Thiền Việt Nam xin trích đoạn trao đổi của thầy Nguyễn Đức Quý và nick vo_ngon trên diễn đàn Thiền Tông từ những năm 2000 về vấn đề này.
Quyzen: Chân Kiến tánh là sự kiến tánh chân thực! Một khi đã kiến tánh thì ngay lập tức đoạn tận tham lam – sân hận – si mê! Một thiền sư đã nói: một phen ngộ là hằng ngộ chẳng trở lại mê, đạt được Niết Bàn quả. Xét như vậy thì thấy rõ bất cứ một sự kiến tánh nào mà không lập tức đoạn tận tham sân si thì đó chưa phải là Chân kiến tánh! mà chỉ là tợ kiến Tánh mà thôi! in tuồng như kiến Tánh nói thiền nói đạo y hệt tổ sư nhưng trong tâm thì vẫn động loạn, tham sân si vẫn còn!
Vấn đề này là dùng để tự xét mình chẳng phải dùng để xét người!!! Tự xét mình thấy đã đoạn tậm tham sân si hay chưa sẽ tự biết! Thiền nói riêng và việc tu nói chung là phải tự mình phải thành thật với chính mình! còn nếu tự dối mình, rồi lại đi dối người, thì đó chỉ là “thiền danh”, “tu danh” cũng chẳng dính dáng tới ai!!! tự làm tự chịu!!!
Vấn đề này em chỉ nói trên lý không nhằm ám chỉ ai! ai có tật -> giật mình, ráng chịu!!!!
Riêng bản thân em tự xét mình vẫn còn tham sân si nên biết mình chưa có được Chân kiến tánh!!!!
Có loại Kiến tánh khởi tu!!!! -> mới vào cửa, bắt đầu tu! sao đó còn mở rộng ra thêm nữa!!!
Có loại Kiến tánh thành Phật!!! -> đã hết việc để làm!!!
Sở dĩ trong thiền không cho phép tự chứng là để tránh sự ngộ nhận Tợ kiến Tánh làm Chân Kiến tánh đó!! Nhưng cái Danh Kiến tánh nó lớn quá, nó ngọt ngào quá khiến bao kẻ học đạo tu Thiền bỏ quên nó đi mà rơi vào ma đạo lúc nào không hay!!!
Vo_ngon: Vô thức kiến tánh, ý thức kiến ngã. Diệt kiến ngã thì có kiến tánh đích thực
Chúng ta cùng đồng ý
1. Thời điểm xuất hiện của hữu thức cái vô thức kiến tánh (nhận ra ông chủ)
2. Ông chủ mới chưa thuần thục (vẫn còn làm bậy, ví dụ xóa bài…)
3. Thời điểm “kiến ngã” (ngã chấp) hoàn toàn bị tiêu diệt (chữ chuyển hóa hay hơn) “tánh” từ vô thức, nay hữu thức 100% (lúc này thì tham sân si, vô minh chẳng còn)
Đa số cho là từ (1) tới (3) rất lâu, thậm chí rất nhiều a tầng kì kiếp, có vài kẻ cho là tức thì: (3) liền ngay sau khi (1)
Theo tôi hiểu: (1) gọi là kiến tánh, (3) gọi là thành Phật
Chặng đường đến (3) nôm na có hai việc và cũng là hai kiểu lai rai:
1. Diệt kiến ngã, tham sân si, vô minh
2. Hữu thức “vô thức kiến tánh”
Quyzen: trong vấn đề: 2) Diệt kiến ngã, tham sân si, vô minh…ta phải phân biệt ra hai giai đoạn.
- Giai đoạn 1: Diệt kiến ngã trên tầng tư tưởng
- Giai đoạn 2: Diệt kiến ngã trong tầng ý thức (thuật ngữ trong Kinh điển gọi là thắng tri)
- Giai đoạn 3: Diệt kiến ngã trong tầng vô ý thức ( tức mạt na thức) (thuật ngữ trong Kinh điển gọi là liễu tri)
QUOTE
Chờ chú em DucQuy nói về “diệt kiến ngã”…
Quyzen: Vâng!! cám ơn bác Vo_ngon đã tạo cho em cái duyên để xem xét, quán chiếu và trình bày sở kiến của em về vấn đề này!
Em vốn dông dài, rườm ra và lê thê, vậy các bác hãy chịu khó đọc vậy nhé!
Sau khi đọc bài của em, nếu có thể được thì nhờ bác Vo_ngon và các bác nào có hảo tâm trình bày lại cho nó cô đọng hơn giùm em, về khoản này em dở tệ!!!
