Ngũ uẩn là gì?

Ngũ uẩn gồm sắc, thọ, tưởng, hành, thức. 

1. Sắc là gì? 

Trả lời: 

– Sắc là tất cả những đối tượng bị nhận biết trực tiếp của ta. Nó bao gồm tất cả các hình ảnh, màu sắc, âm thanh, mùi, vị, cảm giác, cảm xúc,… 

2. Thọ là gì? 

Trả lời: 

– Khi sắc nào đó có hiện hữu ở nơi ta thì ta thọ nhận sắc đó, gọi là có thọ sắc đó; Khi tưởng nào đó có hiện hữu ở nơi ta thì ta thọ nhận tưởng đó, gọi là có thọ tưởng đó; Khi hành nào đó có hiện hữu ở nơi ta thì ta thọ nhận hành đó, gọi là có thọ hành đó; Khi thức nào đó có hiện hữu ở nơi ta thì ta thọ nhận thức đó, gọi là có thọ thức đó. 

3. Tưởng là gì? 

Trả lời: 

– Tưởng là một hành đặc biệt, Nó là hành động làm phóng hiện ra một hay nhiều sắc nào đó. Tất cả các cảnh vật (sắc) mà chúng ta nhìn thấy đây đều là do chúng ta tưởng ra. Tưởng có nhiều lớp, lớp sau chồng lên lớp trước tạo thành một khối mà chỉ có trong Thiền định sâu ta mới có thể bóc tách ra được. 

Ví dụ: 

– Nhìn lên một đám mây trên bầu trời, ban đầu thì ta không thấy gì cả (chỉ thấy đám mây), nhưng một lúc sau, thì ta thấy xuất hiện các hình ảnh trên đó. Các hình ảnh này là do ta tưởng ra. 

4. Hành là gì? 

Trả lời: 

– Hành là những hành động, hoạt động của thân, khẩu, ý. Có ba hành chính là: Thân hành, khẩu hành và ý hành. 

+ Thân hành là các hoạt động của thân như đi, đứng, nằm, ngồi, nói năng , hít thở,…

+ Khẩu hành là truy tầm (tầm) và tư duy, suy nghĩ (tứ hay tư) 

+ ý hành là Thọ và Tưởng. 

5. Thức là gì? 

Trả lời: 

– Thức là sự nhận biết, nhận biết gì? nhận biết Sắc, nhận biết Thọ, nhận biết Tưởng, nhận biết Hành, nhận biết Thức. Nói theo thông thường thì cả cảm giác và tri giác của ta đều là Thức. 

ứng với nhiều lớp tưởng thì ta cũng có nhiều tầng lớp nhận thức khác nhau, và ta có thể phân loại chúng như sau: 

+ Nhận thức không khởi ý, nhận thức có khởi ý nhưng không khởi niệm, Nhận thức có khởi niệm nhưng không khởi tư duy, nhận thức có khởi tư duy,… 

+ Nhận thức có đối tượng và nhận thức không có đối tượng. 

+ Nhận thức trực tiếp và nhận thức gián tiếp (nhờ tư duy) 

+ Nhận thức thuần tuý không khởi tâm phân biệt, và nhận thức có khởi tâm phân biệt (phải – quấy, tốt – xấu, đúng – sai,…)

Ấn chia sẻ, nếu bạn thấy bài viết này hữu ích cho ai đó đang cần!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Bài viết mới đăng

CẬP NHẬT THÔNG TIN VÀ CÁC KHOÁ HỌC THIỀN VIỆT NAM

Đăng kí nhận thông tin mới

DMCA.com Protection Status