Về Hệ Phái Nam Tông, Vài điều Chia Sẻ Của Bác Nguyễn Đức Quý Zen đầu Năm 2018

Đạo Phật có hai hệ phái chính là Hệ Pháp Nam Tông và hệ phái Bắc Tông. Nhưng ngày nay, hầu như các sư của cả hai hệ phái đều không thực sự có ai theo Phật cả. Đối với Bắc Tông thì họ chỉ coi trọng Kinh điển Đại Thừa (thực chất chỉ là các Bộ Luận của Đại Thừa), còn Kinh thực sự của Phật thì họ gọi là Kinh Tiểu Thừa và đem lòng khinh rẻ. Còn các sư Nam Tông thì họ lại chỉ coi trọng Tạng Luận, mà họ gọi là giáo lý cao siêu (vi diệu pháp), còn đối với Kinh của Phật thì họ gọi đó là pháp phổ thông, dành cho giới bình dân, không được họ coi trọng.

Nhân duyên với vấn đề trọng Luận hơn trọng Kinh của Phật Giáo Nam Truyền (Hệ Phái Nam Tông)

Phật Giáo Nam Truyền tự nhận mình là Phật giáo Nguyên Thuỷ, nhưng sự thật không phải như vậy. Nếu nói chính xác thì ta có thể nói: Kinh điển của Phật Giáo Nam Truyền là bộ Kinh gần nhất với Kinh điển Nguyên Thuỷ và có thể coi là Kinh điển Nguyên Thuỷ.

Tuy Kinh điển của Phật Giáo Nam Truyền có thể coi là Kinh điển Nguyên Thuỷ, nhưng bản thân Phật Giáo Nam Truyền lại không phải là Phật giáo Nguyên Thuỷ, bởi vì họ không coi trọng Kinh điển, không lấy Kinh điển là thẩm quyền để phán định giả chân, mà họ coi trọng Luận hơn Kinh, họ lấy Luận làm thẩm quyền để phán định giả chân, để học cách tu.

Năm 1997 – 1999, tôi vào Thiền Viện Thường Chiếu, và tại đây tôi có cơ duyên được đọc hết 4 bộ Kinh Nikaya do HT Châu dịch. Trong quá trình đọc các bộ Kinh này, tôi đã phát hiện ra một số mẫu thuẫn giữa giáo thuyết của Phật Giáo Nam Truyền với những điều được Phật dạy, và được lưu giữ lại trong Kinh điển của chính Phật Giáo Nam Truyền.

Sau đó tôi đã tìm đến nhiều vị Sư thuộc Phật Giáo Nam Truyền để hỏi rõ vấn đề. Khi đó tôi được nhiều vị Sư cho biết: “Kinh chỉ là nhưng bài pháp phổ thông, thuyết cho đại chúng, không phải là giáo lý cao siêu, còn giáo lý cao siêu mà các vị sư học để tu tập là Luận. Các sự học Kinh là học để đi giảng chứ không phải là học để tu”. Sau đó tôi đem vấn đề này đi hỏi nhiều Sư khác nữa, thì đều được họ xác nhận điều này.

Sau đó tôi truy lùng lại trong lịch sử, thì phát hiên ra vấn đề Luận hơn trọng Kinh đã xuất hiện từ thời xa xưa, lâu lắm rồi. Sau khi Nhập diệt khoảng hơn 200 năm thì hầu hết các tông phái đều theo Luận, mà không theo Kinh. Trong bối cảnh đó đã xuất hiện Tông phái: Kinh Lượng bộ với chủ trương coi trọng lại Kinh điển.

