Con người vốn dành cả cuộc đời mình để hoàn thiện mọi thứ – nhiều hơn, tốt hơn, khác hơn và nhanh hơn. Áp dụng cách tiếp cận này, nhiều vấn đề dường như không có giải pháp. Tục ngữ Pháp có câu: Càng thay đổi mọi thứ thì chúng lại càng như cũ. Tại sao lại thế?
Quy luật 1: Kết quả mà mỗi người đạt được tương ứng với cách thức họ nhìn nhận tình huống xảy ra với mình.
“Tại sao mọi người lại làm những điều họ đã làm?” Mặc dù câu hỏi này được sách vở, lý thuyết đều đã được đề cập tới, nhưng phần lớn câu trả lời đều mang tính chất giải thích và không có khả năng tác động trực tiếp để thay đổi hiệu quả.
Bạn nghĩ xem, khi chúng ta làm một điều gì đó thì có nghĩa là điều đó hoàn toàn hợp lý đối với chúng ta. Nhưng khi nhìn thấy người khác làm một điều gì đó, chúng ta thường tự hỏi: “Tại sao họ lại làm thế? Làm vậy chẳng hợp lý tí nào!” Nếu chúng ta bước vào cuộc sống của họ, xem xét vấn đề theo góc nhìn của họ, chúng ta lại thấy rằng đó là một điều đúng đắn, lựa chọn hoàn hảo nhất trong trường hợp họ gặp phải. Mỗi người trong chúng ta đều mặc nhiên nghĩ rằng cùng một sự việc xảy ra với mình cũng sẽ xảy ra tương tự với người khác. Tuy nhiên, các tình huống xảy đến với mỗi người mỗi khác. Nếu không hiểu được điều này, bạn sẽ thấy hành động của người khác đôi khi chẳng thể hiểu nổi.
Thật sự, bản thân cách nhìn nhận của bạn đã là một yếu tố hình thành những điều xảy ra với bạn. “Cách một sự vật xảy ra” bao gồm cách nhìn của bạn về quá khứ (tại sao sự việc lại diễn ra như vậy) và cách nhìn của bạn về tương lai (tất cả những thứ này sẽ đi đến đâu).
Hãy nghĩ về những khó khăn bạn gặp phải trong cuộc sống. Hãy nghĩ về những rắc rối trong công việc và gia đình. Hãy nghĩ về những thách thức trong việc cải thiện hiệu quả mà bạn đã xác định. Nếu bạn nhận ra mình đã không nhìn nhận đúng bản chất của vấn đề, bạn sẽ có một bước tiến dài trong việc chuyển đổi chúng. Ảo tưởng thực tế – cách chúng ta nhìn sự việc không như vốn có của nó mà đó là cách nhìn sự việc qua lăng kính của bản thân – sẽ luôn thuyết phục bạn đang nhìn nhận đúng. Nhưng cũng như tất cả mọi người, những gì chúng ta cho là sự thật chỉ đơn thuần là cách chúng ta nhìn nhận sự thật mà thôi.
Nguyên tắc cần nhớ ở đây là: Bạn càng có gắng chống lại điều gì, thì nó càng tồn tại dai dẳng. Bạn sẽ thấy những biện pháp mình dùng để đối phó với các vấn đề về hiệu quả cuối cùng chỉ càng làm vấn đề nghiêm trọng hơn. Bạn càng cố gắng chống lại thì càng mạnh mẽ hơn.
Quy luật 2: Cách chúng ta nhìn nhận vấn đề bắt nguồn từ ngôn ngữ
Nghe có vẻ có gì đó hơi sai. Đương nhiên, đối với một người bình thường như chúng ta, việc trao đổi với nhau bằng ngôn ngữ một cách dễ dàng (xét về mặt mọi người cùng nói chuyện bằng tiếng mẹ đẻ, hoặc thứ tiếng họ cùng hiểu), nhưng đối với những người sinh ra đã không được may mắn – họ mất đi một giác quan nào đó như mắt chẳng hạn, họ chẳng thể nào hiểu nổi người đối diện họ bảo họ đọc giúp chữ cái mà người đó đưa ra. Thật nực cười đúng không? Sao họ có thể đọc được, trừ phi họ được cảm nhận – sờ vào chữ đó, nếu chữ đó là dạng chữ nổi dành cho người khiếm thị. Chính vì vậy mà những người kém may mắn, họ khá tự ti về bản thân mình, luôn nghĩ rằng mình sẽ chẳng làm được gì hay thậm chí luôn tự tạo cho mình một vỏ bọc cách li với bên ngoài cùng những suy nghĩ tiêu cực luôn hiển hiện trong đầu.
