Giải nghĩa 2 chữ “tâm linh”

Nhiều người thường nói đến 2 chữ tâm linh như “đây là chuyện tâm linh”, “tôi làm việc tâm linh”, “cái này tâm linh lắm”. Vậy tâm linh là gì? Đâu mới là tâm linh thực sự? Có khi nào chúng ta nói 2 chữ tâm linh thường xuyên, mà không hiểu tâm linh thực sự là gì không?

Để ý chúng ta sẽ thấy thuật ngữ “Tâm linh” là một chữ Hán – Việt. Nó có xuất xứ từ Trung quốc, du nhập vào Việt nam, và được Việt nam hóa. Vì thế, để có thể hiểu ý nghĩa đích thực của nó, chúng ta phải truy tìm từ xuất xứ của thuật ngữ này. Ở đây, “Tâm linh” là một cặp, gồm hai chữ ghép lại với nhau. Đó là chữ “Tâm” () và chữ “Linh” (). Vì vậy, để tìm hiểu về ý nghĩa của thuật ngữ “Tâm linh”, trước hết chúng ta hãy tìm hiểu về ý nghĩa của từng chữ một.

1) Ý nghĩa của chữ Linh.

Chữ “Linh” (). gồm hai bộ là bộ (彐) ở bên trên, và bộ “Hỏa” () ở bên dưới. Hỏa có nghĩa là lửa, nhiệt, nóng,… ở đây nó tượng trưng cho sự sống.

Tại sao vậy?

Bởi vì, nếu để ý theo dõi, chúng ta sẽ thấy giữa người sống và một xác chết khác nhau ở chỗ: người sống thì ấm áp, có hơi nóng, còn xác chết thì lạnh ngắt, không có “hơi ấm” (1)

Như vậy, “Hỏa” () ở đây tuy nghĩa đen là chỉ cho nóng, lửa, nhiệt,… Nhưng người ta dùng nó với nghĩa gián tiếp, là để chỉ cho “Sự sống”. Vì lẽ đó, để phân biệt, cho khỏi nhầm lẫn với nghĩa đen của nó, người ta thêm vào bên trên nó bộ. Bộ này không có ý nghĩa riêng, mà chủ yếu là giải thích cho chữ “Hỏa”. Nó ở bên trên, tượng trưng cho một cái vỏ chết cứng; lại không có nghĩa, tượng trưng cho sự vô hồn, vô cảm. Vậy, nó tượng trưng cho phần xác ở bên ngoài. Chữ “Hỏa” (), tượng trưng cho “hơi ấm” làm nên “sự sống” bên trong, và nó chỉ mang ý nghĩa này, khi đứng dưới bộ (彐) mà thôi. Điều này tượng trưng cho vấn đề không có “hơi ấm” (là biểu hiện của “Sự sống”) tồn tại một mình, độc lập, với thân xác; và nằm ngoài thân xác. Nó chỉ có thể tồn tại bên trong một xác thân vật chất mà thôi. Để cho khỏi nhầm lẫn với “Hỏa”, hiểu theo nghĩa thông thường, người ta không gọi là “Hỏa” nữa, mà gọi là “Linh”.

Vậy “Linh” chỉ đến một cái, có liên hệ với “Sự sống”, của một động vật, được thể hiện qua “hơi ấm”. Hiểu về ý nghĩa của chữ “Linh” theo hướng này, ở Trung quốc có hai giai đoạn.

  • Giai đoạn thứ nhất là trước khi Đạo Phật du nhập vào Trung quốc.
  • Giai đoạn thứ hai là sau khi Đạo Phật du nhập vào Trung quốc.

a) Ý nghĩa của chữ Linh, được hiểu trước khi Đạo Phật du nhập vào Trung quốc.
Đây là ý nghĩa khởi thủy. Ở đây, người Trung quốc thấy có sự liên hệ giữa “sự sống” và “hơi ấm”. Họ không thể tìm thấy “Sự sống” ở chỗ nào không có “hơi ấm”. Do đó họ đồng hóa hai cái lại với nhau. Nghĩa là “Sự sống”, cùng với cái có liên hệ với “Sự sống”, là “hơi ấm”, là một. “Linh” chính là “hơi ấm”, và “hơi ấm” chính là “Linh”.

