“Tôi thực sự không phải là người thích những con số.” “Tôi không giỏi nói trước khán giả.” “Tôi không phải là kiểu người lãnh đạo một nhóm.” “Đó có vẻ là một ý tưởng hay nhưng tôi có thể sẽ làm hỏng nó mất. Tôi thường như vậy.” “Tôi chưa bao giờ là vận động viên chạy bộ (đạp xe, trượt tuyết, bơi lội).” “Chấp nhận rủi ro không phù hợp với tôi.”
Có thể bạn đã nghe điều này từ một người bạn hoặc đồng nghiệp. Có lẽ bạn đã nghĩ hoặc tự nói điều đó.
Cho dù đó là nỗi sợ hãi hay chỉ là ý tưởng của chúng ta về cách thế giới vận hành, những ý tưởng sẵn có sẽ định hình cách chúng ta cư xử và cách chúng ta diễn giải những gì xảy ra. Những niềm tin tín điều này có thể cản trở chúng ta hạnh phúc hoặc làm hạn chế những thành công trong cuộc sống và mối quan hệ của chúng ta.
Thường thì chúng được hình thành từ khi còn trẻ nhưng bắt đầu trở nên ổn định hơn theo thời gian. Chúng ta dần trở thành một người luôn kìm hãm bản thân. Nhưng tại sao? Làm thế nào để một người phát triển từ một đứa trẻ tự do, hồn nhiên, vui vẻ, yêu đời trở thành một người sợ thất bại, trốn tránh những thử thách và cơ hội học hỏi, hoặc không ngừng nghi ngờ bản thân?
Niềm tin tín điều hay niềm tin giới hạn có thể hình thành như một phần trong quá trình phát triển tự nhiên của bất kỳ ai từ thời thơ ấu cho đến tuổi trưởng thành và hơn thế nữa. Đã đến lúc tìm hiểu về những niềm tin hạn chế bản thân và cách bạn có thể vượt qua chúng.
Niềm tin tín điều là gì?
Một niềm tin tín điều là một suy nghĩ hoặc trạng thái tâm trí mà chúng ta nghĩ là sự thật tuyệt đối và ngăn cản ta làm một số việc nhất định. Những niềm tin này không phải lúc nào cũng là về bản thân bạn. Chúng có thể là về cách thế giới hoạt động, ý tưởng và cách bạn tương tác với mọi người.
“Bạn phải nghĩ đến việc chiêu trò để bắt đầu việc bán hàng.”
“Cách duy nhất để thăng tiến và thành công là từ bỏ tận hưởng cuộc sống.”
“Bạn phải dìm người khác xuống nếu muốn vượt lên.”
“Bạn không thể tin bất cứ ai.”
“Nếu bạn thắng, tôi thua.”
Niềm tin giới hạn tạo ra sự tự nhận thức ngăn bạn theo đuổi ước mơ của mình, hình thành mối quan hệ lành mạnh với mọi người. Chúng tạo ra sự thay đổi tiêu cực trong bất kỳ lĩnh vực nào trong cuộc sống.
Việc có những niềm tin chủ yếu là tiêu cực đặt ra những ranh giới và hạn chế đối với mọi thứ trong cuộc sống của chúng ta và giữ chúng ta trong vùng mà chúng ta nghĩ là thoải mái. Nhưng thực sự nó là sợi dây trói chặt chúng ta trong một cái lồng. (nhiều người gọi nó là vùng an toàn)
Niềm tin tín điều đôi khi có thể hoạt động như một cơ chế phòng thủ để bảo vệ chúng ta khỏi nỗi đau. Tiềm thức của bạn có thể nhớ lại những trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ và cố gắng ngăn bạn làm tổn thương chính mình một lần nữa.
Việc phòng vệ bằng cách đưa ra những ranh giới hay niềm tin tín điều không phải là một phản ứng phù hợp. Bạn không thể tự trói bản thân mình lại sau khi thấy nhà bị cháy.
Minh Đăng, tác giả Thiền Việt Nam.
5 ví dụ về niềm tin tín điều
Niềm tin tín điều hiện diện trong mọi lĩnh vực của cuộc sống chúng ta.
Dưới đây là năm ví dụ về một số niềm tin giới hạn phổ biến nhất về bản thân, thế giới và cuộc sống nói chung:
“Tôi đã quá già để quay lại trường học. Tôi đã bỏ lỡ cơ hội học hành của mình, vậy tại sao phải cố gắng bây giờ?”
“Kiểu tính cách của tôi không phù hợp với nhiều người khác, vì vậy tôi sẽ không bao giờ tìm được ai đó để có mối quan hệ.”
“Nếu tôi ly hôn, sẽ không ai muốn ở bên tôi nữa vì tôi đã kết hôn rồi.”
“Tôi quá trầm lặng và chậm chạp để trở thành một doanh nhân thành đạt. Tôi nên từ bỏ ngay bây giờ.”
“Tôi không có thời gian để bắt đầu một sở thích mới vì tôi quá bận.”
Bạn có những niềm tin tín điều nào không? Hãy cho Thiền Việt Nam biết nhé 🙂
Tham khảo và viết lại từ nguồn Betterup
Để lại một bình luận