Năm 2003 tôi ra Hà Nội và cũng năm đó Sư Viên Minh và Sư Giới Đức cũng ra Hà Nội truyền Pháp (trước đó tôi có vài lần đến gặp Sư Viên Minh tại Chùa Bửu Long và Thiền Viện Viên Không). Tôi cùng nhóm bạn của mình đã đến gặp Sư Viên Minh tại nhà của một Phật tử. Tại đây, ban đầu chúng tôi vào nghe một Sư nói Pháp (sau đó tôi mới được biết là Sư Giới Đức). Sau khi Sư Giới Đức nói xong thì tôi có đưa một câu hỏi, nội dung câu hỏi là tôi kể lại một chuyện mà tôi đã trải qua. Đó là có một lần tôi bị khó chịu. Sau khi nhận biết được sự khó chịu đó của mình, thì tôi hồi tưởng lại quá trình từ trước khi có sự khó chịu nổi lên để tìm xem đầu mối của sự khó chịu phát sinh từ đâu. Tôi hỏi Sư Giới Đức là cách làm đó của tôi là đúng hay không đúng với Vipassana. Sư Giới Đức nói là sai. Vì theo Sư Giới Đức, khi hành Thiền Vipassana, ta chỉ nhận biết hiện tại, chứ không được hồi tưởng về quá khứ như tôi đã làm. Khi đó tôi mới nói, nếu Vipassana là như vậy thì tôi sẽ không thực hành Vipassana vì tôi thấy rõ cách mà tôi làm đem lại lợi ích cho tôi nhiều hơn. Vì sau đó, khả năng nhận biết sự khó chịu của tôi gia tăng lên đáng kể so với trước. Thay vì bị khó chịu rồi thì mới biết, thì tôi lại có khả năng nhận biết từ trước khi sự khó chịu nổi lên. Hai bên tranh luận một chút, thì Thầy Viên Minh đang ở phòng bên cạnh mới đi qua và nói, cái pháp hành mà tôi nói đó là Tuệ phát sinh một cách tự nhiên chứ không phải cố ý làm như vậy. Tôi mới hỏi thầy Viên Minh: “theo thầy như vậy là đúng hay sai?”. Thầy Viên Minh mới nói là đúng. Sau đó Sư Giới Đức mới nói rằng: “Tôi chỉ chuyên về tu Định thôi, còn về tu Tuệ phải hỏi sư Viên Minh”. Câu chuyện là như vậy.

Một trong những điểm mà các PG Nam Truyền không đồng ý với giáo lý của PG Bắc Truyền, là lý Duy thức: “Vạn pháp duy thức”. Theo các sư thuộc PG Nam Truyền thì Phật không chấp nhận lý “Vạn pháp duy thức” của PG Bắc Truyền.

Một vấn đề được đặt ra là: thực sự có phải Phật không chấp nhận lý “Vạn pháp duy thức” của PG Bắc Truyền như quan điểm của PG Nam Truyền hay không?

Tôi đã tìm thấy đoạn Kinh văn sau đây trong bài Kinh “Kiên cố” (Kevaddha sutta), thuộc trường bộ Kinh, trong đó Phật đã tuyên bố rõ về lý “Vạn pháp duy thức” như sau:

https://www.budsas.org/uni/u-kinh-truongbo/truong11.htm

Một vấn đề thứ 2 mà các PG Nam Truyền không đồng ý với giáo lý của PG Bắc Truyền, là vấn đề không có một “Tự ngã thường hằng” nào cả. Việc PG Bắc Truyền tuyên bố về sự tồn tại của một “Tự ngã thường hằng” là không đúng với lời dạy của Phật.

Tôi cũng đặt ra vấn đề là: thực sự thì Phật có phủ nhận một “Tự ngã thường hằng” hay không?

Sau khi tìm hiểu thì tôi thấy Phật không khẳng định, nhưng cũng không phủ định về sự tồn tại của một “Tự ngã thường hằng”. Theo Phật thì nếu nói có “Tự ngã thường hằng”thì là sai, rơi vào thường kiến. Nhưng nếu nói là không có “Tự ngã thường hằng” thì cũng sai, rơi vào đoạn kiến.

