng ta đã biết, Vật chất nguyên thủy là vật duy nhất tồn tại trên thế gian này. Nó không tham gia vào thành phần, để cấu tạo nên  một cái gì. Trên nó không có vật nào lớn hơn. Nó bao trùm khắp vũ trụ này.

Vậy Tàng thức chính là Vật chất nguyên thủy, là cả vũ trụ này. Chỉ có điều, nói Vật chất nguyên thủy, là chúng ta chỉ quan tâm về phần thể. Còn nói Tàng thức, là chúng ta quan tâm tới cả ba phần: thể, tướng, dụng. Nếu nói theo lôgic học, thì khái niệm “Vật chất nguyên thủy”, và khái niệm “Tàng thức”, xét về mặt ngoại diên, chúng có chung một ngoại diên, còn nếu xét về mặt nội hàm, thì khái niệm “Vật chất nguyên  thủy” chỉ có một nội hàm là “thể”, còn khái niệm “Tàng thức” có ba nội hàm là: “thể”, “tướng” và “dụng”.  

Tướng của Tàng thức chính là cả cái vũ trụ vật lý, mà chúng ta có  thể nhận biết, tìm hiểu bằng các dụng cụ đo và các công thức toán học. Các hạt cơ bản, cũng như tất cả các cấu trúc vật chất khác nhau do nó tạo thành, kể cả các tế bào, các cơ thể sống, cùng với những khoảng  không bao la rộng lớn trong vũ trụ, đều là các “biệt tướng” khác nhau của Tàng thức.

Các tế bào, các cơ thể sống chỉ là những hiện tượng, là những dạng biểu hiện khác nhau, trong những khu vực không gian và  thời gian khác nhau, của Vật chất nguyên thủy mà thôi. Điều đó có nghĩa là: cơ thể con người nằm trong Tàng thức, như là những lượn sóng  nằm trong mặt nước vậy.  

Như đã trình bày ở phần trên, tất cả các tổ chức vật chất khác nhau từ hạt cơ bản cho đến các dải ngân hà, vvv đều chỉ là những hiện tượng,  là những dạng biểu hiện khác nhau, trong những khu vực không gian và  thời gian khác nhau, của Vật chất nguyên thủy mà thôi. Điều đó có nghĩa là: tất cả các tổ chức vật chất khác nhau, cũng giống như cơ thể con người, đều nằm trong Tàng thức, như là những lượn sóng nằm trong  mặt nước vậy.  

Tánh giác, hay chứng tự chứng phần của thức, như đã trình bày ở phần trước, là có thật, và nó có mặt ở khắp mọi nơi. Vì là có thật, nên nó  không phải thuộc về thế giới hiện tượng, mà nó phải là vật chất thực. Nhưng nói vật chất thì đó là đối tượng tìm hiểu của vật lý. Còn Tánh giác là đối tượng tìm hiểu của tâm lý. Vì vậy nó và Vật chất nguyên thủy  không phải là hai khái niệm đồng nhất với nhau. Chúng có chung một  ngoại diên, nhưng khác nhau về nội hàm. Nghĩa là: chúng là hai mặt của  cùng một vấn đề. Nói chính xác hơn thì Tánh giác là thuộc tính vốn có  của Vật chất nguyên thủy, hay nói theo ngôn ngữ của đạo Phật thì Tánh  giác là thuộc tính vốn có của Chân Như. Và như vậy, nó cũng là thuộc  tính của Tàng thức. Người ta gọi nó là kiến phần của Tàng thức. Mà  Tánh giác, như chúng ta đã biết, chính là CTNB. Vậy thì CTNB chính là  Tàng thức, chính là Vật chất nguyên thủy. Tên gọi CTNB là để chỉ cho  phần tác dụng là CTNB của Tàng thức, hay Vật chất nguyên thủy mà  thôi.  

Để tìm hiểu về mối quan hệ giữa Tàng thức và HXLTT, trước hết  chúng ta hãy tìm xem HXLTT nằm ở đâu? 

Như đã biết, chúng ta có thể coi HXLTT như là một cái MTĐT. Vì vậy, về mặt cấu trúc cơ bản nó phải có đủ các bộ phận sau: các thiết bị đầu vào, các thiết bị đầu ra, các bộ nhớ, các đường dẫn truyền, và các bộ xử lý tín hiệu. Xác định vị trí của HXLTT, tức là chúng ta phải xác định được vị trí, của các bộ phận nói trên.  

Trước hết nói về bộ nhớ, thì Tàng thức chính là bộ nhớ của HXLTT. Nó bao trùm cả vũ trụ, không chỗ nào là không có, kể cả trong chân không.

Đầu vào của HXLTT, như chúng ta đã biết ở trên, chính là các điểm nằm trên vỏ não của cơ thể chúng ta. Như chúng ta đã biết, cơ thể chúng ta, trong đó có vỏ não, chỉ là những cụm sóng, luôn luôn trôi chảy trong mặt biển Tàng thức. Và như vậy, các điểm đầu vào của HXLTT trên vỏ não, cũng luôn luôn di chuyển, trong mặt biển Tàng thức.

Điều đó có nghĩa là: tất cả mọi điểm Vật chất nguyên thủy khác nhau trong vũ trụ đều có thể là đầu vào của HXLTT. Vậy đầu vào của HXLTT chính là toàn bộ vật chất cấu tạo nên Tàng thức. Nó bao trùm hết thảy vũ trụ này. Nói một cách khác, đầu vào và bộ nhớ của HXLTT là một.  