Đó cũng là lúc hiệu quả của Quy luật 2 được phát huy.
Trong câu chuyện mà tác giả đưa ra, có kể rằng Keller – cô gái khiếm thị, cô sống suốt sáu năm, “không hề có ý niệm gì về thiên nhiên, tâm hồn, cái chết hay Chúa trời”, cô chỉ biết tới bống tối và thinh lặng, “cuộc sống của tôi không có quá khứ, cũng không có tương lai” – cho đến khi cô được học ngôn ngữ ký hiệu, thế giới trong mắt cô đã chuyển biến sâu sắc “nhưng một từ nhỏ bé từ những ngón tay của một người khi chạm lên bàn tay tôi đã nắm chặt lấy hư không và trái tim tôi nhảy thót trong lồng ngực vì niềm hân hoan được sống”
Sau khi học được ngôn ngữ ký hiệu, quá khứ và tương lai xuất hiện trước mắt cô như thể một màn hình vô tuyến lần đầu tiên được bật lên. Suốt phần đời còn lại của cô đã lôi cuốn rất nhiều khán giả đến nghe cô diễn thuyết.
Khái niệm ngôn ngữ mà tác giả muốn nhắc tới mang nghĩa rộng hơn. Nó không chỉ bao gồm hoạt động nói và viết, mà còn bao gồm ngôn ngữ cơ thể, biểu hiện khuôn mặt, ngữ điệu giọng nói, hình ảnh, tranh vẽ, âm nhạc, trang phục và rất nhiều hành động mang tính biểu tượng khác. Và đặc biệt, thông điệp tuy không nói ra nhưng vẫn được truyền đạt.
Chúng ta đều biết cảm giác khi nói chuyện với một người đang cố che giấu một điều gì đó. Anh ta thường lẩn tránh, tách biệt… Điều anh ta che giấu là thông điệp không nói ra, nhưng cách anh ta thể hiện làm lộ ra điều đó. Những thông điệp không nói ra chính là phần quan trọng nhất của ngôn ngữ khi chúng ta cần đánh giá hiệu quả.
Quy luật 3: Ngôn ngữ gợi mở tương lai có khả năng làm thay đổi cách con người nhìn nhận tình huống
Một quy tắc chung có thể rút ra là con người sống với tương lai mà họ nghĩ sẽ xảy đến với mình, chứ không phải tương lai thật sự sẽ diễn ra với họ.
Nếu con người không làm điều gì thay đổi quá trình này, thì tương lai họ đang nghĩ đến sẽ chính là tương lai mặc định của họ.
Hãy lưu ý rằng tương lai mặc định có quan hệ mật thiết với cách chúng ta nhìn nhận tình huống trong hiện tại. Nếu chúng ta không làm một điều gì đó – điều gì khác hơn chỉ là đơn thuần chống lại tương lai mà chúng ta nhận thấy là nó đang tiến đến – cách nhìn nhận này cũng sẽ trở thành mặc định. Điều này sẽ xảy ra, dù chúng ta không muốn hay cố chống lại.
Ngôn ngữ gợi mở tương lai phản chiếu một tương lai mới có khả năng thay thế cho những gì chúng ta nghĩ sẽ xảy ra. Nó không sửa đổi mà thay thế hẳn tương lai mặc định. Tương lai này sẽ chuyển từ mặc định sang trạng thái “tương lai được kiến tạo”.
Việc tạo ra tương lai mới có thể thay thế tất cả những gì mặc định trước đó. Tương lai này có một sức mạnh bền vững.
Thiền Việt Nam tổng hợp
Để lại một bình luận