Triết Lý Về Thiền, Phần 1

ÐỪNG TỪ ÐẤU LÝ

Là thiền sư, đừng từ đấu Lý.
Vì tu thiền, cốt để “Tâm thông”.
Tâm có thông, thì Lý mới thông.
Lý không thông, là Tâm bị “Ngại”.
Biết “Ngại” rồi ,mới phá “Ngại” kia.
Không đấu lý, làm sao thấy “Ngại”.
Mình bị “Ngại”,lại nhầm không “Ngại”.
Khó tránh vào,”Tự Ngã” thêm cao.
Tu như thế, làm sao “vô ngã”.
Hãy mau mau thức tỉnh người ơi!

LÝ THUYẾT VÀ THỰC HÀNH

Lý thuyết, thực hành vốn không phân,
Khi đọc sách và Kinh Phật,Tổ.
Nếu nghiên cứu để thêm tri giải,
Ắt chính là lý thuyết không sai.
Còn tìm hiểu mà ra nghi vấn,
Việc phá nghi ,đích thị thực hành!

1/12/1997

THANH TỊNH VÀ NHIỄM Ô

*
Thanh tịnh, chơn thanh tịnh,
Nhiễm ô,vọng nhiễm ô.
Thanh tịnh, chẳng nhiễm ô,
Nhiễm ô,vốn thanh tịnh.
*
Nhưng thanh tịnh không thấy,
Lại chỉ thấy nhiễm ô.
Thế nên mới mê mờ,
gọi là vô minh lấp.
*
Muốn trừ bỏ nhiễm ô,
Phải đi tìm thanh tịnh.
Lúc nào thấy thanh tịnh,
Lúc ấy hết nhiễm ô!

1/12/1997

TÂM KHÔNG (1997)

Ðối cảnh vô tâm, lý rõ ràng.
Tâm không duyên cảnh, cũng ý kia.
Chớ lầm “Tâm không” là “Kiến tánh”.
Sống “Tuỳ duyên”, chấp cảnh vẫn còn!

1/12/1997

CẢM TÁC

Trước kia tôi hiểu Tâm không vậy.
Ngày nay lại thấy khác trước nhiều.
Chẳng nhờ kiến giải không nương tựa.
Ấy thực Tâm không chỗ thấy này!

TÂM KHÔNG (1998)

Thấy biết như thực, Tâm không sanh.
Như lý tư duy, chẳng khởi tình.
Chứng được Pháp Không, nên vô trụ.
Kiến giải dù sai, chẳng buộc ràng!

TRÌNH KIẾN GIẢI 1

Móng tâm trình kiến giải,
Tự tánh đã rời xa.
Hằng sống nơi Tự Tánh,
Là chơn trình kiến giải.

Không tâm trình kiến giải,
Trình thế như không trình.
Không trình mà hằng trình,
Ấy chơn trình kiến giải.

Gặp thày liền xá,
Thày dạy lắng nghe,
Ði về xin phép,
Duyên vui thì cười.

TRÌNH KIẾN GIẢI 2

Móng tâm trình kiến giải,
Tự tánh chẳng rời xa.
Không tâm trình kiến giải,
Tự Tánh cũng chẳng rời.

Rời, chẳng rời Tự Tánh,
Là cách nói mà thôi.
Có tình rời Tự Tánh,
Không tình gọi chẳng rời.

Từ vô thỉ đến nay,
Chưa từng rời Tự Tánh.
Nhờ sáng ra lý đó,
Trong tâm chẳng buộc ràng.

SỐNG TÙY DUYÊN

Tùy duyên mà tự chủ,
Chẳng phải để nghiệp lôi.
Tự chủ hợp với chân,
Nghiệp lôi hoá ra vọng.

Vọng khởi mau biết vọng,
Vọng ấy tự tiêu tan.
Tham khởi mau biết tham,
Tham ấy liền biến mất.

Và tất cả ác pháp,
Khi nó khởi mau biết.
Tất cả ác pháp đó,
Se tự động mất tiêu.

Cứ vậy chuyên tâm hành,
Tùy duyên mặc tình sống.
Với thời gian nghiệp giảm,
Sẽ đi đến đoạn trừ.