b) Ý nghĩa của chữ Linh, được hiểu sau khi Đạo Phật du nhập vào Trung quốc.
Sau khi Đạo Phật du nhập vào Trung quốc, những yếu tố mang đậm màu sắc giáo lý của Đạo Phật, cũng ảnh hưởng sâu rộng vào mọi mặt của đời sống văn hóa xã hội, của Trung quốc. Và Ngôn ngữ là cái bị ảnh hưởng rất nhiều. ý nghĩa của nhiều từ ngữ bị ảnh hưởng, thay đổi so với xuất xứ của nó, trong đó có chữ “Linh”. Để tìm hiểu về ý nghĩa của chữ “Linh” ở giai đoạn này, chúng ta hãy tìm hiểu về “sự sống”.

Chúng ta có hai khía cạnh tiếp cận, để tìm hiểu về “sự sống”. Đó là: Tiếp cận tìm hiểu về “sự sống” dưới khía cạnh vật lý. Ở đây, chúng ta tìm hiểu về các tổ chức vật chất, mà trong đó có “sự sống”; và tìm hiểu về sự hoạt động của các bộ phận, các cơ quan, trong các tổ chức vật chất đó. Đây là lĩnh vực nghiên cứu của các bộ môn vật lý, sinh học,…. Chúng ta cũng cần lưu ý rằng : việc tìm hiểu về “hơi ấm” nói trên, cũng thuộc về sự tìm hiểu dưới khía cạnh vật lý này. Để tìm hiểu về “sự sống” dưới khía cạnh vật lý, chúng ta không thể nhận biết về chúng một cách trực tiếp, thông qua các giác quan. Mà chúng ta chỉ có thể tìm hiểu về chúng một cách gián tiếp, thông qua các dụng cụ đo, cùng các con số, các biểu thức toán học,….

Tiếp cận tìm hiểu về “sự sống” dưới khía cạnh tâm lý. Tức là chúng ta tìm hiểu về “sự sống”, thông qua các hoạt động tâm lý như : cảm giác, tri giác, biểu tượng, khái niệm, phán đoán, tư duy, tình cảm, cảm xúc, ý chí,…. Đây là lĩnh vực nghiên cứu của các bộ môn tâm lý học, nhận thức học, tri thức học,… Ở đây, chúng ta có thể nhận biết về chúng một cách trực tiếp, thông qua các giác quan. Và chúng ta không thể tìm hiểu về chúng một cách gián tiếp, thông qua các dụng cụ đo, cùng các con số, các biểu thức toán học,…(2) , như trong trường hợp tiếp cận tìm hiểu về “sự sống”, dưới khía cạnh vật lý.

Đạo Phật không chủ trương lý thuyết suông, mà lấy công phu nội chứng, nhận biết trực tiếp làm vấn đề then chốt. Vì vậy, giáo lý của Đạo Phật, chỉ trình bày về những gì xảy ra dưới khía cạnh tâm lý, là chủ yếu. Và để tìm hiểu về ý nghĩa của chữ “Linh” theo tinh thần này, thì chúng ta phải tìm hiểu nó, theo hướng tiếp cận về mặt tâm lý.

Các hoạt động tâm lý của sự sống là cảm giác, tri giác, biểu tượng, khái niệm, phán đoán, tư duy, tình cảm, cảm xúc, ý chí,… Chúng là các hoạt động tâm lý khác nhau, và không phải bao giờ cũng có mặt cùng lúc với nhau. Có lúc có cái này. Có lúc có cái khác. Nhưng xuyên suốt qua tất cả những hoạt động đó, có một cái luôn luôn có mặt. Đó là “sự nhận biết”. Nhờ có nó, mà chúng ta nhận biết được các hoạt động tâm lý đó. Vì vậy chúng ta có thể khẳng định rằng : dấu hiệu của sự sống dưới khía cạnh tâm lý, chính là sự nhận biết. Sự nhận biết chỉ có ở trong những tổ chức vật chất có sự sống. Vì vậy, chúng ta còn gọi vật có sự sống là “vật hữu tri” (tri tức là biết); còn vật không có sự sống là “vật vô tri”. Trong sự nhận biết, luôn luôn có chủ thể nhận biết (cái năng biết) – tôi xin phép được viết tắt là CTNB – và đối tượng bị nhận biết (cái bị biết) – tôi xin phép được viết tắt là ĐTBNB. ĐTBNB là tất cả các sự vật, hiện tượng vật lý cũng như tâm lý, cùng các mối quan hệ xảy ra giữa chúng với nhau,…, mà chúng ta có thể nhận biết được.