Trước hết, như em đã trình bày ở trên, và điều này cũng thống nhất với ý kiến của bác Vo_ngon, theo sự hiểu biết của em thì mục đích tu hành theo Đạo Phật chính là diệt “kiến ngã”, dù là tông phái nào thì cũng vậy thôi. Thiền tông không nói đến diệt kiến Ngã mà nói đến “Kiến tánh”, tưởng là khác như thực ra cũng là một mà thôi. Bởi vì khi mà Kiến Tánh cũng là lúc diệt Kiến Ngã (cũng như khi thấy được kim cương thật thì sẽ không còn nhầm những hạt sương là kim cương nữa). Nếu nói rằng đã kiến tánh rồi mà vẫn còn kiến ngã thì đó thật là vô lý!
Nhưng Kiến tánh chỉ là một tên nhưng lại có nhiều mức độ Kiến tánh sâu cạn khác nhau. Cũng vậy Kiến Ngã chỉ có một tên nhưng lại có nhiều lớp kiến ngã dầy mỏng khác nhau (vô minh nhiều lớp). Kiến Tánh đến đâu thì kiến Ngã bị diệt đến đó, kiến tánh càng sâu thì kiến ngã càng mỏng và ngược lại kiến tánh càng nông thì kiến ngã càng dầy. Khi Kiến tánh hoàn toàn cũng là lúc diệt kiến ngã hoàn toàn, và ngược lại khi diệt kiến ngã hoàn toàn cũng là lúc kiến tánh hoàn toàn.
Người trong Tông môn (Thiền) thường dễ chấp nhận việc Kiến tánh tức là diệt kiến ngã, những lại khó chấp nhận được việc diệt kiến ngã tức là kiến tánh. Bởi vì họ muốn đề cao tông phái của mình mà thôi, cũng tức là rơi vào chỗ tự khen mình (ở đây là tông phái của mình) và chê người (tông phái khác) mà thôi. Đâu biết rằng Đạo Phật vốn là một và chẳng có tông phái nào cả!!! Những người chê pháp môn của tông phái khác họ đã diệt kiến ngã hoàn toàn được đâu mà biết diệt kiến ngã rồi vẫn chưa kiến tánh?
Theo sự nghiên cứu của em thì các vị A la Hán là những người đã diệt sạch Kiến Ngã đều đã kiến tánh. Ít nhất có một trường hợp được nêu bày trong Kinh tạng Pali cụ thể là trong Tương ưng bộ Kinh cho thấy hai vị Alahán: Sariputta và Upasena nói chuyện với nhau về một cái thân bất diệt tức Pháp thân, Phật Tánh,… Trong Kinh điển nguyên thuỷ Phật không hề đề cập đến cái Thân bất diệt này, vậy mà sao họ lại biết, nếu không phải là chính họ đã nhận ra được nó? Điều này là một dẫn chứng cho thấy khi diệt kiến ngã hoàn toàn triệt để cũng là lúc Kiến Tánh.
Như vậy, ở trên em đã đúc kết lại mục đích tu là diệt kiến ngã! và cũng như em đã nói ở trên, kiến ngã có nhiều tàng nhiều lớp dày mỏng khác nhau (cũng như mặt trời bị nhiều lớp mây che phủ vậy)điều này là do sự nhận thức của chúng ta có nhiều tầng nhiều lớp khác nhau. Ứng với mỗi tầng mối lớp nhận thức thì lại có một tầng một lớp kiến ngã.
Quá trình tu tập tức là quá trình loại bỏ các tầng, các lớp kiến ngã này từ ngoài vào trong, từ nông đến sâu.
Ở đây em xin tạm giản lược các giai đoạn diệt kiến ngã như sau:
– Giai đoạn 1: nghe và tin, ở dây người hành giả nghe pháp nói rằng cái NGÃ mà xưa nay họ cho là NGÃ đó không phải là NGÃ thực sự. tuy rằng họ chưa hiểu hoặc hiểu mơ hồ, hoặc hiểu một phần về vấn đề này, nhưng do niềm tin nên chấp nhận. Do niềm tin này mà sự kiến ngã được bớt đi một phần tương ứng.
– Giai đoạn 2: Hiểu và tin , ở giai đoạn này, do suy tư, tìm hiểu ý nghĩa về pháp mà người hành giả hiểu được ý nghĩa của những gì mình đã được nghe, đã được đọc và ở giai đoạn này họ chưa có đủ trí tuệ để thấy được rằng những gì mà học được nghe đó là đúng sự thật, nhưng họ tin vào điều đó. Họ tin rằng cái NGÃ mà xưa nay họ cho là NGÃ đó không phải là NGÃ thực sự. Do niềm tin này mà sự kiến ngã được bớt đi một phần tương ứng.
