Khái niệm Luân Hồi

Luân hồi

Thực ra trong Đạo phật chính thống chỉ thừa nhận có luân hồi, chứ không thừa nhận có người được luân hồi. Chấp nhận có người được luân hồi, tức là chấp nhận có Linh hồn. Mà Đạo Phật thì không chủ trương có Linh hồn. Để giải thích vấn đề này không phải chuyện dễ dàng, vì nó đòi hỏi người nghe cũng cần phải có một kiến thức rất sâu về Phật pháp.

Luân hồi là sự luân hồi của dòng các đối tượng bị nhận biết! chúng gồm có: sắc, thọ, tưởng, hành, thức, thường được gọi là 5 uẩn.

Thông thường chúng ta thường nhận 5 uẩn này là ta, còn Đạo phật không nhận 5 uẩn này là ta (Linh hồn). vì vậy không có vấn đề luân hồi của Ta (Linh hồn), mà chỉ có vấn đề luân hồi của ngũ uẩn mà thôi.

Phật tính

Khái niệm “Phật Tính” mới bắt đầu tìm hiểu thì nó có vẻ gióng như khái niệm “Đại Ngã” của Ấn độ giáo, Hay khái niệm: “Chúa”, Thượng đế, Linh hồn,… Nhưng nếu hiểu sâu hơn thì không hoàn toàn giống hẳn!

Thực ra theo truyền thống chính thống, thì Đạo Phật không chủ trương có Phật Tính! Và cũng không chủ trương không có Phật Tính! Nếu chấp nhận có Phật Tính là bị rơi vào chấp thường kiến. Còn nếu chấp nhận không có Phật Tính là bị rơi vào chấp Đoạn Kiến! Đều là chấp nhị biên, không phải Trung Đạo.

“Phật Tính” thật ra chỉ là khái niệm do Các nhà Phật Giáo Đại Thừa giả lập ra, cốt để phá chấp Đoạn diệt (không có Phật Tính) của các Học Giả Nam Tông mà thôi. Khi chấp đoạn diệt phá rồi, thì phải phá luôn nó, nếu không phá nó thì sẽ bị rơi vào chấp thường kiến (tức là chấp có một cái gọi là Phật Tánh). Và vì vậy sau khi đã lập ra “Phật Tánh” thì họ liền bác bỏ ngay là không có “Phật tánh”! Sự bác bỏ này cũng chỉ cốt để phá chấp thường kiến chứ không phải là bác bỏ “Phật tánh”. Đây chính là Tinh thần phá chấp của Phật Giáo Bắc Tông. Những gì được họ nêu bày ra, cốt là để phá chấp, chứ không phải để dựng lập lên những nhận thức này nọ. Vì vậy họ mới nói:

– “ngôn ngữ đoạn đạo, tâm hành xứ diệt” (Nghĩa là ngôn ngữ chẳng thể diễn tả, ý thức chẳng thể suy lường)

Hay là:

– Tri kiến lập tri tức vô minh bổn, tri kiến vô tri ấy thực Bồ đề (câu này tôi không nhớ chính xác lắm, đại loại ý nghĩa của nó là như vậy)

Cái khác của Đạo Phật là khái niệm đó chỉ có tính cách giả lập dùng để phá chấp.

Còn các tôn giáo, và môn phái khác thì những khái niệm đó lại mang tính chất thực lập, để tạo lập tri kiến (nhận thức).

Ấn chia sẻ, nếu bạn thấy bài viết này hữu ích cho ai đó đang cần!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Bài viết mới đăng

CẬP NHẬT THÔNG TIN VÀ CÁC KHOÁ HỌC THIỀN VIỆT NAM

Đăng kí nhận thông tin mới

DMCA.com Protection Status
Mục lục