Các đường dẫn truyền, và các bộ xử lý, thì chúng ta không biết chúng nằm ở đâu. Nhưng căn cứ vào đầu vào và bộ nhớ của chúng, là cả vũ trụ này, thì chúng cũng không thể bị giới hạn chỉ ở trong cơ thể của chúng ta được. Chúng cũng phải ở trong vũ trụ.

Mặt khác, chúng phải là những vật thể có thực, được cấu tạo bởi vật chất cấu tạo nên đầu vào và bộ nhớ, là Vật chất nguyên thủy – vì ngoài Vật chất nguyên thủy ra, đâu còn cái gì khác.

Như chúng ta đã biết, Vật chất nguyên thủy là vật thể duy nhất tồn tại trên thế gian này. Vì vậy các đường dẫn truyền, và các  bộ xử lý cũng chính là vật thể đó. Còn đầu ra, chúng ta không biết chúng nằm ở đâu, nhưng chúng là có thật. Vì vậy chúng cũng phải được cấu  tạo nên bởi Vật chất nguyên thủy.

Nghĩa là tất cả các bộ phận của HXLTT như các đầu vào, đầu ra, các bộ nhớ, các đường dẫn truyền và các bộ xử lý cùng là một vật duy nhất. Chúng chỉ là các chức năng khác  nhau của cùng một vật thể. HXLTT chính là Tàng thức, và Tàng thức chính là HXLTT. Còn cơ chế, sự vận hành của nó diễn ra như thế nào?  Đây có lẽ là một bí ẩn, mà không bao giờ chúng ta có thể biết được.  

1.1.2 Cấu trúc logic 

Ở phần trên chúng ta đã tìm hiểu về cấu trúc vật chất của Tàng thức. Đối với một bộ nhớ, ngoài cấu trúc vật chất, còn có cấu trúc logic. Điều này cũng tương tự như trên một ổ đĩa vật lý của máy tính điện tử, người ta có thể chia nó ra làm nhiều ổ đĩa logic (hay ổ đĩa luận  lý). Đó chính là các phân vùng logic (Partition), mà chúng ta thường gọi là ổ đĩa C, ổ đĩa D, vvv.  

Tàng thức cũng vậy. Chúng ta có thể coi Tàng thức như là một ổ đĩa vật lý. Và để cho dễ trình bày, tôi xin gọi nó là ổ đĩa vật lý vũ trụ. Để phân biệt với các ổ đĩa logic, nằm trên ổ đĩa vật lý vũ trụ này.

Chúng ta chỉ có một ổ đĩa vật lý vũ trụ chung cho tất cả mọi người. Nhưng mỗi cá thể lại có một ổ đĩa logic riêng. Nó lưu giữ lại tất cả các thông tin, mà một cá thể đã thu lượm được trong quá trình sống của mình.

Ổ đĩa lôgic riêng của mỗi người đó, nằm trong ổ đĩa vật lý vũ trụ. Nó chính là Tàng thức riêng của mỗi người. Khi thân xác của mỗi người bị hoại diệt, ổ đĩa  này vẫn còn, và những thông tin mà nó lưu giữ, cũng vẫn còn đó, chứ không bị mất đi. Cấu trúc của một ổ đĩa logic này, cũng như cấu trúc của một ổ đĩa của MTĐT. Nó có thể được chia ra thành nhiều thư mục (Folder), và các tập tin (File) khác nhau. Mà việc truy xuất chúng không phải là dễ dàng. Nó thường được chúng ta gọi là “ký ức”. Chính cái Tàng thức – ổ đĩa logic này, tạo ra cho chúng ta nhận thức sai lầm về một cá thể tồn tại độc lập, tách biệt với những cá thể khác, tức là CTNB.

Chúng ta thấy, HXLTT có thể xử lý thông tin được nhập vào, của mỗi cá thể, và xuất ra đồng thời cùng một lúc. Điều đó cho thấy nó là một hệ xử lý song song vô cùng phức tạp. Các tín hiệu được nhập vào ở đầu vào, là những tín hiệu được xuất ra, từ hệ thống thần kinh của mỗi người. Mà hệ thống thần kinh này, bản thân nó cũng là một máy tính điện tử.

Vậy HXLTT là một máy tính điện tử sơ cấp, có cấu trúc logic rất phức tạp, được kết nối với nhiều máy tính thứ cấp, là cơ thể của mỗi người. Mỗi cơ thể của một con người, giống như là một máy tính cục bộ, được kết nối thẳng tới ổ đĩa logic của mình. Nó có thể ghi chép (save) dữ liệu vào đó, và truy xuất thông tin từ đó ra.

Nhưng cần lưu ý rằng, thông tin truy xuất ra, được đưa tới đầu ra của HXLTT, chứ không phải là đưa tới đầu ra của máy tính thứ cấp. Máy tính thứ cấp chỉ làm nhiệm vụ xử lý tín hiệu đầu vào, để tạo ra các lệnh – tức tín hiệu đầu vào – cần thiết cho HXLTT mà thôi.  

Máy tính thứ cấp, tức cơ thể con người, cũng có bộ nhớ riêng của nó. Bộ nhớ này chính là vỏ não. Nó cũng chính là đầu ra của máy tính thứ cấp. Những thông tin được lưu giữ trên vỏ não, không phải là những thông tin được lấy ra từ Tàng thức. Chúng chỉ là những đường dẫn tới  các địa chỉ nằm trong bộ nhớ, tức là ổ đĩa logic của mỗi cá thể, mà ở đó  lưu giữ các thông tin cần truy xuất mà thôi.