Điều này đã được Phật nới tới trong Kinh:

X. Ananda (hay Sự có mặt của ngã) (S.iv,400)
https://www.budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu4-44.htm

Sau đó tôi tìm thấy bài Kinh sau đây có đề cập tới sự tồn tại của một “Tự ngã thường hằng”:

Đó là bài Kinh:

69.VIl. Upasena (S.iv,40)
https://www.budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu4-35b.htm

Trong bài Kinh này, Tôn giả Tôn giả Upasena và Tôn giả Sàriputta đã nói chuyện với nhau về một cái thân bất diệt, không đổi khác, không biến hoại (tức là một “Tự ngã thường hằng”):

4) Ðược nói vậy, Tôn giả Sàriputta nói với Tôn giả Upasena:

— Nhưng chúng tôi không thấy thân Tôn giả Upasena đổi khác hay các căn bị biến hoại.

………………….

6) Này Hiền giả Sàriputta, đối với ai nghĩ rằng: “Tôi là con mắt”, hay: “Con mắt là của tôi”… “Tôi là cái lưỡi”, hay: “Cái lưỡi là của tôi”… “Tôi là ý”, hay: “Ý là của tôi”, thời đối với các người ấy, này Hiền giả Sàriputta, thân có thể bị đổi khác, hay các căn bị biến hoại. Và này Hiền giả Sàriputta, tôi không nghĩ như sau: “Tôi là con mắt”, hay: “Con mắt là của tôi”… “Tôi là cái lưỡi”, hay: “Cái lưỡi là của tôi”… hay: “Tôi là ý”, hay: “Ý là của tôi”, thời này Hiền giả Sàriputta, làm sao thân ấy của tôi lại có thể đổi khác, hay các căn có thể biến hoại.

Theo một vài học giả thì Vi Diệu Pháp không phải do chính Ðức Phật thuyết mà là do các vị Sư uyên bác soạn thảo ra sau nầy. Ðại Ðức Nārada, một nhà học Phật lão thành đã viết: “Ðúng theo truyền thống thì chính Ðức Phật đã dạy phần chính yếu của tạng nầy. Những đoạn ấy được gọi là Ðầu đề (Mātikā) hay nồng cốt nguyên thủy của giáo lý như Pháp Thiện (Kusalā Dhammā), hay Pháp Bất Thiện (Akusalā Dhammā), Pháp Vô-Ký (Abyākatā Dhammā).” https://www.budsas.org/uni/u-vdp/vdp-index.htm

Luận tạng gồm có 7 bộ là:

1. Bộ Pháp Tụ (Dhammasaṅgaṇī)
2. Bộ Phân Tích (Vibhaṅga)
3. Bộ Chất Ngữ (Dhātukathā)
4. Bộ Nhân Chế Định (Puggalapaññatti)
5. Bộ Ngữ Tông (Kathāvatthu)
6. Bộ Song Đối (Yamaka)
7. Bộ Vị Trí (Paṭṭhāna)

Luận tạng là tạng ghi chép lại những sự giải thích, chú giải, sắp xếp, biên tập của người đời sau, chứ không phải là những lời dạy trực tiếp của Phật.

Ví dụ: Trong bộ Ngữ Tông (Kathāvatthu), có trình bày lại 1 nội dung mà các phái bấy giờ không thống nhất với nhau. Đó là vấn đề: “Chất bài tiết của Ðức Thế tôn (nói nôm na là cứt của Phật) thù thắng hơn tất cả các mùi vị khác.” Đây là quan điểm của 2 phái Andhakas và Uttarāpathakas.

Tất nhiên đây không phải là lời dạy của Phật. Phật không có dạy mấy cái thứ vớ vẩn này.
https://www.budsas.org/uni/u-vdp5/vdp5-09.htm

Lưu lại mấy cái này để dễ tìm sau này. Bằng chứng cho thấy PG Nam Truyền coi trọng Luận hơn coi trọng Kinh. Và do vậy PG Nam Truyền không phải là Phật Giáo Nguyên Thuỷ.

Còn đây là chủ thuyết của PG Nam Truyền mà ở đó vai trò của Kinh đã bị hạ thấp xuống vai trò thu hút người đến với Đạo Phật.
https://www.budsas.org/uni/u-vdp/vdp-index.htm

Có một vấn đề tôi cũng không đồng ý với các Sư thuộc PG Nam Truyền lẫn các Sư thuộc PG Bắc Truyền là sự giải thích về pháp hành Sống trong hiện tại.

