Thiền trong khi đọc sách

Phần I :

A – Khi đọc sách ta cần phải đọc trên đúng nội dung của nó, và hiểu đúng những gì ta đang đọc.

Ví dụ:
1- Khi đọc câu: “không sống trong chỗ “ta biết..”, “ta hiểu..”, thì chỉ hiểu đúng ý nghĩa của nó là: “không sống trong chỗ “ta biết..”, “ta hiểu..”, thế thôi, chứ không nên hiểu là: “sống trong chỗ “ta không biết..”, “ ta không hiểu..”
2- Khi đọc câu: “Sao anh biết tôi không phải Bồ tát?”, thì chỉ hiểu đúng ý nghĩa của nó là: “Sao anh biết tôi không phải Bồ tát?”, thế thôi, chứ không nên hiểu nó thành: “tôi là Bồ tát đây!”

B – Khi đọc sách ta cần phải tuyệt đối không nên đọc trong sự so sánh, phán xét, đánh giá, bình phẩm, khen chê, vvv..

Cụ thể là ta không nên đọc trong tâm niệm như: “Điều này ta biết rồi”, “Điều này ta chưa biết”; “Điều này ta đã nghe ông A nói”, “điều này ta chưa nghe ai nói tới”; “Ông A cũng nói (viết) giống như thế”, “ Ông A nói không giống như thế”; “Điều này hợp với ý của ta”, “Điều này không hợp với ý của ta”,..

(Không phải là ta tuyệt đối không được khởi lên những nhận xét, nhận biết này, mà là ta cần phải làm đúng lúc đúng chỗ. Trong khi đang đọc mà lại để khởi lên những ý niệm như vậy là không phù hợp, vì nó làm cho ta không chú ý quan tâm về những gì đang đọc, mà chỉ chú ý quan tâm đến những sự so sánh không cần thiết. Việc so sánh này có thể được thực hiện sau khi ta đã đọc xong, đã nắm bắt được vấn đề mà ta đang đọc. Cụ thể nó nằm vào: trường hợp thứ nhất của bước 3, Phần II trong bài viết này).

Ngoài ra ta cũng không nên đọc trong sự nhận xét, đánh giá, bình phẩm, khen chê hay dở vvv.. về tác giả cuốn sách, về toàn bộ cuốn sách, và về những gì mình đang đọc trong cuốn sách.

C – Khi đọc sách ta cần phải đọc trong sự tỉnh táo, tuyệt đối không nên đọc trong cảm xúc.

Cụ thể ta hay bị rơi vào hai cực đoan khi đọc sách:
– Thấy nội dung hấp dẫn, cho nên hứng thú say mê đọc;
– Thấy nội dung không hấp dẫn, cho nên chán nản không buồn đọc.
Đây là những cực đoan cần phải cảnh giác, và phòng tránh thật kỹ.

Phần II:

Khi đọc sách ta phải thực hiện qua các bước như sau:

Bước 1:

Xem khái quát để nắm được bố cục, và những ý chính được trình bày trong cuốn sách.

Bước 2:

Đọc kỹ, nhưng chỉ đọc lướt qua toàn bộ cuốn sách (gần giống như khi ta đọc tiểu thuyết).

Trong khi đọc phải nhận rõ chỗ nào mình đã hiểu, đã thông suốt. Chỗ nào mình chưa hiểu, chưa thông suốt, còn mơ hồ. Đánh dấu lại những chỗ còn mơ hồ, chưa hiểu, chưa thông suốt.
(Lưu ý: tránh lối học theo kiểu tiếp nhận kiến thức mà bản thân chưa hiểu, chưa thông- còn gọi là học vẹt)

Bước 3:

có hai trường hợp:

– Trường hợp thứ nhất: Với những chỗ đã hiểu rồi, thì hãy so sánh, đối chiếu với những nhận thức hiện tại của mình về vấn đề đó, xem có thống nhất, phù hợp với nhau không?
– Trường hợp thứ hai: Với những chỗ còn mơ hồ, chưa hiểu, chưa thông thì hãy đọc kỹ lại và suy gẫm, suy nghĩ, tìm tòi,… để hiểu và thông suốt vấn đề.

Bước 4:

a) Với trường hợp thứ nhất: có hai khả năng xảy ra:
– Khả năng thứ nhất: Thấy nhận thức giữa hai bên là tương đồng, thì cần phải nghiên cứu, tìm hiểu thêm có thật là tương đồng không? Và còn có nghĩa lý nào khác cao hơn, hay hơn nữa không?
– Khả năng thứ hai: Thấy nhận thức giữa hai bên là không tương đồng, thì cần phải nghiên cứu, tìm hiểu xem chính xác là không tương đồng, mâu thuẫn ở những điểm cụ thể nào? Nhận thức theo cách nào thì hợp lý hơn?


b) Với trường hợp thứ hai: cũng có hai khả năng xảy ra:
– Khả năng thứ nhất: Sau khi đọc kỹ, suy gẫm, suy nghĩ,.. thì hiểu ra, thông suốt được vấn đề, thì sau đó làm tiếp theo như trường hợp thứ nhất của bước 3, và tiếp theo… bước 4 của nó.
– Khả năng thứ hai: Sau khi đọc kỹ, suy gẫm, suy nghĩ,.. mà vẫn không hiểu ra, thông suốt được vấn đề, thì đánh dấu lại, ghi vào một cuốn sổ (nên có một cuốn sổ để ghi chép lại những khúc mắc như thế này), chờ dịp tìm hiểu sau, như đọc lại, tra cứu Kinh điển, hay học hỏi từ thày bạn,.. để thông suốt vấn đề. (Lưu ý: Khi vấn đề đã thông suốt thì chưa phải là xong mà còn phải tiếp tục thực hiên giống như trường hợp thứ nhất của bước 3, và tiếp theo… bước 4 của nó.)

Bước 5:

Tìm hiểu về cấu trúc cuốn sách, cách hành văn, cách thức diễn đạt, hình thức trình bày,.. của tác giả cuốn sách.

Ấn chia sẻ, nếu bạn thấy bài viết này hữu ích cho ai đó đang cần!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Bài viết mới đăng

CẬP NHẬT THÔNG TIN VÀ CÁC KHOÁ HỌC THIỀN VIỆT NAM

Đăng kí nhận thông tin mới

DMCA.com Protection Status
Mục lục