Điều này cũng giống như trong những chương trình ứng dụng chạy trên MTĐT, mỗi khi mở một tập tin (file) nào, thì đường dẫn tới tập tin đó sẽ được lưu lại, và được thể hiện bằng một biểu tượng trong trình đơn File. Sau này, khi cần mở tập tin đó ra, chúng ta chỉ cần kích hoạt vào biểu tượng đó, thì thông tin trong tập tin đó sẽ được lấy ra một cách nhanh chóng.  

Ví dụ: Trong một máy tính nào đó, có một tập tin có tên “ta la ai”,  nằm trong thư mục “muc dich cuoc song”. Thư mục này lại nằm trong  thư mục “sach”. Thư mục “sach” nằm trong thư mục “van”. Thư mục  “van” lại nằm trong ổ đĩa D. Chúng ta vào chương trình soạn thảo văn  bản Microsoft Word, và mở tập tin “ta là ai” có đường dẫn đến địa chỉ là:

D:\ van \sach \ muc dich cuoc song \ ta la ai  

Khi đó, những thông tin được lưu trong tập tin “ta la ai” sẽ đượ  lấy ra, hiện ra trên màn hình. Đồng thời đường dẫn đến địa chỉ, của tập  tin này, đã được lưu lại trong bộ nhớ của MTĐT, và nó được thể hiện bằng một lệnh tắt, là tên đường dẫn như sau: D:\ van \sach \ muc dich  cuoc song \ ta la ai, trong trình đơn File, của cửa sổ soạn thảo văn bản,  của chương trình Microsoft Word. Sau đó chúng ta thoát ra khỏi tập tin “ta la ai”. Bây giờ muốn mở tập tin đó ra ta chỉ cần kích hoạt vào biểu tượng:  

D:\ van \sach \ muc dich cuoc song \ ta la ai  

Thì ngay lập tức, những thông tin được lưu trong tập tin “ta la ai” sẽ được lấy ra, hiện ra trên màn hình.  

Những thông tin được lưu giữ trong Tàng thức, tương ứng với những thông tin được lưu giữ trong tập tin “ta la ai”, nằm trong ổ đĩa D.  Còn những thông tin được lưu giữ trong não bộ, thì tương ứng với thông tin về đường dẫn : D:\ van \sach \ muc dich cuoc song \ ta la ai, được  MTĐT lưu giữ lại trong bộ nhớ làm việc của nó.  

Vì thực ra tất cả đều chỉ là một vật duy nhất, một HXLTT duy nhất. Nên về nguyên tắc, tất cả các mạng máy tính đều được kết nối với nhau, thành một mạng chung, giống như là mạng Internet. Và bất cứ một máy tính thứ cấp nào, trong những điều kiện cho phép, đều có thể truy  xuất vào bộ nhớ (ổ đĩa logic) của mạng máy tính thứ cấp khác. Điều này  cũng giống như trong mạng internet, bất cứ một máy tính nào được kết  nối vào mạng, đều có thể xâm nhập vào trong máy tính, hoặc mạng máy tính nào đó, cũng kết nối với mạng Internet, và lấy thông tin từ đó ra, thậm chí thay đổi thông tin trong đó.  

2. Thể – tướng – dụng của chủ thể nhận biết

Qua những gì đã được trình bày ở trên, về Tàng thức. Chúng ta có thể hiểu về “Tâm linh”, hay “chủ thể nhận thức”, tạm thời với tư cách là một ĐTBNB, dưới ba khía cạnh là thể – tướng – dụng, như sau:

2.1 Thể của chủ thể nhận biết

Thể của CTNB, là vật chất tạo nên CTNB. Trong Đạo Phật, nó được gọi tên là “Chân như”, còn trong bộ môn Vật lý thì nó được biết  đến dưới cái tên “Vật chất nguyên thủy”, hay “Chân không vật lý”.  

Chân như là một chất thường hằng bất biến, không được sanh ra (vô thỉ), không bị hoại diệt mất (vô chung). Nó không thay đổi, không động chuyển, không thêm bớt, không màu sắc, hình ảnh (vì nó không  phải là một đối tượng bị nhận biết của cảm giác thị giác), không có âm  thanh (vì nó không phải là một đối tượng bị nhận biết của cảm giác thính giác), không có mùi (vì nó không phải là một đối tượng bị nhận biết của  cảm giác khướu giác), không có vị (vì nó không phải là một đối tượng bị nhận biết của cảm giác vị giác), không có cảm giác xúc chạm với thân  thể (vì nó không phải là một đối tượng bị nhận biết của cảm giác thân  giác), không ở trong một cái gì đó, không ở ngoài một cái gì đó, không  có chỗ trú,vvv.

Chân như vừa là một chất, lại vừa là một vật, vì: trên nó không có vật nào lớn hơn, dưới nó không có một vật nào nhỏ hơn. Nó là vật độc nhất, vô nhị tồn tại trên thế gian này. Nó không do các vật nhỏ hơn cấu tạo thành, và nó cũng chẳng cấu tạo nên cái gì. Nó tự là chính  nó. Nó là một vật đồng chất, và đồng nhất, liên tục không gián đoạn, không có chỗ thiếu sót, nghĩa là không nơi nào mà không có nó. Nó có ở khắp mọi nơi. Nó vừa hữu hạn mà lại vừa vô hạn, vừa hữu biên lại vừa  vô biên16.  

2.2 Tướng của chủ thể nhận biết

CTNB có ba tướng là : tướng sóng, tướng không, và tướng giác. 