Chúng là cái bị động, nên không thể gọi là “Linh” được. Cái mà được gọi là “Linh” ở đây, chính là CTNB. Bởi vì CTNB có tác dụng: nhận biết các ĐTBNB. Tác dụng này không thấy có ở tất cả các vật vô tri nào. Như vậy một vật nào đó, mà chúng ta gọi là có “Linh”, nghĩa là nó có khả năng nhận biết các đối tượng. Còn một vật nào đó, mà nó không có khả năng nhận biết các đối tượng, chúng ta gọi là vật không “Linh”. Điều đó có nghĩa là: “Linh” có liên quan với tác dụng nhận biết các đối tượng. Nhưng ở đây, nó không ám chỉ tới tác dụng nhận biết. Mà thông qua tác dụng nhận biết này, nó gián tiếp ám chỉ tới “cái có tác dụng nhận biết này”. Cái đó là CTNB. Điều này cũng giống như khi chúng ta nói “lá rung”, để ám chỉ cho “gió”; và nói “quạt quay”, để ám chỉ cho “điện” vậy.

2) Ý nghĩa của chữ Tâm.

Phần trên đã bàn về chữ “Linh”, bây giờ chúng ta tìm hiểu qua chữ “Tâm”. Chữ “Tâm” (), là một chữ Hán, theo ý nghĩa sơ khai là tâm điểm, là trung tâm. Nhưng cũng giống như chữ “Linh”, khi Đạo Phật du nhập vào Trung hoa, ý nghĩa của nó cũng bị ảnh hưởng bởi triết lý của Đạo Phật. Nghĩa là nó được gán cho ý nghĩa của sự sống. Bởi vì, trung tâm của sự sống – nhận thức dưới khía cạnh tâm lý, theo quan điểm của Đạo Phật – là CTNB. Trong sự sống, tất cả các hoạt động tâm lý đều thay đổi, chỉ có CTNB là không thay đổi mà thôi. Tất cả các hoạt động tâm lý của sự sống đều diễn ra xung quanh sự nhận biết, nghĩa là chúng diễn ra xung quanh một vấn đề cốt lõi, trung tâm, là CTNB. Do vậy người ta lấy ngay “Tâm”, là ý nghĩa “trung tâm” của sự sống nói trên, để đặt tên cho CTNB.

3) Kết luận về ý nghĩa của thuật ngữ Tâm linh.

Như chúng ta đã biết ở trên, cả hai chữ “Tâm” và “Linh” đều chỉ về CTNB. Chỉ có điều khác là “Tâm”, đại diện cho đặc điểm là trung tâm của sự sống; còn “Linh” thì đại diện cho khả năng nhận biết các đối tượng, của CTNB. Vậy tóm lại “Tâm linh”, được hiểu theo nghĩa ở đây, chính là CTNB. Tìm hiểu về “Tâm linh”, chính là tìm hiểu về CTNB, và ngược lại, chúng ta tìm hiểu về CTNB, chính là tìm hiểu về “Tâm linh”.