THIỀN SINH VÀ CHIẾN SĨ

Là một người chiến sĩ,
Tay cầm gươm xung trận.
Hễ gặp địch, chém liền!
Bất lụân đó là ai.

Và cũng y như vậy,
Thiền sinh, người chiến sĩ.
Cuộc sống, đó pháp trường,
Cái lười, ấy thanh gươm.

Ðối phương là tất cả,
Sơ hở họ vừa lộ.
Lập tức đâm ngay vào,
Chẳng luận đó là ai.

THIỀN SINH VÀ CHIẾN SĨ

Không nói, không nghe, là luận đạo.
Có nói, có nghe, ấy luận đời.

 và không tuy hai mà một. (1)
Ðạo và đời, vốn chẳng rời nhau. (2)

Kẻ chưa biết luận đạo, ra đời.
Người đã biết luận đời, thành đạo.
Luận đời, luận đạo, nào có khác.
Chỉ do tâm phân biệt mà ra.

Ngay lời nói, mà ta không nói,
Chẳng lìa nghe, ta vẫn không nghe.

Trong một câu, sắn có hai huyền,
Ðiều ảo diệu, kẻ ngu sao biết.

Nói mà không nói, nói gì vậy?
Nghe mà không nghe, nghe điều chi?
Người nói không! người nghe chẳng có!
ở đâu ra cái việc đạo đời.

Tôi vốn là anh, mình là một,
Anh vốn là tôi, thể vẫn đồng.
Cả hai ta, và cả thế gian,
Rốt ráo vốn là không gì khác.

Lý là vậy, có gì xa lạ.
Nhưng chớ nhầm tri giải mà nguy.
Nếu đã thực nhận ra điều đó,
Còn sanh tâm phân biệt hay sao?

Ðó! Những điều người tu nên biết,
Ðể không phân việc đạo, việc đời.
Hãy an trú trong tâm tĩnh lặng,
Mặc tình cho pháp tự xuất lưu.

LÁ THƯ 01

Cần Thơ, ngày 27-02-2001

Nam mô Phật bổn sư Thích Ca mâu ni!

Kính bạch Hòa Thượng!

Uổng cho Hòa Thượng, mang danh là một Thiền Sư, mà lại bị con gạt , như gạt một đứa con nít! Còn chưa tỉnh ngộ sao?

Nam mô Phật bổn sư Thích Ca mâu ni!

Phật tử
Nguyễn đức Quý

TB: Để cho Hòa Thượng tham khảo, tìm ra chỗ con gạt Hòa Thượng, con xin gởi kèm theo đây lá thư con gởi cho anh Trịnh Thái Bình. Và con xin nói thêm rằng:

“Con chưa bao giờ thấy Hòa Thượng bị con gạt cả!”

Nếu chỉ trong một niệm, con thấy Hòa Thượng bị con gạt, tức là ngay đó con bị gạt. Chính vì biết điều này, nên con mới chưa bao giờ, và sẽ không bao giờ thấy là Hòa Thượng bị con gạt. Do đó con mới gạt được Hòa Thượng.

Và bởi vì con viết: “Uổng cho Hòa Thượng, mang danh là một Thiền Sư, mà lại bị con gạt, như gạt một đứa con nít!” Cho nên điều đó chứng tỏ rằng con không thấy Hòa Thượng bị gạt. Nếu con thấy Hòa Thượng bị gạt, thì con sẽ không viết như vậy.

Cuối cùng con có một bài kệ xin tặng cho Hòa Thượng:

Trong , đừng nói Giác,
Biết , ấy là Giác.
Trong Vọng, đừng luận Chơn,
Biết Vọng, ấy là Chơn.
Chơn, vốn tự là Chơn,
Trong Chơn, chẳng có Vọng,
Trong Vọng, chớ lập Chơn.
Lập Chơn, Chơn tức Vọng.
Chớ lập” cũng vọng luôn.
Phải nên như thế biết,
Mới khế hợp Như Như!

(Kính tặng HT. TTT)
Cần Thơ, ngày 27-02-2001

LÁ THƯ 02

Cần Thơ, ngày 03-03-2001

Nam mô Phật bổn sư Thích Ca mâu ni!

Kính bạch Hòa Thượng!