2.2.1 Tướng sóng của CTNB

Vũ trụ – mà chúng ta có thể nhận biết được một cách gián tiếp  thông qua sự cảm giác, hoặc các công cụ như máy đo và các phép tính,  các công thức toán học – được cấu thành từ các hạt cơ bản và chân  không, mà chúng ta vẫn biết từ trước đến nay, chính là tướng “sóng” của CTNB. Nó chính là sự biểu hiện bên ngoài của CTNB.  

2.2.2 Tướng không của CTNB

Bởi vì CTNB không phải là một ĐTBNB, nên nó không nằm trong  vòng bị nhận biết của chúng ta. Nghĩa là nó không nằm trong sắc, thanh,  hương, vị, xúc, pháp. Do đó, chúng ta không thể dùng những dấu hiệu thuộc về sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, để hình dung, để nhận biết về nó được.  

Nó là cái không có sắc, nghĩa là không xanh, vàng, đỏ, tím,vvv; Không dài, ngắn, cao, thấp, to, nhỏ,vvv.  

Nó là cái không có thanh, nghĩa là không có âm thanh lớn, nhỏ, trầm bổng,vvv.  

Nó là cái không có mùi, không có vị, không có cảm giác, vvv17.

2.2.3 Tướng giác của CTNB

Giác tức là biết, tướng giác tức là tướng biết. Như chúng ta đã biết ở trên, CTNB chính là chứng tự chứng phần của thức, còn gọi là Tánh biết. Nghĩa là do Tánh biết, mà sự nhận biết có thể sanh khởi khi đủ duyên. Như vậy, chúng ta biết đến CTNB là nhờ cái Tánh biết này của CTNB. Đó gọi là tướng biết, hay tướng giác của CTNB.  

Để bạn đọc dễ hình dung ra ba tướng này, và mối quan hệ giữa chúng với nhau, tôi xin lấy hai ví dụ để minh họa như sau: 

Ví dụ thứ nhất là ví dụ về về sóng – nước: ở đây khối nước có ba tướng là

  • tướng “mặt nước” (nổi sóng),
  • tướng “trong suốt” của chất  nước,
  • tướng “ướt” của chất nước.  

Ở đây, CTNB tương ứng với khối nước. Thể tương ứng với chất nước.

  • Tướng “sóng” của CTNB tương  ứng với tướng “mặt nước”.
  • Tướng “không” của CTNB tương ứng với  tướng “trong suốt” của chất nước.
  • Tướng “giác” của CTNB tương ứng với tướng “ướt” của chất nước. 

Ví dụ thứ hai là ví dụ về chất lân tinh: Giả sử chúng ta có một  khối chất lân tinh màu xanh biếc, hình lập phương. Trong đêm tối, nó sẽ phát sáng. Ta thấy khối lân tinh này có thể là chất lân tinh, và nó có ba tướng là

  • tướng “hình khối lập phương”,
  • tướng “sắc màu xanh biếc”, 
  • tướng “sáng”.  

Ở đây, CTNB tương ứng với khối chất lân tinh đó. Thể tương ứng với chất lân tinh.

  • Tướng “sóng” của CTNB tương ứng với  tướng “hình khối lập phương”.
  • Tướng “không” của CTNB tương ứng  với tướng “sắc màu xanh biếc” của chất lân tinh.
  • Tướng “giác” của  CTNB tương ứng với tướng “sáng” của chất lân tinh.
2.3 Dụng của chủ thể nhận biết.  

CTNB có những tác dụng đã được trình bày kỹ ở phần trên. Tác dụng này gồm có

  • sự tác ý
  • sự nhận biết
  • và các hành như thân hành, khẩu hành, ý hành.  

CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VỀ VẤN ĐỀ TÂM LINH

Ở trên, chúng ta đã tìm hiểu về CTNB, và cũng là tìm hiểu về “Tâm linh” theo ba thế đứng, và ba khía cạnh quan sát khác nhau. Đó chính là cơ sở lý luận, để lý giải về các hiện tượng dị thường theo quan điểm của Đạo Phật, và cũng là của tôi, ở phần sau này.  

Thế đứng tức là mối quan hệ về vị trí, giữa CTNB thực, là người đang tìm hiểu, mà ở đây tôi dùng danh xưng “chúng ta” để chỉ; với CTNB – là đối tượng đang được tìm hiểu, mà ở đây tôi dùng danh xưng “Ta”, hay CTNB để chỉ. Nếu lấy vị trí của “ chúng ta” làm hệ qui chiếu, thì thế đứng chính là vị trí của “Ta”. Ba thế đứng đó là ba vị trí của “Ta”  trong hệ qui chiếu này. Ba vị trí đó là: vị trí thực, vị trí giả lập ảo, và vị trí giả lập thực.  