Năm 1995, tôi phát sinh có một thắc mắc về việc sống trong hiện tại. Trước đó tôi hiểu về pháp sống trong hiện tại là chỉ nhận biết những gì diễn ra trong hiện tại, quá khứ đã qua rồi, đừng nhớ tới, tương lai thì chưa tới, đừng nghĩ tới. Đây cũng là quan điểm của hẫu hết các sư hiện nay.

Thắc mắc của tôi là: Nếu mình thực hành như vậy thì đâu có thể làm việc được. Vì để làm việc thì ta bắt buộc phải nhớ về quá khứ và nghĩ đến tương lai (việc lập kế hoạch cho công việc, cho hành động của mình, chính là phải nghĩ đến tương lai)?

Rồi tôi thấy khi mình ăn cam thì sống trong hiện tại là ăn cam, không nghĩ đến gì khác thù đúng rồi. Nhưng nếu bây giờ tôi không làm gì cả mà tôi chỉ làm một việc là nhớ lại quá khứ, thì hiện tại của tôi chính là sự nhớ lại quá khứ. Hoặc tôi tôi chỉ làm một việc là nghĩ đến tương lai, thì hiện tại của tôi chính là sự nghĩ đến tương lai.

Vậy khi sống trong hiện tại ta vẫn có thể nhớ về quá khứ và nghĩ đến tương lai mà, đâu phải ko được.

Vậy tóm lại Nhận thức đó của tôi là đúng hay sai?

Khi tìm hiểu và nghiên cứu 4 bộ Kinh Nikaya thì tôi đã tìm ra được một bài Kinh giải đáp vấn đề này. Đó chính là bài Kinh “Nhất Dạ Hiền Giả” (Bhaddekaratta sutta), thuộc Kinh Trung bộ tập 3
https://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung131.htm

Nội dung bài kệ trong Kinh này như sau:
Quá khứ không truy tìm
Tương lai không ước vọng.
Quá khứ đã đoạn tận,
Tương lai lại chưa đến,
Chỉ có pháp hiện tại
Tuệ quán chính ở đây.
Không động, không rung chuyển
Biết vậy, nên tu tập,
Hôm nay nhiệt tâm làm,
Ai biết chết ngày mai?
Không ai điều đình được,
Với đại quân thần chết,
Trú như vậy nhiệt tâm,
Ðêm ngày không mệt mỏi,
Xứng gọi Nhứt dạ Hiền,
Bậc an tịnh, trầm lặng.

Trong Bài Kinh này Phật đã giải thích rất rõ như thế nào là “không truy tìm quá khứ”? và như thế nào là “truy tìm quá khứ”? như thế nào là “không ước vọng tương lai”? và như thế nào là “ước vọng tương lai”?

Theo đó:

Người ta vẫn có thể nhớ về quá khứ, và nếu do sự nhớ về quá khứ đó được thực hiện trong tỉnh giác, không khởi cảm xúc thì đó vẫn là ” không truy tìm quá khứ”. Chỉ khi nào người ta nhớ về quá khứ, và sự nhớ về quá khứ đó không được thực hiện trong tỉnh giác, làm phát sinh cảm xúc thì đó mới là “truy tìm quá khứ”.

Người ta vẫn có thể nghĩ đến tương lai, và nếu do sự nghĩ đến tương lai đó được thực hiện trong tỉnh giác, không khởi cảm xúc thì đó vẫn là ” không ước vọng tương lai”. Chỉ khi nào người ta nghĩ đến tương lai, và sự nghĩ đến tương lai đó không được thực hiện trong tỉnh giác, làm phát sinh cảm xúc thì đó mới là “ước vọng tương lai””.

Những vấn đề này trong Kinh nói rất rõ, nhưng tại sao các Sư không giải thích đúng ý của Phật?

Ấn chia sẻ, nếu bạn thấy bài viết này hữu ích cho ai đó đang cần!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Bài viết mới đăng

CẬP NHẬT THÔNG TIN VÀ CÁC KHOÁ HỌC THIỀN VIỆT NAM

Đăng kí nhận thông tin mới

DMCA.com Protection Status
Mục lục