Tác giả: Nguyễn Đức Quý viết ngày 06 – 12 – 2010

————

(1) Theo tiêu chuẩn của y học hiện nay, thì sự khác nhau, giữa người chết và người sống là ở chỗ: người sống thì còn thở, tim còn đập (có thể đo được nhịp tim, bằng máy móc y học), còn người chết thì hết thở, tim ngừng đập (được hiển thị trên máy đo nhịp tim là một vạch nằm ngang). Thông thường thì tiêu chuẩn này chính xác, nhưng trong một số trường hợp vẫn có thể xảy ra sai lầm. Ví dụ như đối với những người luyện Thiền đạt đến trình độ cao. Họ có thể tự điều khiển sự hoạt động của các bộ phận trong cơ thể, trong đó có nhịp đập của tim. Họ có thể kéo dài thời gian giữa hai lần đập của tim ra vài phút, vài chục phút, vài giờ, hoặc thậm chí lâu hơn nữa. Ở đây ta có cảm tưởng như tim họ ngừng đập, nhưng thực chất không phải là như vậy. Trong thời gian nghỉ giữa hai lần đập, nhịp tim được thể hiện trên máy đo, cũng là một vạch nằm ngang như người chết. Nhưng họ khác người chết ở chỗ vẫn còn “hơi ấm”. Thực ra thì lấy “hơi ấm” làm tiêu chuẩn, để phân biệt giữa người sống và người chết, cũng không phải là hoàn toàn chính xác. Bởi vì có nhiều con vật chẳng có chút “hơi ấm” nào, như động vật máu lạnh, hay các con vi trùng,… Nhưng ở đây, không phải là ta đánh giá về sự hợp lý hay không, của vấn đề lấy “hơi ấm” làm tiêu chuẩn, để phân định người sống với người chết, của người Trung hoa cổ đại. Mà là ta đang tìm hiểu về xuất xứ của bộ “Hỏa” trong chữ “Linh”. Vì vậy ta phải đặt mình vào nhận thức, vào cách nhìn của người thời ấy. Mối quan tâm của họ chủ yếu là con người. Và điều duy nhất mà người ta có thể nhận biết, để phân biệt được người sống với người chết, là “hơi ấm” mà thôi.

Ngày nay, tiêu chuẩn đó vẫn còn có thể sử dụng được, nếu ta hiểu “hơi ấm” là dòng năng
lượng (tức dòng sinh lực, hay còn gọi là Trường sinh học – một dạng trường điện từ biến thiên) tuôn chảy ngang qua xác thân vật chất. Và “năng lượng” chính là “hơi ấm”. Nói thì nghe có vẻ mơ hồ.
Nhưng ta có thể lấy ví dụ về cái máy tính điện tử, để minh họa như sau (bởi vì cấu trúc cơ thể của con người, cũng giống như một cái máy tính điện tử mà thôi) : Máy tính điện tử gồm có hai phần, là phần cứng, và phần mềm. Phần cứng là cấu trúc vật lý của nó; còn phần mềm là hệ thống các thông tin được lưu giữ trong bộ nhớ để điều khiển sự hoạt động của các dòng xung điện trong MTĐT, và chính bản thân sự hoạt động của các dòng xung điện trong MTĐT đó. Nếu so sánh với con người, ta thấy phần cứng tương ứng với thân xác vật lý; còn phần mềm tương ứng với “hơi ấm” – Tức dòng năng lượng tuôn chảy qua thân xác vật lý. Khi máy tính cúp điện, ngưng hoạt động, không có sự hoạt động của dòng điện trong đó, tương ứng với một xác chết, không có sự hoạt động của dòng
năng lượng tuôn chảy qua thân xác – Tức “hơi ấm”.

(2) Lưu ý rằng : các hoạt động vật lý, và các hoạt động tâm lý này, không phải là những vấn đề độc lập, tách rời, không liên hệ với nhau. Mà thực chất chúng là hai mặt của cùng một vấn đề – là sự sống – nên chúng không độc lập, không tách rời, mà có liên hệ với nhau.Với một hoạt động tâm lý cụ thể nào đó, luôn có một hoạt động vật lý tương ứng, và ngược lại (Chính điều này, cho phép các nhà khoa học khảo sát về các hiện tượng, các hoạt động tâm lý, thông qua các hiện tượng, các hoạt động vật lý tương ứng.). Điều này cũng tương tự mối liên hệ giữa sự hoạt động hiển thị, ở đầu ra của một máy tính điện tử, như hình ảnh, màu sắc, âm thanh,… với sự hoạt động của các bộ phận, và các dòng điện bên trong máy tính điện tử đó. Các hiện tượng, các hoạt động tâm lý, tương ứng với sự hoạt động hiển thị, ở đầu ra của một máy tính điện tử, như hình ảnh, màu sắc, âm thanh,…. Còn các hiện tượng, các hoạt động vật lý tương ứng với sự hoạt động của các bộ phận, và các dòng điện bên trong máy tính điện tử đó.

Ấn chia sẻ, nếu bạn thấy bài viết này hữu ích cho ai đó đang cần!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Bài viết mới đăng

CẬP NHẬT THÔNG TIN VÀ CÁC KHOÁ HỌC THIỀN VIỆT NAM

Đăng kí nhận thông tin mới

DMCA.com Protection Status
Mục lục