  • Vị trí thực: là vị trí của “Ta”, nằm trùng với vị trí của “ chúng ta”,  tức là gốc của hệ qui chiếu đó. Ở đây chúng ta và “Ta”, là một. Thực ra,  ở đây chỉ có “ chúng ta”, mà không có “Ta”, vì “Ta” vốn không phải là  một ĐTBNB, bị tìm hiểu, mọi ý định biến nó thành một ĐTNB để tìm  hiểu, đều là sai lầm. Đứng trên lập trường của vị trí này thì chúng ta  không thể biết được “Ta”. Ở vị trí này, chúng ta không thể tìm hiểu về nó, dưới bất cứ một khía cạnh nào cả.  
  • Vị trí giả lập ảo: là vị trí của “Ta”, nằm trùng với “chúng ta”. Nhưng ở đây “chúng ta” và “Ta”, không phải là một. Tuy rằng “Ta” không phải là một ĐTBNB, và chúng ta không thể biết được nó. Nhưng chúng ta có thể tìm hiểu về nó, với tư cách như là một ĐTBNB, thông  qua những thông tin có liên quan với nó như “sự nhận biết” và các hành. Vì chúng ta tìm hiểu về nó với tư cách như là một ĐTBNB, nên đương  nhiên chúng ta đã giả lập nó làm một ĐTBNB. Tôi nói giả lập, vì “Ta”  vốn không phải là một ĐTBNB, nên chúng ta không thể lập nó thành  một ĐTBNB thực sự được. Mặt khác, chúng ta không hoàn toàn biến nó thành một ĐTBNB thực sự, nên gọi là “giả lập ảo”. Ở vị trí này, chúng  ta chỉ có thể tìm hiểu về nó, dưới một khía cạnh duy nhất mà thôi. Việc  tìm hiểu về “Ta” ở vị trí này được thực hiện trong phần : “I. Tìm hiểu về CTNB theo cách thứ nhất”.  
  • Vị trí giả lập thực: là vị trí của “Ta”, không nằm trùng với “chúng  ta”. Tuy rằng “Ta” không phải là một ĐTBNB, và chúng ta không thể biết được nó. Nhưng ở đây, chúng ta giả lập nó hoàn toàn như là một  ĐTBNB thực sự, để tìm hiểu về nó, cho nên gọi là “giả lập thực”. Ở vị trí  này, chúng ta có thể tìm hiểu về nó, dưới ba khía cạnh là thể, tướng, và  dụng. Việc tìm hiểu về “Ta” ở vị trí này được thực hiện trong phần : “ II. Tìm hiểu về CTNB theo cách thứ hai”.  

Đến đây là kết thúc phần trình bày của tôi về ý nghĩa của thuật ngữ “Tâm linh”.  

Cần Thơ, ngày 15 – 10 – 2001  

Tác giả 

NGUYỄN ĐỨC QUÝ 


Chú thích

 1 Theo tiêu chuẩn của y học hiện nay, thì sự khác nhau, giữa người chết  và người sống là ở chỗ: người sống thì còn thở, tim còn đập(có thể đo  được nhịp tim, bằng máy móc y học), còn người chết thì hết thở, tim  ngừng đập(được hiển thị trên máy đo nhịp tim là một vạch nằm ngang).  Thông thường thì tiêu chuẩn này chính xác, nhưng trong một số trường  hợp vẫn có thể xảy ra sai lầm. Ví dụ như đối với những người luyện  Thiền đạt đến trình độ cao. Họ có thể tự điều khiển sự hoạt động của  các bộ phận trong cơ thể, trong đó có nhịp đập của tim. Họ có thể kéo  dài thời gian giữa hai lần đập của tim ra vài phút, vài chục phút, vài  giờ, hoặc thậm chí lâu hơn nữa. Ở đây ta có cảm tưởng như tim họ ngừng đập, nhưng thực chất không phải là như vậy. Trong thời gian  nghỉ giữa hai lần đập, nhịp tim được thể hiện trên máy đo, cũng là một  vạch nằm ngang như người chết. Nhưng họ khác người chết ở chỗ vẫn  còn “hơi ấm”.  

Thực ra thì lấy “hơi ấm” làm tiêu chuẩn, để phân biệt giữa người  sống và người chết, cũng không phải là hoàn toàn chính xác. Bởi vì có  nhiều con vật chẳng có chút “hơi ấm” nào, như động vật máu lạnh, hay  các con vi trùng,vvv. Nhưng ở đây, không phải là ta đánh giá về sự hợp  lý hay không, của vấn đề lấy “hơi ấm” làm tiêu chuẩn, để phân định người sống với người chết, của người Trung hoa cổ đại. Mà là ta đang  tìm hiểu về xuất xứ của bộ “Hỏa” trong chữ “Linh”. Vì vậy ta phải đặt  mình vào nhận thức, vào cách nhìn của người thời ấy. Mối quan tâm của  họ chủ yếu là con người. Và điều duy nhất mà người ta có thể nhận biết,  để phân biệt được người sống với người chết, là “hơi ấm” mà thôi.  

Ngày nay, tiêu chuẩn đó vẫn còn có thể sử dụng được, nếu ta hiểu  “hơi ấm” là dòng năng lượng (tức dòng sinh lực, hay còn gọi là Trường  sinh học – một dạng trường điện từ biến thiên) tuôn chảy ngang qua xác  thân vật chất. Và “năng lượng” chính là “hơi ấm”. Nói thì nghe có vẻ mơ hồ. Nhưng ta có thể lấy ví dụ về cái máy tính điện tử, để minh họa  như sau (bởi vì cấu trúc cơ thể của con người, cũng giống như một cái  máy tính điện tử mà thôi): Máy tính điện tử gồm có hai phần, là phần  cứng, và phần mềm. Phần cứng là cấu trúc vật lý của nó; còn phần mềm  là hệ thống các thông tin được lưu giữ trong bộ nhớ để điều khiển sự hoạt động của các dòng xung điện trong MTĐT, và chính bản thân sự hoạt động của các dòng xung điện trong MTĐT đó. Nếu so sánh với con người, ta thấy phần cứng tương ứng với thân xác vật lý; còn phần mềm  tương ứng với “hơi ấm” – Tức dòng năng lượng tuôn chảy qua thân xác vật lý. Khi máy tính cúp điện, ngưng hoạt động, không có sự hoạt động  của dòng điện trong đó, tương ứng với một xác chết, không có sự hoạt  động của dòng năng lượng tuôn chảy qua thân xác – Tức “hơi ấm”.