Giai đoạn 1 và 2 là KHAI
– Giai đoạn 3: Hiểu và do suy tư mà thấy rằng đúng là cái NGÃ mà xưa nay họ cho là NGÃ đó không phải là NGÃ thực sự. Do thấy như vậy mà người hành giả chấp nhận điều đó về mặt tư tưởng. Về mặt tư tưởng người hành giả hoàn toàn thông suốt không còn lấn cấn, lợn gợn trong tâm như ở giai đoạn trước, và sự kiến ngã được bớt đi một phần tương ứng.
Giai đoạn 3 là THỊ
– Giai đoạn 4: Người hành giả NGỘ được rằng cái NGÃ mà xưa nay họ cho là NGÃ đó không phải là NGÃ thực sự. Do Ngộ như vậy mà sự kiến ngã được bớt đi một phần tương ứng.
GIAI ĐOẠN 4 LÀ NGỘ
(Những Sự kiến tánh _ chưa hết việc ở giai đoạn đầu tiên trong nhà Thiền (Sơ quan và Trùng quan theo cách nói của ngài Trung Phong trong” “Trung Phong pháp Ngữ”) chính là ở vào giai đoạn này)
Trong giai đoạn này có thể có nhiều giai đoạn con, ví dụ như phá kiến Ngã trên sắc uẩn, phá kiến ngã trên tưởng uẩn, phá kiến ngã trên thọ uẩn..phá kiến ngã trên hành uẩn, và phá kiến ngã trên thức uẩn…
– Giai đoạn 5: Giai đoạn CHỨNG_NHẬP, Ở giai đoạn này người hành giả Chứng được Pháp “không kiến ngã_ tức không nhận ngũ uẩn là ta là của ta” là Pháp sẵn có ở nơi ta không do tập luyện mà thành. Và từ đây bắt đầu quá trình thể nhập vào đó. Đến được giai đoạn này gọi là được PHẦN GIÁC!
Giai đoạn 5 là NHẬP
– Giai đoạn 6: diệt kiến ngã hoàn toàn, triệt để, TOÀN GIÁC – GIÁC NGỘ GIẢI THOÁT VIÊN MÃN –> THÀNH PHẬT
GIAI ĐOẠN 6 LÀ TOÀN GIÁC
Ở trên em đã trình bày 6 cái mốc mà một người hành giả sẽ trải qua trên đường tu của mình để đi đến Diệt Kiến Ngã hoàn toàn. Và ai cũng sẽ phải đi qua những cái mốc đó, chỉ có điều là có người ý thức được, và có người không ý thức được điều đó mà thôi. Tất nhiên không phải ai cũng đi đủ cả 6 cái mốc đó, có những người vượt thẳng vào giai đoạn thứ ba, thậm chí thứ 4, thứ 5 hoặc thứ 6, nhưng không bao giờ có chuyện đi ngược, tức là qua mốc thứ 3 trước rồi mới qua mốc thứ hai sau chẳng hạn.
Và để đến cái đích cuối cùng thì tất cả đều đi chung trên cùng một con đường, (chứ không phải trên 2 hai nhiều con đường như nhiều người lầm tưởng), nhưng có thể tiếp cận con đường đó theo những cách khác nhau. Trong Đạo Phật có hai hướng tiếp cận chính:
– Hướng thứ nhất: Diệt kiến ngã là hướng tiếp cận của Phật giáo Nguyên Thuỷ và cũng là hướng tiếp cận của những người tu theo Hệ phái Nam tông ngày nay. Hướng này thuần tuý giáo môn.
– Hướng thứ hai: Kiến Tánh là hướng tiếp cận của Phật giáo Đại Thừa (Chính vì vậy mà hầu như tất cả các Kinh Điển đại thừa đều nhằm chỉ bày Chân Tâm). Hướng này lại có hai cách tiếp cận là Giáo môn và Tông Môn.
Nếu xét theo 6 cái mốc diệt kiến ngã mà em đã trình bày ở trên thì sự khác biệt giữa hai cách tiếp cận bắt đầu xảy ra từ mốc thứ ba đến mốc thứ 5.
Trước mốc thứ 3 và sau mốc thứ 5 việc diệt kiến ngã của hai bên là như nhau.
Còn cách thức diệt kiến ngã từ mốc thứ ba đến mốc thứ 5 của phái Nam tông chúng ta không bàn ở đây.
Lần trước em và bác vo_ngon đã thống nhất với nhau bàn về quá trình đi từ kiến tánh (tức là tương ứng với mốc diệt kiến ngã thứ 4) đến thành Phật (tứ mốc thứ 6), và bây giờ em xin trình bày về vấn đề này.
(Xem tiếp kỳ sau)
Để lại một bình luận