Hôm nay, con lại có dịp viết thư cho Hòa Thượng, để trình bày một số kiến giải trong việc tu Thiền của con cho Hòa Thượng. Kính mong Hòa Thượng từ bi chỉ dạy thêm cho con.

Thiền là gì?

Thiền là cả cuộc sống. Thiền là một cách sống, mà trong đó người Thiền sinh phải nghiêm mật, dứt khoát không để miệng lười người trong thiên hạ lừa gạt, dù đó là Phật, Tổ, là Hòa Thượng, là Sư Phụ, là bạn đồng môn, phật tử, và tất cả mọi người, cho đến cả những người ăn mày, ăn xin,…

Người thiền sinh không những không được để cho mọi người lừa gạt mình, mà còn trả đòn ngược lại, lừa gạt lại người đang lừa gạt mình một cách tinh xảo hơn, vi tế hơn, làm cho đối phương dễ bị mắc bẫy hơn.

Người Thiền sinh lừa gạt lại đối phương, nhưng tuyệt đối không được thấy đối phương bị mình gạt. Nếu chỉ trong một niệm sát na, người thiền sinh thấy đối phương bị mình gạt, tức là ngay đó mình bị gạt, bị rơi vào tình thức, xa rời Tự Tánh.

Nguyên tắc này, con xin tạm đặt tên là nguyên tắc: “cho nhau ăn cỏ” (hay cho nhau gặm xương).

Sau khi đã nhận được sự hiển lộ của Tự Tánh nơi “Cái biết”, và “các hành”, thông qua các cảnh vật thế gian. Người Thiền sinh phải duy trì chỗ thấy này (Tức là không thấy các pháp thế gian, mà phải thấy Tự Tánh đang được hiển lộ thông qua các pháp thế gian đó. Giống như nhìn lá cây rung không được thấy lá cây rung, mà phải thấy gió đang được hiển lộ qua sự rung của lá cây đó). Công phu này được gọi là công phu bảo nhậm, hay trưởng dưỡng Thánh Thai. Ở đây, người Thiền sinh phải niệm niệm giữ mình không cho tâm phan duyên theo cảnh tướng bên ngoài, mà mỗi mỗi phải xoay lại thấy Tự Tánh, đang được hiển lộ thông qua các pháp đó. Nếu chỉ cần một niệm bất giác, quên Tự Tánh, chạy phan duyên theo cảnh tướng bên ngoài (rõ nhất là chạy theo ngôn ngữ của người khác khi nghe họ nói, đọc thư họ viết,..) thì đó gọi là bị ăn cỏ.

Có một điều cần lưu ý là: một cách vô ý thức, hay có ý thức, tất cả mọi người không những không trợ giúp ta nhớ tới Tự Tánh, mà luôn luôn dụ dỗ ta bỏ quên Tự Tánh để chạy ra ngoài. Nghĩa là họ luôn luôn đem cỏ ngon tới dụ dỗ ta, và cho ta ăn. Đây là chỗ dễ bị mắc lừa nhất.

Người Thiền sinh dù có nhận ra được Tự Tánh, cũng chưa có nghĩa là nhận ra được chỗ mình bị lừa gạt này, và do đó chưa biết được cách bảo nhậm chỗ thấy Tự Tánh. Chỉ khi nào ngộ được cách sống với Tự Tánh, thì khi đó người Thiền sinh mới biết được chỗ nào là bị rời Tự Tánh cần phải tránh. Khi đó mới biết cách không để cho miệng lưỡi của người trong thiên hạ lừa gạt. Đó mới là biết cách dụng công tu hành, biết cách trăn trâu không cho ăn cỏ. Còn nếu chưa sáng tỏ được điều này, thì dù có nhận ra được Tự Tánh cũng vô ích.

Đọc xong bài Triết lý về thiền này, các bạn đọc giả có ý kiến muốn trao đổi gì hãy để lại nội dung trong phần bình luận bên dưới cho Thiền Việt Nam biết nhé!

Ấn chia sẻ, nếu bạn thấy bài viết này hữu ích cho ai đó đang cần!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Bài viết mới đăng

CẬP NHẬT THÔNG TIN VÀ CÁC KHOÁ HỌC THIỀN VIỆT NAM

Đăng kí nhận thông tin mới

DMCA.com Protection Status
Mục lục