Quay lại đọc tiếp


 2 Lưu ý rằng : các hoạt động vật lý, và các hoạt động tâm lý này, không  phải là những vấn đề độc lập, tách rời, không liên hệ với nhau. Mà thực  chất chúng là hai mặt của cùng một vấn đề – là sự sống – nên chúng  không độc lập, không tách rời, mà có liên hệ với nhau.Với một hoạt  động tâm lý cụ thể nào đó, luôn có một hoạt động vật lý tương ứng, và  ngược lại (Chính điều này, cho phép các nhà khoa học khảo sát về các  hiện tượng, các hoạt động tâm lý, thông qua các hiện tượng, các hoạt  động vật lý tương ứng.). Điều này cũng tương tự mối liên hệ giữa sự hoạt động hiển thị, ở đầu ra của một máy tính điện tử, như hình ảnh,  màu sắc, âm thanh,vvv, với sự hoạt động của các bộ phận, và các dòng  điện bên trong máy tính điện tử đó. Các hiện tượng, các hoạt động tâm  lý, tương ứng với sự hoạt động hiển thị, ở đầu ra của một máy tính điện  tử, như hình ảnh, màu sắc, âm thanh,vvv. Còn các hiện tượng, các hoạt  động vật lý tương ứng với sự hoạt động của các bộ phận, và các dòng  điện bên trong máy tính điện tử đó. 

Quay lại đọc tiếp


 3Tâm thần học”, Sách của nhà xuất bản “MI R” – Maxtcơva, phối hợp  với nhà xuất bản y học – Hà nội xuất bản năm 1980. Các tác giả :  O. V. KECBICôP, M.V. COCKINA, R. A. XNHEGIƠNHEPXKI . 

Quay lại đọc tiếp


 4 Về vấn đề này, độc giả có thể tìm hiểu kỹ hơn trong bài “Hai môi  trường sống của con người và ý nghĩa triết học của nó”, và bài “Tìm hiểu ý nghĩa câu “Bổn lai vô nhất vật” trong bài kệ của Lục tổ Huệ Năng”

Quay lại đọc tiếp


 5 Xem bài “Máy giúp người mù nhìn được”, đăng trên báo An ninh thế giới, số 199, ra ngày 19 – 10 – 2000, tr.25.

Quay lại đọc tiếp


 6 Đây không phải là nhận xét của riêng cá nhân tôi, mà là của nhiều  người. Ví dụ như của thượng tá Đỗ Kiên Cường, tác giả của nhiều bài  báo đăng về vấn đề này. Ông đã viết như sau, trong bài : “ Cảm xúc từ một chuyến đi”, đăng trên báo QĐND thứ bảy, ngày 2 – 9 – 1995 : “  Qua lớp học trên, tôi càng có chứng lý để nói như vậy. Cấu trúc của  não, tổ chức của hệ tế bào thần kinh là cái ngành thần kinh học hiểu  tương đối tốt. Cách tiếp nhận kích thích ngoài ở mức hình thành và dẫn  truyền tín hiệu xung thần kinhcũng được biết khá rõ. Cái hoàn toàn  chưa rõ là, làm thế nào não biến được các tín hiệu khách quan đó  thành các ý niệm chủ quan. Nói cách khác, bước biến đổi từ tầng vật  chất lên tầng tinh thần là cái khoa học chưa giải thích được và dường  như không giải thích được. Ở đây có lẽ cần những tiếp cận hoàn toàn  mang tính hình thức luận. Tôi không thể nào quên bài giảng về hệ vị giác ếch của giáo sư Lettvin, Viện công nghệ Máachúét, Mỹ. Khi học  viên hỏi mãi về bước chuyển từ các xung thần kinh mang thông tin vị giác tới cảm giác vị giác, sau khi diễn giải dài dòng, giáo sư kết luận :  “Vì tôi không phải là ếch, nên tôi không biết”! Đó chính là bức tranh  đặc trưng cho việc nghiên cứu bộ não của chúng ta.”

Quay lại đọc tiếp


7Trích trong “Phép tính vi tích phân”, tập 1, tác giả Phan quốc Khánh,  chương trình toán cao cấp A1 dùng cho sinh viên đại học và cao dẳng,  do nhà xuất bản Giáo dục, xuất bản năm 1998, trang 5.

Quay lại đọc tiếp


 8 Trích trong “Phép tính vi tích phân”, tập 1, tác giả Phan quốc Khánh,  chương trình toán cao cấp A1 dùng cho sinh viên đại học và cao dẳng,  do nhà xuất bản Giáo dục, xuất bản năm 1998, trang 9. 

Quay lại đọc tiếp


9 Thực ra, giữa sự hiện ra của Chữ A trên màn hình, và sự sáng lên của  chữ A trong mạch điện,không phải là hoàn toàn giống nhau. Ở đây,trên  phương diện là tập hợp của các bóng đèn, thì chúng giống nhau. Nhưng  nguyên tắc cháy sáng làm hiện hình chữ A thì khác nhau .  

Đối với trường hợp trong màn hình thì tại một thời điểm nhất định,  chỉ có duy nhất một bóng đèn được cháy sáng mà thôi. Nó cháy sáng  trong một khoảng thời gian rất ngắn, rồi nhanh chóng bị tắt đi, để cho  bóng kế tiếp cháy sáng lên, rồi cứ thế , cứ thế,… hết bóng này rồi lại đến  bóng kia. Nhưng chúng ta không kịp nhận ra điều đó, vì nó diễn ra trong  một khoảng thời gian rất ngắn, mà chúng ta không cảm nhận được. Sử dĩ chúng ta thấy tất cả các bóng đèn cùng sáng một lúc là do hiện tượng  lưu ảnh. Hiện tượng lưu ảnh là sau khi cái bóng đèn đã thực sự tắt,thì ta  vẫn còn nhìn thấy nó cháy sáng trong một khoảng thời gian nữa.  Khoảng thời gian này dài hơn rất nhiều, so với khoảng thời gian cháy  sáng thực sự của cái bóng đèn. Lợi dụng hiện tượng lưu ảnh này, mà  các nhà làm phim đã từ những hình ảnh chết (hình ảnh tĩnh),làm cho  chúng ta nhìn thấy thành những hình ảnh sống động như thật. Trở lại  vấn đề, chính do hiện tượng lưu ảnh, mà chúng ta nhìn thấy một chữ A  hoàn chỉnh hiện ra, thay vì chỉ nhìn thấy một chấm sáng trên thực tế. Vì  vậy đây chỉ là một chữ A ảo.  

Đối với trường hợp trong mạch điện chúng ta xem xét ở trên thì :  toàn bộ các bóng đèn đều cháy sáng lên, và tắt đi cùng một lúc với  nhau. Như vậy chữ A, mà chúng ta nhìn thấy trong trường hợp này, là  chữ A thật chứ không phải là chữ A ảo như ở trên.  

Tuy vậy, nếu thiết kế một mạch điện, làm các bóng đèn cháy sáng, hoàn  toàn theo nguyên tắc như trong màn hình, thì cũng được nhưng rất phức  tạp, làm rối rắm vấn đề thêm. Vả lại sự khác biệt này không quan trọng,  vì không ảnh hưởng gì tới vấn đề mà chúng ta đang tìm hiểu. Nên tôi bỏ qua.

Quay lại đọc tiếp


 10 Đây là lĩnh vực nghiên cứu của các ngành sinh học, tri thức học, tâm  lý học nhận thức,vvv. Dưới đây tôi xin trích dẫn một đoạn trong cuốn  sách : “Trí tuệ nhân tạo”, trang 39, tác giả : PTS. Nguyễn thanh Thủy,  do NXB Giáo dục xuất bản năm 1996 :  

“Bộ nhớ dài hạn cho phép lưu giữ lượng lớn tri thức thu lượm  được về một cá thể nào đó……………………….Về khả năng, bộ nhớ dài hạn  không bị giới hạn. Lý do là bộ não không lưu giũ trực tiếp các thông tin  mà chỉ lưu giũ các truy xuất và tổ chức lưu giũ các đối tượng.”

Quay lại đọc tiếp


 11 Trong Đạo Phật, thông thường tướng được phân loại làm sáu loại  tướng, và chia thành ba cặp là : tổng tướng – biệt tướng, đồng tướng – dị tướng, thành tướng – hoại tướng.  

Trước hết nói về cặp tổng tướng – biệt tướng:  

Tổng tướng của một pháp chính là tướng tổng thể, tổng quát của  pháp đó. Còn biệt tướng của một pháp chính là tướng riêng biệt trong  những khu vực không gian riêng biệt khác nhau của pháp đó.  

Ví dụ: tướng chung của con sư tử là tổng tướng,còn tướng riêng  trong các khu vực riêng biệt của nó như: đầu, chân, đuôi là biệt tướng.  Lưu ý rằng không phải tất cả các pháp ta đều nhận biết được tổng  tướng của nó, mà trên thực tế, có những pháp ta chỉ nhận biết được biệt  tướng của nó, mà không nhận biết được biệt tướng của nó.  Ví dụ: “ nhãn thức”, ta chỉ nhận biết đựợc “tướng phần”, tức là biệt  tướng của nó mà thôi. Ta không nhận biết được tổng tướng của nó, tức  gồm cả tướng phần và kiến phần.  

Kế đến, ta tìm hiểu về cặp đồng tướng – dị tướng:  

Đồng tướng tức là tướng giống nhau. Còn dị tướng là tướng khác nhau.

Ví dụ, ta có con sư tử vàng, thì tướng “vàng” là đồng tướng, còn  tướng chân, đầu, đuôi,vv… là dị tướng.  

Lưu ý rằng một pháp có thể có đồng tướng trong toàn bộ pháp đó,  nhưng cũng có khi nó chỉ có đồng tướng trong những khu vực riêng biệt  mà thôi.  

Cuối cùng, ta tìm hiểu về cặp thành tướng – hoại tướng.  Mỗi một pháp, là sự hợp duyên của nhiều pháp thành phần (là  chỉnh thể thống nhất của nhiều bộ phận thành phần). Mà mỗi pháp  thành phần lại là những pháp có sự độc lập tự chủ riêng.Vì vậy ta có thể quan sát nó dưới 2 khía cạnh:  

-Khía cạnh thứ nhất là tổng thể, tức là hợp duyên của các pháp  thành phần, ta có thành tướng của pháp tổng thể.  

-Khía cạnh thứ hai là ta không quan tâm đến tổng thể, mà quan  tâm đến các pháp thành phần. Khi đó, mặc dù pháp tổng thể đang có,  nhưng đối với ta nó không có, đây chính là hoại tướng của pháp tổng  thể.  

Ví dụ: cơ thể người là một tổng thể của các tế bào. Mà mỗi tế bào  là một cơ thể sống tự chủ. Nếu quan tâm đến ta với tư cách là một tổng  thể của các tế bào, thì có ta tức là thành tướng. Nhưng nếu quan tâm  đến các tế bào, thì không có ta nữa, tức là hoại tướng của ta.  

Lưu ý rằng: “hoại tướng” không phải có sau khi pháp đó bị hoại,  tức là “thành tướng” bị phá vỡ, mà nó có ngay khi “thành tướng” vẫn  đang còn. Vấn đề là cách nhìn, nhìn theo cách này thì ta có thành tướng,  còn nhìn theo cách khác thì ta có hoại tướng, chứ còn tự thân pháp đó  thì nó vẫn thế. Đến lượt các pháp thành phần thì nó cũng có “thành  tướng”, và “hoại tướng” riêng. Nếu ta duy trì cách nhìn hoại tướng một  cách tuyệt đối, thì ngay đây (đang hiện hữu) chẳng có một pháp nào cả,  tất cả đều không, không có một pháp nào cả(hoại tướng). Đó là ý nghĩa  của “tánh không”: tất cả các pháp vốn là không, không phải chờ duyên  tan mới không. 

Quay lại đọc tiếp


 12 Đây là một vấn đề hết sức phức tạp, mà kiến thức về Sinh học, và Sinh  lý học hiện nay chưa đủ để giải thích vấn đề này. Vì vậy nếu trình bày sẽ gây nhiều tranh cãi. Bản thân tôi cũng chưa đủ khả năng, để trình bày  về vấn đề này một cách rõ ràng và minh bạch. Hơn nữa nó cũng không  có liên quan gì với chủ đề của cuốn sách này, nên tôi không trình bày ở đây.

Quay lại đọc tiếp


 13 Bạn đọc có thể tìm hiểu về vấn đề này trong cuốn “Sinh lý học”, tập  2, tr. 296 – 297, do nhà xuất bản y học xuất bảnnăm 2000.

Quay lại đọc tiếp


 14 Thể – tướng – dụng. 

 Thể : Là vật chất cấu tạo nên pháp đó.  

Tướng : Là hình dáng, màu sắc, âm thanh, mùi, vị, cảm giác,…  tóm lại là những cái, mà khi ta để ý đến nó, thì biết được nó là nó. 

Dụng : Là tác dụng của pháp đó.  

Ví dụ : Một cái ly thủy tinh, thì :  

Chất thủy tinh là thể của cái ly.  

Hình dáng của cái ly mà ta nhìn thấy là tướng của cái ly.   Tác dụng chứa nước là dụng của cái ly.  

Luận về thể, tướng, dụng thì thể thuộc về phần bản chất bên trong.  còn tướng, dụng thuộc về phần hiện tượng bên ngoài.

Quay lại đọc tiếp


 15 Về vấn đề này, nếu bạn đọc nào muốn tìm hiểu kỹ hơn, xin đọc bài Sự tồn tại của chất ÊTE và ý nghĩa triết học của nó; và bài “Về trường thống nhất và Vật chất nguyên thủy, trong cuốn sách Tìm hiểu  ý nghĩa câu Bổn lai vô nhất vậttrong bài kệ của Lục tổ Huệ Năng của tôi.

Quay lại đọc tiếp


 16 Đây là một vấn đề khá là khó hiểu, tôi xin tạm giải thích như sau về ý nghĩa của câu vừa hữu hạn mà lại vừa vô hạn, vừa hữu biên lại vừa vô  biên:  

Chúng ta hãy tưởng tượng có một quả cầu nước. Vậy mặt của quả cầu  nước này hữu biên hay vô biên, hữu hạn hay vô hạn? Không thể nói nó  là vô biên, cũng không thể nói nó là hữu biên; không thể nói nó là vô  hạn, cũng không thể nói nó là hữu hạn.  

Ý nghĩa của câu này ở đây, để chỉ cho đặc điểm của Chân như cũng  vậy, cũng giống như là mặt quả cầu nước không khác. Chỉ có điều, mặt  quả cầu nước nằm trong không gian cong hai chiều, còn Chân như nằm  trong không gian cong ba chiều hoặc hơn nữa. 

Quay lại đọc tiếp


 17 Chú ý cần phân biệt sự khác nhau giữa hai loại khái niệm. Loại khái  niệm thứ nhất là khái niệm : “không màu, không mùi, không vị” được  nói tới ở đây để chỉ cho CTNB. Nó khác hoàn toàn với loại khái niệm  thứ hai, là khái niệm “không màu, không mùi, không vị” vẫn được dùng  trong sách giáo khoa để chỉ cho không khí chẳng hạn. Theo tinh thần ở đây thì ý nghĩa của “không màu, không mùi, không vị”, của loại khái  niệm thứ hai là : “không màu” tức là có màu và là “màu không”.  “không mùi” tức là có mùi và là “mùi không”. “không vị” tức là có vị và là “vị không”. Bởi vì chúng là ĐTBNB. Còn ý nghĩa của “không  màu, không mùi, không vị”, ở đây để chỉ cho những cái nằm ngoài vòng  ĐTBNB.

Quay lại đọc tiếp


Ấn chia sẻ, nếu bạn thấy bài viết này hữu ích cho ai đó đang cần!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Bài viết mới đăng

CẬP NHẬT THÔNG TIN VÀ CÁC KHOÁ HỌC THIỀN VIỆT NAM

Đăng kí nhận thông tin mới

DMCA.com Protection Status

Mục lục

Mục lục